Tổng quan về QOS

THUẬT NGỮ VIẾT TẮT v

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QoS 2

1. 1. Giới thiệu chung 2

1. 1. 1 Chất lượng dịch vụ của ATM 3

1. 1. 2 Những dịch vụ QoS của hệ điều hành liên mạng Cisco 5

1. 1. 3 Chất lượng dịch vụ (QoS) trên Internet và Intranet 7

1. 1. 4 Chất lượng dịch vụ trong viễn cảnh ứng dụng 8

1. 2. Khái niệm 9

1. 2. 1 Phân cấp QoS 11

1. 2. 2 Bảo đảm QoS 12

1. 2. 3 Các tham số QoS 14

1. 2. 3. 1 Băng thông 14

1. 2. 3. 2. Trễ 15

1. 2. 3. 3. Jitter 16

1. 2. 3. 4. Loss 17

1. 2. 3. 5. Độ khả dụng 19

1. 2. 3. 6. Bảo mật 20

1. 3. Kiến trúc QoS 21

1. 3. 1 QoS nhận dạng và đánh dấu 22

1. 3. 2 QoS trong một thiết bị mạng 22

1. 3. 2. 1 Quản lý tắc nghẽn 22

1. 3. 2. 2 Quản lý hàng đợi 23

1. 3. 2. 3 Hiệu suất liên kết 23

1. 3. 2. 4 Chính sách và định hình lưu lượng 23

1. 3. 3 Các mức QoS 24

1. 4 Bổ xung QoS vào mạng IP 25

1. 4. 1 Các giao thức và thuật toán sử dụng để thêm QoS vào mạng IP 27

1. 4. 1. 1 Tốc độ truy nhập cam kết. 27

1. 4. 1. 2 Xếp hàng trên cơ sở lớp 27

1. 4. 1. 3 Lớp dịch vụ 28

1. 4. 1. 4 Các dịch vụ phân biệt 28

1. 4. 1. 5 Quyền ưu tiên IP 28

1. 4. 1. 6 Chuyển mạch nhãn đa giao thức 29

1. 4. 1. 7 Xếp hàng theo VC. 29

1. 4. 1. 8 Định tuyến theo chính sách. 29

1. 4. 1. 9 Các hàng QoS. 30

1. 4. 1. 10 Loại bỏ sớm ngẫu nhiên. 30

1. 4. 1. 11 Giao thức dự trữ tài nguyên 30

1. 4. 1. 12 Trường dịch vụ 33

1. 4. 1. 13 Định hình lưu lượng 33

1. 4. 1. 14 Xếp hàng hợp lý theo trọng số 33

1. 4. 1. 15 Quản lý băng thông mạng con 34

1. 4. 2 Báo hiệu QoS 35

1. 5. Định tuyến QoS 35

CHƯƠNG 2: KIẾN TRÚC CQS 37

2. 1 Tổng quan về kiến trúc CQS 37

2. 2. Các chức năng của kiến trúc CQS 39

2. 2. 1 Định hình lưu lượng 39

2. 2. 2 Hợp đồng lưu lượng 41

2. 2. 3 Phân mảnh hàng đợi 41

2. 3. Đánh dấu và sắp xếp lại 42

2. 4. Các ứng dụng của kiến trúc CQS 43

2. 4. 1. Router nguồn 43

2. 4. 2. Các dịch vụ ứng dụng 45

2. 4. 2. 1 Dịch vụ Best Effort 45

2. 4. 2. 2 Dịch vụ tích hợp IntServ 47

2. 4. 2. 3 Dịch vụ DiffServ 51

2. 4. 2. 4 QoS và tunnel 58

2. 4. 2. 5 QoS và MPLS 58

 

CHƯƠNG 3: SCHEDULING 61

3. 1. Khái niệm 61

3. 1. 1 Giới thiệu 61

3. 1. 2. Tốc độ định hình 61

3. 1. 3 Quyền ưu tiên chặt 62

3. 2. Lập lịch gói 63

3. 2. 1 Tổng quan 63

3. 2. 2 Các thuật toán 64

3. 2. 2. 1 FIFO 64

3. 2. 2. 2 Leaky Buckets 65

3. 2. 2. 3 Round-Robin 66

3. 2. 2. 4 Stop-And-Go 67

3. 2. 2. 5 EDD Phí sớm nhất của ngày 69

3. 2. 2. 6 RCSP ưu tiên tốc độ điều khiển cố định 70

3. 2. 2. 7 GPS 72

3. 2. 2. 8 WFQ 74

3. 2. 2. 9 Đồng hồ ảo . 77

3. 2. 2. 10 SCFQ Xếp hàng hợp lý tự định giờ 79

3. 2. 2. 11 WF2Q 81

3. 2. 2. 12 WF2Q+ 82

3. 2. 2. 13 Thuật toán trong trường hợp nhiều node 83

3. 2. 2. 14 Thuật toán lập lịch không lõi 84

CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN MẠNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM 91

4. 1. Mạng mục tiêu 91

4. 2. Mạng truyền dẫn 92

4. 3. Mạng truy nhập 93

4. 4. Sự phát triển của các mạng lên NGN 94

4. 4. 1 Sự hội tụ các mạng 94

4. 4. 2 Sự tiến hoá của các mạng lên NGN 94

4. 4. 3 Các chức năng tiến hoá 95

4. 5. Một số dịch vụ bảo đảm QoS trong mạng 96

4. 5. 1 Sử dụng các giao thức hỗ trợ 96

4. 5. 2 Sử dụng các mô hình dịch vụ 97

4. 5. 2. 1 Dịch vụ IntServ 97

4. 5. 2. 2 Dịch vụ DiffServ 97

4. 5. 3 Đo kiểm và đánh giá QoS trong mạng NGN 98

KẾT LUẬN 100

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc120 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2275 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng quan về QOS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIẾN TRÚC CQS 2. 1 Tổng quan về kiến trúc CQS Mục đích của QoS là cung cấp các dịch vụ giao nhận thông tin tin cậy cho những lớp hay loại lưu lượng nào đó mà không quan tâm tới các loại lưu lượng khác đang cùng ở trong mạng. Tuyến đường mà gói phải đi qua để đến đích là một chuỗi các tuyến link và nút mạng (router hoặc switch). Do đó vấn đề trước tiên phải quan tâm là quá trình lưu và chuyển gói tại các nút mạng diễn ra như thế nào. Với một route truyền thống điều quan tâm nhất của nó là cần gửi gói đi đâu. Quyết định chuyển gói dựa trên địa chỉ đích của mỗi gói và thông tin trong bảng định tuyến của router. Nhưng những router cần cho mạng có đảm bảo chất lượng dịch vụ thì phải điều khiển thời điểm gửi gói tức là quan tâm khi nào cần gửi gói. Sau đây ta xem xét sâu hơn những thành phần của router ảnh hưởng tới thời điểm chuyển gói. Mỗi router là một điểm hội tụ hay phân kì của một gói. Trong phần lớn các mạng, lưu lượng đến theo từng đợt thay đổi thất thường. Rất hay xảy ra trường hợp nhiều đợt gói đến từ các tuyến vào khác nhau đến cùng một tuyến ra (mà bản thân tuyến ra chỉ có dung lượng hữu hạn) làm cho router nhận được số gói vượt quá khả năng phân phát tức thời của nó. Ví dụ lưu lượng hội tụ từ nhiều tuyến Ethernet 100Mbps dễ dàng vượt quá dung lượng 155Mbps/STM-1 của tuyến ra. Để đối phó với trường hợp này, tất cả các router đều có các bộ đệm bên trong(các hàng đợi-queues) để lưu trữ những gói thừa khi chúng có thể được chuyển . Khi đó các gói này sẽ chịu thêm độ trễ, hay có thể nói router chịu mọt sự ứ nghẽn tức thời . Trễ của gói từ nguồn tới đích bao gồm nhiều thành phần nhưng phần trễ do bộ đệm kể trên rất thất thường, nó thay đổi ngay cả giữa các gói tới đích. Ngoài ra khi hết dung lượng bộ đệm thì gói đến phải bị huỷ và tỉ lệ mất gói cũng là một yếu tố không thể kiểm soát được. Với các hàng đợi vào trước- ra trước sẽ không có các cơ chế để phân tách các loại lưu lượng khác nhau, lưu lượng này sẽ ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ của lưu lượng kia khi vượt qua cùng một hàng đợi. Một số loại lưu lượng (như những kết nôi TCP truyền điện tử-email) chịu được trễ tốt hơn việc mất gói thì muốn các hàng đợi dài. Tuy nhiên có những loại (như UDP mang tín hiệu voice ) muốn hàng đợi càng ngắn càng tốt, những gói bị giữ lâu (trễ lớn) nên được huỷ bỏ vì không còn cần thiết nữa . Cổng ra M Hàng đợi FIFO . . . . . Cổng 1 Cổng n Chiều dài L gói Hinh 2. 1 :Hàng đợi vào trước ra trước trong router Để giải quyết vấn đề trên người ta đưa ra cơ chế Classification, Queuing, Scheduling. Thay vì chỉ có một hàng đợi phục vụ cho mọi loại lưu lượng, người ta sử dụng nhiều hàng đợi (với dung lượng và chính sách huỷ gói khác nhau) phù hợp với yêu cầu chất lượng dịch vụ của từng lớp lưu lượng cần phục vụ. Classification thực hiện phân loại gói và chỉ định hàng đợi phù hợp cho từng gói. Các hàng đợi vẫn phải chia sẻ cùng một dung lượng tuyến ra (output link) hữu hạn, cần một cơ chế đặt ra lịch phục vụ (Scheduling) từng hàng đợi (để chuyển gói từ các hàng đợi ra outputlink). Các router như vậy gọi là kiến trúc CQS. Cổng ra M Hàng đợi . . . . . Cổng 1 Cổng N Hàng đợi Hàng đợi . . . . . . . Phân loại(Classify) Schedule Hình 2. 2 Classify, Queue, Schedule trong router Ví dụ thực tế của việc xử lý CQS rất hiệu quả trong ngành công nghiệp hàng không. Các khu vực đăng kí đi máy bay sử dụng dạng kiến trúc CQS để cung cấp các mức dịch vụ cho các lớp khách hàng khác nhau. Thời điểm tắc nghẽn được miêu tả bằng việc tập hợp các tác nhân có thể xử lý cho các hành khách một cách nhanh nhất có thể ở một tốc độ vừa phải không đổi(không xét đến thời gian xử lý cho những hành khách khó tính). Tốc độ kết nối của thời điểm tắc nghẽn được tính bằng tổng các tốc độ xử lý của các tác nhân đối với các hành khách đăng kí đi máy bay. (Hãng hàng không có thể thêm hoặc chuyển các tác nhân để làm thay đổi tốc độ này). Các hành khách đến đăng kí đi máy bay là một quá trình bùng nổ, nó có thể kéo dài hàng giờ trước lịch trình khởi hành của máy bay. Hầu hết chúng ta đều biết đến các hàng đợi được xây dựng cho các hành khách đến đột ngột. Nếu có nhiều hành khách đến, thì có thể có hành khách phải đợi khá lâu mới đến lượt mình được đăng kí đi máy bay. Các công ty hàng không sẽ thực hiện việc cung cấp dịch vụ đăng kí đi máy bay cho những hành khách đóng phí bảo hiểm của họ. Để làm được điều đó, các đường line riêng phải được thiết lập trước cho các tác nhân đăng kí đi máy bay. Việc phân loại hành khách vào hàng đợi phù hợp là một cách. Thỉnh thoảng các công ty hàng không sẽ chuyển nó tới hành khách để họ tự lựa chọn hàng đợi phù hợp; ở các lần khác đại diện của công ty hàng không sẽ thực hiện kiểm tra vé và đưa mọi người vào hàng đợi phù hợp với vé của họ hoặc vào lớp những người bay thường xuyên. Các giá trị tại đây bộ phân loại không cần phải ghi thành một phần thông tin riêng, nó chỉ có tác dụng nâng tầm quan trọng của thông tin lên mà thôi. Ví dụ, tuy rằng nhận thực của các hành khách (tên) là rất quan trọng trong quá trình đăng kí đi máy bay, tên của mọi người rất nhiều nhưng nó lại không ảnh hưởng tới nhiệm vụ của hàng đợi trong quá trình đăng ký đi máy bay. Việc lôi kéo hành khách từ một trong các hàng đợi là kết quả quyết định của bộ lập lịch. Đặc biệt, các tác nhân đăng kí đi máy bay được thiết kế chuyên dụng cho mỗi hàng đợi(lớp hành khách), cung cấp tốc độ dịch vụ tối thiểu mà không chú ý tới sự ảnh hưởng của các hàng đợi khác. Để đạt được hiệu suất sử dụng cho các tác nhân, khi một hàng đợi có độ ưu tiên cao rỗng, các tác nhân thường kết hợp xử lý cho các hành khách ở các hàng đợi có độ ưu tiên thấp. Bằng cách phân phối thích hợp các tác nhân đăng kí đi máy bay, các hành khách có phí bảo hiểm được qua nhanh hơn (các line ngắn và vì thế biến động trễ thấp) và có thể dự đoán (jitter thấp) dịch vụ đăng kí đi máy bay sẽ thấp hơn trong các lớp đó. Kiến trúc CQS bao gồm ba phần chính là : Phân loại Quản lý hàng đợi Lập lịch Tuy nhiên đồ án này chỉ nghiên cứu về phần lập lịch . Nội dung của phần lập lịch sẽ được xét trong chương 3. 2. 2. Các chức năng của kiến trúc CQS 2. 2. 1 Định hình lưu lượng Với kiến trúc CQS cho phép chia tách, không cho các loại lưu lượng ảnh hưởng sang nhau. Qua đó cũng thực hiện được sự ưu tiên với các loại lưu lượng cần chất lượng dịch vụ cao. Tuy nhiên cần đặt ra những giới hạn để các loại lưu lượng không được ưu tiên vẫn có được chất lượng dịch vụ tối thiểu cũng như đảm bảo băng thông cho những loại được ưu tiên khi tải trong mạng lớn. Đặt ra các giới hạn băng thông cho một lớp lưu lượng được gọi là định hình lưu lượng (traffic shaping). Đây là một chức năng trong kiến trúc CQS . Nó kết hợp với chức năng lập lịch (scheduling) để qui định mức tần xuất phục vụ với từng hàng đợi hoặc khoảng thời gian giữa hai lần lấy gói ra ở cùng một hàng đợi. Định hình lưu lượng cung cấp một cơ chế điều khiển lưu lượng tại một giao diện cụ thể. Nó giới hạn lưu lượng thông tin đi ra khỏi giao diện để tránh làm mạng bị tắc nghẽn bằng các ràng buộc tốc độ thông tin đi ra ở một tốc độ bit cụ thể đối với từng loại lưu lượng tránh trường hợp tốc độ bit tăng đột ngột. 1 2 3 4 Gói đến . . . . . Hàng đợi Cổng 1 Hàng được định hình Ít nhất Tgiây giữa hai lần Cổng M Schedule 1 2 3 4 Gói đi Hình 2. 3 Cơ chế traffic shaping trong router Ta có thể hình dung cơ chế định hình lưu lượng như khi chúng ta dùng phễu để rót nước vào bình hoặc chai. Dùng ca múc nước vào phễu theo từng đợt nhưng nước chảy vào chai từ từ, ổn định nên ta dễ dàng kiểm soát được lượng nước trong chai để không bị tràn. Phễu cổ to thì nước chảy nhanh, cổ nhỏ thì chạy chậm. Nếu lúc nào cũng có nước trong phễu thì nước chảy vào trong chai là một dòng liên tục với tốc độ ổn định Hình 2. 4 Minh hoạ cơ chế định hình lưu lượng 2. 2. 2 Hợp đồng lưu lượng Khi có quá nhiều gói đến trong một khoảng thời gian ngắn, thì việc huỷ gói là không thể tránh khỏi. Nhưng việc huỷ gói phải tuân theo một số hợp đồng (policy). Quá trình này được gọi là traffic pilicing. Giống như định hình lưu lượng, policing cũng là một công cụ giới hạn tốc độ bit (rate-limiting tool) tạm dịch là kiểm soát lưu lượng. Chính sách huỷ gói có thể là đơn giản huỷ những gói mới đến khi không còn chỗ trong hàng đợi (queue) hay phức tạp hơn là có quan tâm tới thuộc tính của gói bị huỷ, đặc điểm của loại lưu lượng . 2. 2. 3 Phân mảnh hàng đợi Đôi khi bộ lập lịch của một router thực hiện chèn lưu lượng một cách đơn giản tại mức gói tin IP. Bộ lập lịch có khả năng chèn lưu lượng của mỗi gói có thể được kết nối từ bên ngoài một cách nhanh chóng vào các hàng đợi khác nhau. Với các kết nối tốc độ cao(như các kênh SONET hoặc SDH tốc độ 155Mb/s) một gói tin IP 1500 byte có thể truyền dẫn trong khoảng nhỏ hơn 80ms. Điều này cho phép bộ lập lịch chia băng thông của liên kết thành các khe có độ dài 80ms-một con số rất hợp lý, và nó có thể tách 20ms cho các kênh có tốc độ 622Mb/s(OC-12 hoặc STM-4). Dù sao, tại mức biên của mạng Internet cũng có nhiều kết nối được vận hành với tốc độ 1Mb/s hoặc chậm hơn. Gói tin IP 1500 byte chiếm 94ms để truyền dẫn với tốc độ kết nối là 128Kb/s, và việc đóng khối kết nối được hoàn thành trong thời gian này. Bất chấp mọi sự ảnh hưởng của biến động trễ, lưu lượng được phân loại vào các hàng đợi khác nhau, các gói đó sẽ chịu jitter là 94ms khi bộ lập lịch giữ các gói 1500 byte từ một hàng đợi khác. Rõ ràng điều này đặt ra một số vấn đề nếu các ứng dụng bị ảnh hưởng bởi QoS được cung cấp bởi khía cạnh xa hơn của các kết nối truy nhập tốc độ thấp. Cách giải quyết cơ bản là tiến hành thêm các đoạn của các gói IP tại các mức kết nối trong một lớp IP riêng biệt. Kiến trúc CQS được ứng dụng tại các mức kết nối bằng các mảnh hàng đợi chứa các gói lớn hơn, vì thể cho phép bộ lập lịch có thể chèn vào tại các đường ranh giới của đoạn. Điều này được mô tả như hình vẽ: Cổng N Phân loại(Classify) Đoạn hàng đợi Đoạn hàng đợi . . . . . . . Schedule Công tốc độ thấp Đoạn hàng đợi PHÂN MẢNH GÓI . . . . . Cổng 1 Hình 2. 5 Phân đoạn trước bộ lập lịch 2. 3. Đánh dấu và sắp xếp lại Mặc dù định hình có thể là một giải pháp tinh vi để làm giảm sự bùng nổ lưu lượng nhưng các chính sách đơn giản lại là một công cụ không nhạy bén. Một số giá trị thay đổi được đưa ra có thể làm giảm hiệu quả của chính sách định tuyến ở router biên. Chính sách tại mỗi node có thể được lựa chọn chỉ để đánh dấu các gói (đúng hơn là loại bỏ chúng ngay lập tức) nếu chúng vượt quá ngưỡng tràn. Các router tiếp theo sẽ thừa nhận rằng các gói đã bị đánh dấu và chúng có độ ưu tiên thấp hơn so với các gói không bị đánh dấu. Nếu tắc nghẽn tạm thời làm đầy các hàng đợi trong router lõi, thuật toán quản lý hàng đợi có thể bắt đầu tách các gói đã bị đánh dấu trước khi tách các gói không bị đánh dấu. Khi thêm thiết bị lọc, các chính sách ở node gốc có thể sẽ bổ sung thêm ngưỡng bùng nổ kép (một ngưỡng cao và một ngưỡng thấp), nếu một gói bùng nổ vượt quá ngưỡng thấp, các gói đến sau bị đánh dấu và được truyền đi, nếu bùng nổ tiếp tục và vượt quá ngưỡng bùng nổ cao các gói sẽ bị tách khỏi hàng đợi. Chính sách tại các node phải bổ sung các mức của tốc độ gói đến trung bình “cho phép”-tốc độ này thấp hơn tốc độ của các gói đã được xác định là không bị đánh dấu và cao hơn ngưỡng mà các gói có thể bị tách. Nhiều thuật toán có thể được đưa ra để cung cấp các mức được đánh dấu và tính toán giá trị ngưỡng. Dù sao người thiết kế mạng đặt ra kế hoạch sử dụng lưu lượng bị đánh dấu ở biên cũng cần cẩn thận khi lựa chọn các router lõi. Mối quan tâm chính là khả năng sắp xếp lại các gói bị đánh dấu và không bị đánh dấu trong lớp lưu lượng . Giải pháp này có thể xảy ra nếu router lõi sử dụng hai hàng đợi riêng biệt cho các gói bị đánh dấu và các gói không bị đánh dấu. Điều này được mô tả như trong hình vẽ : Hàng đợi(bị đánh dấu) Hàng đợi(ko đánh dấu) Phân loại Cổng N Schedule Cổng M Ko đánh dấu Đánh dấu Đánh dấu Ko đánh dấu Lệnh đi Lệnh đến Hình2. 6 Các hàng đợi cho các gói đánh dấu và không đánh dấu Vì các gói bị đánh dấu có độ ưu tiên thấp nên khi thực hiện phải lựa chọn để đảm bảo độ ưu tiên bằng cách ấn định lập lịch băng thông cho các hàng đợi của các gói bị đánh dấu và không bị đánh dấu. Hậu quả là các gói bị đánh dấu đến trước các gói không bị đánh dấu có thể tìm thấy bộ lập lịch của nó để truyền dẫn trước các gói không bị đánh dấu. . Các gói bị đánh dấu tạo thành tất cả các đường khác tới điểm cuối và bên nhận có thể nhận được các gói không hợp lệ. Mặc dù IP không thực hiện ngăn ngừa các gói sắp xếp lại trên mạng, nhưng điều này có thể bỏ qua vì hầu hết các giao thức xuyên suốt không thể thực hiện bằng tay trong trường hợp này một cách hiệu quả . Trong mạng việc đánh dấu được mong đợi là sẽ làm tăng thêm các gói có thể bị tách khỏi hàng, giải pháp này cũng rất khó khăn. Các router lõi ban đầu không để ý đến chính sách xử lý gói khi phân loại các gói vào các hàng đợi, đảm bảo tất cả các gói trong lớp lưu lượng đều được đặt vào một hàng đợi bất chấp cả quyền ưu tiên tách gói. Ngưỡng tách gói của mỗi hàng đợi được xác định trên cơ sở gói bị đánh dấu hoặc không. Thuật toán tách gói của các router lõi vì thế hoạt động linh hoạt đối với các gói bị đánh dấu, dành được quyền xử lý tại mức biên. 2. 4. Các ứng dụng của kiến trúc CQS Để định hướng các gói qua các hop tiếp theo một cách thích hợp các router phải bổ sung thêm bộ phân loại, hàng đợi và lập lịch. Kiến trúc CQS cung cấp các đặc điểm định hướng khác biệt đó. Thêm vào đó, các kết nối cần có phần dự đoán QoS của mình phù hợp với việc cung cấp của các router thực tế. Trong phần 3. 1 này sẽ giới thiệu về một router có QoS và kiến trúc CQS (router này được gọi là router nguồn), việc xây dựng các dịch vụ end-to-end ví dụ như DiffServ và IntServ. 2. 4. 1. Router nguồn Một router nguồn chỉ có một vài khối chức năng cơ bản sau: Các giao diện Khối định hướng Khối quản lý Input Input Input Out put Input Out put Cập nhật bản tin từ các router khác Output Output Khối định hướng Khối quản lý Tập hợp bản tin từ các router khác Hình 2. 7 Router nguồn cho mạng IP Best Effort Khi giao diện đầu vào chấp nhận các gói từ các router khác, và (dựa trên địa chỉ IP của mỗi gói) khối định hướng chuyển các gói tới giao diện đầu vào phù hợp. Sau đó mỗi giao diện sử dụng các cơ cấu kết nối đặc trưng để truyền dẫn gói theo đường truyền dẫn tới router tiếp theo (hoặc host). Khi router tin chắc rằng vùng tắc nghẽn tăng thêm một cách không thích hợp, các gói có thể bị tách hoặc bị đánh dấu. Bộ xử lý các gói trên của khối định hướng (lựa chọn giao diện đầu vào và đối phó với việc tắc nghẽn) được điều khiển bởi khối quản lý. Trong hình vẽ trên, mỗi router có một khối xử lý trung tâm CPU để xử lý tất cả các chức năng định hướng gói và quản lý. Trong các router xương sống có độ thực thi cao, khối định hướng được phân phối thành các thẻ kết nối nhờ một cơ cấu chuyển mạch tốc độ cao hoặc một bản nối đa năng. Tuy nhiên tất cả các router có một chuỗi các bước mà các gói phải qua khi đã được xử lý. Ngày nay QoS đã là một vấn đề rất quan trọng, vì thế khi các router gửi các gói thì khối xử lý định hướng cần phải tính toán các giá trị cần thiết. Nhìn chung một gói khi truyền đi phải qua ba giai đoạn chính sau: Phân loại và truy tìm FBI (tạo định dạng gói tại giao diện đầu vào). FBI (Forwarding Information Base) là một bảng truy tìm thông tin quyết định sự định hướng của một router (để gửi các gói). Với mỗi địa chỉ IP, việc tìm một tiền tố dài nhất phù hợp được thực hiện qua FIB. Nếu một giá trị phù hợp được tìm thấy, đầu vào tương ứng sẽ cho biết khối định hướng mà giao diện đầu ra có thể nhận các gói; nếu các giá trị phù hợp không được tìm thấy, gói đó sẽ bị tách. Nội dung của FBI phản ánh trạng thái hiện tại của các topo IP vây quanh các router như việc xác định bởi các giao thức định tuyến IP ví dụ OSPF (Open Shortest Path First)-giao thức tìm đường dẫn đầu tiên ngắn nhất hoặc BGP4 (Border Gateway Protocol version 4)-giao thức cổng biên version 4 đang chạy trên khối quản lý. Chính sách và đánh dấu (tác động ngược lại nếu gói không đến được khung thời gian thích hợp) Quản lý hàng đợi và lập lịch (để định hướng các gói theo các qui tắc định hình tuyến hoặc định hình lưu lượng hoặc tách gói theo các qui tắc điều khiển tắc nghẽn) Giai đoạn phân loại các gói tạo thành một khối cho việc xử lý các gói đến sau của các router. Mặc dù, hầu hết các khối được sử dụng để tạo thời gian xử lý riêng biệt (chính sách, đánh dấu, quản lý hàng đợi và lập lịch), một vài khối thêm vào có thể được sử dụng để sửa đổi quyết định định hướng. Ví dụ, một router tiên tiến phải duy trì được các FIB (mô tả các cây có đường đi ngắn nhất trên cơ sở các ma trận khác nhau) và lựa chọn chúng nhờ việc sử dụng thông tin khác trong phần tiêu đề gói (ví dụ địa chỉ nguồn của gói). Hay ít nhất cũng là đóng một quan hệ thường tồn tại giữa một khối của gói (được thiết lập qua bộ phân loại) và “lớp” của nó (như đã thấy trên cơ sở end-to-end). Hình vẽ sau phản ánh đơn giản rằng tắc nghẽn sẽ chắc chắn chỉ xảy ra tại giao diện đầu vào. Kiến trúc CQS được yêu cầu tại tất cả các điểm tắc nghẽn, trong một mạng hoặc trong một router. Kiến trúc của một router cũng có thể có ở bên trong các điểm tắc nghẽn (ví dụ tại đầu vào của khối chuyển mạch hoặc tại bảng nối đa năng) và cũng cung cấp các hàng đợi và các bộ lập lịch khác nhau cho tất cả các điểm tắc nghẽn đó. in put out put IP payload IP header Chính sách và đánh dấu Khối chuyển mạch Quản lý hàngđợi, lập lịch Phân loại gói Các đại lý router cung cấp các sản phẩm khác nhau của họ trên cơ sở cạnh tranh giá cả. Các router Best Effort đầu tiên sẽ tìm thông tin trên FIB đã gây ra hiện tượng nghẽn cổ chai. Dù sao, trong những năm gần đây, các thuật toán cho việc tra cứu thông tin trên FIB đã phát triển quá nhanh với hàng triệu thông tin tra cứu trong một giây. Cácbảng định hướng FIB FIB FIB Hình 2. 8 Phân loại, quản lý hàng đợi và lập lịch cho Per-hop 2. 4. 2. Các dịch vụ ứng dụng 2. 4. 2. 1 Dịch vụ Best Effort Đây là kiểu mạng hiện hành đang được sử dụng. Hầu hết các ứng dụng dữ liệu đều được vận hành theo cách này. Chúng đợi dữ liệu đến và xử lý chúng càng sớm càng tốt ngay khi nhận được. Lớp dịch vụ này sẽ hỗ trợ thêm cho lớp lưu lượng thời gian thực. Các ứng dụng có thể lựa chọn sử dụng một trong các lớp dịch vụ đó, và khi chúng thấy không thể chấp nhận được độ trễ đó thì có thể sử dụng một trong các lớp dịch vụ khác. Lớp dịch vụ best effort thì không có TSpec hoặc RSpec, không có đảm bảo từ mạng và mạng không thực hiện bất kì điều khiển cấp phép nào. Các mạng kiểu này không cung cấp bất kì một tính năng đặc biệt nào để khôi phục lại các gói bị mất hoặc bị hỏng. Các dịch cụ được cung cấp bởi các hệ thống đầu cuối. Trong chồng giao thức TCP/IP thì TCP cung cấp các dịch vụ đảm bảo trong khi IP cung cấp kiểu truyền Best effort (không có đảm bảo), nó sẽ cố gắng truyền các gói đến đích nhưng không có chức năng khôi phục lại các gói bị mất hay truyền sai. Bộ giao thức Internet trước đây chỉ bao gồm giao thức TCP/IP. Trong quá trình phát triển thì các nhà thiết kế đã nhận ra tầm quan trọng của thời gian truyền hơn là độ tin cậy truyền. Nói cách khác là quan tâm tới tốc độ hơn là việc khôi phục các gói. Trong kiểu truyền voice, video thời gian thực thì một số góí bị mất có thể bỏ qua được bởi việc khôi phục lại có thể tạo ra phần tiêu đề quá lớn làm giảm hiệu năng của mạng. Để cung cấp loại lưu lượng thì TCP đã được tổ chức lại trong TCP, IP, UDP. Các dịch vụ chuyển gói và đánh địa chỉ cơ bản trong lớp mạng được thực hiện bởi IP. TCP, UDP nằm ở lớp truyền tải, phía trên của IP. Tất cả đều sử dụng dịch vụ của IP, UDP là một phiên bản của TCP chấp nhận các dịch vụ Best effort của IP. Các ứng dụng có thể sử dụng UDP khi không cần các dịch vụ của TCP. Đối với các dịch vụ Best effort việc loại bỏ các gói có thể chấp nhân được do việc khôi phục được xử lý bởi các dịch vụ khác. Hình 2. 9 Chức năng của các tầng trong mạng Best Effort Trong lớp vật lý hoặc lớp mạng các Frame có thể bị loại bỏ, trong lớp mạng các router bị tắc nghẽn có thể loại bỏ các gói. TCP là một dịch vụ truyền dữ liệu tin cậy được các hệ thống đầu cuối sử dụng để khôi phục lại các gói đã bị loại bỏ trong mạng trong trường hợp có tắc nghẽn xảy ra, hay bị loại bỏ bởi chính nó khi bộ đệm bị đầy. Trong mạng các gói cũng có thể bị loại bỏ nhằm mục đích báo hiệu tắc nghẽn cho phía người gửi biết. Khi có gói bị mất trong mạng thì phía thu sẽ gửi bản tin thông báo không nhận được gói đó cho phía gửi biết để gửi lại gói. Cơ chế này gọi là cơ chế điều khiển tắc nghẽn, cơ chế điều khiển luồng. 2. 4. 2. 2 Dịch vụ tích hợp IntServ (Integrated Service) Đứng trước nhu cầu ngày càng tăng trong việc cung cấp các dịch vụ thời gian thực (thoại, video) và dịch vụ băng rộng (đa phương tiện) dịch vụ tích hợp IntServ đã ra đời. Đây là sự phát triển của mạng IP nhằm đồng thời cung cấp dịch vụ truyền thống nỗ lực tối đa và các dịch vụ thời gian thực. Khái niệm Câu hỏi đặt ra là tại sao ta cần phải phát triển kiểu mạng mới cho các ứng dụng dịch vụ mới phát triển trên mạng. Mạng kiểu best effort không còn phù hợp với các kiểu dịch vụ mới như: thoại, video yêu cầu độ trễ nhỏ. Thông thường đối với các ứng dụng thoại thì độ trễ <150 ms là thoả mãn, do đó với các gói được truyền đi lâu hơn 150 ms thì sẽ bị loại bỏ. Điều này khác biệt so với các ứng dụng truyền thống. Các ứng dụng đa phương tiện có các tham số và các yêu cầu khác biệt hơn so với ứng dụng truyền thống. Các ứng dụng thời gian thực mới này ít đàn hồi và phạm vi chịu ảnh hưởng của thay đổi độ trễ ít hơn. Khi kết nối xảy ra tắc nghẽn thì việc giữ được chất lượng thoại và video là rất khó, đồng thời chúng không thể thích nghi được với tắc nghẽn, điều này dẫn đến việc giới hạn băng thông thậm chí không thể truyền được gói. Mục đích của bất kì mạng nào là tối đa hoá hiệu năng của các ứng dụng hay nói cách khác là phải thoả mãn được các yêu cầu dịch vụ. Để có thể hỗ trợ được các ứng dụng mới như voice, video thì mạng phải hỗ trợ được các ứng dụng đa phương tiện mới bằng việc đảm bảo được các yêu cầu của dịch vụ. Nếu mạng chỉ cung cấp được một lớp dịch vụ best effort thì thật khó để đáp ứng được các yêu cầu của các dịch vụ, do đó mạng phải cung cấp được đa lớp dịch vụ thì mới hỗ trợ được các dịch vụ này tốt được. Việc trộn giữa các lớp dịch vụ với các ứng dụng phải dựa trên yêu cầu của dịch vụ. Nếu mạng hoàn toàn lựa chọn một lớp dịch vụ để phụ thuộc ứng dụng thì ta chỉ cần hỗ trợ một lớp dịch vụ giới hạn. Để có các ứng dụng yêu cầu dịch vụ mà nó thực hiện một cách rõ ràng thì mạng phải có lựa chọn được lớp dịch vụ. Ngoài ra việc quyết định xem trong mạng có hỗ trợ điều khiển cấp phép hay không cũng là một câu hỏi khó. Nếu không có chỉ định cấp phép thì chúng không thể phân định rõ được các dịch vụ và mạng không thể chỉ rõ được các yêu cầu ứng dụng được cung cấp. Điều khiển cấp phép được yêu cầu hiệu năng của các dịch vụ thời gian thực phải được sử dụng tối đa bằng việc loại bỏ đi các yêu cầu cũ của luồng lưu lượng mới. Do đó các dịch vụ Internet mở rộng phải phục vụ được các ứng dụng nhạy với độ trễ bằng việc cung cấp đa lớp dịch vụ và việc đảm bảo các tham số bởi điều khiển cấp phép. Cách xử lý việc này là phát triển thêm các kiểu mạng cho yêu cầu của các dịch vụ mới. Mạng tích hợp được đưa ra cũng vì mục đích đó . Các yêu cầu của dịch vụ IntServ Tài nguyên phải được quản lý rõ ràng để thoả mãn các yêu cầu của dịch vụ Dịch vụ đảm bảo cho dịch vụ thời gian thực không thể thực hiện được mà không có sự đặt trước. Mặc dù có các ứng dụng có thể thích nghi động với sự thay đổi của mạng thì vẫn phải thiết lập biên cho độ trễ đầu cuối. Việc chia xẻ tài nguyên thống kê giữa lưu lượng có tính thời gian thực với lưu lượng phi thời gian thực cùng được thực hiện thông qua cơ sở hạn tầng của mạng thời gian thực. Nói cách khác thì mạng Internet được sử dụng như cơ sở hạ tầng cho cho việc truyền dẫn cả các dịch vụ có tính thời gian thực lẫn phi thời gian thực. Mô hình Ứng dụng Setup Phân loại Lập lịch Setup Giao thức định tuyến/Database Điều khiển chấp nhận/cưỡng bức Phân loại Lập lịch Các bản tin setup cài đặt trước Data IP data Hình 2. 10 : Mô hình dịch vụ tích hợp Động lực thúc đẩy mô hình này chủ yếu do những lý do cơ bản sau: Dịch vụ nỗ lực tối đa không còn đủ tốt nữa : ngày càng có nhiều ứng dụng khác nhau về đặc tính lưu lượng được triển khai đồng thời người sử dụng ngày càng yêu cầu cao hơn về chất lượng dịch vụ. Các dịch vụ đa phương tiện cả gói ngày càng xuất hiện nhiều : mạng IP phải có khả năng hỗ trợ không chỉ đơn dịch vụ mà còn phải hỗ trợ tích hợp đa dịch vụ của nhiều loại lưu lượng khác nhau từ thoại, số liệu đến video. Tối ưu hoá hiệu xuất sử dụng mạng và tài nguyên mạng : đảm bảo hiệu quả sử dụng và đầu tư. Tài nguyên mạng sẽ được dự trữ cho lưu lượng có độ ưu tiên cao hơn, phần còn lại sẽ dành cho số liệu nỗ lực tối đa. Cung cấp dịch vụ tốt nhất : mô hình dịch vụ IntServ cho phép nhà cung cấp mạng cung cấp được dịch vụ tốt nhất khác biệt với các nhà cung cấp c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDA2084.doc