PHẦN I : GIỚI THIỆU VỀ TỔNG ĐÀI SỐ SPC
Chương I: Khỏi quỏt
1. Khỏi quỏt chung .5
2. Cấu tạo của tổng đài SPC .6
2.1 Thiết bị kết cuối. .7
2.2 Thiết bị chuyển mạch 8
2.2.1 Hệ thống chuyển mạch tương tự .8
2.2.2 Hệ thống chuyển mạch số . 8
2.3 Bộ điều khiển trung tõm . .9
2.4Thiết bị ngoại vi chuyển mạch .9
2.5Thiết bị bỏo hiệu .10
2.6Thiết bị trao đổi người mỏy . 10
Chương II: Chuyển mạch số
1.Đặc điểm của chuyển mạch số . .11
2.Nguyờn lý chuyển mạch khụng gian . .11
2-1Sơ đồ nguyờn lý . .12
2-2Nguyờn lý chuyển mạch . .12
3.Nguyờn lý chuyển mạch thời gian .13
3-1.Chuyển mạch thời gian theo điều khiển đầu vào .14
3-2.Chuyển mạch thời gian điều khiển đầu ra .16
4. Ghộp tuyến PCM và chuyển đổi nối tiếp – song song . .18
5.Trường chuyển mạch T – S –T . 19
PHẦN 2: KHÁI QUÁT TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI SỐ NEAX - 61E 1
Chương I: CẤU TRÚC TỔNG ĐÀI SỐ NEAX - 61E 2
I - Giới thiệu chung về Neax – 61E 2
1. Khả năng ứng dụng và dung lượng: 2
2. Cấu trỳc hệ thống: 4
II - Ứng dụng điển hỡnh: 7
1. Tổng đài nội hạt LS : 7
2. Tổng đài liờn tỉnh: 7
3. Tổng đài quốc tế INTS: 7
4. Đơn vị chuyển mạch ở xa RSU: 7
5. Khối tập trung thuờ bao xa RLU: 7
Chương II: CẤU HèNH PHẦN CỨNG VÀ PHẦN MỀM CỦA HỆ THỐNG NEAX - 61E 8
I - Cấu hỡnh phần cứng của hệ thống neax – 61E: 8
1. Phõn hệ ứng dụng: 8
2. Phõn hệ chuyển mạch: (Switch Subsystem): 12
3. Phõn hệ xử lý: (Processor Subsystem): 17
4.Phõn hệ vận hành và bảo dưỡng (Operator & Maintenance Subsystem): 19
II - cấu hỡnh phần mềm của hệ thống Neax – 61E: 24
1. Cấu trỳc cơ bản: 24
2. File hệ thống: 24
3. Qỳa trỡnh xử lý cuộc gọi: 29
PHẦN 3: NGHIấN CỨU CHI TIẾT PHẦN LM 128 THUấ BAO VÀ MẠCH GIAO TIẾP THUấ BAO LC 32
I - Nghiờn cứu chi tiết phần LM 128 thuờ bao: 33
1. Giới thiệu chung: 33
2. Những chức năng của LM: 33
3. Cấu hỡnh hệ thống: 34
4. Cấu hỡnh Mudule: 37
5. Qỳa trỡnh hoạt động: 39
II - Nghiờn cứu mạch giao tiếp thuờ bao LC 49
1. Giới thiệu: 49
2. Cỏc chức năng: 49
3. Cấu hỡnh phần cứng: 51
PHẦN 4: GIỚI THIỆU PHÂN HỆ CHUYỂN MẠCH 59
I - Giới thiệu: 60
II - Mụ tả cỏc khối chức năng và hoạt động: 60
1. Module đường thoại - SPM: 60
2. Module điều khiển đường thoại SPC: 65
3. Module xử lý điều khiển: 66
4. Module trung kế dịch vụ SVTM (Service - Trunk Module): 68
5. Module đồng hồ CLKM: 68
III - Cỏc cấp ghộp kờnh và cấu trỳc khung của hệ thống chuyển mạch: 70
1. Cấu trỳc ghộp kờnh của hệ thống: 70
2. Cấu trỳc khung của hệ thống: 70
94 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1502 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tổng quan về tổng đài Neax - 61E, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biến đổi tương tự - số (A-D).
Hình 1.4: Sơ đồ nguyên lý biến đổi 2/4 dây và biến đổi A-D của card LC:
Sơ đồ khối mạch đường dây LC ở hình trên gồm 7 chức năng sau: BOSCHT.
+ B - Battery Supply toSubscriber line - Cấp nguồn một chiều cho thuê bao.
+ O - Overvoltage Protection - Chống quá áp.
+ R - Ring current Supply - Cấp chuông.
+ S - Supprvision of Subscriber terminal Giám sát thuê bao đầu cuối.
+ C - Coder andDecoder - Mã hoá và giải mã.
+ H - Hybrid (2 - wire to 4 - wire conversion) - Chuyển đổi 2/4 dây.
+ T - Test - Kiểm tra thiết bị đầu cuối và đường dây.
Để thực hiện các chức năng trên người ta sử dụng công nghệ tổ hợp mật độ cao LSI mạch tổ hợp và các rơle cực nhỏ, card thuê bao được gắn 4 hoặc 8 LC (Line Circuit), một bộ Codec và các mạch giao diện cho các bộ điều khiển. Vì lưu lượng thoại do một đường thuê bao tạo ra trực tiếp thấp nên một bộ chuyển mạch đường dây số DLSW (Digital Line Switch) được dùng để tập trung các đường thuê bao trước khi đưa đến tầng ghép kênh sơ cấp PMUX (Primary Multiplexer). Tỷ số tập trung có thể được điều chỉnh để phù hợp với lưu lượng thoại .
b, Giao tiếp trung kế tương tự (Analog Trunk Interface):
Khối giao tiếp trung kế tương tự được nối với các tổng đài tương tự đã được xây dựng từ trước trên những đôi day giống nhau . Gồm có các trung kế gọi đi, gọi về, trung kế hai chiều. Tín hiệu Analog trên đường dây không cần tập trung. Thông qua bộ CODEC sẽ được mã hoá thành tín hiệu PCM sau đó được ghép kênh thành một đường tín hiệu PCM -TDM 120 kênh thoại bởi bộ ghép kênh sơ cấp PMUX. Giao tiếp trung kế tương tự còn cung cấp chức năng điều khiển đệm (pad Control) cho các tuyến trung kế đặc biệt. Nó cũng có thể chứa các loại trung kế khác nhau để giao tiếp với các tổng đài có liên quan. Những mạch điện này có thể truyền các xung quay số DP (Dial Pulse), mã đa tần MFCđể chuyển báo địa chỉ.
Khối giao tiếp trung kế tương tự có kết cấu như sau:
- Cứ 30 mạch giao tiếp trung kế tương tự được xếp vào một Module trung kế TM . Mỗi khối giao tiếp trung kế tương tự gồm 4 Module trung kế. Như vậy trong mỗi khối giao tiếp tương tự có tối đa là
(4TM*30 = 120) đường tín hiệu PCM được đua vào ghép kênh sơ cấp (PMUX).
Hình 1.5: Sơ đồ khối giao tiếp trung kế tương tự (TRK).
Trong đó:
- LOC: Điều khiển vùng.
- MUX: Ghép kênh.
- PMUX: Ghép kênh sơ cấp.
- TM: Module trung kế.
c, Giao tiếp trung kế số (Digital Trunk Interface):
Giao tiếp trung kế số nối các đường truyền dẫn PCM với mạng chuyển mạch, nó phụ thuộc vào phương pháp mã hoá áp dụng cho hệ thống, hoặc 4 đường PCM 30 kênh (phương pháp luật A), hoặc 5 đường PCM 24 kênh (theo luật, được nối đến bộ giao tiếp trung kế số (DTI). Các đầu ra của DTI được ghép kênh bởi bộ ghép kênh sơ cấp PMUX tạo thành một đường SHW 120 kênh thoại (30*4 hoặc 24*5) để đưa đến mạng chuyển mạch. Mỗi DTIM Có 2 DTIC.
Hình 1.6: Giao tiếp trung kế theo luật A:
Trong đó:
- DTI: Giao tiếp truyền dẫn số.
- PMUX: Ghép kênh sơ cấp.
d, Giao tiếp hệ thống chuyển mạch ở xa (Remote System Interface):
Trong hệ thống chuyển mạch ở xa có giao tiếp với đường dây tương tự để kết nối đến các đường dây thuê bao ở những vùng xa. Sau đó các mạch giao tiếp đường dây ở xa này nối đến các tổng đài chủ bằng các tuyến PCM:
Hệ thống này gồm hai bộ phận chính là:
+ Đơn vị điều khiển chuyển mạch từ xa RSU (Remote Switch Unit).
+ Đơn vị điều khiển đường dây ở xa RLU (Remote Line Unit).
Cả hai đơn vị này đều có những giao tiếp giống nhau. Mục đích của những giao tiếp này là tạo đường liên kết từ tổng đài chủ đến hệ thống chuyển mạch ở xa qua các đường PCM. Sử dụng cấu hình này hệ thống ở tổng đài chủ có thể xử lý các cuộc gọi theo những cách giống nhau mà không cần biết rằng thuê bao được nối trực tiếp đến tổng đài chủ hay là thông qua hệ thống chuyển mạch ở xa
e, Giao tiếp trung kế dịch vụ (Service Trunk Interface):
Giao tiếp trung kế dịch vụ cung cấp các dịch vụ như: Tạo tín hiệu âm báo, báo hiệu AC Giao tiếp này gồm nhiều mạch điện khác nhau. Chẳng hạn như :
- Bộ tạo tín hiệu âm báo.
- Bộ thu phát tín hiệu ghi.
f, Giao tiếp bàn điện thoại viên (Operator Position Interface):
Giao tiếp này được dùng trong các ứng dụng chuyển mạch đường dài hoặc chuyển mạch quốc tế. Nó kết nối thuê bao gọi và bị gọi hoặc cả hai loại đến điện thoại viên ( kết nối hội nghị )thông qua mạch trung kế và mạng chuyển mạch. Ngoài ra nó còn nhiều dịch vụ khác nhau như các cuộc gọi trạm nối trạm, người nối người (Person - to - person call), các cuộc gọi trả tiền trước (collect call ) được thực hiện thông qua bàn điện thoại viên với hệ thống trợ giúp dịch vụ AS C (Assistance Service Console). Tuỳ thuộc vào nhu cầu của khách hàng tối đa có 512 bàn điện thoại viên được dùng để hỗ trợ cho mỗi hệ thống.
2, Phân hệ chuyển mạch: (Switch Subsystem):
Chuyển mạch thời gian
T1
SMUX
Chuyển mạch thời gian
T1
SMUX
HW
128Ts x 4 = 512Ts
SHW
480 x 6 =
2.880
kênh
87.584 khe thời gian
Chuyển mạch không gian
S1
Chuyển mạch không gian
S1
Chuyển mạch thời gian
T1
Chuyển mạch thời gian
T1
(6)
(6)
SMUX
SMUX
HW
128Ts x 4 = 512Ts
SHW
87.584 khe thời gian
Chuyển mạch thời gian
T1
SMUX
Chuyển mạch thời gian
T1
SMUX
2.880 kênh
Chuyển mạch không gian
S1
Chuyển mạch không gian
S1
Chuyển mạch thời gian
T1
Chuyển mạch thời gian
T1
(6)
(6)
SMUX
SMUX
24x6
24x6
22
24x6
24x6
22
Bộ điều khiển truyền thoại SPC
Đến/ đi từ bộ xử lý cuộc cọi
Phân hệ
ứng dụng
Phân hệ vận hành và bảo dưỡng
Phân hệ
Xử lý
Phân hệ
ứng dụng
Phân hệ chuyển mạch
JHW
Hình 1.7: Khối hệ thống chuyển mạch:
Trong đó :
- HW: Đường truyền tốc độ cao.
- JHW: Đường nối của đường truyền tốc độ cao.
- SHW: Đường truyền tốc độ cao thứ cấp.
- SMUX: Ghép kênh thứ cấp.
Phân hệ chuyển mạch làm nhiệm vụ tạo ra một tuyến nối vật lý để nối các kênh vào và các kênh ra, phục vụ cho nhu cầu đàm thoại giữa thuê bao với thuê bao, thuê bao với trung kế và trung kế với trung kế.
Phân hệ chuyển mạch gồm các Module có 4 tầng chuyển mạch T - S - S - T làm việc theo nguyên lý chuyển mạch ghép kênh phân chia thời gian.
Cấu trúc của hệ này mang tính đối xứng , hệ thống bao gồm: 6 tầng chuyển mạch thời gian sơ cấp (T1), một tầng chuyển mạch không gian sơ cấp (S1), một tầng chuyển mạch không gian thứ cấp (S2) và 6 tầng chuyển mạch thời gian thứ cấp (T2). Giao diện giữa phân hệ chuyển mạch và phân hệ ứng dụng bằng bộ ghép kênh cấp 2 SMUX/ SDMUX nối với T1và T2 tương ứng.
Nguyên lý làm việc:
- Tín hiệu PCM - TDM gửi qua SHW có 128 khe thời gian Ts, tức là có 120 kênh thoại và 8 kênh điều khiển được đưa vào SMUX. Mỗi SMUX lại ghép 4 đường SHW thành đường HW có 512 Ts, đầu ra của SMUX được đưa đến T1 và số liệu đầu vào của nó được viết tuần tự vào bộ nhớ đệm 512 từ (word), đầu ra đọc ngẫu nhiên thông qua lệnh phần mềm điều khiển SPC.
- Số liệu đọc ở đầu ra T1 được chuyển tới S1 với tốc độ chuyển mạch là 8.448 Mb/s (8 bits nối tiếp ) chuyển thành tốc độ 4.224Mb/s (4bits song song). Sau đó thông qua lệnh điều khiển phần mềm SPC mà cứ sau 1 khe thời gian thì S1 phân bố tín hiệu vào 1 trong 24 (JHW) đầu ra, trong 24 JHW thì có từ 2 đến 6 JHW được dùng để kết nối nội bộ trong mạng chuyển mạch, số còn lại được dùng để kết nối giữa các mạng chuyển mạch .
- Bộ chuyển mạch không gian S2 cũng là một ma trận chuyển mạch 24*6 cổng, thực hiện chuyển mỗi Ts trên 24 đầu vào lên 1 trên 6 HW đầu ra, sau đó chuyển tới T2 và được T2 sắp xếp lại. Bộ tách kênh SDMUX tách đường tín hiệu 512 Ts (480 kênh thoại) thành 4 đường tín hiệu 128 Ts (120 kênh thoại), T2 cũng làm vai trò chuyển đổi tốc độ từ song song thành nối tiếp. Cả T2 và S2 đều chịu điều khiển của SPC.
- Trong mỗi chuyển mạch có 6 đường HW vào và có cấu trúc TSST Có thể chuyển mạch được 2880 kênh thông tin. Có cấu trúc mạng lớn nhất có thể kết hợp 22 mạng chuyển mạch lại với nhau và có bộ điều khiển SPC. Để tăng độ tin cậy phân hệ này được trang bị kép.
3, Phân hệ xử lý: (Processor Subsystem):
Phân hệ xử lý làm nhiệm vụ điều khiển và xử ký cuộc gọi cùng với các chức năng vận hành và bảo dưỡng cũng như chức năng báo hiệu kênh chung. Qúa trình thực hiện những công việc này hệ thống đa xử lý phải chịu sự điều khiển của bộ xử lý điều khiển CP (Control Processor).
Trong hệ thống đa xử lý gồm có 32 CP và 22bộ xử lý cuộc gọi CLP:
- Mỗi CLP làm việc theo nguyên tắc phân chia tải (Load Sharing), giữa các CLP trao đổi với nhau thông qua hệ thống xử lý Bus SBP (System Bus Processor).
- Bộ xử lý vận hành và bảo dưỡng OMP (Operation and Maintenace Processor) điều khiển các chức năng vận hành và bảo dưỡng trong quá trình khai thác, gồm giao tiếp Người - Máy, điều khiển các bộ xử lý điều khiển.
- Trong phân hệ xử lý bộ phận xử lý chính là các Module xử lý điều khiển CPM (ControlProcessor Module), gồm những khối chức năng sau:
+ Điều khiển trung tâm CC (Central Contrller). Nó nhận biết và thi hành các chương trình cần thiết để điều khiển các hoạt động của chuyển mạch. Bộ điều khiển trung tâm được trang bị kép bởi hai CPU (CPU-A và CPU-B) để đề phòng hệ thống có sự cố. Trong quá trình làm việc chúng được đồng bộ với nhau để thi hành các chức năng thiết yếu.
Với hệ thống NEAX-61E bộ điều khiển trung tâm được sử dụng là loại Module 101 (S 6000/101).
+ Bộ nhớ chính MM (Main Memory) được sử dụng để nhớ số liệu chương trình của hệ thống tổng đài . Mỗi MM chúa 4 Mword trên mỗi Card. Mỗi từ gồm 32bits và 8 bits mã kiểm tra (Mỗi Card có 160 chíp RAM động), MM có dung lượng tối đa là 10 Mwrod.
Bộ điều khiển tuyến thoại SP1
Đến/ đi từ SPC hoặc PSC
MODULE xử lý điều khiển CPM
Tối đa 32 CPM (22 CLP vf các CP khác)
Bộ điều khiển Trung tâm
CC
Bộ xử lý dịch vụ hệ thống SSP
Bộ nhớ chính MM
Bộ xử lý Bus hệ thống SBP
Bộ phối hợp bộ nhớ chung CMADP
Đến/ đi từ MPC
Module xử lý điều khiển CPM
Bộ điều khiển Bus BC
(31)
Đến/ đi từ CMIM
Bộ xử lý Bus hệ thống SBP
Bộ điều khiển Trung tâm
CC
Bộ xử lý dịch vụ hệ thống SSP
Bộ nhớ chính MM
Bộ phối hợp bộ nhớ chung CMADP
Bộ xử lý
vào ra
IOP
Bộ giao tiếp tuyến thoại SP1
Module giao tiếp bộ nhớ chung CMIM
Module giao tiếp bộ nhớ chung CMIM
Hệ thống vận hành bảo dưỡng OMP
Module bộ nhớ chung CMM
(4)
(8)
(8)
Đến/ đi từ CMADP
Bộ điều khiển đa xử lý MPC
Bộ điều khiển đa xử lý MPC
(18)
(18)
Đến/ đi từ SSP
SPB
Đến/ Đi từ module đo thử TSTM
Đến/ đi từ bảng điều khiển chủ MSCL
Bus liên kết cao HIB
(Đến/ đi từ hệ thống vận hành và bảo dưỡng -O&M)
Hình 1.8: Sơ đồ khối của phân hệ xử lý:
+ Bộ xử lý Bus hệ thống (System Bus Processor) làm nhiệm vụ chuyển số liệu giữa các CPC qua Bus hệ thống.
+ Giao tiếp đường thoại SPI (Speech Path Interface) làm nhiệm vụ điều khiển truyền số liệu giữa các OPM và các Module kiểm tra đo thử trong hệ thống vận hành và bảo dưỡng qua Bus hệ thống.
+ Bộ xử lý dịch vụ hệ thống SSP (System Service Procesor) làm nhiệm vụ giao tiếp giữa các CPU và bộ đa xử lý điều khiển MCP (Multi Controler Processor) và gửi báo hiệu trạng thái hệ thống. SSP được điều khiển bởi bàn điều khiển chủ MCSL (Master Console), MCSL cho phép điều khiển thủ công hoạt động của các CP để thực hiện trao đổi người máy . Nó cũng gồm có cả mạch điện hành động khẩn cấp EMA (Emergency Action) được kích hoạt bởi thiết bị giám sát tình trạng khẩn cấp ESE (Emergency Supersory Equipment).
+ Bộ xử lý vào ra IOP (In Put/Out put Processor) làm nhiệm vụ điều khiển truyền số liệu giữa bộ nhớ chung (CM) và các thiết bị ra.
+ Bộ xử lý phối hợp CMADD tạo ra giao diện chuẩn giữa các CPM và bộ nhớ chung CM.
Ta có bảng thông số của bộ vi xử lý S 6000/101:
Nội dung
Đặc tính
Dung lượng nhớ
Memory card
4 Mwords
Maximum 10 Mwords
Kiểu bộ nhớ truy nhập
Mos 1 Mb dynamic Ram
Độ dài từ
32 + 8 bít (Mã kiểm tra)
Số câu lệnh cơ bản
140
Số thanh ghi chung
32 x 16
4, Phân hệ vận hành và bảo dưỡng (Operator & Maintenance Subsystem):
Phân hệ vận hành và bảo dưỡng OMS cung cấp giao tiếp thông tin người - máy nhờ các câu lệnh và số liệu đưa vào phục vụ cho các mục đích khai thác và bảo dưỡng hàng ngày. Phân hệ này cung cấp các khả năng giám sát, kiểm tra hệ thống, đo thử đường trung kế và đường dây thuê bao giúp ta duy trì hệ thống hoạt động bình thường. Phân hệ vận hành và bảo dưỡng bao gồm rất nhiều thiết bị vào ra khác nhau, qua đó người vận hành có thể kiểm tra chi tiết trạng thái hệ thống và cảnh báo của hệ thống.
+ Chức năng vận hành gồm có: Phục vụ xử lý các lệnh, giám sát cuộc gọi, bảng ghi số liệu cước đo và điều khiển lưu lượng, thay đổi số liệu tổng đài, giám sát cước phí.
+ Chức năng bảo hành bao gồm: Giám sát hệ thống, xử lý sai hỏng của hệ thống, kiểm tra đo thử đường trung kế và đường dây thuê bao, kiểm tra việc tìm lỗi và báo lỗi.
Phân hệ vận hành và bảo dưỡng có tính tự động hoá cao. OMP sẽ thường xuyên thực hiện trực tiếp và ngầm định những chu kỳ bảo dưỡng theo yêu cầu. Các thiết bị vào/ra được nối với OPM để giúp người điều hành dễ dàng hơn trong vấn đề khai thác và bảo dưỡng tổng đài.
Thiết bị vào ra cũng có thể gồm có cả đầu cuối bảo dưỡng và giám sát:
+ Thiết bị đầu cuối quản lý và bảo dưỡng MAT (Maitenance &Administration Terminal): có chức năng nhận lệnh từ người điều hành, đưa ra các thông tin về xử lý số liệu, quản lý vào/ra các thông tin về dự báo
+ Ô băng từ MTU (Magnetic Unit).
+ ổ đĩa DKU (Disk Unit): Cung cấp bộ nhớ cho hệ thống và các file cần phải phải nạp lại.
+ Máy in LP (Line Printer).
+ Bàn đo thử đường dây thuê bao LTC (Line Test Console).
+ Bàn kiểm tra hệ thống và đo thử trung kế STC (System Test Console).
+ Bàn hiểm thị cảnh báo ALDISP (Alarm Display).
+ Trạm đo thử truy nhập số DATS (Digital Acces Test Station).
+ Bàn kiểm tra chủ MCSL (Master Console).
Các khối LTC, STC, MCSL, ALDISP, DATS cung cấp thường xuyên cho tuyến thuê bao và trung kế quá trình đo kiểm tra và bảo dưỡng.
Các thông số về tình trạng của phần cứng và phần mềm hiện trên ALDISP. Hệ thống này hiểm thị kết quả khi tìm lỗi và phân tích các chương trình tại MAT và có thể nhanh chóng cách ly thiết bị có lỗi.
Qúa trình kiểm tra trung kế được thực hiện từ STC (System Test Console) và cũng dùng cho bảo dưỡng từ xa .
Trong ứng dụng chuyển mạch quốc tế có thể sử dụng thêm :
+ Bàn giám sát dịch vụ SOC (Service Observation Console).
+ Thiết bị đầu cuối quản lý mạng NWM (Network Managemant).
+ Thiết bị đầu cuối hiểm thị trạng thái của tuyến RTS (Route Status).
Hình 1.9: Cấu hình hệ thống vận hành và bảo dưỡng:
MAT là một phần của hệ thống khai thác và bảo dưỡng. Thông qua đó người sử dụng có thể thực hiện nhiều chức năng khai thác các lệnh người sử dụng đưa vào, sẽ được xử lý đồng thời hệ thống sẽ đưa ra bản tin đáp ứng lệnh. Hệ thống cung cấp một tập đa dạng các lệnh sử dụng với mục đích và ý nghĩa riêng của nó .
- Nhóm lệnh thuê bao:
Là các lệnh tác động trực tiếp lên số liệu của từng thuê bao, nhằm thay đổi các thuộc tính của thuê bao, điển hình của nhóm lệnh này là lệnh SOD (Service Order Processing - Xử lý yêu cầu cung cấp dịch vụ).
- Nhóm lệnh thay đổi số liệu hệ thống:
Là nhóm lệnh mà thông qua đó người sử dụng có thể thay đổi các thuộc tính của cả hệ thống, mở rộng hệ thống, mở các tuyến trung kế điển hình của nhóm lệnh này là lệnh ODC (Office Data Change).
- Nhóm lệnh kiểm tra Test:
Có chức năng kiểm tra hệ thống, bao gồm việc kiểm tra các đường trung kế, thuê bao
- Nhóm các lệnh đặc biệt :
Điển hình là lệnh MLD (Memore Load - Nạp bộ nhớ). Lệnh này dùng với mục đích đặc biệt, chỉ được dùng với sự đồng ý của người lắp đặt hệ thống.
Tập lệnh hệ thống còn có khả năng kiểm tra giám sát hệ thống bằng các thiết bị phụ trợ khác như STC (System Test Console), hệ thống giám sát cảnh báo nhằm sớm phát hiện sự cố .
- Bản tin đáp ứng lệnh:
Xác nhận đã vào đúng lệnh và cung cấp các thông tin cần thiết trong khi đáp ứng lệnh vào.
Bản tin này có thể đưa ra trực tiếp ngay sau khi lệnh được đưa vào hoặc tại một thời điểm riêng.
* Xử lý lệnh phục vụ:
Bộ nhớ lưu trữ tất cả các thông tin đặc biệt của từng thuê bao như : Điều kiện phục vụ, số thiết bị đường dây thuê bao. Nếu một thuê bao gọi đi hay nhận điện thoại thì chương trình xử lý cuộc gọi đọc dữ liệu từ bộ nhớ và thực hiện xử lý cuộc gọi tuỳ thuộc vào dữ liệu của thuê bao. Những thay đổi này bao gồm đấu nối hay không đấu nối, lớp dịch vụ loại nào Để bắt đầu xử lý lệnh dịch vụ dữ liệu được sao chép ở dạng lệnh và đưa vào trong hệ thống bởi lệnh SOD qua thiết bị bảo dưỡng quản lý đầu cuối MAT. Khi lệnh SOD được gửi vào thì hệ thống thực hiện xử lý yêu cầu. Lệnh dữ liệu thuê bao in ra dữ liệu cho kiểm tra PSD .
* Bắt giữ cuộc gọi:
Lệnh MCR (Malicious Call Tracing) lệnh này hiểm thị tức thời thông tinvề thuê bao chủ gọi và thuê bao bị gọi, giờ gọi số lần gọi.
* Đo lưu lượng:
Lưu lượng phải được theo dõi kiểm tra để có biện pháp xử lý đảm bảo khi lưu lượng bất bình thường không làm ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ. Số liệu về lưu lượng sẽ được ghi lại trên băng từ hoặc đưa ra máy in. Đo lưu lượng được thực hiện theo chu kỳ: 60 phút, hàng ngày, hàng tuần
* Điều khiển lưu lượng:
Hệ thống chuyển mạch có thể bị nghẽn bởi lưu lượng các cuộc gọi tăng không bình thường. Khi điều đo xảy ra, hệ thống chuyển mạch có thể duy trì, bảo vệ khả năng đấu nối bằng quá trình điều khiển lưu lượng tự động hoặc nhân công.
* Đổi số liệu tổng đài:
Bất kỳ thay đổi nào liên quan đến tuyến như mã vùng, mã tổng đài, thay đổi hướng hoặc hệ thống báo hiệu đều phải được tiến hành từ phần mềm của hệ thống.
Để thực hiện chức năng bảo dưỡng hệ thống tổng đài còn cung cấp các phương thức khác nhau:
- Thông tin lỗi tự động.
- Phân tích và kiểm tra lỗi.
- Chẩn đoán và thay thế.
- Thiết bị dự phòng và công cụ bảo dưỡng.
Bảo dưỡng hệ thống:
* Xử lý lỗi phần cứng:
Lỗi trong hệ thống được phát hiện tự động nhờ chức năng phát hiện lỗi hệ thống. Thông tin lỗi được đưa ra bảng cảnh báo hoặc MAT Sau đó chương trình điều khiển xử lý lỗi sẽ tự động tách và thay thế các thiết bị có lỗi. Các thiết bị này cũng có thể bị tách khỏi hệ thống làm việc nhờ các câu lệnh được đưa vào từ MAT. Chương trình chẩn đoán lỗi sẽ tự động khởi tạo để xác định thiết bị có lỗi. Hoạt động chuyển đổi sẽ tự động bắt đầu tại thời điểm xảy ra lỗi. Chương trình này cũng có thể được thực hiện nhờ câu lệnh từ MAT. Người bảo dưỡng dựa vào thông tin này để tiến hành thay thế Card bị hỏng và có thể tiến hành chẩn đoán lại nhờ nhờ các nút chuyển đổi trên các Module.
* Xử lý lỗi phần mềm :
Khi phát hiện lỗi phần mềm , hệ thống tự động khởi tạo lại. Thông tin lỗi xẽ được hiểm thị trên MAT. Người bảo dưỡng sẽ tiến hành xử lý thông tin lỗi theo chỉ dẫn của hệ thống hiểm thị .
II - cấu hình phần mềm của hệ thống neax - 61e:
1, Cấu trúc cơ bản:
Hệ thống neax - 61e là một hệ thống chuyển mạch điện tử được hoạt động theo chương trình ghi sẵn SPC (Stose Program Controlled). Các tính năng cơ bản của phần mềm hệ thống như sau:
+ Xử lý cuộc gọi theo phương pháp ghép kênh theo thời gian thực.
+ Đảm bảo độ ổn định và tin cậy của dịch vụ cao.
+ Có khả năng thay đổi thêm bớt các chức năng một cách dẽ dàng thuận tiện cho sự phát triển của các dịch vụ thuê bao.
Cấu trúc cơ bản của hệ thống phần mềm bao gồm 3 phần chính được lưu trữ trong bộ nhớ của hệ thống.
+ File hệ thống.
+ File dữ liệu tổng đài.
+ File số liệu thuê bao.
File hệ thống còn gọi là File chương trình nó chứa các chương trình để điều khiển chức năng xử lý chuyển mạch. Nó bao gồm 2 hệ thống:
+ Hệ điều hành OS (Operating System ).
+ Hệ thống ứng dụng AS (Application System)
* Trong hệ thống OS có:
+ Chương trình điều khiển thực thi.
+ Chương trình xử lý lỗi.
+ Chương trình chẩn đoán.
* Trong hệ thống AS có:
+ Chương trình xử lý cuộc gọi.
+ Chương trình quản lý.
Những chương trình này được dùng chung cho tất cả các tổng đài mà không cần tính đến kích cỡ hoặc hệ thống ứng dụng.
a, Ngôn ngữ lập trình:
Phần mềm của hệ thống được viết bằng hai loại ngôn ngữ lập trình máy tính. Phần lớn hệ thống được viết bằng ngôn ngữ bậc cao gọi là PL/C (ProgrammingLanguage For Communication: Ngôn ngữ chương trình cho viễn thông). Vấn đề logic đã được đơn giản hoá khi sử dụng vì nó dễ hiểu, tốn ít công để bảo dưỡng và chuẩn bị chương trình, các chức năng bổ sung có thể thêm vào dễ dàng.
Các chương trình hệ điều hành OS gồm các thao tác trên trục thời gian thực và các giao tiếp với phần cứng được viết bằng hợp ngữ.
b, Cấu trúc chương trình:
Kỹ thuật chương trình có cấu trúc đem lại hiệu quả cao về tính logic. Hơn nữa quá trình xử lý được thực hiện dễ dàng do việc sử dụng lưu đồ thuật toán trong lưu đồ chương trình .
c, Các Module chức năng:
Tất cả hoạt động của phần mềm hệ thống được chia thành những Module theo nguyên tắc phân chia chức năng. Những chức năng của các Module được thiết lập một cách rõ ràng và giảm bớt mức thấp nhất sự phụ thuộc giữa các chức năng của các Module. Nhờ thế mà khi thêm vào, sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm tra mỗi chức năng được tiến hành đơn giản hơn.
d, Sự độc lập của các Module chức năng:
Mỗi một Module được thiết kế một chức năng độc lập. Nó được thiết kế để số lượng các cặp terminal (đầu cuối ) đòi hỏi cho việc thông tin giữa các Module là nhỏ nhất. Vì thế nó giúp cho quá trình thiết kế, sản xuất và kiểm tra các Module một cách độc lập và đơn giản hơn so với việc kiểm tra các cặp Module.
2, file hệ thống:
File hệ thống bao gồm hai phần chương trình chính đó là :
+ Hệ thống điều hành.
+ Hệ thống ứng dụng.
Hình 1.10: Mỗi quan hệ giữa các chương trình hệ thống
và hệ thống NEAX-61E.
a, Hệ điều hành OS (Opetating System):
Hệ điều hành bao gồm các chương trình điều khiển các hoạt động nội bộ của phần mềm hệ thống. OS là một hệ đa xử lý trên thời gian thực , có khả năng điều khiển nhiều cấp hoạt động khác nhau bằng cách ổn định mức ưu tiên cho các chương trình khác nhau. OS bao gồm 3 chương trình chính sau đây:
*Chương trình điều khiển việc thi hành:
Chương trình này điều khiển việc định thời và trình tự các chương trình xử lý cuộc gọi, chương trình chẩn đoán lỗi, chương trình quản lý. Chương trình điều khiển việc thi hành sử dụng phương pháp đa xử lý. phân chia công việc theo thời gian để thực hiện nhiều thao tác đa xử lý khác nhau một cách nhanh chóng và có hiệu quả. Chương trình này cần kích hoạt chương trình nào và khi nào thì kích hoạt. Chương trình cũng cung cấp các chương trình hỗ trợ chung cho hệ điều hành và hệ thống ứng dụng như :
+ Phác thảo chương trình.
+ Quản lý các vùng nhớ.
+ Điều khiển đồng bộ.
+ Chức năng giao tiếp người- máy.
+ Điều khiển thiết bị vào /ra .
+ Giao tiếp số liệu giữa các Module.
+ Giao tiếp số liệu giữa các bộ xử lý.
* Chương trình xử lý lỗi:
+ Chương trình xử lý lỗi pháy hiện các lỗi của hệ thống và khắc phục chúng bằng cách tự động nạp lại chương trình và số liệu tổng đài. Các lỗi được phát hiện thông qua tín hiệu quét bảo dưỡng MNSCN (MaintenaScan), kiểm tra lỗi chẵn lẻ và mã trạng thái.
+ Các lỗi trong phần cứng được phát hiện thông qua việc so sánh các số liệu chứa trong những bộ xử lý dự phòng và bộ xử lý tích cực.
+ Khi chương trình phát hiện ra một lỗi thì nó thực hiện việc định lại cáu hình hệ thống, đồng thời chương trình chẩn đoán lỗi cũng được khởi động lại một cách tự động.
* Chương trình chẩn đoán lỗi:
+ Chương trình này tự động kiểm tra các thành phần trong phần cứng và trợ giúp cho nhân viên bảo dưỡng kiểm tra thủ công hệ thống phần cứng.
+ Các thông báo về việc chẩn đoán xác định các thiết bị hay bộ phận gặp sự cố được truy xuất qua MAT nhằm giúp đỡ nhân viên bảo dưỡng xác định đối tượng cần thay thế sửa chữa. Việc chẩn đoán được kích hoạt bởi một quá trình xử lý lỗi có mức ưu tiên thấp nên không ảnh hưởng gì đén việc xử lý cuộc gọi.
b, Hệ thống ứng dụng:
Hệ thống ứng dụng có hai chương trình lớn cần thiết để điều khiển và quản lý hệ thống chuyển mạch:
+ Chương trình xử lý cuộc gọi.
+ Chương trình quản lý.
Chương trình xử lý còn bao gồm một chương trình nhỏ quan trọng còn gọi là chương trình điều khiển cơ sở dữ liệu.
* Chương trình xử lý cuộc gọi:
Chương trình này điều khiển và lựa chọn các hoạt động cần thiết để cung cấp dịch vụ cho đường dây thuê bao và trung kế, từ lúc bắt đầu thiết lập cuộc gọi tới khi huỷ bỏ cuộc gọi. Những hoạt động này bao gồm:
+ Giám sát trạng thái đường dây.
+ Nhận biết trạng thái các mạch điện đầu cuối.
+ Nhận biết và phiên dịch các thông tin báo hiệu.
+ Thực hiện đấu nối mạng.
+ Điều khiển rung chuông.
+ Tín hiệu âm báo.
* Chương trình quản lý:
Chương trình quản lý theo dõi quá trình xử lý cuộc gọi , thu nhặt các số liệu để dùng vào mục đích quản lý và thanh toán cước phí. Các chương trình này còn tích luỹ số liệu thống kê việc và lưu thoại tránh xảy ra tình trạng tắc nghẽn trong mạng.
*Chương trình điều khiển cơ sở dữ liệu:
+ Chương trình này điều khiển số liệu tổng đài và thuê bao như: Thông tin lớp thuê bao, lớp dịch vụ, cấu hình và số lượng các trung kế, các thiết bị vào/ra, các thông tin định tuyến cuộc gọi.
+ Cơ sở dữ liệu của thuê bao và tổng đài có thể được truy nhập và soạn thảo tại các MAT nhưng để đảm bảo an toàn cho hoạt động của tổng đài muốn truy nhậ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6262.doc