Tổng quan về thương mại điện tử- Internet

Sàn giao dịch Thương mại điện tửcó thểchấm dứt ngay quyền sửdụng

dịch vụvà quyền thành viên của thành viên nếu Sàn giao dịch Thương mại điện tử

phát hiện thành viên đã phá sản, bịkết án hoặc đang trong thời gian thụán, trong

trường hợp thành viên tiếp tục hoạt động có thểgây cho Sàn giao dịch Thương mại

điện tửtrách nhiệm pháp lý, có những hoạt động lừa đảo, giảmạo, gây rối loạn thị

trường, gây mất đoàn kết đối với các thành viên khác của Sàn giao dịch Thương mại

điện tử, hoạt động vi phạm pháp luật hiện hành của Việt Nam.

pdf86 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2013 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng quan về thương mại điện tử- Internet, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giao dịch Thương mại điện tử 3.1.1. Sàn giao dịch Thương mại điện tử sẽ tiến hành cung cấp các dịch vụ cho những thành viên tham gia sau khi đã hoàn thành các thủ tục và các điều kiện bắt buộc mà Sàn giao dịch Thương mại điện tử nêu ra. 3.1.2. Sàn giao dịch Thương mại điện tử sẽ tiến hành xây dựng các chính sách dịch vụ áp dụng cho từng đối tượng trên Sàn giao dịch. Các chính sách này sẽ được công bố trên Sàn giao dịch Thương mại điện tử. 3.1.3. Trong trường hợp có cơ sở để chứng minh thành viên cung cấp thông tin cho Sàn giao dịch Thương mại điện tử không chính xác, sai lệch, không đầy đủ hoặc vi phạm pháp luật hay thuần phong mỹ tục Việt Nam thì Sàn giao dịch Thương mại điện tử có quyền từ chối, tạm ngừng hoặc chấm dứt quyền sử dụng dịch vụ của thành viên. 3.1.4. Sàn giao dịch Thương mại điện tử có thể chấm dứt quyền thành viên và quyền sử dụng một hoặc tất cả các dịch vụ của thành viên và sẽ thông báo cho thành viên trong thời hạn ít nhất là một (01) tháng trong trường hợp thành viên vi phạm các Quy chế của Sàn giao dịch Thương mại điện tử hoặc có những hành vi ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trên Sàn giao dịch Thương mại điện tử. 3.1.5. Sàn giao dịch Thương mại điện tử sẽ xem xét việc chấm dứt quyền sử dụng dịch vụ và quyền thành viên của thành viên nếu thành viên không tham gia hoạt động giao dịch và trao đổi thông tin trên Sàn giao dịch Thương mại điện tử liên tục trong ba (03) tháng. Nếu muốn tiếp tục trở thành thành viên và được cấp lại quyền sử dụng dịch vụ thì phải đăng ký lại từ đầu theo mẫu và thủ tục của Sàn giao dịch Thương mại điện tử. 3.1.6. Sàn giao dịch Thương mại điện tử có thể chấm dứt ngay quyền sử dụng dịch vụ và quyền thành viên của thành viên nếu Sàn giao dịch Thương mại điện tử phát hiện thành viên đã phá sản, bị kết án hoặc đang trong thời gian thụ án, trong trường hợp thành viên tiếp tục hoạt động có thể gây cho Sàn giao dịch Thương mại điện tử trách nhiệm pháp lý, có những hoạt động lừa đảo, giả mạo, gây rối loạn thị trường, gây mất đoàn kết đối với các thành viên khác của Sàn giao dịch Thương mại điện tử, hoạt động vi phạm pháp luật hiện hành của Việt Nam. Trong trường hợp chấm dứt quyền thành viên và quyền sử dụng dịch vụ thì tất cả các chứng nhận, các quyền của thành viên được cấp sẽ mặc nhiên hết giá trị và bị chấm dứt. 3.1.7. Sàn giao dịch Thương mại điện tử giữ bản quyền sử dụng dịch vụ và các nội dung trên Sàn giao dịch Thương mại điện tử theo luật bản quyền quốc tế và các quy dịnh pháp luật về bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Tất cả các biểu tượng, nội dung theo các ngôn ngữ khác nhau đều thuộc quyền sở hữu của Sàn giao dịch Thương mại điện tử. Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép, sử dụng và phổ biến bất hợp pháp các quyền sở hữu trên. 3.1.8. Sàn giao dịch Thương mại điện tử giữ quyền được thay đổi bảng, biểu giá dịch vụ và phương thức thanh toán trong thời gian cung cấp dịch vụ cho thành viên theo nhu cầu và điều kiện khả năng của Sàn giao dịch Thương mại điện tử và sẽ báo trước cho thành viên thời hạn là một (01) tháng. 3.2. Nghĩa vụ của Sàn giao dịch Thương mại điện tử 3.2.1. Sàn giao dịch Thương mại điện tử chịu trách nhiệm xây dựng Sàn giao dịch bao gồm một số công việc chính như: nghiên cứu, thiết kế, mua sắm các thiết bị phần cứng và phần mềm, kết nối Internet, xây dựng chính sách phục vụ cho hoạt động Sàn giao dịch Thương mại điện tử trong điều kiện và phạm vi cho phép. 3.2.2. Sàn giao dịch Thương mại điện tử sẽ tiến hành triển khai và hợp tác với các đối tác trong việc xây dựng hệ thống các dịch vụ, các công cụ tiện ích phục vụ cho việc giao dịch của các thành viên tham gia và người sử dụng trên Sàn giao dịch Thương mại điện tử. 3.2.3. Sàn giao dịch Thương mại điện tử chịu trách nhiệm xây dựng, bổ sung hệ thống các kiến thức, thông tin về: nghiệp vụ ngoại thương, thương mại điện tử, hệ thống văn bản pháp luật thương mại trong nước và quốc tế, thị trường nước ngoài, cũng như các tin tức có liên quan đến hoạt động của Sàn giao dịch Thương mại điện tử. 3.2.4. Sàn giao dịch Thương mại điện tử sẽ tiến hành các hoạt động xúc tiến, quảng bá Sàn giao dịch Thương mại điện tử ra thị trường nước ngoài trong phạm vi và điều kiện cho phép, góp phần mở rộng, kết nối đáp ứng các nhu cầu tìm kiếm bạn hàng và phát triển thị trường nước ngoài của các thành viên tham gia Sàn giao dịch Thương mại điện tử. 3.2.5. Sàn giao dịch Thương mại điện tử sẽ cố gắng đến mức cao nhất trong phạm vi và điều kiện có thể để duy trì hoạt động bình thường của Sàn giao dịch Thương mại điện tử và khắc phục các sự cố như: sự cố kỹ thuật về máy móc, lỗi phần mềm, hệ thống đường truyền internet, nhân sự, các biến động xã hội, thiên tai, mất điện, các quyết định của cơ quan nhà nước hay một tổ chức liên quan thứ ba. Tuy nhiên nếu những sự cố trên xẩy ra nằm ngoài khả năng kiểm soát, là những trường hợp bất khả kháng mà gây thiệt hại cho thành viên thì Sàn giao dịch Thương mại điện tử không phải chịu trách nhiệm liên đới. 4. Điều khoản áp dụng 4.1. Mọi tranh chấp nẩy sinh giữa Sàn giao dịch Thương mại điện tử và thành viên phải được đưa ra Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam tại Hà nội để phân xử. Quyết định của Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam là quyết định có giá trị chung thấm. 4.2. Quy chế của Sàn giao dịch Thương mại điện tử chính thức có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký Quyết định ban hành kèm theo Quy chế này. Sàn giao dịch Thương mại điện tử có quyền và có thể thay đổi Quy chế này bằng cách thông báo lên Sàn giao dịch Thương mại điện tử cho các thành viên biết. Quy chế sửa đổi có hiệu lực kể từ ngày Quyết định về việc sửa đổi Quy chế có hiệu lực. Việc thành viên tiếp tục sử dụng dịch vụ sau khi Quy chế sửa đổi được công bố và thực thi đồng nghĩa với việc họ đã chấp nhận Quy chế sửa đổi này. Tổng quan về thương mại điện tử - internet (P6) Đạo luật mẫu về thương mại điện tử của UNCITRAL (Uỷ ban Liên hiệp quốc về luật thương mại quốc tế) Phần một: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NÓI CHUNG Chương I: Các quy định chung Ðiều 1. Phạm vi điều chỉnh Ðạo luật này có hiệu lực áp dụng đối với mọi loại thông tin dưới dạng một thông điệp dữ liệu trong khuôn khổ các hoạt động thương mại Ðiều 2. Các định nghĩa Trong đạo luật này, các từ ngữ được hiểu như sau: (a) "Thông điệp dữ liệu" là thông tin được tạo ra, *** đi, tiếp nhận hoặc lưu trữ bằng phương tiện điện tử, quang học hoặc các phương tiện tương tự, và bao gồm, nhưng không phải chỉ bao gồm, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), thư điện tử, điện tín, điện báo hoặc FAX; (b) "Trao đổi dữ liệu điện tử" (EDI) là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử mà sử dụng một tiêu chuẩn đã được thoả thuận để cấu trúc thông tin; (c) "Người khởi phát" một thông điệp dữ liệu là người hoặc nhân danh người ấy, *** hoặc tạo ra thông điệp dữ liệu ấy trước khi nó được lưu trữ, nếu có, nhưng không bao gồm người đứng làm trung gian đối với thông điệp dữ liệu đó; (d) "Người tiếp thụ" một thông điệp dữ liệu là người mà người khởi phát chủ định sẽ tiếp nhận thông điệp dữ liệu đó, nhưng không bao gồm người đứng làm trung gian đối với thông điệp dữ liệu đó; (e) "Người trung gian" đối với một thông điệp dữ liệu cụ thể, là người nhân danh một người khác mà ***, nhận hoặc lưu trữ thông điệp dữ liệu đó hoặc cung ứng các dịch vụ liên quan tới thông điệp dữ liệu đó; (f) "Hệ thống thông tin" là một hệ thống tạo ra, *** đi, tiếp nhận, lưu trữ, hoặc xử lý bằng cách khác các thông điệp dữ liệu; Ðiều 3: Diễn giải (1) Khi diễn giải Ðạo luật này, phải tham chiếu tới nguồn gốc quốc tế của nó và tới nhu cầu thúc đẩy tính thống nhất trong khi áp dụng nó, và tới việc tôn trọng sự ngay tình. (2) Các vấn đề liên quan tới các tình huống được điều chỉnh bưỏi Ðạo luật này mà không được giải quyết phù hợp với các nguyên tắc chung mà Ðạo luật này lấy làm cơ sở. Ðiều 4: Sai biến theo thoả thuận (1) Trong quan hệ giữa các bên tham dự vào việc tạo ra, ***, nhận, lưu trữ hoặc xử lý bằng cách khác các thông điệp điện tử, các điều khoản của chương III có thể được sửa đổi theo thoả thuận, trừ trường hợp có quy định khác. (2) Ðoạn (1) không ảnh hưởng tới bất kỳ quyền nào mà có thể đã có về việc sửa đổi theo thoả thuận, bất kỳ quy tắc pháp lý nào được đề cập tại chương III Chương II: Các điều kiện luật định đối với các thông điệp dữ liệu Ðiều 5. Công nhận pháp lý các thông điệp dữ liệu Hiệu lực pháp lý, tính giá trị hoặc hiệu lực thi hành của thông tin không thể bị phủ nhận chỉ vì lý do thông tin ấy được thể hiện dưới dạng một thông điệp dữ liệu. Ðiều 6. Văn bản viết (1) Trong trường hợp pháp luật đòi hỏi thông tin phải thể hiện bằng văn bản viết, thì một thông điệp dữ liệu được coi là thoả mãn đòi hỏi ấy nếu thông tin hàm chứa trong đó là có thể truy cập được để sử dụng cho mục đích tham chiếu sau này; và (2) Ðoạn (1) được áp dụng dù đòi hỏi hàm chứa trong nó là dưới dạng một nghĩa vụ bắt buộc hay chỉ đơn thuần vì luật pháp có quy định các hệ qủa pháp lý đối với thông tin không thể hiện dưới dạng văn viết. (3) Các quy định tại điều này không áp dụng cho các trường hợp sau đây: (...(. Ðiều 7. Chữ ký (1) Trong trường hợp pháp luật đòi hỏi phải có chữ ký của một trong người nào đó, thì một thông điệp dữ liệu được coi là đáp ứng đòi hỏi ấy nếu: (a) có sử dụng một phương pháp nào đó để xác minh được người ấy và chứng tỏ được sự phê chuẩn của người ấy đối thông tin hàm chứa trong thông điệp dữ liệu đó; và (b) phương pháp ấy là đủ tin cậy với nghĩa là thích hợp cho mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu ấy đã được tạo ra và truyền đi, tính đến tất cả các cảnh huống, bao gồm cả các thoả thuận bất kỳ có liên quan. (2) Ðoạn (1) được áp dụng dù đỏi hỏi hàm chứa trong nó là dưới dạng một nghĩa vụ bắt buộc hay chỉ đơn thuần vì luật pháp có quy định các hệ quả pháp lý đối với sự thiếu chữ ký. (3) Các quy định tại điều này không áp dụng cho các trường hợp sau đây: (...(. Ðiều 8. Bản gốc (1) Trong trường hợp luật pháp đòi hỏi thông tịn phải được xuất trình hoặc lưu trữ dưới dạng bản gốc, thì một thông điệp dữ liệu được coi là đáp ứng đòi hỏi ấy nếu: (a) có sự đảm bảo đủ tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin kể từ lúc nó lần đầu được tạo ra dưới dạng hoàn chỉnh như một thông điệp dữ liệu hoặc theo cách khác; và (b) khi có đòi hỏi thông tin ấy phải được xuất trình, thì thông tin có khả năng được hiển thị ra cho người mà nó phải hiển thị. (2) Ðoạn (1) được áp dụng dù đòi hỏi hàm chứa trong nó là dưới dạng một nghĩa vụ bắt buộc hay chỉ đơn thuần vì luật pháp có quy định các hệ quả pháp lý đối với thông tin không được xuất trình hoặc lưu trữ dưới dạng văn bản gốc. (3) Để đáp ứng phân đoạn (a) của đoạn (1): (a) các tiêu chuẩn thẩm định tính toàn vẹn là thông tin vẫn còn hoàn chỉnh và không bị thay đổi, không kể các bổ sung do bất kỳ lần ký hậu nào và bất kỳ sự thay đổi nào phát sinh ra trong tiến trình bình thường của việc truyền *** lưu trữ và hiển thị: và (b) tiêu chuẩn tính đủ tin cậy theo dõi đòi hỏi phải được đánh giá căn cứ vào mục đích mà theo đó thông tin đã được tạo ra, tính tất cả các cảnh huống có liên quan. (4) Các quy định tại điều này không áp dụng cho các trường hợp sau đây: (...(. Ðiều 9. Tính khả dung và giá trị chứng cứ của các thông điệp dữ liệu: (1) Trong bất kỳ thủ tục pháp lý nào, đều không được viện dẫn bất cứ hiệu lực áp dụng nào của các quy định về chứng cứ để bác bỏ tính khả dung như chứng cứ của một thông điệp dữ liệu: (a) chỉ vì lý do duy nhất rằng nó là một thông điệp dữ liệu: hoặc (b) lấy lý do nó không ở dạng bản gốc mà không chấp nhận nó là chứng cứ có giá trị nhất mà người viện dẫn nó có thể có được. (2) Thông tin dưới dạng một thông điệp dữ liệu phải được hưởng giá trị bằng chứng xứng đáng. Khi thẩm định giá trị chứng cứ của một thông điệp dữ liệu, phải tham chiếu tới tính đáng tin cậy của cách thức mà thông điệp dữ liệu ấy được tạo ra, lưu trữ hoặc truyền ***, tới tính đáng tin cậy của cách thức mà tính toàn vẹn của thông tin được duy trì, tới cách thức minh xác người khởi phát nó, và tới bất kỳ nhân tố có liên quan nào khác. Ðiều 10. Lưu giữ các thông điệp dữ liệu (1) Trong trường hợp luật pháp đòi hỏi rằng các chứng từ, hồ sơ hoặc thông tin nào đó phải được lưu giữ, thì việc lưu giữ các thông điệp dữ liệu được coi là đáp ứng đòi hỏi ấy, miễn là thoả mãn các điều kiện sau đây: (a) thông tin hàm chứa trong đó là có thể truy cập được để sử dụng cho mục đích tham chiếu sau này; và (b) thông điệp dữ liệu ấy được lưu giữ trong khuôn dạng mà nó đã được tạo ra, *** đi, hoặc tiếp nhận, hoặc trong khuôn dạng mà nó có thể phô diễn để thể hiện chính xác thông tin đã được tạo ra, *** đi hoặc tiếp nhận; và (c) thông tin như thế, nếu có, được lưu giữ sao cho có thể xác minh được xuất xứ và đích đến của một thông điệp dữ liệu và ngày giờ *** đi hoặc đích tiếp nhân. (2) Nghĩa vụ lưu giữ chứng từ, hồ sơ hoặc thông tin phù hợp với đoạn (1) không mở rộng tới bất kỳ thông tin nào mà mục đích duy nhất chỉ là tạo điều kiện cho thông điệp *** đi hoặc được tiếp nhận. (3) Một người có thể thoả mãn đòi hỏi đã nêu tại đoạn (1) bằng cách sử dụng các dịch vụ của một người khác, miễn là các điều kiện nêu ra tại các phân đoạn (a), (b) và (c) được đáp ứng. Chương III: Truyền *** các thông điệp dữ liệu Ðiều 11. Sự hình thành và giá trị của các hợp đồng (1) Trong khuôn khổ hình thành hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, một chào hàng và chấp nhận một chào hàng được phép thể hiện bằng phương tiện các thông điệp dữ liệu. Khi một thông điệp dữ liệu được sử dụng trong việc hình thành một hợp đồng, thì giá trị và hiệu lực thi hành của hợp đồng đó không thể bị phủ nhận chỉ với lý do rằng một thông điệp dữ liệu đã được dùng vào mục đích ấy. (2) Các quy định tại điều này không áp dụng cho các trường hợp sau đây: (...(. Ðiều 12. Sự công nhận của các bên đối với thông điệp dữ liệu (1) Trong quan hệ giữa người khởi phát và người tiếp thụ một thông điệp dữ liệu, giá trị và hiệu lực thi hành của một sự bầy tỏ ý chí hoặc một tuyên bố nào khác sẽ không thể bị phủ nhận chỉ với lý do rằng nó ở dạng một thông điệp dữ liệu. (2) Các quy định tại điều này không áp dụng cho các trường hợp sau đây: (...(. Ðiều 13. Quy thuộc các thông điệp dữ liệu (1) Một thông điệp dữ liệu là một thông điệp dữ liệu của người khởi phát nếu nó được chính người khởi phát *** đi. (2) Trong quan hệ giữa ngưòi khởi phát và người tiếp thụ, một thông điệp dữ liệu được suy đoán là thông điệp dữ liệu của người khởi phát nếu nó được ***: (a) bởi một người mà đối với thông điệp dữ liệu ấy thì có thẩm quyền nhân danh người khởi phát; hoặc (b) bởi một hệ thống thông tin do người khởi phát, hoặc người nhân danh người khởi phát, lập chương trình cho hoạt động tự động. (3) Trong mối quan hệ giữa người khởi phát và người tiếp thụ, người tiếp thụ được quyền coi một thông điệp dữ liệu là thông điệp dữ liệu của người khởi phát, và hành động xuất phát từ đoán định đó, nếu: (a) để minh xác có phải thông điệp đó là của người khởi phát hay không, người tiếp thụ đã áp dụng một thủ tục đã được người khởi phát thoả thuận từ trước cho mục đích này; hoặc (b) thông điệp dữ liệu như người tiếp thụ nhận được phát sinh ra từ các hành vi của một người mà bằng quan hệ người khởi phát hoặc với bất kỳ đại lý nào của người khởi phát đã thâm nhập được vào một phương pháp mà người khởi phát sử dụng để nhận ra các thông điệp dữ liệu là của mình. (4) Ðoạn (3) không áp dụng (a) khi người tiếp thụ đã nhận được thông báo của người khởi phát rằng thông điệp dữ liệu đó không phải là của người khởi phát, đồng thời đã có đủ thời gian hợp lý để có hành động thích ứng; hoặc (b) trong trường hợp quy định tại đoạn (3)(b), khi người tiếp thụ đã biết, hay lẽ ra đã phải biết nếu như người đó đã cẩn thận đúng mức hoặc đã sử dụng bất lỳ thủ tục đã thoả thuận nào, rằng thông điệp dữ liệu đó không phải là thông điệp dữ liệu của người khởi phát (5) Trong trường hợp một thông điệp dữ liệu là thông điệp dữ liệu của người khỏi phát hoặc được suy đoán là của người khởi phát, hoặc người tiếp thụ có quyền hành động trên cơ sở đoán định ấy, thì, người tiếp thụ được quyền coi thông điệp dữ liệu nhận được chính là cái mà người khởi phát chủ định ***, và hành động trên cơ sở đoán định đó. Người tiếp thụ không được quyền đó khi người ấy biết, hoặc lẽ ra đã phải biết nếu như người đó đã cẩn thận đúng mức hoặc đã sử dụng bất kỳ thủ tục đã thoả thuận nào, rằng việc truyền *** đã gây ra sai lệch bất kỳ nào đó trong thông điệp dữ liệu nhận được. (6) Người tiếp thụ được quyền coi mỗi thông điệp dữ liệu nhận được như một thông điệp dữ liệu riêng rẽ và hành động trên cơ sở đoán định ấy, ngoại trừ trường hợp thông điệp ấy là sự lặp lại một thông điệp dữ liệu khác mà người biết hoặc lẽ ra đã phải biết nếu như người đó đã cẩn thận đúng mức hoặc đã sử dụng bất kỳ thủ tục đã thoả thuận nào, rằng thông điệp dữ liệu ấy chỉ là một thông điệp lặp lại. Ðiều 14. Xác nhận đã nhận được (1) Các đoạn (2) và (4) của điều này được áp dụng trong trường hợp vào lúc hoặc trước lúc *** một thông điệp dữ liệu đi, hoặc bằng chính thông điệp dữ liệu ấy, người khởi phát đã yêu cầu hoặc đã thoả thuận với người tiếp thụ rằng cần có xác nhận đã nhận được thông điệp. (2) Trong trường hợp người khởi phát chưa thoả thuận với người tiếp thụ rằng xác nhận phải được thể hiện ở một khuôn dạng đặc thù nào đó, hoặc bằng một phương pháp đặc thù nào đó, thì xác nhận có thể thể hiện bằng (a) bất kỳ liên lạc nào do người tiếp thụ mà đủ để chứng tỏ với người khởi phát rằng đã nhận được thông điệp dữ liệu đó. (3) Trong trường hợp người khởi phát đã tuyên bố rằng thông điệp dữ liệu ấy chỉ có giá trị khi nhận được xác nhận đã nhận được, và người khởi phát chưa nhận được xác nhận trong thời gian đã ấn định hoặc đã thoả thuận hoặc, nếu chưa có ấn định hay thoả thuận về thời gian, thì trong phạm vi một thời gian hợp lý, thì: (a) người khởi phát có thể thông báo với người tiếp thụ rằng chưa nhận được xác nhận đồng thời ấn định một thời gian hợp lý mà xác nhận phải tới người khởi phát; và (b) nếu xác nhận không tới trong phạm vi thời gian đã ấn định tại phân đoạn (a), thì, cho tới lúc thông báo cho người tiếp thụ, người khởi phát có thể coi thông điệp dữ liệu ấy như chưa hề được *** đi, hoặc thực hiện bất cứ quyền nào khác mà mình có thể có được. (5) Trong trường hợp người khởi phát nhận được xác nhận đã nhận được của người tiếp thụ, thì thông điệp dữ liệu có liên quan được suy đoán là đã được người tiếp thụ nhận được. Ðiều suy đoán này không hàm nghĩa rằng thông điệp dữ liệu ấy tương hợp với bản thông điệp đã nhận được (6) Trong trường hợp xác nhận đã nhận được nói rằng bản thông điệp dữ liệu có liên quan đáp ứng các đòi hỏi kỹ thuật đã thoả thuận hoặc đã quy định trong tiêu chuẩn được áp dụng, thì các đòi hỏi ấy được suy đoán là đã được đáp ứng. (7) Trừ trường hợp có liên quan tới việc *** hoặc nhận thông điệp dữ liệu đó, điều này không nhằm áp dụng để xử lý các hệ quả pháp lý có thể phát sinh ra từ thông điệp dữ liệu đó hoặc từ bản xác nhận đã nhận được thông điệp đó. Ðiều 15. Thời điểm và địa điểm *** và nhận các thông điệp dữ liệu (1) Trừ trường hợp có thoả thuận khác giữa người khởi phát và người tiếp thụ, việc *** một thông điệp dữ liệu được coi là phát sinh khi nó nhập vào một hệ thống thông tin nằm ngoài sự khống chế của người khởi phát hoặc của người nhân danh người khởi phát mà gủi thông điệp dữ liệu đó đi (2) Trừ trường hợp có thoả thuận khác giữa người khởi phát và người tiếp thụ, thời điểm nhận được một thông điệp dữ liệu được xác định như sau: (a) nếu người tiếp thụ đã chỉ định một hệ thống thông tin để nhận các thông điệp dữ liệu, thì sự nhận được coi là phát sinh: (i) vào thời điểm thông điệp dữ liệu ấy nhập vào hệ thống thông tin đã chỉ định; hoặc (ii) vào thời điểm thông điệp dữ liệu ấy được người tiếp thụ truy cập, nếu thông điệp dữ liệu ấy được *** tới một hệ thống thông tin của người tiếp thụ mà không phải là hệ thống thông tin đã được chỉ định; (b) nếu người tiếp thụ chưa chỉ định một hệ thống thông tin, thì sự nhận được được coi là phát sinh khi thông điệp dữ liệu ấy nhập vào hệ thống thông tin của người tiếp thụ. (3) Ðoạn (2) được áp dụng ngay cả trong trường hợp địa điểm đặt hệ thống thông tin ấy có thể khác với địa điểm mà thông điệp dữ liệu ấy được suy đoán là sẽ được *** tới được quy định tại đoạn (4). (4) Trừ trường hợp có thoả thuận khác giữa người khởi phát và người tiếp thụ, một thông điệp dữ liệu được suy đoán là sẽ được *** tới địa điểm mà người khởi phát đặt trụ sở kinh doanh của mình, và được suy đoán là sẽ được nhận tại địa điểm mà người tiếp thụ đặt trụ sở kinh doanh của mình. Theo quy định tại đoạn này: (a) nếu người khởi phát hoặc người tiếp thụ có nhiều hơn một trụ sở kinh doanh, thì trụ sở kinh doanh là trụ sở có liên quan mật thiết nhất với cuộc giao dịch ngầm định hoặc, trong trường hợp không có giao dịch ngầm định nào, thì trụ sở kinh doanh chính: (b) nếu người khởi phát hoặc người tiếp nhận không có trụ sở kinh doanh, thì phải tham chiếu vào nơi thường trú của người đó. (5) Các quy định của điều này không áp dụng cho các trường hợp sau đây: (...(. Phần Hai: Thương mại điện tử trong các lĩnh vực cụ thể Chương I: Vận chuyển hàng Ðiều 16. Các hành vi liên quan tới các hợp đồng vận chuyển hàng Không trái với các quy định tại Phần Một của Ðạo luật này, chương này áp dụng cho mọi hành vi liên quan tới, hoặc nhằm thực hiện, một hợp đồng vận chuyển hàng, bao gồm cả, nhưng không chỉ bao gồm: (a) (i) thông báo ký mã hiệu, số lượng, khối lượng hoặc trọng lượng hàng; (ii) nói rõ hoặc khai báo chủng loại hoặc giá trị hàng; (iii) xuất biên lai hàng; (iv) xác nhận hàng đã được xếp; (b) (i) thông báo cho một người nào đó về các điều kiện của hợp đồng đó; (ii) ra chỉ thị cho một người vận chuyển; (c) (i) yêu cầu giao hàng; (ii) cho phép xuất hàng; (iii) thông báo tổn thất hàng, hoặc hư hại hàng; (d) bất cứ thông báo hoặc tuyên bố nào khác liên quan tới việc thực hiện hợp đồng; (e) đảm nhận giao hàng tới một người đã được định danh hoặc một người đã được uỷ quyền yêu cầu giao hàng; (f) trao, thụ đắc, từ bỏ, khước từ, chuyển nhượng hoặc thương lượng các quyền đối với khách hàng; (g) thụ đắc hoặc chuyển nhượng các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng đó. Ðiều 17. Chứng từ vận tải (1) Tuân thủ đoạn (3) là đoạn chỉ rõ luật pháp đòi hỏi rằng bất kỳ hành vi nào nói đến tại điều 16 đều phải được thực hiện bằng văn bản viết hoặc sử dụng một chứng từ bằng giấy, thì đòi hỏi đó được coi là được đáp ứng nếu hành vi ấy được thực hiện bằng cách sử dụng một hoặc nhiều hơn các thông điệp dữ liệu. (2) Ðoạn (1) được áp dụng dù đỏi hỏi hàm chứa trong nó là dưới dạng một nghĩa vụ bắt buộc hay chỉ đơn thuần vì luật pháp có quy định các hệ quả pháp lý đối với việc thực hiện hành vi mà không bằng văn bản viết hoặc không bằng cách sử dụng một chứng từ bằng giấy. (3) Nếu một quyền phải được trao cho, hoặc một nghĩa vụ phải được thực hiện bởi, một người duy nhất nào đó mà không phải là một người khác, và nếu luật pháp quy định rằng, để thực hiện điều đó, thì quyền hoặc nghĩa vụ ấy phải được chuyển đạt đến đương sự bằng cách chuyển giao, hoặc sử dụng, một chứng từ trên giấy, thì đòi hỏi ấy được coi là được đáp ứng nếu quyền hoặc nghĩa vụ đó được chuyển đạt bằng cách sử dụng một hoặc nhiều hơn các thông điệp dữ liệu, miễn là dùng một phương pháp đủ tin cậy để khiến cho thông điệp hoặc các thông điệp dữ liệu như thế là đơn nghĩa. (4) Theo quy định tại đoạn (3), tiêu chuẩn của tính tín cậy cần có sẽ được thẩm định căn cứ vào mục đích chuyển đạt quyền hoặc nghĩa vụ đó và căn cứ vào mọi cảnh huống, bao gồm cả các thoả thuận hữu quan bất kỳ. (5) Trong trường hợp sử dụng một hay nhiều hơn các thông điệp dữ liệu để thực hiện một hành vi bất kỳ tại các phân đoạn (f) và (g) của điều 16, không chứng từ bằng giấy nào dùng để thực hiện hành vi đó được coi là có giá trị trừ khi việc sử dụng các thông điệp dữ liệu đã kết thúc và đã được thay thế bằng việc sử dụng các chứng từ bằng giấy. Một chứng từ bằng giấy ban hành ra trong cảnh huống ấy phải hàm chứa một tuyên bố rằng việc sử dụng các thông điệp dữ liệu đã kết thúc. Việc thay thế các thông điệp dữ liệu bằng các chứng từ bằng giấy không ảnh hưởng tới các quyền và các nghĩa vụ của các bên hữu quan. (6) Nếu một quy định pháp lý nào đó là bắt buộc phải áp dụng cho một hợp đồng vận chuyển hàng hoá mà hợp đồng này được thể hiện hoặc được chứng thực bằng một chứng từ bằng giấy, thì quy định ấy sẽ không bị coi là vô hiệu lực đối với một hợp đồng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftong_quan_ve_tmdt_1_2866_592.pdf
Tài liệu liên quan