I. Vài nét về đất nước Nhật bản 1
1. Địa lý: 1
2. Lịch sử: 1
a. Giai đoạn cổ xưa. 1
b. Thời đại phong kiến. 2
c. Thời kỳ hiện đại. 3
3. Con người và văn hoá. 3
II. TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN. 4
III. CÁC CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ CỦA NHẬT BẢN. 9
1. Những xu hướng kinh tế vĩ mô 9
2. Chính sách tài chính 11
3. Chính sách kinh tế đối ngoại của Nhật Bản 16
a. Chính sách thương mại của Nhật Bản: 17
b. Chính sách đầu tư nứơc ngoài. 20
4. Chính sách khoa học - kỹ thuật 22
IV. Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản 24
27 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 4805 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng quan về nền kinh tế Nhật bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Woods, vốn là một trong những trụ cột hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế của thế giới tự do trong thời kỳ sau chiến tranh. Tháng 2/1973, những nước lớn trên thế giới, kể cả Nhật Bản, đã chuyển sang chế độ tỉ giá hối đoái thả nổi. Sự rối loạn trong hoạt động tiền tệ quốc tế đã góp phần tạo ra một làn sóng lạm phát toàn thế giới. Trong phạm vi Nhật Bản, lạm phát có xu hướng trầm trọng hơn do các chính sách tiền tệ thả lỏng nhằm khuyến khích hoạt động kinh tế và giảm dư thừa tài khoản hiện hành của đất nước. Cú xốc dầu mỏ lần thứ nhất, vào mùa thu năm 1973, đã khiến ngọn lửa lạm phátl bốc cao hơn nữa làm giá cả tiêu dùng tăng 20% vào năm 1974.
Trước tình hình đó Chính phủ đã nâng lãi suất, giảm đầu tư công cộng, và áp dụng cả những biện pháp khác để kiềm chế tổng cầu, làm giảm mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng thực tế trong năm tài chính 1974 (từ tháng 4/1974 đến tháng 3/1975) đã giảm tới -0,2%, và đất nước rơi vào tình trạng kinh tế khó khăn nhất kể từ những năm đầu sau chiến tranh.Cú xốc dầu mỏ đã làm nổi rõ sự mong manh của nền kinh tế Nhật bản vốn dựa chủ yếu vào dầu mỏ nhập khẩu làm nguồn cung cấp năng lượng. Vào những năm tiếp sau, hoạt động kinh tế đã hồi phục chút ít, nhưng không bao giờ đạt được mức thời kỳ tăng trưởng nhanh. Và bước tranh tài chính có vẻ ảm đạm do thu nhập từ thuế giảm vì tình hình kinh tế trì trệ. Trong ngân sách bổ sung của năm tài chính 1975, lần đầu tiên từ sau chiến tranh chính phủ buộc phải dùng đến biện pháp tài chính thiếu hụt và cho tới năm tài chính 1990 ngân sách vẫn trong tình trạng thiếu hụt.
Cuối năm 1978, từ lúc nền kinh tế Nhật Bản có những dấu hiệu phục hồi từ những ảnh hưởng của cú xốc dầu mỏ lần thứ nhất thì cuộc cách mạng ở Iran đã lại gây ra đợt tăng giá dầu mỏ lần thứ hai. Rút kinh nghiệm từ cú xốc lần thứ nhất, chính phủ đã nhanh chóng phản ứng bằng cách thặt chặt tiền tệ và bằng các biện pháp khác để kiểm soát lạm phát vào mùa hè năm 1980 giá cả đã ít nhiều được ổn định. Nhưng nền kinh tế đã ít nhiều bước vào giai đoạn suy thoái do các cơ sở kinh doanh cắt giảm mức hàng tồn kho và giảm chi tiêu cơ bản và do các cá nhân giảm chi tiêu vào tiêu dùng và đầu tư nhà cửa. Lãi suất cao ở Mỹ đã làm kéo dài hơn sự suy thoái ở Nhật Bản.
Sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ hai vào đầu những 80 thì đến những năm 90 kinh tế Nhật Bản lại lâm vào một cuộc khủng hoảng do nạn đầu cơ và buôn bán bất động sản, một lần nữa kinh tế Nhật Bản lại lâm vào tình trạng suy thoái đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính. Những khó khăn trong lĩnh vực tài chính đã tác động đến mọi mặt của nền kinh tế Nhật Bản cụ thể là: Để ổn định và phát triển nền kinh tế nước này Chính phủ Nhật Bản đã phải thực hiện chính sách mạnh mẽ, chấp nhận phá sản một loạt công ty làm ăn yếu kém.Theo công ty dữ liệu Teikoku Databank một số vụ phá sản ở Nhật Bản trong tháng 2 năm 2000 tăng 51% so với cùng kỳ năm trước. Các công ty của Nhật Bản đang phải đối phó với tình trạng giá tài sản giảm mạnh và doanh số bán hàng trì trệ đang bị sức ép cải cách, cắt giảm quan hệ kinh doanh thông thường không hiệu quả. Số vụ phá sản trong tháng 2/2000 là 1.441 công ty. Theo AP ngày 14/4 năm 2000 số vụ phá sản công ty trong tháng 3/2000 là 1770 công ty. Năm tài chính 1999 kết thúc vào 31/3/2000 số công ty đã phá sản là 16.887 công ty giảm 3,5% so với năm tài chính trước đó. Các công ty phá sản làm thất nghiệp tăng cao, giám đốc điều hành hãng sản xuất ô tô lớn thứ hai của Nhật Bản đã tuyên bố sẽ đóng cửa 5 nhà máy cắt giảm quan hệ với hàng trăm nhà cung cấp và sa thải 21.000 công nhân. Hai ngân hàng lớn ở Nhật Bản là Sakura và Sumitomo đã hợp nhất để tồn tại và cắt giảm 9.300 nhân viên. Ngân hàng Đaiichi Kangyo và ngân hàng Fuji cùng ngân hàng công nghiệp Nhật Bản dự tính sẽ cắt giảm 6000 nhân viên. Sony và hãng viễn thông NTT bắt đầu cải tổ cơ cấu cũng có xu hướng cắt giảm nhân viên, hãng Toshiba đang giải tán nhiều chi nhánh không sinh lợi. Quan niệm truyền thống thiếng liêng có việc làm suốt đời cho mọi công dân Nhật Bản đang bị rạn nứt.
Không chỉ thất nghiệp tăng nhanh mà Nhật Bản còn bị giảm xuất khẩu do nhu cầu bên ngoài giảm gây trở ngại cho phục hồi kinh tế. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản năm 1996 chỉ đạt 43.496, tỷ yên tăng 0,9% so với năm 1994 và 0,5% so với năm 1995. Chủng loại hàng hoá xuất khẩu cũng giảm cùng với việc đình trệ trong địa bàn xuất khẩu ở những thị trường xuất khẩu chính như Mỹ và EU, thậm chí cả khu vực Châu á. Trong năm tài chính 2000 nền kinh tế Nhật Bản có thể sẽ tăng hơn 1% đây là chỉ tiêu của chính phủ Nhật Bản đề ra và nền kinh tế Nhật Bản đang tiến tới sự khôi phục và bền vững hơn do những nỗ lực của chính phủ Nhật Bản trong mấy năm qua. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế trong năm 1999 kết thúc vào 31/3/2000 đạt được chỉ tiêu 0,6%. Những nguy cơ về tình hình tài chính đang xấu đi sau khi chính phủ Nhật Bản đã phát hành một số lớn trái phiếu nợ để tài trợ một loạt các biện pháp kích thích phát triển sẽ có thể làm cho nền kinh tế của Nhật Bản lại rơi vào khủng hoảng. Chính phủ Nhật Bản đã thông qua một ngân sách kỷ lục trị giá84.990 tỷ yên cho năm tài chính 2000 để đạt được một sự phục hồi thực sự bền vững nền kinh tế vẫn còn mong manh.
III. Các chính sách về kinh tế của Nhật Bản.
1. Những xu hướng kinh tế vĩ mô
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số được Nhật Bản duy trì trong suốt những năm 60 và đầu những năm 70 đã kết thúc cùng với cuộc khủng hoảng dầu mỏ lần thứ hai (1979 - 1980) tốc độ tăng phổ biến chỉ đạt chưa đầy 4%. Đứng trước sự gia tăng cả chi phí năng lượng lẫn lao động do các cuộc khủng hoảng dầu mỏ công nghiệp Nhật Bản đã hết sức cố gắng để giảm nhu cầu về năng lượng lao động, áp dụng kỹ thuật mới những cố gắng này đã thực sự tạo cho Nhật Bản có sức cạnh tranh quốc tế mạnh hơn so với thời kỳ trước khủng hoảng dầu mỏ.
Vào đầu những năm 80, suy thoái kinh tế toàn cầu đã khiến cho tiêu dùng dầu mỏ giảm mạnh và làm yếu đáng kể tình đoàn kết của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC). OPEC đã tuyên bố giảm giá dầu vào tháng 3/1983, và điều này đã đánh dấu sự mở đầu một thời kỳ giá dầu rẻ hơn. Sự thay đổi này cùng với việc yếu đi của đồng Yên và sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ đã có tác động tích cực đến nền kinh tế Nhật Bản vào đầu những năm 80. Việc tăng mạnh đầu tư tư bản tư nhân vào xuất khẩu cuối cùng đã đưa nền kinh tế thoát khỏi đường hầm suy thoái. Tốc độ tăng trưởng thực tế đã lên tới 4,5% vào năm tài chính 1984 và 4,3% trong năm tài chính 1985.
Tháng 9/1985, năm quốc gia công nghiệp lớn đã nhất trí cùng hành động để giảm giá đồng đôla đang tăng cao, trong 12 tháng sau đó đồng đôla đã giảm mạnh từ trên 240 yên xuống dưới 160 yên. Điều này đã làm cho nền kinh tế Nhật Bản bị suy thoái. Do đó, năm 1987 chính phủ và ngân hàng Nhật Bản đã có những biện pháp tài chính và tiền tệ để tăng nhu cầu trong nứơc, nhằm khuyến khích sự phục hồi kinh tế giảm dư thừa tài khoản hiện hành. Quan trọng nhất trong những biện pháp này gồm có việc hạ thấp tỉ suất chiết khấu chính thức xuống còn 2,5%, đầu tư thêm 5.000 tỷ yên cho các công trình công cộng và giảm tới trên 1000 tỷ yên thuế thu nhập. Đáp lại, khu vực chế tạo đã có những chính sách nhằm đẩy mạnh nhu cầu trong nước. Do đó suy thoái đã chấm dứt năm 1986, mở đầu một thời kỳ phục hồi nhờ nhu cầu trong nước và nền kinh tế đã duy trì được sức mạnh của mình bằng tốc độ tăng thực tế trung bình 5,3% từ năm tài chính 1987 đến năm 1990. Những mất cân đối đối ngoại cũng bắt đầu có những dấu hiệu thay đổi. Dư thừa tài khoản hiện hành, đạt mức cao nhất 4,4% TSPQD vào năm tài chính 1986, đã giảm còn 1,1% vào năm tài chính 1990.
Trong khi đó, cái gọi nền kinh tế bong bóng đã xuất hiện từ năm 1988, với việc giá đất và chứng khoán tăng nhanh để khắc phục hiện tượng này và ngăn ngừa lạm phát có thể xuất hiện do cuộc khủng hoảng vùng vịnh nổ ra vào tháng 8/1990 chính phủ và ngân hàng Nhật Bản đã chuyển sang chính sách thắt chặt dây lưng. Từ khoảng năm 1991 nền kinh tế đã bị suy thoái nặng nề do vậy chính phủ và ngân hàng Nhật Bản laị một lần nữa áp dụng những chính sách ít chặt chẽ hơn. Đặc biệt đáng lưu ý chương trình kinh tế toàn diện tháng 8/1992 bao gồm chi tiêu phụ thêm cho các công trình công cộng và nhằm phục hồi kinh tế nhờ nhu cầu trong nước. Số tiền chi cho các biện pháp này đạt tổng công 10.700 tỷ yên.
Trong suốt thời gian này, Nhật Bản đã duy trì được vị trí của mình như là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Theo báo cáo các tài khoản quốc gia của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) và những thống kê của Cục kế hoạch kinh tế Nhật Bản, TSPQD của Nhật Bản năm 1990 là 3000 tỷ USD đứng thứ hai sau Mỹ là 5400 tỷ USD. Tổng sản phẩm quốc dân theo đầu người của Nhật Bản đứng thứ ba trong số 24 thành viên của OECD năm 1988 và 1989. Nhưng năm 1990 tụt xuống vị trí thứ bảy với 24.184 đô la, tuy nhiên Nhật Bản tiếp tục có tổng sản phẩm quốc dân theo đầu người cao nhất trong các nước thuộc nhóm 7 nước công nghiệp (G7) từ năm 1986. Về tài sản thuần ở nước ngoài, Nhật Bản đứng thứ nhất vào cuối năm 1985, Nhật Bản đã bị Đức vượt vào cuối năm 1990 song đã giành lại vị trí đứng đầu của mình vào cuối năm 1991 vào 383 tỷ USD.
2. Chính sách tài chính
Năm tài chính của Nhật Bản kéo dài từ mùng 1/4 đến 31/3 hàng năm vì người Nhật cho rằng vào tháng 4 Hoa Anh Đào nở đẹp nhất nên nếu bắt đầu 1 năm tài chính vào tháng 4 lúc Hoa Anh Đào đang nở đẹp như vậy thì sẽ hy vọng trong năm tài chính mới này sẽ thu được nhiều kết quả tốt đẹp như Hoa Anh Đào đang nở. Vào đầu năm tài chính ,các bộ và các cục khác nhau trình yêu cầu về ngân sách của mình cho năm tài chính sắp tới lên Bộ Tài Chính vào cuối tháng 8. Bộ Tài Chính sẽ cấn đối những yêu cầu này với các khoản thu dự tính và thường hoàn thành dự thảo ngân sách vào cuối tháng 12 đề trình lên nội các. Sau khi được nội các phê chuẩn, Chính phủ sẽ trình ra Quốc hội vào tháng 1 và tìm cách để được thông qua trước khi bắt đầu năm tài chính mới.
Luật Tài Chính Nhật Bản năm 1947 chỉ cho phép Chính phủ phát hành công trái dưới dạng "công trái xây dựng" để gây quỹ đầu tư vào các dự án công trình công cộng; luật này không có điều khoản nào về phát hành công trái để cấp tiền cho việc chi tiêu thông thươngf. Vì vậy Chính phủ đa kìm chế không phát hành công trái tài trợ thiếu hụt suốt cho đến hết năm tài chính 1974. Nhưng vào năm 1975, thu nhập từ thuế giảm do khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất đã buộc Chính phủ phải có một đạo luật đặc biệt cho phép phát hành thêm gần 2000 tỷ yên (khoảng 14 tỷ đôla theo tỷ giá 135 yên một đôla) công trái bù thiếu hụt như là một phần của ngân sách bổ sung của năm đó.
Chi tiêu tiếp tục do chi phí hệ thống phúc lợi xã hội của Nhật Bản tăng lên, đặc biệt tiền hưu trí và dịch vụ y tế. Do đó, công trái bù thiếu hụt đã được phát hành hàng năm từ năm 1975 đến năm 1990.
Chính phủ đã tăng chi tiêu cho các công trình công cộng suốt thời gian cuối những năm 70 để kéo nền kinh tế trong nước ra khỏi cuộc suy thoái sau khủng hoảng dầu mỏ, đồng thời đóng góp vào sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Công trái xây dựng đã tạo được nhiều quỹ cho hoạt động này, và vào cuối năm tài chính 1978, tổng nợ quốc gia, kể cả công trái bù thiếu hụt, đã vượt mức 10.000 tỷ yên (71,4 tỷ đôla). Vào năm tài chính 1979, công trái mới phát hành của Chính phủ đã chiếm tới 34.7% các khoản chi tài khoản chung.
Việc tăng phát hành khối lượng công trái Chính phủ loại này đã làm thay đổi trò truyền thống của chính sách tài chính - phân bổ các nguồn tài nguyên và điều chỉnh các hoạt động kinh tế. Điều đó có khả năng làm giảm đầu tư nhân dân, gây ra lạm phát và đặt gánh nặng lên vai thế hệ tương lai. Những lo ngại lúc này đã thúc đẩy chính phủ nhanh chóng tiến hành xây dựng một chương trình xây dựng lại nền tài chính. Cải cách tài chính đã là chủ để trung tâm trong chính sách đối nội những năm 80, đặc biệt trong suốt nhiệm kỳ của Thủ tướng Nakasone yasuhiro từ tháng 11/1982 đến tháng 10/1987. Mục tiêu xây dựng lại nền tài chính của chính phủ là chấm dứt phát hành công trái bù thiếu hụt vào năm tài chính 1990. Do những nỗ lực này, nên mục tiêu công trái bù thiếu hụt bằng 0 đã đạt được trong ngân sách năm 1991. Sự phụ thuộc vào công trái chính phủ đã giảm còn 10,1% tài khoản chung trong ngân sách năm 1992.
Năm 1987 - 1988, hệ thống thuế đã được xét lại một cách căn bản nhằm tạo ra sự cân đối tốt hơn giữa các loại thuế thu nhập và thuế thu nhập, tiêu dùng và thuế tài sản. Thuế thu nhập có 15 hạng thuế từ 10,5% - 70%, đã được đơn giản hoá còn 5 hạng từ 10% - 50%. Đồng thời, chế độ miễn thuế cho lợi tức của các tài khoản tiết kiệm nhỏ đã được bãi bỏ. Tỷ suất thuế thu nhâp công ty đã được giảm từ 42% xuống còn 37,5%. Về thuế gián tiếp, các thuế gián tiếp cá nhân như thuế hàng hoá đã được thay thế bằng thuế tiêu dùng. Tỷ suất thuế chỉ có 3%, nhưng nó được áp dụng rộng rãi cho toàn bộ các sản phẩm tiêu dùng. Khoản chi lớn nhất trong ngân sách của chính phủ là chi phí cho các dịch vụ công trái của chính phủ, mặc dù có những nỗ lực nhằm phát hành thêm công trái bù thiếu hụt, Nhật Bản vẫn có tỷ lệ nợ so với TSPQD cao so với các quốc gia công nghiệp khác.
Chính trong hoàn cảnh này chính phủ Nhật Bản đã phải đương đầu với sức ép ngày càng tăng và ở trong nước lẫn nước ngoài đòi mở rộng nhu cầu trong nước như một cách để đẩy mạnh sự tăng trưởng liên tục, không có lạm phát của nền kinh tế thế giới và sửa chữa những mất cân đối đối ngoại của nền kinh tế Nhật Bản. Trong suốt năm tài chính 1992, chính phủ đã đáp lại bằng cách đưa ra một ngân sách bổ sung lớn nhất chưa từng có, phản ánh những điều khoản của chương trình kinh tế khẩn cấp đựơc công bố vào tháng 8. Mục đích của nỗ lực này là dùng chính sách tài chính để thúc đẩy mở rộng nhu cầu trong nước.
Ngân hàng Trung ương của Nhật Bản có trách nhiệm giống như các ngân hàng Trung ương ở các nước khác là duy trì giá trị đồng tiền quốc gia thông qua những biện pháp như điều chỉnh tỷ suất chiết khấu chính thực, cân đối các nhu cầu dự trữ của các ngân hàng và các hoạt động trên thị trường trái phiếu. Gần đây người ta đã nhấn mạnh đến việc phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô với các ngân hàng Trung ương cuả các quốc gia khác để ổn định tỷ suất ngoại hối và tạo điều kiện cho các giao dịch tài chính quốc tế được phát triển.
Một đặc điểm của khu vực tài chính Nhật Bản là phân loại các ngân hàng theo các lĩnh vực hoạt động khác nhau. Các loại này gồm có ngân hàng tín dụng dài hạn, các ngân hàng thành phố và khu vực, các ngân hàng uỷ thác, và các ngân hàng tiết kiệm và cho vay lẫn nhau, các hiệp hội tín dụng.
Trong lĩnh vực tài chính quốc tế, luật ngoại hối được sửa đổi vào năm 1980 đã loại bỏ hầu hết những hạn chế đối với những giao dịch tư bản quốc tế. Từ khoảng thời gian này, các tổ chức tài chính Nhật Bản đã bắt đầu mở rộng và tăng cường năng lực của họ trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế, các ngân hàng và các công ty chứng khoán đều tích cực tham gia vào thị trường tài chính nước ngoài.
Việc mở rộng ra nước ngoài của các tổ chức tài chính Nhật Bản và việc gia tăng những giao dịch tư bản quốc tế của họ đã ngày càng tập trung được sự chú ý vào Tokyo như là một trung tâm tài chính thế giới. Việc này đã khiến các nước khác ngày càng đòi hỏi Nhật Bản phải xóa bỏ các qui định có tính chất kiềm chế và phải quốc tế hoá các thị trường tiền tệ và tư bản của mình. Suốt trong năm 1984 chính phủ đã đáp lại đòi hỏi này bằng cách bãi bỏ những hạn chế đối với việc chuyển ngoại tệ thành đồng yên, thiết lập một thị trường nhận thanh toán bằng đồng yên của các ngân hàng và nới lỏng những hạn chế về lãi suất của các khoản tiền gửi lớn có kỳ hạn. Hơn nữa, tư cách hội viên của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo đã được mở cho các công ty chứng khoán nước ngoài và các ngân hàng nước ngoài được phép tham gia vào các hoạt động ngân hàng uỷ thác. Từ đó đã có thêm nhiều biện pháp kể cả việc nới lỏng những hạn chế đối với những giao dịch đồng yên Châu Âu. Chính phủ đang tiến hành tự do hoá hơn nữa các dịch vụ tài chính. Việc nới lỏng những hạn chế về lãi suất của các khoản tiền gửi có kỳ hạn dự kiến sẽ đựơc hoàn thành tháng 6/1993, trong khi tất cả lãi suất tiền gửi, kể cả tiền gửi bằng tiền mặt sẽ đựơc nới lỏng hoàn toàn vào năm 1994. Đồng thời, những trở ngại phân chia hoạt động kinh doanh ngân hàng và chứng khoán sẽ được giảm bớt. Do vậy các chi nhánh của các ngân hàng dự kiến sẽ được phép hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán và các nhánh của các công ty chứng khoán cũng sẽ có thể tham gia vào các hoạt động ngân hàng từ năm 1993.
Khi nền kinh tế bong bóng của Nhật Bản bùng nổ kèm theo là khủng hoảng ngân hàng trong những năm 90, Nhật Bản đã thi hành chương trình tự do hoá thị trường tài chính Nhật Bản - Big Bang - gồm 8 điểm sau đây:
- Thả nổi hoàn toàn giá cả các dịch vụ tài chính
- Mở cửa thị trường hối đoái cho mọi người.
- Xoá bỏ biên giới phân chia 3 ngành nghề: Ngân hàng, bảo hiểm, và mua bán chứng khoán.
- Cho phép vốn liếng tự do luân chuyển trong cũng như ngoài nứơc.
- Buộc các cơ quan tài chính phải công bố những dữ liệu chính xác về hoạt động ngân hàng của mình dù lời hay lỗ.
- Giảm bớt hoặc xoá hẳn các loại thuế có tác dụng giới hạn việc mua bán sang nhượng địa ốc chứng khoán.
- Củng cố tính độc lập của ngân hàng quốc gia trước đây bị nhà nước khống chế
- Cho phép nước ngoài tự do cạnh tranh trên thị trường nội địa không phân biệt đối xử.
Chương trình này sẽ dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường cung cấp tài chính của Nhật Bản. Do vậy để trụ vững trong giai đoạn này ở Nhật Bản đã diễn ra một làn sóng sát nhập, đây cũng là điểm báo kết thúc của các Keiretru đó là những tập đoàn kinh doanh lớn gồm nhiều hãng có quan hệ lỏng lẻo với nhau mà theo truyền thống một Keiretru phải có một ngân hàng. Vào đầu thế kỷ 21 Nhật Bản đã có 4 ngân hàng được xếp vào 10 ngân hàng lớn nhất thế giới trong đó có 3 ngân hàng của Nhật Bản được xếp vào những vị trí đầu.
STT
Tên ngân hàng
Giá trị tài sản (Tỷ USD)
1
IBJ + DKB + Fuji (Nhật Bản)
1300
2
Sanwa + A sahi + Tokai (Nhật Bản)
1010
3
Sumitomo + Sakura (Nhật Bản)
943
4
Deutseho (Đức)
880
5
BTM - Mitsubishi Trust + Nipon Trust + Tokyo Trust (Nhật Bản)
866
6
BNP + Pari bas (Pháp)
721
7
Tập đoàn ngân hàng UBS (Thụy điển)
686
8
Citigroup
667
9
Tập đoàn ngân hàng America (Mỹ)
656
10
HSBC. PLC (Anh)569
Theo hãng thông tấn AFP (Pháp)
Chú thích:
IBJ: Industrial Bank of Japan
DKB: Daiichi Kangyo Bank
BTM: Bank of Tokyo - Mitsubishi
Trong hội nghị các Bộ trưởng tài chính G7 họp ngày 15/4/2000 đã nhận định nền kinh tế Nhật Bản còn cần phải đẩy nhanh tốc độ cải cách cơ cấu để tăng nhu cầu trong nước và tiếp tục duy trì chính sách lãi suất 0% để tránh sức ép lạm phát. Nhưng trong khi đó lãi suất chiết khấu ở Mỹ đã đựơc tăng lên đến 5,5% chính điều này làm cho đồng yên của Nhật Bản bị sụt giá tương đối so với đồng USD. Ngoài ra, khả năng thường xuyên của ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) vào thị trường tiền tệ cũng là một nhân tố làm cho đồng yên giảm giá. Các nhà kinh tế Nhật Bản cho rằng đồng yên sẽ tiếp tục ở mức thấp là 105 đến 110 yên/1USD. Sự mất giá của đồng yên làm giảm thiểu nền kinh tế gây khó khăn trong phục hồi kinh tế của Nhật Bản nhưng ngân hàng Trung ương Nhật Bản vẫn sẵn sàng can thiệp để giữ cho đồng yên ở mức thấp so với đồng đô la để khuyến khích xuất khẩu, do đó tính đến cuối quí I năm 2000 Nhật Bản đã đạt được mức dự trữ ngoại tệ lớn nhất thế giới khoảng 258,2 tỷ USD.
3. Chính sách kinh tế đối ngoại của Nhật Bản
Do TSPQD của Nhật Bản hiện chiếm trên 10% của toàn thế giới, nên Nhật Bản ý thức được rõ hơn về trách nhiệm và vai trò của mình đối với sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế thế giới và đã hết sức cố gắng để chuyển cơ cấu kinh tế của mình từ phụ thuộc vào xuất khẩu sang dựa vào nhu cấu trong nước và giảm dư thừa tài khoản hiện hành. Những nỗ lực để khuyến khích nhu cầu trong nước, mở rộng hơn nữa các thị trường Nhật Bản và đẩy mạnh nhập khẩu này cùng với việc đồng yên lên giá và đồng đô la giảm giá góp phần làm giảm sự mất cân đối buôn bán Nhật - Mỹ và mở rộng việc nhập khẩu các hàng chế tạo và Nhật Bản từ các Nies Châu á, các nước ASEAN và các bạn hàng khác. Nhật Bản phải tiếp tục những nỗ lực này để đóng góp vào sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế thế giới. Chế độ buôn bán tự do nhiều lên là cơ sở phát triển kinh tế không chỉ ở Nhật Bản mà toàn thế giới, và việc duy trì và tăng cường điều đó là rất quan trọng cho sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới. Do đó Nhật Bản phải đóng góp mạnh mẽ vào sự thành công của những thương lượng buôn bán nhiều bên đang được tiến hành dưới sự bảo hộ của tổ chức Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT).
Những tiến bộ khoa học kỹ thuật gần đây đã có ảnh hưởng quan trọng đến thế giới theo nhiều cách và đã nảy sinh những vấn đề khác nhau có liên quan đến khoa học và kỹ thuật kể cả luồng kỹ thuật tiên tiến phương Tây chảy sang phương Đông và việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Do vậy Nhật Bản với tư cách là thành viên chủ chốt của cộng đồng phương Tây và một quốc gia Châu á - Thái Bình Dương, phải tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu và giữ vai trò tích cực trong việc tìm ra những giải pháp cho các vấn đề này.
a. Chính sách thương mại của Nhật Bản:
Chính sách thương mại của Nhật Bản cũng trải qua nhiều thời kỳ mà điểm khởi đầu của nó là thời kỳ Minh Trị.
* Thời kỳ Minh Trị 1868 - 1911:
Trong thời kỳ này Nhật Bản tăng cường quan hệ với các nứơc phương Tây, tiếp thu những tư tưởng mới và kinh nghiệm phục vụ cho qúa trình CNH - HĐH đất nước. Không chỉ có vậy Nhật Bản còn loại bỏ những đạo luật hạn chế hoạt động ngoại thương, mở rộng hoạt động tham quan du lịch để học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế của những nước phương Tây. Nhờ những cải cách như vậy trong giai đoạn này Nhật Bản đã tăng kim ngạch ngoại thương hình thành được kiểu tư duy kinh tế để phát triển đất nứơc theo hướng phương Tây.
* Thời kỳ trước chiến tranh thế giới thứ hai 1912 - 1945.
Tiếp tục những cải cách của thời kỳ Minh Trị, trong giai đoạn này chính phủ Nhật Bản tiếp tục mở rộng ngoại thương và chuyển hướng thương mại từ Châu Âu sang Châu á. Nhưng đến cuối thế kỷ này nền kinh tế bị chiến tranh chi phối các ngành công nghiệp phát triển chủ yêú để phục vụ cho chiến tranh, nhập khẩu chủ yếu là trang thiết bị cho quân đội nên trong giai đoạn này ngoại thương hầu như không tồn tại.
* Thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai
ã Giai đoạn sau chiến tranh đến năm 1973:
Trong giai đoạn này nền kinh tế đang được phục hồi dần dần sau chiến tranh do đó nền kinh tế còn non yếu tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu còn thấp. Chính vì vậy trong giai đoạn này chính phủ Nhật Bản đặc biệt chú trọng tới hoạt động ngoại thương để tăng thặng dư thương mại và tích luỹ vốn. Để đạt được điều này Nhật Bản đã tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới như: GATT - WB, xây dựng một chương trình tự do hoá thương mại một cách thận trọng với các bước đi phù hợp với đất nước mình, giảm quản lý bằng hạn ngạch và biện pháp hành chính không bảo hộ hàng hoá trong nước. Nhật Bản thúc đẩy xuất khẩu để tăng tích luỹ ngoại tệ trong nước, để xuất khẩu tăng Nhật Bản đã tích cực áp dụng hàng loạt các biện pháp ưu đãi cho xuất khẩu như miễn giảm thuế xuất khẩu cho các doanh nghiệp làm xuất khẩu, thành lập các cơ quan hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu như: ngân hàng cấp tín dụng, cơ quan kiểm tra chất lượng...
ã Giai đoạn 1974 - 1985.
Trong giai đoạn này phần nào Nhật Bản đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng nhưng để phát triển nền kinh tế Nhật Bản ngày càng ổn định, Nhật Bản vẫn phải tích cực áp dụng các chính sách thương mại bằng cách đẩy mạnh xuất khẩu không phải trong phạm vi khu vực mà là toàn thế giới hơn nữa Nhật Bản còn phải chú trọng việc nhập khẩu công nghệ thiết bị chế biến để tiến tới xuất khẩu công nghệ.
ã Giai đoạn từ 1985 đến nay.
Tài khoản hiện hành của Nhật Bản bị thiếu hụt đáng kể trong vài năm sau mỗi cuộc khủng hoảng dầu mỏ. Nhưng cán cân thanh toán đã chuyển sang dư thừa vào năm 1981, và từ năm 1983 phần dư thừa đã tăng nhanh đặc biệt, đây là kết quả của sức cạnh tranh quốc tế về chất lượng ngày càng tăng của các mặt hàng chế tạo Nhật Bản cộng với việc đồng yên có giá tương đối thấp so với đồng đô la và sự mở rộng của nền kinh tế Mỹ trong suốt thời kỳ này. Bàng nhiều cách khác nhau, chính phủ Nhật bản đã cố gắng sự mất cân đối đối ngoại này. Tháng 7/1985 Nhật Bản đã đề ra một chương trình hành động nhằm cải thiện việc thâm nhập thị trường bằng cách sửa đổi hệ thống tiêu chuẩn và cấp phép của Nhật Bản và bãi bỏ hoặc giảm thuế quan đánh vào các hàng chế tạo, đơn giản các hàng rào phi thuế quan tăng hạn ngạch nhập khẩu khuyến khích các cơ quan nhà nước thu mua và tiêu dùng hàng nhập khẩu. Nhật Bản còn tổ chức nhiều cuộc triển lãm và nhiều điểm bán hàng nước ngoài tại Nhật Bản, cử các chuyên gia ra giúp các công ty nước ngoài cũng như mời các công ty nứơc ngoài sang tham quan tìm hiểu thực tế kinh doanh, buôn bán cũng như sinh hoạt ở Nhật Bản. Hơn nữa, Nhật Bản còn nghiên cứu cải cách các luật phân phối và buôn bán theo hướng đơn giản và gọn nhẹ tạo dễ dàng cho sự thâm nhập của các hàng nứơc ngoài vào Nhật Bản. Về mặt xuất khẩu xu hướng đi lên mạnh liên tục của khối lượng xuất khẩu từ nửa cuối n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- R0165.doc