Tổng quan về công ty cổ phần xây dựng số 5 – Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam – Tổng vinaconex

 

PHẦN I: Tổng quan về Công ty CPXD số 5 - Tổng Công ty XNKXD Việt Nam - Tổng VIANCONEX 1

1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Xây dựng Số 5. 1

2. Hoạt động SXKD của Công ty CP XD số 5. 2

2.1. Chức năng và nhiệm vụ SXKD của Công ty. 2

2.2. Tổ chức bộ máy sản xuất của Công ty 3

3.Bộ máy quản lý của Công ty. 4

3.1.Tình hình lao động 4

3.2.Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. 4

4. Kết quả hoạt động SXKD của Công ty một số năm gần đây. 6

PHẦN II: Tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty CPXD số 5 8

1. Tổ chức bộ máy kế toán. 8

1.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán. 8

1.2 Đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán. 8

2. Tổ chức công tác hạch toán kế toán tại đơn vị. 10

2.1. Hệ thống chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ. 10

2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán. 13

2.3. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty. 13

2.4. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán. 14

2.5. Một số phần hành kế toán chủ yếu tại Công ty. 15

PHẦN III: Nhận xét chung 24

1. Ưu điểm. 24

2. Nhược điểm 25

 

 

doc28 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1303 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng quan về công ty cổ phần xây dựng số 5 – Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam – Tổng vinaconex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh kế toán, công tác đối ngoại - Các Phó giám: Phối hợp với Kế toán trưởng giúp việc trực tiếp cho Giám đốc trong công tác quản lý cũng như tài chính. Đó là những người có trình độ tay nghề cao, nắm vững các kiến thức về chuyên ngành, tư vấn cho Giám đốc về kỹ thuật, phụ trách khâu kỹ thuật ở các công trình và tìm kiếm thị trường sao cho đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. - Phòng tổ chức hành chính: theo dõi tình hình nhân sự của đơn vị, giúp Giám đốc quản lý, điều phối toàn bộ nhân lực trong đơn vị và quản lý mọi đời sống sinh hoạt của CBCNV. - Phòng kế hoạch kỹ thuật: Giúp Giám đốc chỉ đạo, quản lý giám sát và kiểm tra chất lượng công trình, lập kế hoạch thi công công trình của đơn vị. - Phòng kế toán tài chính: giúp Giám đốc thực hiện pháp luật kế toán thống kê, có nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán, phân tích đánh giá thông qua việc ghi chép nhằm đưa ra những thông tin hữu ích cho ban giám đốc trong việc ra quyết định. Đồng thời, xây dựng kế hoạch và triển khai thị trường vốn, quản lý, sử dụng vốn có hiệu quả, lập báo cáo về tình hình tài chính định kỳ theo quy định của Nhà nước. Tính toán và ghi chép chính xác, kịp thời, đầy đủ và trung thực toàn bộ tài sản và nguồn vốn kinh doanh của Công ty. - Phòng vật tư thiết bị: theo dõi tình hình vật tư và máy móc thiết bị hoạt động trong toàn công ty. Lập kế hoạch thực hiện bảo dưỡng và sửa chữa MMTB theo định kỳ và chương trình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ vào sản xuất thi công Các phòng ban trong Công ty là hệ thống công cụ quản lý trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh. Mỗi phòng ban có chức năng, nhiệm vụ khác nhau.Cơ cấu tổ chức các phòng ban cũng được tổ chức xắp xếp khác nhau tuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ công việc. Đứng đầu các phòng ban có các trưởng, phó phòng chịu trách nhiệm trước giám đốc điều hành, bộ máy kế toán, tổ chức, kỹ thuật.Các phòng ban hoàn toàn độc lập, song cũng có sự hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ chung của Công ty. Ngoài các phòng ban giúp việc còn có các tổ chức đoàn thể khác phối hợp như: Tổ chức Đảng, Công đoàn, Thanh niên luôn động viên khuyến khích thúc đẩy phong trào SXKD đạt hiệu quả cao. 4. Kết quả hoạt động SXKD của Công ty một số năm gần đây. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn có vai trò quan trọng, là tiền đề để doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động SXKD. Chính vì vậy, Công ty CP Xây dựng số 5 luôn đảm bảo việc tổ chức quản lý và sử dụng vốn sao cho đạt hiệu quả cao, coi đây là một yếu tố quan trọng trong công tác tài chính của công ty. Tính đến ngày 31/12/2006 tổng số vốn kinh doanh của Công ty là: 21.000.000.000 đồng Với sự lỗ lực hết mình của các thành viên và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hợp lý, Công ty đã và đang không ngừng tăng mức tích lũy, mở rộng vốn kinh doanh. Kết quả đó được thể hiện như sau: STT Chỉ tiêu Năm nay Năm trước 1 Tổng tài sản 230.164.603.051 173.406.536.489 2 Vốn chủ sở hữu 26.169.294.446 21.104.636.076 3 Tổng doanh thu 240.367.054.257 179.645.062.510 4 Tổng lợi nhuận trước thuế 5.328.000.791 2.689.896.944 5 Thuế thu nhập DN 1.491.840.221 753.171.144 6 Tổng lợi nhuận sau thuế 3.836.160.570 1.936.725.820 Qua số liệu trên ta tính toán được một số chỉ tiêu sau: Tỷ suất doanh thu so với tài sản = Tổng doanh thu Tổng tài sản x 100 Năm nay = 240.367.054.257 230.164.603.051 x 100 = 104,4 % Năm trước = 179.645.062.510 173.406.536.489 x 100 = 103,6 % Tỷ suất LNST so với tài sản = Tổng LNST Tổng tài sản x 100 Năm nay = 3.836.160.570 230.164.603.051 x 100 = 1,6 % Năm trước = 1.936.725.820 173.406.536.489 x 100 = 1,1 % Tỷ suất LNST so với VCSH = Tổng LNST VCSH x 100 Năm nay = 3.836.160.570 26.169.294.446 x 100 = 14,6 % Năm trước = 1.936.725.820 21.104.636.076 x 100 = 9,2 % Căn cứ vào các số liệu tính toán được ở trên ta thấy: - Tỷ suất doanh thu so với tài sản năm nay cao hơn năm trước điều này chứng tỏ sức sản xuất của Công ty tăng. Bên cạnh đó tỷ suất LNST so với tài sản năm nay cũng tăng so với năm trước điều đó chứng tỏ DN đã tiết kiệm được chi phí cao. - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế so với VCSH năm nay tăng cao hơn năm trước cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của Công ty là tốt. Như vậy, qua phân tích một số chỉ tiêu tài chính cho thấy hiệu quả kinh doanh của công ty trong một số năm gần đây có tăng trưởng. DN cần duy trì và phát huy hơn nữa trong những năm tiếp theo để từ đó nâng cao uy tín của DN trên thị trường. PHẦN II TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 5 1. Tổ chức bộ máy kế toán. 1.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán. Kế toán trưởng Phó phòng kế toán KT TM và thủ quỹ KT vật tư, TSCĐ KT thanh toán TL-BHXH KT Ngân hàng và công nợ KT tổng hợp KT theo dõi và tính Z Bộ phận lập BCTC 1.2 Đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán. Bộ máy kế toán ra đời cùng với sự thành lập của Công ty nhưng chuyên về công việc kế toán tài chính nhằm phục vụ cho lãnh đạo Công ty nắm được tình hình biến động của tài sản, tiền vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Xuất phát từ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và đặc thù của ngành xây dựng, Công ty CP xây dựng số 5 tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kế toán tập trung. Theo mô hình này, hoạt động của bộ máy kế toán chủ yếu là tập trung tại phòng kế toán công ty. Dưới các đội xây dựng không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà cử các kế toán viên hàng ngày thu nhận chứng từ, hóa đơn mua bán vật tư; tính lương cho công nhân hàng tháng, sau đó lập chứng từ để ghi sổ gửi về phòng kế toán. Phòng kế toán Công ty có trách nhiệm kiểm tra, ký duyệt của kế toán trưởng rồi chuyển tới bộ phận tổng hợp vào máy. Đứng đầu bộ máy kế toán của Công ty là kế toán trưởng( Trưởng phòng kế toán), có nhiệm vụ quản lý và điều hành mọi hoạt động của phòng, chịu trách nhiệm lãnh đạo trước Công ty về công tác hạch toán kế toán và hoạt động kinh tế, tài chính của Công ty. Sau kế toán trưởng là phó phòng kế toán, giúp kế toán trưởng kiểm tra mọi hoạt động của phòng khi kế toán trưởng vắng mặt. Các kế toán viên trong phòng mỗi người được phân công một nhiệm vụ khác nhau ở các khâu: kế toán vật tư, TSCĐ; kế toán TL-BHXH; kế toán công nợ; kế toán tổng hợpMỗi bộ phận kế toán như vậy phải theo dõi, tập hợp, ghi chép và phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ những biến động chi phí theo từng chi tiết riêng của toàn bộ hoạt động liên quan đến tài sản, tiền vốn, tài chính của công ty. Cụ thể hoạt động của từng phần hành kế toán được quy định như sau: - Kế toán tiền mặt kiêm thủ quỹ: có nhiệm vụ quản lý và theo dõi tình hình tăng, giảm tiền mặt của công ty. Căn cứ vào chứng từ gốc: phiếu thu, phiếu chithủ quỹ tiến hành các hoạt động nhập, xuất quỹ, các hoạt động này được phản ánh trên sổ quỹ. - Kế toán vật tư, TSCĐ: theo dõi tình hình tăng, giảm vật tư, TSCĐ; tình hình trích khấu hao, thanh lý, nhượng bán, cho thuê TSCĐ của công ty. - Kế toán thanh toán, tiền lương- BHXH: theo dõi tình hình thanh toán tiền lương- BHXH với công nhân viên. Hàng tháng, căn cứ vào bảng chấm công do các đội chuyển lên, kế toán tiến hành trích lương phải trả và các khoản trích theo lương của người lao động. - Kế toán ngân hàng và công nợ: chịu trách nhiệm giao dịch với khách hàng, làm thủ tục và theo dõi các khoản thanh toán với ngân hàng, người bán. - Kế toán tổng hợp: căn cứ vào số liệu phản ánh trên các sổ chi tiết của các kế toán phần hành, kế toán vào sổ tổng hợp và lập báo cáo theo định kỳ. - Kế toán theo dõi và tính giá thành: có nhiệm vụ theo dõi và tính giá thành dựa trên báo cáo tổng hợp của kế toán tổng hợp. Từ đó tiến hành tập hợp và phân bổ các khoản chi phí để tính giá thành. - Bộ phận lập báo cáo tài chính: có nhiệm vụ lập báo cáo tài chính và các báo cáo kế toán khác của công ty theo định kỳ hoặc cuối niên độ kế toán một cách chính xác, kịp thời. 2. Tổ chức công tác hạch toán kế toán tại đơn vị. Tại Công ty CP xây dựng số 5 áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 và quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25/10/2000, các chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành và các văn bản sửa đổi, bổ sung hướng dẫn thực hiện. 2.1. Hệ thống chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ. 2.1.1 . Hệ thống chứng từ. Tại công ty, hệ thống chứng từ kế toán được áp dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC bao gồm: - Chứng từ lao động tiền lương. - Chứng từ hàng tồn kho. - Chứng từ tiền tệ. - Chứng từ tài sản cố định. Cụ thể đối với từng loại như sau : * Mẫu chứng từ bắt buộc: - Tiền tệ: + Phiếu thu- Mẫu số01-TT. + Phiếu chi- Mẫu số 02-TT. + Hóa đơn GTGT- MS 01 GTGT-3LL + Hóa đơn dịch vụ cho thuê tài chính- MS 05 TTC-LL * Mẫu chứng từ hướng dẫn: - Chứng từ lao động tiền lương: + Bảng chấm công-SH 01a-LĐTL + Bảng thanh toán tiền lương- SH 02-LĐTL + Bảng phân bổ tiền lương và BHXH- SH 11-LĐTL + Hợp đồng giao khoán- 08-LĐTL + Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành- 05-LĐTL + Biên bản thanh lý( nghiệm thu) hợp đồng giao khoán- 09-LĐTL - Chứng từ hàng tồn kho: + Phiếu nhập kho-SH 01-VT + Phiết xuất kho- HS 02-VT + Bảng phân bổ NVL, CCDC- SH 07-VT + Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sán phẩm, hàng hóa- SH 05-VT - Chứng từ tài sản cố định: + Biên bản giao nhận TSCĐ- SH 01-TSCĐ + Biên bản thanh lý TSCĐ – SH 02-TSCĐ + Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ- SH 06-TSCĐ + Biên bản kiểm kê TSCĐ- SH 05-TSCĐ 2.1.2. Trình tự luân chuyển chứng từ. a. Trình tự luân chuyển chứng từ tiền tệ: * Trình tự luân chuyển phiếu chi: Người nhận tiền ® Thủ trưởng, KTT ® KT tiền mặt ® KTT và Thủ trưởng ¯(1) ¯(2) ¯(3) ¯(4) Đề nghị chi (đơn) Duyệt chi Lập phiếu chi (MS-02TT) Ký phiếu chi ® Thủ quỹ ® Kế toán ñ (7) Bảo quản lưu và hủy chứng từ ¯(5) ¯(6) Chi tiền Ghi sổ * Trình tự luân chuyển chứng từ phiếu thu: Người nộp tiền ® Kế toán TM ® Kế toán trưởng ® Thủ quỹ ® ¯(1) ¯(2) ¯(3) ¯(4) Xuất trình hóa đơn Lập PT (MS-01TT) Ký phiếu thu Thu tiền ® Kế toán tiền mặt ñ (6)Bảo quản, lưu và hủy chứng từ ¯(5) Ghi sổ * Trình tự luân chuyển chứng từ “ chi tạm ứng bằng tiền mặt”: Cán bộ mua hàng ® Thủ trưởng và KTT ® KT thanh toán ® ¯(1) ¯(2) ¯(3) Đề nghị tạm ứng (MS 03) Ký duyệt Lập phiếu chi ® Thủ trưởng và KTT ® Thủ quỹ ® Kế toán ñ (7) Bảo quản, lưu và huỷ chứng từ ¯(4) ¯(5) ¯(6) Ký phiếu chi Chi tiền Ghi sổ * Trình tự luân chuyển chứng từ “ thanh toán tạm ứng”: Người tạm ứng ® Đề nghị KT thanh toán ® Thủ trưởng, KTT ® ¯(1) ¯(2) ¯(3) Đề nghị thanh toán (MS 04) Lập phiếu thu Ký thanh toán ® Thủ quỹ ® Kế toán ñ (6) Bảo quản, lưu và huỷ chứng từ ¯(4) ¯(5) Nhập tiền Ghi sổ * Trình tự luân chuyển chứng từ “ hàng tồn kho”: - Nghiệp vụ nhập hàng tồn kho qua kho: Nhập HTK á Người nhập HTK ® Ban kiểm nghiệm ® Bộ phận cung ứng ¯(1) ¯(2) ¯(3) Đề nghị nhập kho Lập BB kiểm nghiệm (MS05- VT) Lập phiếu NK (MS 01-VT) ® Phụ trách cung ứng ® Thủ kho ® Kế toán ñ (7) Bảo quản, lưu và huỷ chứng từ ¯(4) ¯(5) ¯(6) Ký phiếu NK NK SL thực nhập Ghi sổ Xuất HTK á Người nhận hàng ® Thủ trưởng, KTT ® Phòng cung tiêu ¯(1) ¯(2) ¯(3) Đề nghị xuất kho Ký lệnh xuất Lập phiếu XK (MS 02-VT) - Nghiệp vụ xuất hàng tồn kho: ® Phụ trách BP (KT kho) ® Thủ kho ® KT kho ñ (7) Bảo quản, lưu và huỷ chứng từ ¯(4) ¯(5) ¯(6) Ký phiếu XK Xuất kho Ghi sổ - Nghiệp vụ nhập HTK không qua kho: Nhập HTK không qua kho á Bộ phận SXKD ® Thủ trưởng, KTT ® Kế toán HTK ® ¯(1) ¯(2) ¯(3) Đề nghị cung ứng HTK Ký hợp đồng mua HTK Lập hóa đơn ® Ban kiểm nghiệm ® Bộ phận SXKD ® Kế toán HTK ñ (7) Bảo quản, lưu và huỷ chứng từ ¯(4) ¯(5) ¯(6) Lập BB kiểm nghiệm Tiếp nhận HTK Ghi sổ * Trình tự luân chuyển chứng từ TSCĐ: Nghiệp vụ khấu hao á Chủ SH TSCĐ ® Hợp đồng giao nhận ® Kế toán TSCĐ ñ (4)Bảo quản, lưu hủy chứng từ ¯(1) ¯(2) ¯(3) Các quyết định về TSCĐ Lập chứng từ, BB giao nhận - Lập(hủy) thẻ - Trích và PBKH - Ghi sổ TSCĐ 2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán. Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại công ty là hệ thống tài khoản doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính đã được sửa đổi bổ sung theo thông tư số 89/2002/TT/BTC bao gồm các danh mục tài khoản kế toán sau: - Kế toán tiền mặt và các khoản đầu tư ngắn hạn: + TK 111- Tiền mặt. + TK 112- Tiền gửi ngân hàng.. - Kế toán vật tư, TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn + TK 151- Hàng đi đường. + TK 152- Nguyên vật liệu 2.3. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty. 2.3.1. Mô hình ghi sổ. Bộ máy kế toán được phân thành nhiều bộ phận có mối quan hệ chặt chẽ, ràng buộc lẫn nhau cùng tiến hành công việc kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Đồng thời, với đội ngũ cán bộ kế toán có trình độ nghiệp vụ khá vững, điều kiện trang bị kỹ thuật, tính toán được máy tính hóa hoàn toàn. Do đó, công ty áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký chung. Hình thức ghi sổ này được khái quát theo mô hình sau: Chứng từ gốc Bảng liệt kê chứng từ gốc Nhật ký chung Nhật ký đặc biệt hoặc nhật ký chuyên dùng Sổ(thẻ) kế toán chi tiết Sổ cái Sổ tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính và báo cáo kế toán khác Chú thích: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng nhưng định kỳ Quan hệ đối chiếu Trình tự ghi sổ: Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian. Sau đó căn cứ vào sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái. Đối với các tài khoản có mở các sổ (hoặc thẻ) kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi vào sổ nhật ký chung hoặc nhật ký đặc biệt phải ghi vào sổ hoặc thẻ chi tiết có liên quan. Cuối tháng tổng hợp số liệu lập sổ tổng hợp chi tiết của từng tài khoản để đối chiếu với sổ cái. Cuối quý, căn cứ vào sổ tổng hợp và sổ cái, kế toán ghi vào báo cáo tài chính và báo cáo kế toán khác. 2.4. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán. Hệ thống báo cáo kế toán tại Công ty được áp dụng theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC, bao gồm: Báo cáo tài chình (BCTC) và báo cáo nội bộ. BCTC được lập bằng đồng Việt Nam (VNĐ) theo nguyên tắc giá gốc và phù hợp với các nguyên tắc kế toán chấp nhận chung tại Việt Nam. Mẫu BCTC sử dụng trong công tác kế toán bao gồm: Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01- DN). Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số F09- DN). Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số: B03- DN). Báo cáo kết quả kinh doanh (Mẫu số B02- DN). Bản thuyết minh BCTC (Mẫu số: B09- DN). Báo cáo nội bộ bao gồm: Báo cáo quỹ. Báo cáo tình hình công nợ và thanh toán. 2.5. Một số phần hành kế toán chủ yếu tại Công ty. 2.5.1. Kế toán vốn bằng tiền. Tiền của Doanh nghiệp là tài sản tồn tại trực tiếp dưới hình thái giá trị bao gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi (Tiền gửi tại Ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính) và các khoản tiền đang chuyển( Kể cả tiền VN, ngoại tệ,ngân phiếu,vàng bạc) Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty tuân thủ các nguyên tắc sau: - Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam (VNĐ). - Kế toán tài sản bằng tiền có nhiệm vụ theo dõi và phản ánh kịp thời số tiền hiện có và tình hình thu- chi toàn bộ các loại tiền, mở sổ theo dõi chi tiết từng loại ngoại tệ (theo nguyên tệ và theo đồng việt Nam quy đổi). - Đối với các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Tại thời điểm cuối năm các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá bình quân liên Ngân hàng do Nhà nước Việt Nam công bố tại ngày kết thúc niên độ kế toán. - Chênh lệch tỷ giá thực tế và chênh lệch do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm cuối năm được kết chuyển vào doanh thu hoặc chi phí tài chính trong năm tài chính. Cụ thể khâu công việc của bộ phận kế toán tiềm mặt kiêm thủ quỹ được thực hiện bằng quy trình ghi sổ như sau: Chứng từ gốc (Phiếu thu, phiếu chi tiền mặt) TK 111 Nhật ký chung, nhật ký đặc biệt: Nhật ký thu- chi tiền mặt Bảng cân đối số phát sinh Sổ chi tiết TK 111 (Sổ quỹ tiền mặt) Sổ cái TK 111 Báo cáo tài chính và báo cáo quỹ. Hàng ngày căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi kế toán tiền mặt ghi Nhật ký chung, nhật ký đặc biệt (nhật ký thu- chi tiền mặt), đồng thời vào sổ chi tiết tiền mặ (Sổ quỹ tiền mặt). Cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên sổ cái TK 111 lập bảng cân đối số phát sinh và đối chiếu với sổ chi tiết TK 111 sau đó vào BCTC và báo cáo quỹ. 2.5.2. Kế toán vật tư (Nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ). a. Đặc điểm, phân loại NVL,CCDC ở Công ty. Vật liệu sử dụng trong xây dựng nói chung rất đa dạng, phong phú. Theo các báo cáo về chi phí sản xuất (CPSX), báo cáo về vật tư thì vật tư trong Công ty có đến 10.000 loại khác nhau được phân loại theo vai trò và tác dụng như sau: Đối với NVL được phân loại thành: - NVL chính: là những NVL đóng vai trò tạo nên thực thể của sản phẩm bao gồm: Cát, đá, sỏi, xi măng. - NVL phụ: là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ hỗ trợ trong thi công bao gồm: Sơn, vôi ve, que hàn - Nhiên liệu: là những nhiên liệu cung cấp nhiệt lượng trong quá trình thi công các công trình, gồm có: xăng, dầu,nhớt, khí đốt.. - Phế liệu: là những loại vật liệu thu được trong quá trình SXKD có thể sử dụng lại hoặc bán gồm: phôi bào, gạch, sắt - Phụ tùng thay thế: là các chi tiết, phụ tùng dùng để thay thế và sửa chữa MMTB, phương tiện vận tải. Đối với CCDC trong Công ty có nhiều loại như: dụng cụ đồ nghề, khuôn mẫu đúc, đà giáoNgoài ra, theo quy định một số CCDC không thuộc vào giá trị và thời gian vẫn hạch toán như CCDC ở các công trình xây dựng là: các lán trại tam thời, dụng cụ gá lắp. b. Đánh giá NVL, CCDC. Theo quy định NVL, CCDC của Công ty được đánh giá theo giá gốc.Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá trị gốc thì phản ánh theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên và thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ để hạch toán NVL, CCDC. Để xác định giá thực tế ( giá gốc) để ghi sổ của NVL, CCDC xuất trong kỳ kế toán sử dụng phương pháp trực tiếp( phương pháp giá thực tế đích danh). Do đó, giá trị NVL, CCDC tồn kho cuối kỳ cũng được xác định theo phương pháp này. c. Hạch toán chi tiết NVL, CCDC. Việc hạch toán chi tiết NVL, CCDC ở Công ty được thực hiện theo phương pháp sổ số dư. Theo phương pháp này tại kho và phòng kế toán được thực hiện như sau: Tại kho: Khi vật tư nhập kho Công ty, đã có đầy đủ phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, thủ kho tiến hành vào thẻ kho. Hàng tuần, kỳ thủ kho chuyển toàn bộ phiếu nhập kho, xuất kho cho kế toán vật tư. Cuối tháng, thủ kho kiểm kê lại NVL, CCDC và đối chiếu với số liệu tồn kho ghi trên thẻ kho. Tại phòng kế toán: Kế toán vật tư mở sổ số dư theo từng kho để ghi số tồn kho cuối tháng của từng loại theo chỉ tiêu số lượng và giá trị. Căn cứ vào các chứng từ nhập- xuất, kế toán lập bảng kê nhập- xuất, bảng lũy kế nhập- xuất- tồn. Đồng thời từ các bảng này kế toán lập bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn kho của từng loại theo chỉ tiêu giá trị. Sau đây là trình tự ghi sổ: Chứng từ gốc Bảng phân bổ VL, CCDC Nhật ký chung Sổ cái TK 152, 153 Bảng cân đối số phát sinh BCTC và báo cáo vật tư. Sổ ( thẻ) kế toán chi tiết TK 152, 153 Nhật ký mua hàng Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc (Nhập, xuất vật tư) đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ. Kế toán trước hết ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào nhật ký chung, nhật ký mua hàng đồng thời ghi vào sổ chi tiết vật tư. Từ nhật ký chung, nhật ký mua hàng vào sổ cái TK 152, 153. Cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ cái kế toán lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi kiểm tra tính khớp đúng với sổ chi tiết, số liệu ghi trên sổ cái và sổ chi tiết TK 152,153 được dùng để lập BCTC và báo cáo tình hình vật tư. 2.5.3. Kế toán TSCĐ. a. Đặc điểm, phân loại TSCĐ. Khác với vật tư, TSCĐ của Công ty tham gia nhiều kỳ kinh doanh và giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng. Hầu hết TSCĐ sử dụng trong Công ty đều có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài, khi tham gia vào quá trình SXKD TSCĐ bị hao mòn dần và giá trị của nó được chuyển dịch dần vào chi phí hoạt động SXKD. TSCĐ của Công ty được phân thành 2 loại: - TSCĐHH: Đây là những tài sản có hình thái vật chất cao, phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ HH( Chuẩn mực 03) gồm: Nhà cửa, phương tiện vận tải, MMTB( máy trộn bê tông, máy đầm, máy xúc) - TSCĐVH: là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị như: Quyền sử dụng đất, hợp đồng kinh doanh b. Đánh giá TSCĐ. Nguyên tắc ghi nhận TSCĐHH, TSCĐVH: TSCĐ được trình bày theo nguyên giá, hao mòn và giá trị còn lại. - Nguyên giá: được xác định bằng giá mua hoặc giá trị quyết toán công trình ( trừ các khoản chiết khấu, thương mại, giảm giá), các khoản thuế( không bao gồm các khoản thuế hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. - Khấu hao TSCĐ được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian sử dụng ước tính của TSCĐ. Tỷ lệ khấu hao hàng năm được thực hiện phù hợp với quy định tại quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng BTC về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Quy trình ghi sổ kế toán TSCĐ: Chứng từ gốc Biên bản giao nhận, thanh lý, bảng tính và phân bổ khấu hao. Thẻ TSCĐ Sổ chi tiết TSCĐ TK 211,213 Nhật ký chung Sổ cái TK 211,213,214 Bảng cân đối số phát sinh TK 211,213,214 BCTC Sổ tổng hợp chi tiết TSCĐ Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc TSCĐ, kế toán ghi vào nhật ký chung để ghi vào sổ cái TK 211, 213, 214, đồng thời ghi vào thẻ TSCĐ( theo dõi chi tiết từng TSCĐ của Công ty, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích của TSCĐ), từ đó vào sổ chi tiết TSCĐ, bảng tổng hợp chi tiết TSCĐ TK 211,213Căn cứ vào sổ cái kế toán vào bảng cân đối số phát sinh vào cuối tháng, cuối quý, cuối năm, được dùng để lập BCTC. 2.5.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. a. Phân loại lao động và các hình thức trả lương ở Công ty. * Phân loại lao động. Để thuận tiện cho việc quản lý và hạch toán lao động trong Công ty được phân loại theo quan hệ với quá trình sản xuất bao gồm: -Lao động trực tiếp: Gồm những công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình thi công, những người điều khiển máy móc thiết bị - Lao động gián tiếp: Gồm nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính * Các hình thức trả lương. Nhằm quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động, kết hợp chặt chẽ giữa lợi ích chung của XH, Doanh nghiệp và người lao động. Ban lãnh đạo và phòng tổ chức lao động tiền lương đã nghiên cứu thực trạng lao động ở Công ty và đưa ra các quyết định lựa chọn các hình thức trả lương sau: - Hình thức trả lương theo thời gian: áp dụng đối với các bộ phận phòng ban làm việc hành chính và bộ phận gián tiếp dưới các đội. - Hình thức trả lương khoán bao gồm: khoán theo công việc và khoán theo quỹ lương. + Khoán theo công việc: Áp dụng cho những công việc giản đơn như bảo vệ và cán bộ quản lý công trình. + Khoán theo quỹ lương: Áp dụng cho người lao động tại các đội xây dựng trực thuộc Công ty. b. Kế toán chi tiết tiền lương. Hàng tháng, kế toán tiền lương căn cứ vào chứng từ gốc như: bảng chấm công, hợp đồng làm khoán để tính lương cho từng người trên bảng thanh toán lương tổng hợp cho toàn Doanh nghiệp, tổ đội, phòng ban. Bảng này được chuyển cho kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị ký duyệt trên cơ sở đó kế tóan tiền mặt kiêm thủ quỹ viết phiếu chi và thanh toán lương cho từng bộ phận. Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc kế toán tiền lương ghi chép và phản ánh vào sổ chi tiết TK 334,338 các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đến cuối tháng kế toán phải tổng hợp số liệu và khóa sổ. Sau đó căn cứ vào sổ kế toán chi tiết kế toán tiền lương lập bảng tổng hợp chi tiết tiền lương. Số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết phải được kiểm tra đối chiếu với sổ cái TK 334,338. c. Kế toán tổng hợp tiền lương. Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc về TL đã được kiểm tra trước hết được ghi vào sổ nhật ký chung, căn cứ vào nhật ký chung ghi vào sổ cái TK 334,338. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng các số liệu trên sổ cái TK 334, 338 lập bảng cân đối số phát sinh để lập BCTC. Sau đây là trình tự ghi sổ: Chứng từ gốc: Bảng chấm công, bảng thanh toán TL -BHXH,Phiếu nghỉ hưởng BHXH Nhật ký chung Sổ cái TK 334, 338 Bảng cân đối số phát sinh Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Sổ chi tiết TK 334,338 2.5.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. a. Phân loại chi phí sản xuất và đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. * Phân loại chi phí sản xuất (CPSX). Căn cứ vào ý nghĩa chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận lợi cho việc tính giá thành toàn bộ Công ty tiến hành phân loại chi phí theo khoản mục bao gồm: CPNVLTT, CPNCTT, CP sử dụng máy thi công, CPSXC. * Đối tượng tập hợp CPSX và giá thành sản phẩm. Xuất phát từ đặc điểm riêng của ngành xây dựng và của các sản phẩm xây lắp có quy trình sản xuất phức tạp, thời gian xây dựng tương đối lâu dài, sản phẩm sản xu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5805.doc
Tài liệu liên quan