LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA 2
1.1.Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông 2
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 4
1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA 7
1.3.1. Đặc điểm các loại hình dịch vụ cung cấp 7
1.3.2 Đặc điểm về khách hàng và thị trường của PCA 8
1.3.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm 9
1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA 12
PHẦN 2: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH 19
KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA 19
2.1. Đặc điểm quy trình kiểm toán BCTC tại PCA 19
2.2. Đặc điểm tổ chức hệ thống hồ sơ kiểm toán 26
2.3. Đặc điểm tổ chức hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán 27
PHẦN 3: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA 29
3.1. Nhận xét chung về tình hình hoạt động của PCA 29
3.1.1.Đánh giá về công tác quản lý tại Công ty PCA 29
3.1.2 Nhận xét về quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA 30
3.2. Một số đề xuất hoàn thiện quy trình kiểm toán của Công ty Kiểm toán Phương Đông 32
KẾT LUẬN 34
37 trang |
Chia sẻ: Huong.duong | Lượt xem: 1651 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng quan về công ty TNHH kiểm toán phương đông ICA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số dự án tại Việt Nam như Hợp phần ngân sách phát triển xã thuộc dự án xoá đói giảm nghèo 6 tỉnh miền núi phía bắc (chương trình 135), Quỹ hỗ trợ lao động dư dôi do xắp xếp lại DNNN (Quỹ 41), Đánh giá môi trường kinh doanh đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VNQua những lần làm việc với những khách hàng này Công ty cố gắng tích luỹ kinh nghiệm để có thể hoạt động trong lĩnh vực này một cách chuyên nghiệp hơn.
1.3.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua các năm
Sau gần 7 năm hoạt động, Công ty CPA đã gặt hái được khá nhiều thành công trong công việc nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ cung cấp và mở rộng quy mô Công ty. Thành tích của Công ty được khái quát qua một số mặt sau:
Thứ nhất về mặt nhân sự, nhận thức được trình độ và năng lực nhân viên là yếu tố hàng đầu đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của Công ty. Hàng năm, Công ty tiến hành tuyển dụng thêm đội ngũ nhân viên mới đã tốt nghiệp đại học đang đi làm trong các lĩnh vực liên quan, đồng thời Công ty cũng luôn tiến hành đào tạo một cách liên tục và bài bản các nhân viên trong Công ty. Thực tế số lượng nhân viên trong Công ty đã tăng lên tới hơn 100 người, đội ngũ kiểm toán viên đều có ít nhất một bằng đại học hoặc thạc sĩ. Hiện nay tại PCA đã có 15 người đã có bằng kiểm toán viên CPA do bộ tài chính cấp, và một số nhân viên có cả các bằng cấp nước ngoài về kế toán kiểm toan như bằng ACCA, bằng CPA của Úc. Xu hướng trong những năm tiếp theo Công ty sẽ tăng cường đội ngũ kiểm toán viên cả về số lượng và chất lượng. Đồng thời, Công ty đang khuyến khích và tạo mọi điều kiện cả về chi phí, thời gian để cho nhân viên học và thi lấy các chứng chỉ kế toán kiểm toán chuyên nghiệp của Việt Nam và Quốc tế .
Thứ hai về cơ sở vật chất, do nhu cầu thực tế và để tăng chất lượng dịch vụ cung cấp để đáp ứng được nhu cầu một cách đa dạng của khách hàng về kiểm toán và tư vấn, Công ty đã có nhiều cố gắng để đáp ứng một cách đầy đủ nhu cầu cần thiết. Cụ thể, Công ty đã mở thêm một chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh, một chi nhánh ở Đà Nẵng để tiện cho việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của khách hàng trên cả nước. Về mặt thiết bị sử dụng, ngoài những trang thiết bị được trang bị tại văn phòng, Công ty đã cố gắng trang bị 60% máy tính xách tay trên tổng số nhân viên, cung cấp các phương tiện đi lại thuận lợi nhất khi nhân viên đi làm tại đơn vị khách hàng. Hiện nay, Công ty đang cố gắng để trang bị máy tính xách tay cho toàn bộ nhân viên cũng như các phương tiện cần thiết khác phục vụ công việc.
Sự tập trung chú trọng tăng cường về đội ngũ nhân viên và cơ sở vật chất đã góp phần quan trọng và là nhân tố chính để doanh nghiệp có được một kết quả kinh doanh tốt. Doanh thu của Công ty hàng năm đã tăng đáng kể. Do đặc điểm của loại hình dich vụ kiểm toán và tư vấn là không cần nhiều vốn nên nguồn vốn ban đầu khi thành lập chỉ là 800 triệu nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp đã tăng nên đáng kể qua các năm. Lợi nhuận của Công ty đạt được 76 triệu năm 2006 nhưng sang đến năm 2007 lợi nhuận của Công ty đã đã được 429.5 triệu. Điều này chứng tỏ được khả năng phát triển, sự tin tưởng của các doanh nghiệp dành cho Công ty PCA đồng thời cũng thể hiện được nỗ lực của ban giám đốc và các nhân viên công ty trong việc tiếp cận và cung cấp các dịch vụ có chất lượng cho khách hàng
Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của PCA qua các năm
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
2006
2007
1. Doanh thu thuần
986.218.563
1.326.472.963
2. Giá vốn hàng bán
694.697.389
612.209.233
3. Lợi nhuận gộp
291.521.174
714.263.730
4. Doanh thu từ hoạt động tài chính
-
387.695
5. Chi phí tài chính
-
116268
6. Chi phí quản lý kinh doanh
216.213.547
284.940.625
7. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
75.307.627
429.594.532
8. Lãi khác
1.012.532
-
9. Lỗ khác
149.200
-
10. Lợi nhuận trước thuế TNDN
76.170.959
429.594. 532
11. Thuế TNDN
21.327.869
120.286.469
12. Lợi nhuận sau thuế TNDN
54.843.090
309.308.063
Để tiếp bước đà phát triển của những năm trước thì PCA luôn xây dựng kế hoạch phát triển, định hướng thị trường. Kế hoạch phát triển thị trường của Công ty trong các năm tới, Công ty tập trung vào 3 hoạt động chính như: tư vấn định giá cổ phần, dịch vụ tư vấn doanh nghiệp, kiểm toán theo luật định. Thứ nhất đối với các dịch vụ tư vấn, định giá doanh nghiệp để cổ phần hóa nhằm thực hiện chủ trương của nhà nước trong việc chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước theo lộ trình 2007 -2010, theo đó trong các năm tới công tác cổ phần hóa sẽ được thực hiện một cách triệt để hơn nữa. Để mở rộng thị phần trên lĩnh vực mới này thì Công ty đã tiến hành liên kết với một số công ty chứng khoán như ICBS, MBS để nhận thầu lại công việc thuộc lĩnh vực cổ phần hóa và định giá doanh nghiệp. Thứ hai đối với lĩnh vực tư vấn chuyên ngành như thực hiện đánh giá chuẩn đoán doanh nghiệp cho các doanh nghiệp hoặc cho các nhà đầu tư. Đối với dịch vụ kiểm toán theo luật định thì doanh nghiệp tiến hành phân đoạn khách hàng thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước đồng thời phân đoạn khách hàng theo quy mô doanh nghiệp để Công ty có thể tiếp cận và có một sự hiểu biết khách hàng tốt nhất nhằm bán được các dịch vụ của Công ty một cách nhiều nhất với chất lượng cao.
1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty TNHH Kiểm toán Phương Đông ICA
PCA là một công ty lớn với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp với trên 100 nhân viên dày dạn kinh nghiệm trong hoạt động kiểm toán. PCA có thể đáp ứng được một lượng lớn khách hàng với đủ mọi thành phần kinh tế, đa dạng về loại hình hoạt động và quy mô khách hàng. Để cung cấp được cho khách hàng một cách tốt nhất các dịch vụ của Công ty để thỏa mãn những nhu cầu đa dạng của khách hàng thì Công ty phải xây dựng được một hệ thống quản lý điều hành một cách khoa học, chuyên nghiệp. Một mặt, Công ty áp dụng mô hình quản lý nhân viên chuyên môn theo cấp bậc, đây là mô hình chuẩn để quản lý nhân viên chuyên môn tại các Công ty kiểm toán hàng đầu. Mặt khác Công ty còn xây dựng mô hình quản lý hành chính theo phương châm đơn giản và hiệu quả.
Thứ nhất về mặt quản lý hành chính và tổ chức bộ máy công ty. Công ty quản lý hành chính theo một mô hình quản lý gọn nhẹ, đơn giản, phân chia các bộ phận theo tính chất công việc đã được chuyên môn hóa. Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình khối chức năng do vậy tính chuyên môn hoá theo từng lĩnh vực được tổ chức quản lý và thực hiện tốt hơn. Quản lý theo ngành dọc, bộ máy quản lý gọn nhẹ nên phù hợp với quy mô hoạt động của Công ty.
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý PCA
Hội đồng thành viên
Giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Chi nhánh Đà Nẵng
Phòng hành chính
Chi nhánh Hồ Chí Minh
Phòng tư vấn đào tạo
Phòng kiểm toán và xây dựng cơ bản
Phòng doanh nghiệp
Phòng kế toán
Kiểm toán và tư vấn
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN
Hội đồng thành viên: Hội đồng thành viên của PCA bao gồm các thành viên sáng lập của PCA, là bộ phận có chức năng quyết định về đường lối phát triển, mục tiêu nhiệm vụ của Công ty.
Giám đốc PCA là người có kinh nghiệm lâu năm hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn, từng làm việc tại các Công ty kiểm toán hàng đầu thế giới. Giám đốc công ty là người chịu trách nhiệm cuối cùng đối với hoạt động của Công ty, có trách nhiệm hoạch định chính sách và dẫn dắt các vấn đề về tổ chức. Giám đốc là người chịu trách nhiệm cuối cùng về các vấn đề liên quan đến nhân lực, hành chính, khách hàng và các lĩnh vực nghiệp vụ như: lập kế hoạch, lập ngân sách, phát triển kinh doanh, nhân lực, đào tạo, quản lý văn phòngGiám đốc hoặc một người do giám đốc bổ nhiệm có trách nhiệm đánh giá rủi ro của các hợp đồng kiểm toán liên quan đến hoạt động của Công ty. Giám đốc có trách nhiệm duy trì mối quan hệ với các cán bộ cao cấp của khách hàng. Giám đốc chịu trách nhiệm giải đáp các thắc mắc về kế toán kiểm toán có tầm quan trọng lớn trong quá trình thực hiện công việc kiểm toán. Giám đốc là người chịu trách nhiệm đánh giá công việc kiểm toán đã được thực hiện. Giám đốc có trách nhiệm ký báo cáo kiểm toán và thư quản lý
Phó giám đốc công ty là người giúp việc cho giám đốc công ty trong việc điều hành theo sự phân công uỷ quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được phân công và uỷ quyền.
Phòng hành chính là phòng quản lý toàn bộ mảng hành chính của Công ty có chức năng trợ giúp cho giám đốc trong việc quản lý, chỉ đạo tổ chức, thực hiện toàn bộ công tác tổ chức hành chính, văn thư lưu trữ, phát hành báo cáo công ty.
Phòng kế toán công ty có trách nhiệm đảm bảo công việc tài chính-kế toán của Công ty, tham mưu cho ban lãnh đạo công ty trong việc xây dựng phương án kinh doanh và quản lý tài chính phù hợp với mô hình hoạt động của Công ty. Do đặc điểm chung của loại hình công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán là kế toán các phần hành khá đơn giản, chỉ tập trung và một số nghiệp vụ về lương, về tạm ứng, ghi nhận doanh thu hợp đồng, chi phí công tác, phương pháp quản lí. Hơn nữa PCA lại có quy mô chưa lớn, số loại hình dịch vụ cung cấp trên thực tế chưa nhiều nên khối lượng công việc kế toán còn ít và không phức tạp. Đặc biệt Công ty còn cung cấp cho khách hàng dịch vụ kế toán nên nhân viên trong Công ty có thể tự thực hiện được công việc kế toán. Vì vậy, công ty hiện nay chỉ có hai nhân viên làm công tác kế toán. Hai nhân viên kế toán được phân công công việc rõ ràng, một người thực hiện hoạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế còn một người làm thủ quỹ. Như đã nói trên, PCA là một Công ty cung cấp các dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ tài chính kế toán khác vì vậy việc cập nhật các chế độ kế toán, tài chính là một yêu cầu tất yếu. Công ty luôn nhanh chóng áp dụng các chế độ kế toán mới nhất của bộ tài chính. Hiện nay Công ty đang áp dụng Quyết định số 15 của Bộ Tài chính về việc hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp
Các phòng nghiệp vụ của Công ty như: phòng tư vấn và đào tạo, phòng kiểm toán và xây dựng cơ bản, phòng doanh nghiệp là các phòng nghiệp vụ cung cấp các dịch vụ cho khách hàng. Tuy nhiên, tại PCA có sự phân chia rõ ràng về chức năng nhiệm vụ của các phòng. Phòng tư vấn và đào tạo chuyên cung cấp các dịch vụ kiểm toán và tư vấn cho khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính. Phòng kiểm toán và xây dựng cơ bản chủ yếu cung cấp các dịch vụ tài chính phục vụ cho các Công ty cổ phần hoặc đang trong tiến trình cổ phần hoá. Phòng doanh nghiệp chủ yếu cung cấp các dich vụ cho các Công ty trách nhiệm hữu hạn và doanh nghiệp trong nước
Các chi nhánh của Công ty ở thành phố Hồ chí minh và ở Đà nẵng hiện nay mới đi vào hoạt động với quy mô nhỏ, chủ yếu là có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng mới và tư vấn cho các khách hàng hiện có của Công ty.
Thứ hai về mặt quản lý chuyên môn. Về mặt chuyên môn Công ty thực hiện việc quản lý bằng cách phân chia các nhân viên nghiệp vụ thành các cấp bậc. Dựa vào năng lực, trình độ và kinh nghiệm làm việc thỉ PCA chia nhân viên theo các cấp bậc khác nhau. Các cấp bậc khác nhau này sẽ thực hiện các công việc ở các mức độ phức tạp khác nhau. Theo đó, các cấp bậc chuyên môn trong Công ty bao gồm 4 cấp như sau:
Sơ đồ 1: Sơ đồ cấp bậc chuyên môn trong công ty
Nhóm cấp bậc
Cấp bậc
Chủ nhiệm kiểm toán
Kiểm toán viên chính
Trợ lý kiểm toán viên
Chủ nhiệm kiểm toán cấp 3
Chủ nhiệm kiểm toán cấp 2
Chủ nhiệm kiểm toán cấp 1
Chủ nhiệm kiểm toán cấp 3
Chủ nhiệm kiểm toán cấp 2
Chủ nhiệm kiểm toán cấp 1
Chỉ có một cấp
Chủ nhiệm kiểm toán cấp 3
Chủ nhiệm kiểm toán cấp 2
Chủ nhiệm kiểm toán cấp 1
Giám Đốc kiểm toán
Một cuộc kiểm toán sẽ do một số nhân viên chịu trách nhiệm thực hiện, gọi là nhóm kiểm toán. Tùy thuộc vào quy mô, tính chất, mức độ phức tạp, thời gian cần thiết để hoàn thành công việc mà Công ty sẽ bỗ trí số lượng người trong nhóm kiểm toán cho phù hợp. Một nhóm kiểm toán có thể có sự tham gia của một vài hoặc tất cả các cấp bậc trên. Trong một nhóm kiểm toán luôn có sự phân công công việc một cách hợp lý nhằm đảm bảo tính thống nhất cao về công việc của các thành viên trong nhóm, sự tuân thủ hướng dẫn nghiệp vụ của cấp trên với cấp dưới để có thể hoàn thành công việc theo đúng thời gian hẹn trước với khách hàng nhưng vẫn đảm bảo về chất lượng công việc thực hiện. Việc phân chia thành cấp bậc và xác định đúng nội dung công việc phù hợp với mỗi cấp bậc đã đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện công việc. Cụ thể, các công việc xác định được phân chia cho từng cấp bậc như sau:
Thứ nhất: Giám đốc kiểm toán của PCA là người có chuyên môn cao, có kinh nghiệm làm việc trong ngành kế toán kiểm toán, và đặc biệt đã từng làm việc tại các hãng kiểm toán lớn trên thế giới. Giám đốc kiểm toán là người chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng cuộc kiểm toán. Mọi cuộc kiểm toán của PCA đều phải được đặt dưới sự điều hành và giám sát bởi ít nhất một Giám đốc kiểm toán. Giám đốc kiểm toán có trách nhiệm xem xét các vấn đề tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, các vấn đề về tính độc lập của nhóm kiểm toán và các quy định khác Giám đốc kiểm toán còn là người soát xét cuối cùng nhằm đảm bảo cuộc kiểm toán đã tuân thủ theo đúng phương pháp tiếp cận kiểm toán của Công ty PCA. Hiện nay PCA đang là thành viên của PKF, do đó các giám đốc kiểm toán của PCA còn phải soát xét việc lập báo cáo kiểm toán theo qui định chung của tập đoàn.
Thứ hai: Chủ nhiệm kiểm toán là người chịu trách nhiệm đảm bảo cuộc kiểm toán tuân thủ theo đúng phương pháp tiếp cận kiểm toán của Công ty bằng cách trực tiếp hướng dẫn nhóm kiểm toán, soát xét và thảo luận các vấn đề phát sinh trong cuộc kiểm toán, chịu trách nhiệm trong việc xử lý các vấn đề trọng yếu và phức tạp về kỹ thuật kiểm toán, chịu trách nhiệm soát xét Báo cáo kiểm toán được lập bởi cấp dưới.
Thứ ba: Kiểm toán viên chính thường là cấp bậc thực hiện trực tiếp các công việc chính của cuộc kiểm toán từ giai đoạn lập kế hoạch đến giai đoạn lập báo cáo. Kiểm toán viên chính thường là trưởng nhóm kiểm toán, phụ trách nhóm kiểm toán thực hiện các công việc tại khách hàng. Kiểm toán viên chính là trưởng nhóm kiểm toán phải tiến hành phân chia công việc cho các trợ lý kiểm toán viên trong nhóm làm việc theo đúng kinh nghiệm và năng lực của các trợ lý đảm báo hoàn thành công việc theo đúng tiến độ kế hoạch. Kiểm toán viên chính phải chịu trách nhiệm hướng dẫn, soát xét công việc của các trợ lý kiểm toán trong suốt quá trình thực hiện kiểm toán.
Thứ tư: Trợ lý kiểm toán viên là các nhân viên có từ một đến ba năm kinh nghiệm. Thông thường trợ lý kiểm toán viên là người thực hiện các công việc kiểm tra chi tiết theo kế hoạch kiểm toán được lập bởi trưởng nhóm kiểm toán. Trong cuộc kiểm toán, trợ lý kiểm toán viên có thể thực hiện một hoặc một vài phần hành cụ thể theo sự phân công của trưởng nhóm.
PHẦN 2
ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH
KIỂM TOÁN PHƯƠNG ĐÔNG ICA
. Đặc điểm quy trình kiểm toán BCTC tại PCA
Trong số các dịch vụ mà PCA cung cấp cho khách hàng hiện nay thì dịch vụ kiểm toán đặc biệt là kiểm toán Báo cáo tài chính là dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu dịch vụ, đây cũng là yếu tố chính quyết định tới sự tồn tại và phát triển của Công ty trong thời gian tới. Với định hướng trên, Công ty luôn cố gắng xây dựng văn hoá công ty với phong cách làm việc chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng là tốt nhất. Việc kiểm toán của Công ty tập trung vào đáp ứng các nhu cầu của khách hàng cũng như các quy định về tài chính và kiểm tra độc lập các hoạt động kinh doanh của khách hàng. Vì vậy, khi tiến hành kiểm toán Công ty khách hàng đòi hỏi các Kiểm toán viên của Công ty phải hiểu biết đầy đủ về lĩnh vực kinh doanh, hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như các rủi ro của khách hàng đồng thời phải đảm bảo tính độc lập của kiểm toán viên. Để có thể thực hiện một cách tốt nhất những mục tiêu trên, Công ty Kiểm toán Phương Đông ICA không ngừng hoàn thiện quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính của mình để tạo được sự phù hợp thống nhất giữa các quy định trong chuẩn mực kiểm toán và các đặc điểm riêng của các doanh nghiệp. Quy trình kiểm toán chung của PCA gồm các giai đoạn sau
Giai đoạn 1: Giai đoạn tiền kiểm toán
Giai đoạn 2: Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Giai đoạn 3: Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Giai đoạn 4: Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Giai đoạn 5: Các bước công việc sau cùng
Sơ đồ 2: Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính của PCA
Tìm hiểu và chấp nhận khách hàng kiểm toán
Giai đoạn tiền kiểm toán
Tìm hiểu hoạt động kinh doanh
của khách hàng
Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát
nội bộ
Lập kế hoạch kiểm toán
Đánh giá ban đầu về trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Phân bổ mức trọng yếu và rủi ro cho từng khoản mục
Thiết kế chương trình kiểm toán
Thực hiện thử nghiệm kiểm soát
Thực hiện kiểm toán
Thực hiện thủ tục phân tích
Thực hiện các thử nghiệm cơ bản
Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết
Tổng hợp các phát hiện
Kết thúc kiểm toán
Đưa ra biên bản kiểm toán
Phát hành báo cáo kiểm toán
Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập báo cáo, đánh giá chất lượng công việc
Các bước công việc sau kiểm toán
Giai đoạn tiền kiểm toán: đây là giai đoạn đầu tiên của bất kỳ một cuộc kiểm toán nào. Thực chất của giai đoạn này là giúp công ty kiểm toán có được sự hiểu biết nhất định về khách hàng đủ để đưa ra các quyết định về chấp nhận khách hàng kiểm toán. Thông qua việc tìm hiểu những thông tin chung về khách hàng như các thông tin về lĩnh vực kinh doanh, về phạm vi hoạt động, mối liên hệ với các bên hữu quan kháckiểm toán viên có được cái nhìn tổng quát nhất về hoạt động của khách hàng, trên cơ sở những đánh giá ban đầu, kiểm toán viên đưa ra quyết định có chấp nhận khách hàng kiểm toán hay không. Các thông tin này được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả những thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Đối với những khách hàng mới, khách hàng tiềm năng thì những thông tin chung về khách hang này có thể được thu thập từ sách báo, tạp chí chuyên ngành Đối với những khách hàng cũ kiểm toán viên chỉ tiến hành tổng hợp những thay đổi và sau đó đánh giá rủi ro liên quan, liệu rằng có rủi ro nào khiến cho kiểm toán viên phải ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng không?
Trong giai đoạn này, thông thường các Kiểm toán viên tiến hành thảo luận với Ban giám đốc của khách hàng về môi trường kinh doanh, hoạt động kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp, đánh giá của Ban giám đốc khách hàng về khả năng tồn tại các gian lận và sai sót liên quan đến Báo cáo tài chính cần kiểm toán. Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết, Kiểm toán viên sẽ đánh giá được rủi ro có thể gặp phải nếu tiến hành cuộc kiểm toán. Hiện nay tại các hãng kiểm toán nói chung và PCA nói riêng đều có xu hướng giảm các khách hàng có rủi ro kiểm toán để giảm thiểu rủi ro kiện tụng, những rủi ro này có thể ảnh hưởng tới uy tín của Công ty. Nếu kiểm toán viên đánh giá cho rằng có thể chấp nhận khách hàng thì đồng thời kiểm toán viên cũng xác định được phạm vi công việc kiểm toán, đưa ra đánh giá về mức độ rủi ro đối với cuộc kiểm toán, ước tính khối lượng công việc và thời gian cần thiết cho việc hoàn thành cuộc kiểm toán, đồng thời Công ty PCA sẽ tiến hành thương thảo ký hợp đồng kiểm toán với khách hàng., sắp xếp nhân viên và thống nhất thời gian tiến hành kiểm toán. Các công việc hành chính đi kèm ở công tác chuẩn bị và ký hợp đồng kiểm toán cũng được xác định cụ thể: lập lịch trình công tác, xác định nhóm kiểm toán và các nguồn lực, xác định thời gian, chi phí cho cuộc kiểm toán, dự thảo kế hoạch kiểm toán khách hàng
Giai đoạn 2: Lập kế hoạch kiểm toán: Đây là một trong những bước quan trọng nhất của công việc kiểm toán. Lập kế hoạch kiểm toán giúp kiểm toán viên xác định các lĩnh vực trọng yếu cần quan tâm trong việc thực hành công việc kiểm toán. Ngoài ra lập kế hoạch kiểm toán còn giúp kiểm toán viên đánh giá được môi trường kiẻm soát và lựa chọn các phương pháp tiếp cận và tìm kiếm bằng chứng một cách hiệu quả, thiết kế được các phương pháp kiểm soát thích hợp nhất cho từng phần hành kiểm toán, đặc biệt lập kế hoạch kiểm toán giúp cho các công ty kiểm toán cân đối được chi phí và thời gian cho từng cuộc kiểm toán, đây là một trong những nhân tố quyết định sự tồn tại của các hãng kiểm toán nói chung và PCA nói riêng, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp.
Bước công việc đầu tiên trong giai đoạn này là các Kiểm toán viên được phân công thực hiện hợp đồng kiểm toán sẽ tiến hành thu thập các thông tin cơ sở về khách hàng,tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng để có được những thông tin tổng quát về loại hình, quy mô hoạt động kinh doanh, mục tiêu hoạt động của khách hàng, các nhân tố môi trường bên trong và bên ngoài, quá trình quản trị chiến lược, hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống quản lý thông tin , mạng nội bộ, đội ngũ nhân viên cũng như quy trình lập Báo cáo tài chính. Trong giai đoạn này, trên cơ sở những hiểu biết cơ bản về khách hàng thì trưởng nhóm kiểm toán tiến hành họp nhóm kiểm toán để thảo luận về những vấn đề liên quan đến cuộc kiểm toán và những vùng có khả năng xảy ra sai sót trọng yếu, sau đó tiến hành đánh giá trọng yếu và rủi ro. Qui trình đánh giá rủi ro mà PCA áp dụng trong quy trình kiểm toán của mình có thể tóm lược ngắn gọn như sau: Đầu tiên dựa trên sự hiểu biết về khách hàng các Kiểm toán viên xác định các nhân tố rủi ro, xem xét xem từng cơ sở dẫn liệu và các nhân tố rủi ro liên quan. Xác định xem các nhân tố rủi ro liên quan đến toàn thể Báo cáo tài chính hay nó chỉ dừng lại ở các rủi ro mức độ cơ sở dẫn liệu, ghi chép lại các biện pháp kiểm soát liên quan đến những rủi ro này, tiếp sau là hoàn tất mẫu đánh giá hệ thống kiểm soát. Qua đó cũng phải tính toán mức độ trọng yếu sẽ áp dụng trong toàn bộ cuộc kiểm toán hoặc cho từng phần hành cụ thể (áp dụng trong trường hợp có phần hành chứa đựng mức độ rủi ro cao hơn cần áp dụng một mức trọng yếu thấp hơn). Trưởng nhóm kiểm toán cũng đồng thời xác định kế hoạch tổng thể sao cho cuộc kiểm toán được tiến hành một cách hiệu quả nhất, tức là xác định việc áp dụng kế hoạch kiểm tra luân phiên hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các chu trình kinh doanh của khách hàng, mức độ tin cậy đạt được thông qua kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ, mức độ tin cậy đạt được thông qua kiểm tra chi tiết tương ứng Việc xác định các vấn đề này phụ thuộc rất nhiều vào việc Kiểm toán viên đánh giá trong chu trình có tồn tại các rủi ro cụ thể có thể xác định được hay không.
Dựa vào các phân tích và đánh giá nói trên, trưởng nhóm kiểm toán cùng các thành viên trong nhóm sẽ tiến hành thiết kế các chương trình kiểm toán cụ thể. Để bước công việc này được thiết lập dựa trên những hiểu biết đáng tin cậy thì các Kiểm toán viên cần thực hiện các thủ tục nhằm tìm hiểu và đánh giá quá trình xử lý dữ liệu kế toán, phân loại mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình quản lý và xử lý dữ liệu, tìm hiểu và đánh giá quy trình và các thủ tục thực hiện các chu trình kinh doanh quan trọng của khách hàng. Các chu trình kinh doanh chính thường bao gồm: chu trình lập và xử lý dữ liệu kế toán tài chính, chu trình Hàng tồn kho, chu trình Doanh thu, chu trình chi phí hoạt động kinh doanh, chu trình Tài sản cố định, chu trình tiền lương và nhân viên, chu trình vốn quỹ
Sau khi tìm hiểu, phân tích, đánh giá các vấn đề nêu trên, Kiểm toán viên tiến hành lập kế hoạch kiểm toán theo từng khoản mục. Việc lập kế hoạch kiểm toán theo từng khoản mục trước hết được thực hiện đối với các rủi ro cụ thể có thể xác định được. Thông thường, đây là các thủ tục kiểm toán đặc thù do Kiểm toán viên có kinh nghiệm lập ra để áp dụng trong từng trường hợp cụ thể. Phương pháp tiếp cận kiểm toán của PCA nêu ra hai phương pháp là kiểm tra chi tiết và phương pháp phân tích. Trong đó, PCA khuyến khích những phương pháp cho ra cùng một kết quả nhưng phương pháp nào áp dụng đơn giản hơn thì được khuyến khích. Thông thường thì phương pháp phân tích được hướng dẫn áp dụng đối với các khoản mục trên Báo cáo kết quả kinh doanh hơn là các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán. Sau khi thiết kế xong chương trình kiểm toán thì trưởng nhóm kiểm toán tiến hành phân công công việc kiểm toán từng phần hành cụ thể cho các thành viên trong nhóm kiểm toán sao cho phù hợp với năng lực, trình độ và kinh nghiệm làm việc của mỗi người.
Giai đoạn 3 Thực hiện kiểm toán. Sau khi được phân công công việc với các phần hành cụ thể, các Kiểm toán viên, trợ lý kiểm toán viên sẽ nhận các chương trình kiểm toán tương ứng và tiến hành thực hiện phần công việc của mình.
Việc thực hiện cuộc kiểm toán có thể chia thành hai bước chính: kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết. Kết thúc hai bước trên, kiểm toán viên sẽ thu được một mức độ đảm bảo theo yêu cầu đối với khoản mục hoặc thông tin được kiểm tra. Mục đích của kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm mục đích giảm bớt khối lượng công việc kiểm tra chi tiết. Việc thực hiện kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ là không bắt buộc nhưng thường được khuyến khích để giảm thời gian thực hiện, tăng hiệu quả cuộc kiểm toán. Nếu như kết quả của việc kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ chỉ ra rằng hệ th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC-164 (kiem toan).doc