MTP-1 xác định các đường liên kết báo hiệu của mạng báo hiệu SS7. Nó xác định các
đặc tính vật lý, đặc tính điện và các đặc tính chức năng của đường số liệu báo hiệu. Nó cung
cấp các đường truyền dẫn song công, có thể hoạt động trên cả hai hướng thuật và ngược với
cùng mộttốc độ truyền.
Kênh truyền dẫn báo hiệu có thể là kênh số hoặc kênh analog. Kênh số là những kênh
có tốc độ cơ bản là 64kbps cùng với các chuyển mạch số. Với kênh analog dựa trên tần số
thoại4KHz vàcác Modem.
Giao thức này xác định những tính chất về điện, vật lý và những đặc điểm của kênh
truyền báo hiệu. Nó giống như lớp một của mô hình mạng truyền dữ liệu OSI. Khoảng thời
gian đâu thực hiện việc truyền báo hiệu trên các đường dây analog với băng thông 4khz
(300khz->3,4 khz). Các thông tin báo hiệu phải được điều chế khác điều chế của dữ liệu để
phânbiệt dữ liệu vàbáohiệu. Ở đây sử dụng điềuchế khóa dịchchuyển tần sô(FSK)cho báo
hiệu, B = 300khz->3,4khz làm cho tốc độ báo hiệu 1,2kbps/2,4kbps cho một kênh cuộc gọi.
Trên các đường trung kế 32 kênh có tốc độ kênh báo hiệu 2Mbps, và sử dụng phương pháp
điều chếbiên độ chựcgiaoQAM.
61 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4481 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1).
Hình 2.13 Ví dụ về sự sửa chữa lỗi cơ bản của MSU gửi bởi MTP2-A.
[A] : MSU được nhận. [D] : MSU bị hủy bỏ.
Nếu bản tin nhận được có lỗi hay bị mất, phía nhận sẽ gửi bản tin phủ định (negative
acknowlegment ) bằng cách đảo giá trị bit BIB. Gía trị của FSN của bản tin nhận được
chính xác cuối cùng sẽ được đặt vào BSN trong bản tin phủ định.
Khi nhận được bản tin đó, phía phát sẽ ngừng truyền các SU mới mà phát lại các
bản tin có trong bộ đệm với FSN lớn hơn BSN nằm trong bản tin n_ack.
b) Phương pháp truyền lại theo chu kỳ ngăn ngừa sai lỗi ( PCR - Preventive
cyclic retransmission)
Phương pháp truyền lại theo chu kỳ ngăn ngừa sai lỗi (PCR) được thiết kế cho việc
sử dụng trên các đường báo hiệu với thời gian truyền lớn, vị dụ những đương liên kết cái
mà được mang trên các kênh của vệ tinh. khi mà trong phương pháp sửa lỗi cơ bản , FSN
xác định sự có thể của một MSU trong chính chuỗi thông tin gốc của sự truyền, và BSN
luôn luôn xác định đơn vị bản tin báo hiệu được nhận mới nhất. PCR chỉ sử dụng các xác
nhận khảng định (positive acknowledgments). việc xác định các bit FIB và BIB thì được
lờ đi và bộ xử lý đầu vào đơn giản sẽ châp nhận hoặc loại bỏ một bản tin MSU lỗi giựa
trên giá trị của FSN, cái mà trội hơn FSN của bản tin MSU nhận được gần đây nhất một
đơn vị.
Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 23
Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7
Đây là một kỹ thuật dùng cho tuyến có độ trễ lớn, với các tuyến này thì các đơn vị
bản tin thường tương đối ngắn và kênh truyền có thể ỏ trạng thái rỗi trong phần lớn thời
gian. Chính vì thế khi không có MSU hay LSSU truyền đi thay vì truyền FISU thì nó sẽ tự
động phát lại các MSU trong bộ đệm phát lại của nó và bắt đầu với MSU có FSN thấp
nhất, mà không cần một chế độ xác nhận khảng định hay phủ định nào. Các bản tin đã
được nhận sẽ bị xóa tại đầu thu, còn MSU bị lỗi hay mất thì nó vẫn xử lý bình thường.
Một khung báo hiệu mới cần phát đi thường có mức yêu tiên cao hơn những khung
trong bộ đệm phát lại. khi số khung báo hiệu không được nhận biết bị chất đống lại, không
một khung mới nào được phát đi và các khung không được nhận biết sẽ được phát lại bắt
buộc theo chu kỳ. Trong thực tế việc phát lại các bản tin thường nhanh hơn sửa một bản
tin bị lỗi, chính vì thế phương pháp này được dùng nhiều hơn phương pháp cơ bản.
c) So sánh giữa phưong pháp PCR và phưong pháp sửa lỗi cơ bản
PCR được sử dụng trên các đường liên kết cùng với thời gian lan truyền lớn nó vượt
qúa 40ms, bởi vì phương pháp lỗi cơ bản dựa trên kết qủa liên kết trong việc trễ xếp hàng
MSU cái mà không thể chấp nhận cho điều khiển cuộc gọi ứng dụng ở (TUP, ISUP).
Nhưng mặt khác, phưong pháp sửa lỗi cơ bản là được ua thích hơn trên các liên kết
báo hiệu cùng với thời gian lan truyền dưới 40ms, bởi vì nó cho phép một lượng lớn hơn
việc truyền tải MSU trên các đường liên kết báo hiệu hơn PCR
2 .4.3. Phương pháp kiểm soát lỗi
Khi các liên kết báo hiệu ỏ trong dịch vụ, mỗi LC theo dõi nhịp độ lỗi của những đơn vị
tín hiệu nhận được. Khi một trong những điều kiện sau đây xuất hiện, MTP3 trong điểm báo
hiệu được báo hiệu với một chỉ định thất bại mối liên kết
Sáu mươi bốn đơn vị tín hiệu liên tiếp đã được nhận được với những lỗi.
Nhịp độ lỗi của những đơn vị tín hiệu nhận được vượt hơn một lỗi 256 đơ vị báo hiệu.
Một mẫu bít “không thể đạt được”, cái mà được nhận, và một cờ không được xác định
trong 16 octets theo sau mẫu này.
Có hai loại kiểm soát tỉ lệ sai lỗi liên kết báo hiệu là : kiểm soát tỉ lệ lỗi đơn vị báo hiệu và
kiểm soát tỉ lệ lỗi bít hiệu chỉnh.
• Kiểm soát tỉ lệ lỗi đơn vị báo hiệu (Signaling unit error–rate Monitoring)
Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 24
Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7
Điều này được sử dụng khi kênh báo hiệu đang phục vụ và nó cho biết một kênh
truyền khi nào phải ngừng hoạt động do có qúa nhiều lỗi hơn mức cho phép. Để thực
hiên điều này một bộ đếm sẽ được duy trì trong suốt thời gian hoạt động của kênh. Bộ
đếm này được khởi đầu bằng 0 và được điều khiển dựa trên hai thông số :
o T : Gía trị ngưỡng, nếu số lỗi vượt qúa giá trị này thì nó được báo tới mức 3.
o 1/ D : Tỷ lệ lỗi thấp nhất (nó là tỷ lệ giữa số tín hiệu lỗi và tổng số đơn vị tín hiệu)
mà có thể tạo nên một lỗi được báo tới mức 3.
Với mỗi đơn vị báo hiệu bị lỗi thì bộ đếm lại tăng lên một đơn vị, và sẽ giảm một
đơn vị (nhưng không nhỏ hơn một) với mỗi chuỗi D đơn vị tín hiệu nhận được, cho dù
là có lỗi hay không. Và một kênh truyền không còn đảm bảo tin cây khi bộ đếm có số
lỗi đạt tới ngưỡng T.
Nguyên lý này được thực hiện bằng một bộ đếm tiến / lùi. Hay còn gọi là điều
khiển tỷ lệ lỗi bản tin. Giá trị bộ đếm tăng lên một đơn vị với mỗi MSU lỗi và giảm đi
một sau 256MSU không có lỗi. Mức cảnh báo được đặt ở 64 đơn vị. Bộ phận quản lý
mạng ở lớp 3 sẽ được cảnh báo khi bộ đệm đạt đến mức này. Lúc này liên kết không
còn thỏa mãn yêu cầu đặt ra nữa.
• Kiểm soát tỉ lệ lỗi bit hiệu chỉnh (Alignment error–rate monitoring)
Kiểm soát tỉ lệ lỗi bít hiệu chỉnh được sử dụng khi liên kết bắt đầu được khởi
động và hiệu chỉnh. Sự hiệu chỉnh ở đây được hiểu là nơi truyền và nơi thu được đồng
bộ với nhau bằng các trường cờ trong mỗi khung truyền.
Thủ tục kiểm tra tỷ lệ lỗi hiệu chỉnh cung cấp các chuẩn để từ bỏ một kết nối nếu
tỉ lệ lỗi quá mức cho phép. Để thực hiệ điều này một bộ đếm được dùng để đếm số lỗi
hiệu chỉnh. Bộ đếm này được khởi tạo từ 0 và được tăng lên một đơn vị khi một tín hiệu
nhận được bit lỗi. nếu bộ đếm chưa vượt quá ngưỡng cho phép trước lúc chu kỳ thử
nghiệm bắt đầu thì chu kỳ phục vụ sẽ bị bỏ qua. Trong trường hợp thất bại thủ tục chu
kỳ thử nghiệm này có thể thử lại 5 lần, nếu cả 5 lần đều lỗi thì kết nối đấy là không tin
cậy.
2 .4.4 Vấn đề đồng bộ
Như đã nói ở trên đồng bộ là một trong những chức năng quan trọng của lớp 2 cùng với
những chức năng khác như giới hạn và phát hiệ lỗi.
Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 25
Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7
Đồng bộ là thủ tục "bắt tay" được sử dụng để đồng bộ liên kết và phục hồi liên kết sau
khi bị lỗi. Việc đồng bộ được ra lệnh từ lớp 3. Ở lớp 2, một số các đơn vị báo hiệu trạng thái
kênh LSSU được gửi đi từ bộ điều khiển trạng thái liên kết LSC (Link Status Control). Mỗi
LSSU ở trạng thái 0 chỉ ra rằng liên kết đang mất đồng bộ. Tại phần nhận sẽ nhận sẽ cho nhận
được cờ giói hạn, khi nhận được LSSU đúng, bộ điều khiển trạng thái liên kết sẽ gửi đi các
LSSU có trạng thái 1 (đồng bộ bình thường). Sau một khoảng thời gian thử 8,2s, liên kết được
coi là đồng bộ. Lúc này, phần truyền sẽ gửi đi các FISU và khi ở đầu xa nhận được các FISU
này, quá trình xử lý các bản tin này lại được tiếp tục.
Hình 2.14 Đơn vị báo hiệu thay thế FISU (Fill In Signal Unit) được gửi đi khi không có MS nào để gửi.
Điều này đảm bảo cho dữ liệu luôn truyền liên tục trên kênh.
2.5 MTP3 - LỚP MẠNG
Chức năng quan trọng nhất của MTP-3 là chức năng định tuyến các bản tin báo hiệu. Để
đảm bảo khả năng báo hiệu cho tất cả các dịch vụ thọai và phi thoại mạng, báo hiệu SS7 được
phân câp và thường sử dụng hai mức (mức thấp, mức cao) để đảm bảo khả năng báo hiệu cho
tất cả các dịch vụ được yêu cầu ở hiện tại, và các dịch vụ trong tương lai.
Như ta biết mạng viên thông trước đây chủ yếu dành cho thoại (sử dụng phương pháp
chuyển mạch kênh) được phân thành 3 cấp gồm: cấp địa phương, liên tỉnh, quốc tế. Bởi vì
trong mạng chuyển mạch kênh này thì mạng báo hiệu cuộc gọi và mạng truyền thông tin cuộc
gọi là song song và chông lên nhau, muốn đơn giản bài toán định tuyến thì mạng phải được
phân thành 3 cấp như trên. Chính vì vậy mà mạng báo hiệu kênh kết hợp CAS được sử dụng
để báo hiệu cho mạng thoại. Nhưng với dịch vụ cho Mobile, cho truyền dữ liệu thì mạng CAS
không đáp ứng được (như Mobile), hoặc có đáp ứng nhưng hiệu suất sẽ không cao (truyền dữ
liệu) do kênh báo hiệu tồn tại suốt trong thời gian tiến hành cuộc gọi. Để đáp ứng các dịch vụ
Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 26
Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7
báo hiệu cho mạng thoại và mạng phi thoại thì báo hiệu kênh chung SS7 được thiết kế để đáp
ứng các đòi hởi mới này. Mô hình mạng SS7 được xây dựng như sau:
Để trách khả năng nghẽn trong mạng báo hiệu và đảm bảo khả năng phân phối, định
tuyến các bản tin báo hiệu một cách tốt nhât thì mạng SS7 sử dụng một mạng gồm nhiều
thành phần STP (chỉ thực hiện chức năng chuyển tiêp bản tin báo hiệu) tạo thành một mạng
riêng tồn tại độc lập với mạng viễn thông. Các STP này cùng cấp được nối theo dạng lưới với
nhau. Chính vì sự tổ chức cho các STP này mà mạng báo hiệu SS7 thỏa mãn cho cả dịch vụ
truyền thoại và truyền dữ liệu.
Chức năng của lớp 3 được chia thành hai nhóm chức năng chính. Một trong nhóm chức
năng đó là phải thực hiện cùng với tại nơi mà MTP gửi nhưng thông báo. Nó nhận được và
được xem như là chức năng xử lý bản tin báo hiệu (SMH - Signalling Message Handling).
Chức năng thứ hai giải quyết cùng với MTP lớp 3 để điều khiển lưu lượng, kết nối, và định
tuyến thông tin. Nhóm này được xem như chức năng quản trị mạng báo hiệu (SNM
-Signalling Network Management).
• Chức năng xử lý bản tin báo hiệu (SMH): xử lý việc truyền của những bản tin giữa
cặp TUP, ISUP, và SCCP.
• Chức năng quản trị mạng báo hiệu (SNM): để điều khiển lưu lượng, kết nối, và
định tuyến thông tin. Giữ chức năng kiểm soát lươu lượng bản tin dưới những điều
kiện như sự tắc nghẽn, sự thất bại trong mạng báo hiệu.
HÌnh 2.16 Sự miêu tả vè SMH và SNM
MTP3 primitives. SIO: service information octet.
SSF: sub-service field. SI: service indicator.
SIF: signaling information field. RL: routing label.
OPC: originating point code. DPC: destination point code.
SLS: signaling link selector. UM: user message.
PAD: pointcode of affected destination.
2.5.1 Chức năng xử lý bản tin báo hiệu
Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 27
Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7
Gồm các chức năng chính
Định tuyến bản tin (Message Routing)
Nhận biết bản tin (Message Discrimination)
Phân phối bản tin (Message Distribution)
Hình 2.17 Cấu trúc và giao diện của phần xử lý bản tin báo hiệu
Định tuyến bản tin
Chức năng định tuyến bản tin thực hiện việc chuyển các bản tin đã nhận được
(từ chức năng phân loại từ 1 thực thể lớp 4) tới một kênh truyền thích hợp bằng cách kiểm
tra mã điểm đích (DPC) trong nhãn định tuyến. Nó sử dụng trường SLS để xác định kênh
nào trong tuyến sẽ được sử dụng. Chức năng này cũng thực hiện phân tải với mục đích
phân bố lưu lượng một cách đồng đều trên các kênh của một tuyến. Nó cũng có thể phân
tải giữa các kênh không nằm trong cùng một tuyến.
Nhận biết bản tin
Chức năng phân loại bản tin quyết định liệu một bản tin kết thúc ở điểm báo
hiệu này hay tiếp tục được gửi đi. Quyết định này được đưa ra dựa trên mã điểm báo hiệu
đích DPC nhận được từ bản tin. Nếu mã DPC này giống như DPC của điểm báo hiệu, bản
tin sẽ được đưa tới chức năng phân phối bản tin, ngược lại nếu khác với SPC của điểm
báo hiệu, bản tin sẽ được đưa tới chức năng định tuyến bản tin để gửi đi tới điểm báo hiệu
đích cần thiết.
Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 28
Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7
Phân phối bản tin
Chức năng phân phối bản tin được sử dụng tại điểm báo hiệu làm nhiệm vụ
đưa bản tin báo hiệu thu được tới:
o Phần người dùng TAP, ISDN
o Phần điều khiển kết nối báo hiệu SCCP
o Phần quản trị mạng báo hiệu MTP3
o Phần kiểm tra và bảo dưỡng mạng của MTP
Chức năng phân phối bản tin được thực hiện dựa trên nội dung của byte thông tin dịch
vụ SI trong trường SIO.
2.5.1.1 khuông dạng của bản tin báo hiệu
Khuôn dạng chung của bản tin MTP3 được chỉ ra trong hình trên đây. Chúng ta phân
biệt các Octet thông tin dịch vụ (SIO), và miền thông tin báo hiệu. SIF được phân thành nhãn
định tuyến (RL), và bản tin người dùng. Toàn bộ thông tin gốc tại phần người dùng của MTP,
đó là nơi gửi bản tin và được chứa trong một bản tin MTP gốc (ban đầu). MTP3 sẽ xem xét dữ
liệu bên trong SIO và RL. Tuy nhiên, thông báo người sử dụng được chuyển rõ ràng.
Hình 2.18 Khuôn dạng bản tin báo hiệu (a): CCITT No.7. (b): ANSI No.7
2.5.1.2 Các thành phần quan trọng trong bản tin
Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 29
Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7
2.19 Khuôn dạng của SIO
Octec thông tin dịch vụ SIO (Service Information Octec) : Trường SIO được
chia thàn hai trường:
o Trường miền dịch vụ phụ (Subservice field) để chi ra các loại bản tin
o Trường chỉ thị dịch vụ (Service Indicator) để xác định phần người sử dụng (User
Part), nó chỉ ra đối tượng sử dụng ở node đến, ví dụ nếu 0100 = TUP. Ý nghĩa và
nội dung các bit được cho trong hình sau
Trường dịch vụ phụ Bộ chỉ thị dịch vụ
D C B A
Mạng quốc tế
Dự phòng
Mạng quốc gia
Dành cho sử dụng
quôc s gia
0 0
0 1
1 0
2 1
Dư
Hình 2.20 Octet trong dịch vụ SIO
Trường nhãn
Trường nhãn chứa đựng những thông tin định tuyến cho sự phân phát của MSUs
từ nguồn tới đích. Nó được sử dụng bởi hai phần người dùng bản tin và quản lý những
bản tin mạng. Một trong số bốn kiểu nhãn khác nhau có thể được sử dụng, dựa trên
phần người sử dụng.
Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN
D C B A
0000
0001
0010
0011
0100
0101
0110
0111
1000
……
1111
Điều khiển mạng báo hiệu
Kiểm tra mạng báo hiệu
Dự phòng
SCCP
Phần người dùng thoại
UP ISDN
UP số liệu
UP số liệu
Dự phòng
30
Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7
Hình 2.21 Dạng của nhãn
Trường này bao gồm 3 phần : mã điểm bao hiệu đích DPC (Distination Point
Code) xác định điểm báo hiệu đích của bản tin, mã điểm báo hiệu nguồn OPC (Original
Poit Code) xác định điểm báo hiệu gốc của bản tin, mã nhận dạng mảnh CIC (Circuit
Indentification Code) xác định mạch thoại liên quan đến bản tin.
Chọn liên kết báo hiệu
Mỗi liên kết báo hiệu thuộc về một tập liên kết nào đó. Mỗi điểm báo hiệu đích có
cực đại bốn tập liên kết, mỗi tập liên kết chứa được tới 16 liên kết.
Mỗi bản tin được gửi tới một tậpliên kết, sau đó tới liên kết báo hiệu trong tập liên
kết đó tùy theo các bit chon liên kết báo hiệu SLS. Các bit SLS là 4 bit có trọng số bé
nhất trong mã nhận dạng mạch CIC.
Sử dụng mã chọn liên kết báo hiệu SLS, mỗi bản tin đều được cho một đường đi
xác định trước qua mạng. Mục đích của mã SLS là phục vụ các chức năng chia sẻ tải,
tức là chia sẻ lưu lượng báo hiệu và đảm bảo độ an toàn trong trường hợp có một liên
kết nào đó bị lỗi.
Bốn bit trường SLS cho phép lựa chọn một trong 16 liên kết báo hiệu để truyền
bản tin. Bit 1 để sử dụng để lựa chọn tập liên kết từ một STP, bit 2 sử dụng cho SP.
2 .5.2. Chức năng quản trị mạng báo hiệu
Chức năng quản tri mạng báo hiệu đảm bảo duy trì lưu lượng báo hiệu trong trường hợp
xảy ra lỗi trong hệ thống. Mục đích của quản lý báo hiệu là cung cấp khả năng lặp lại cấu hình
của mạng báo hiệu khi có sự cố và điều khiển lưu lượng báo hiệu trong trường hợp bị nghẽn.
Các chức năng quản lý mạng báo hiệu được chia thành.
Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 31
Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7
• Quản lý lưu lượng báo hiệu STM (Signalling Traffic Management)
• Quản lý liên kết báo hiệu SLM (Signalling Link Management)
• Quản lý tuyến báo hiệu SRM (Signalling Route Management)
Giao diện của SNM
SNM có giao diện cùng với lớp người dùng mức 4 (MTP - users), các đường liên
kết báo hiệu của MTP2, và chức năng định tuyến bản tin SMH tại chính điểm báo hiệu
của nó. Ngoài ra nó cũng thực hiện truyền thông cùng với SNM tại các điểm báo hiệu
khác. Các điểm báo hiệu này gửi và nhận bản tin SNM
Hình 2.22 Cấu trúc và giao diện quản lý mạng báo hiệu SNM
Phần đầu vào :
SNM đặt cơ sở những hoạt động của nó trên đầu vào sau đây
o Những chỉ định trên tình trạng của những mối liên kết báo hiệu tại điểm báo
hiệu cảu nó
o Những bản tin báo hiệu SNM nhận được từ những hoạt động SNM tại những
điểm báo hiệu khác.
Phần đầu ra :
Những hoạt động của SNM dẫn đến những đầu ra được liệt kê ở dưới đây .
o Những lệnh tới MTP2 của các liên kết báo hiệu
Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 32
Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7
o Những lệnh tới chức năng định tuyến bản tin SMH tại chính điểm báo hiệu.
Chẳng hạn, để làm trệch hướng các bản tin báo hiệu tới một đích đến ro rãng từ
mối liên kết báo hiệu thông thường của chúng tới một mối liên kết thay thế.
o Những chỉ định tới phần người dùng của MTP tại chính điểm báo hiệu, về trạng
thái của sưh đinh tuyến thiết lập tới các đích tới riêng biệt.
o Những bản tin tới SNM tại những điểm báo hiệu khác nhau.
2.5.2.1. Chức năng quản lý lưu lượng báo hiệu (STM)
Chức năng điều hành lưu lượng báo hiệu được sử dụng để chuyển đổi lưu lượng
báo hiệu từ kênh hoặc tuyến này tới kênh hoặc tuyến khác. Cũng có thể nó chỉ làm giảm
lưu lượng báo hiệu một cách tạm thời trong trường hợp có tắc nghẽn xảy ra. Chức năng
quản trị lưu lượng báo hiệu được thực hiện dựa trên các thủ tục sau :
o Thủ tục chuyển đổi thuận (Change – Over Procedure) : Thủ tục này dùng để
chuyển hướng lưu lượng từ một kênh báo hiệu bị lỗi đến một kênh báo hiệu dự
phòng (alternate link). Sao cho các bản tin được chuyển lại đúng thứ tự.
o Thủ tục chuyển đổi ngược (Change Back Procedure) : Định hướng lại lượng về
liên kết ban đầu khi liên kết này đã được thiết lập lại.
o Thủ tục định tuyến bắt buộc (Forced Rerouting Procedure) : Quá trình định
tuyến lại lưu lượng khi có lỗi ở điểm báo hiệu đầu xa bằng cách gửi bản tin cấm
truyền (Transfer Prohibited Message).
o Thủ tục điều khiển luồng lưu lựong báo hiệu (Signaling Traffic Flow Control) :
Ngừng gửi các bản tin mới khi không thể chuyển đi được. Điều này có thể xảy
ra do sự quá tải của một điểm báo hiệu, của đối tượng sử dụng.
o Thủ tục tái định tuyến có điều khiển (Control Rerouting Procedure) : Là một quá
trình phục hồi chuyển đổi lưu lượng báo hiệu về một tuyến báo hiệu đã được xác
định rõ sau khi thủ tục tái định tuyến bắt buộc đã kết thúc.
Hình 2.23 Điều khiển tắc nghẽn bởi điểm truyền báo hiệu
Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 33
Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7
Hình 2.24 Định tuyến lại bản tin từ A tới F ở trên thất bại của liên kết của SL7 và SL10
Nếu quản lý mạng báo hiệu cần thực hiện một chức năng nào đó trong các chức
năng trên. Bộ phận truyền bản tin có khả năng tạo ra các bản tin MTP để gửi trên mạng
báo hiệu kênh chung. Các bản tin này khác nhau về cấu trúc nhưng cũng tương tự như
các bản tin của đối tượng sử dụng.
2.5.2.2. Chức năng quản lý liên kết báo hiệu (SLM)
Chức năng này có nhiệm vụ duy trì các khả năng của tuyến đã định bằng cách phục hồi
các kênh báo hiệu bị hư hỏng, kích hoạt các kênh báo hiệu ở trạng thái rỗi, và ngừng kích hoạt
các kênh nào đó đã được đồng bộ.
Chức năng quản lý liên kết báo hiệu bao gồm :
o Khởi tạo liên kết: đây là thủ tục đồng bộ ban đầu. Khi một kênh lần đầu tiên
được kích hoạt thì MTP3 sẽ chỉ thị cho lớp 2 bắt đầu thực hiện thủ tục đồng bộ
và đưa kênh vào hoạt động, đồng thời sẽ chỉ thị cho các điểm báo hiệu lân cận
biết rằng kênh đã được kích hoạt. Để thực hiện điều này, mỗi lần kênh được kích
hoạt và đưa vào phục vụ thì một bản tin kiểm tra kênh báo hiệu SLTM được tạo
ra và truyền trên kênh.
o Khôi phục liên kết (Link Restoration) : Là thủ tục đồng bộ sau khi kênh báo
hiệu bị hư hỏng bằng việc gọi thủ tục đồng bộ và sử dụng bản tin LSSU để
thông báo cho các điểm báo hiệu lân cận biết trạng thái kênh. Sau khi đồng bộ
thì Lớp 3 cũng tạo ra một SLTM và truyền trên kênh như thủ tục kích hoạt kênh.
o Ngừng liên kết.
o Khởi tạo tập liên kết: khởi tạo các liên kết trong một tậpliên kết.
o Cấp phát liên kết và thiết bị đầu cuối: Được sử dụng để cấp phát các liên kết
cho các thiết bị đầu cuối.
2.5.2.3. Chức năng quản lý tuyến báo hiệu (SRM)
Mục đích của chức năng quản lý tuyến báo hiệu là đảm bảo cho việc trao đổi các
thông tin giữa các nút mạng (SP hay STP) về khả năng mang bản tin của các tuyến báo
Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 34
Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7
hiệu. Chức năng này được thực hiện trong STP. Về cơ bản điều này liên quan tới việc
gửi các bản tin cấm truyền báo cho các điểm báo hiệu khác bị ảnh hưởng của lỗi đầu xa.
Chức năng quản lý tuyến báo hiệu có các thủ tục liên quan sau:
o Thủ tục chuyển giao có điều khiển (Transfer Control): Chức năng này được
thực hiện tại một STP đối với một tin báo hiệu có liên quan đến địa chỉ đích nào
đó, khi ấy nó phải thông báo cho một hay nhiều SP phía nguồn để hạn chế hoặc
không được tiếp tục gửi thêm các bản tin báo hiệu có mức ưu tiên nhỏ hơn mức
tắc nghẽn các đường truyền.
o Thủ tục chuyển giao bị cấm (Transfer Prohibited): Được thực hiện tại một
STP để thông báo cho các điểm báo hiệu lân cận là không thể định tuyến các bản
tin qua STP này được.
o Thủ tục cho phép chuyển giao (Transfer Allowed): Được thực hiện tại STP để
thông báo cho các SP lân cận là có thể định tuyến các bản tin qua nó bình
thường.
o Thủ tục chuyển giao bị hạn chế (Transfer Retricted): Được thực hiện tại một
STP khi nó phải thông báo cho các SP hay STP lân cận rằng không nên định
tuyến các bản tin qua STP này.
o Thủ tục kiểm tra tuyến báo hiệu (Signaling Route Set Test): Được thực hiện
ở các SP để kiểm tra xem lưu lượng báo hiệu hướng tới một SP đích nào đó có
thể được thiết lập thông qua một STP lân cận hay không.
o Thủ tục kiểm tra mức độ tắc nghẽn ở tuyến báo hiệu (Signalling Route Set
Congestion Test Procedure): Được thực hiện ở một SP để cập nhật trạng thái
nghẽn mạch liên quan đến một chùm tuyến báo hiệu đi đến một SP nào đó trong
mạng.
Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 35
Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7
CHƯƠNG 3
PHẦN ĐIỀU KHIỂN KẾT NỐI BÁO HIỆU (SCCP)
Phần chuyển giao bản tin (MTP) của hệ thống báo hiệu SS7 được thiết kế để truyền các
bản tin TUP (Và sau đó, ISUP) giữa các tổng đài tại điểm cuối của một đường trung kế. Phần
điều khiển kết nối báo hiệu (SCCP), trong sự kết hợp cùng với MTP, cung cấp chuyển đổi của
những thông báo cái mà không liên quan đến những đường trung kế riêng biệt. Ví dụ như
những ban tin giao dịch từ lớp 1 tới lớp 3 của MTP. Sự kết hợp của MTP và SCCP được hiểu
như là phân dịch vụ mạng (NSP – Network Service Part) của SS7, và là tương đương với các
lớp 1, 2 và 3 của mô hình OSI trong hệ thống mạng truyền dữ liệu.
3.1. GIỚI THIỆU
Hình sau cho biết SCCP và những mối quan hệ cùng với các phần khác của SS7. TCAP
và ISUP là phần người sử của SCCP. Lần lượt, ASE (Application Service Element) tại một
điểm báo hiệu là phần đối tựong sử dụng của TCAP, và có thể được xem xét như là phân đối
tượng người dùng gián tiếp của SCCP. Mỗi phần người dùng SCCP tại một điểm báo hiệu có
một số hệ thống con (SSN - Subsystem) cái mà được hạn chế từ 1 đến 127. khi SCCP nhận
được một bản tin báo hiệu đến từ MTP, nó sử dụng SSN để phân phát bản tin tới phần người
sử dụng thích hợp ( trong các trường hợp của ASE, các bản tin báo hiệu được đưa tới TCAP,
cái mà sau đó được phân phát tới nó). Trong phần này, thuật ngữ hệ thống con là được sử
dụng để biểu thị trong phần đối tượng sử dụng SCCP.
3.1.1. Các lớp dịch vụ chuyển giao bản tin
SCCP cung cấp bốn lớp dịch vụ tới phân lớp đối tượng người dùng của nó
Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 36
Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7
• Lớp 0 : Dịch vụ không có kết nối cơ sở (Basic connectionless service).
• Lớp 1 : Dịch vụ không kết nối tuần tự (Connectionless service with sequence control).
• Lớp 2 : Dịch vụ kết nối định hướng cơ sở (Basic connection-oriented service).
• Lớp 3 : Dịch vụ kết nối định hướng điều khiển luồng (Connection-oriented service
with flow control).
3.1.2. Sự nâng cao chuyển giao bản tin
SCCP tăng cường những khả năng chuyển đổi thông báo (của) SS7 trong hai cách thiết
yếu. Trong cách đầu tiên, MTP sử dụng sự chỉ thị dịch vụ (SI - service indicator) trong một
bản tin báo hiệu đầu vào để chuyển nó tới người sử dụng MTP thích hợp (SCCP là một trong
số đó). SI có một dải từ o đến 15, cái mà để giới hạn số của những người sử dụng MTP tới 16.
SCCP mở rộng khả năng định vị của SS7, cho phép tới 127 hệ thống con tại một điểm báo
hiệu.
Trong cách thứ 2, SCCP cũng cho phép một cuộc gọi trong hệ thống con tới một địa chỉ
của cuộc gọi trong hệ thống con bởi một nhãn toàn cầu (GT - Global Title). Đây là một địa chỉ
chức năng, trong khuôn dạng của một chuỗi số kéo dài, cái mà không được sử dụng cho định
tuyến bản tin. Mục đích của GT là được thảo luận trong phân sau. SCCP bao gồm những sự
chuẩn bị để dịch một nhãn toàn cầu (GT) thành một địa chỉ cái mà có thể được sử dụng để
định tuyến một bản tin tới hệ thống đích.
Hình 3.1 Vị trí của SCCP trong hệ thống báo hiệu SS7
3.2. CẤU TRÚC VÀ GIAO DIỆN SCCP
SCCP phối hợp với MTP tạo nên phần dịch vụ mạng NSP (Network Service Part) tương
ứng với lớp mạng trong mô hình của OSI. SCCP cung cấp tất cả các chức năng của lớp mạng
mà các chức năng này không được đề cập đến trong phần về MTP, ví dụ như việc đánh địa chỉ
và kết nối.
Đại Học Công Nghệ -ĐHQGHN 37
Tổng quan về hệ thống báo hiệu số 7
SCCP gồm có những phần được chỉ ra trong hình 3.2 . Điều khiể
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CPL 22.pdf