Trắc nghiệm Lịch sử 12 - Bài 4: Các nước Đông nam á - Ấn Độ

Câu 15: Đâu không phải là nguyên nhân ra đời của tổ chức ASEAN ?

A. Cần có sự hợp tác với nhau để cùng phát triển

B. Hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài

C. Nhiều tổ chức hợp tác khu vực thế giới xuất hiện nhiều

D. Cần có nhiều thuộc địa.

Câu 16: Mối quan hệ ASEAN với ba nước Đông Dương trong giai đoạn từ năm 1967 đến năm 1976 là

A. hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học.

B. đối đầu căng thẳng.

C. chuyển từ chính sách đối đầu sang đối thoại.

D. giúp đỡ nhân dân ba nước Đông Dương trong cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ.

Câu 17: Những nước tham gia thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á tại Băng Cốc (8/1967) là

A. Việt Nam, Philippin, Xingapo, Thái Lan, Inđônêxia

B. Philippin, Xingapo, Thái Lan, Inđônêxia, Brunây.

C. Philippin, Xingapo, Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia.

D. Malaixia, Xingapo, Mianma, Thái Lan, Inđônêxia

 

docx4 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 643 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trắc nghiệm Lịch sử 12 - Bài 4: Các nước Đông nam á - Ấn Độ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 4: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á - ẤN ĐỘ Câu 1: Nguyên nhân khách quan đã tạo điều kiện cho các quốc gia Đông Nam Á giành được độc lập năm 1945? A. Phát xít Đức đầu hàng Đồng minh không điều kiện. B. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện. C. Thực dân Hà Lan suy yếu mất quyền thống trị ở Inđônêxia. D. Thực dân Pháp bị Nhật đảo chính mất quyền thống trị ở Đông Dương. Câu 2: Việt Nam có thể rút ra kinh nghiệm gì từ sự phát triển kinh tế của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu, phát triển ngoại thương. B. Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa, thay thế hàng nhập khẩu. C. Xây dựng nền kinh tế tự chủ kết hợp với mở cửa, hội nhập khu vực, quốc tế. D. Xây dựng nền kinh tế tự chủ kết hợp với nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Câu 3: Cách mạng Lào năm 1945 giành chính quyền từ A. phát xít Nhật. B. đế quốc Pháp và phong kiến tay sai. C. triều đình phong kiến Lào. D. phát xít Nhật và phong kiến tay sai. Câu 4: Nội dung nào không phải là hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội mà nhóm 5 nước sáng lập ASEAN thực hiện sau khi giành độc lập? A. Trình độ sản xuất thấp. B. Phụ thuộc vào vốn và thị trường bên ngoài. C. Tệ tham nhũng và quan liêu phát triển. D. Thiếu vốn, nguyên liệu và thiếu thị trường. Câu 5: Cho các sự kiện: 1. Brunay gia nhập ASEAN; 2. Malaixia gia nhập ASEAN; 3. Mianma gia nhập ASEAN. Trình tự thời gian gia nhập là A. 1, 2, 3. B. 2, 3, 1. C. 3, 2, 1. D. 2, 1, 3. Câu 6: Từ năm 1954 đến đầu năm 1970, Chính phủ Campuchia thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào? A. Mâu thuẫn gay gắt với các nước trong khu vực Đông Nam Á. B. Đoàn kết với Lào và Việt Nam trong mặt trận chung chống đế quốc Mĩ. C. Hòa bình, trung lập. D. Liên minh chặt chẽ với Mĩ. Câu 7: Nguyên tắc cơ bản không có trong Hiệp ước Bali là A. Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ của nhau B. Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực, giải quyết các tranh chấp bằng hòa bình C. Hợp tác có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội D. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của các nước tham gia sáng lập ASEAN Câu 8: Cho các sự kiện về Cam-pu-chia như sau: 1. Hiệp định hòa bình về Cam-pu-chia được kí kết 2. Đảo chính lật đổ chính phủ Xi-ha-núc. 3. Mặt trận dân tộc cứu nước Cam-pu-chia thành lập Hãy sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian: A. 1,2,3. B. 2,3,1. C. 2,1,3. D. 3,1,2. Câu 9: Sau cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Xihanuc, nhân dân Campuchia đã thành lập A. Mặt trận dân tộc thống nhất Campuchia. B. Mặt trận dân tộc cứu nước Campuchia. C. Mặt trận giải phóng dân tộc Campuchia. D. Mặt trận tổ quốc Campuchia. Câu 10: Tháng 11 năm 2007 các thành viên ASEAN kí bản hiến chương ASEAN nhằm xây dựng ASEAN thành A. Khu vực hòa bình ổn định phát triển. B. Khu vực kinh tế thương mại. C. Cộng đồng vững mạnh. D. Khu vực quân sự. Câu 11: Quan hệ Việt Nam và ASEAN chuyển từ đối đầu sang đối thoại sau khi giải quyết xong vấn đề A. Việt Nam. B. nhân quyền. C. biển Đông. D. Campuchia. Câu 12: Biến đổi quan trọng đầu tiên của các nước Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là A. trở thành các quốc gia độc lập. B. trở thành khu vực năng động và phát triển nhất trên thế giới. C. trở thành một khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị. D. thànhlậpHiệphộicácquốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Câu 13: ASEAN là một tổ chức ra đời nhằm cùng hợp tác trên lĩnh vực A. kinh tế, chính trị. B. kinh tế, quân sự. C. chính trị, quân sự. D. kinh tế, văn hóa. Câu 14: Sự kiện nào đã mở ra thời kì phát triển mới cho tổ chức ASEAN? A. Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN B. Vấn đề Cam pu chia được giải quyết C. Chiến tranh lạnh chấm dứt. D. Hiệp ước Ba li được kí kết năm 1976. Câu 15: Đâu không phải là nguyên nhân ra đời của tổ chức ASEAN ? A. Cần có sự hợp tác với nhau để cùng phát triển B. Hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài C. Nhiều tổ chức hợp tác khu vực thế giới xuất hiện nhiều D. Cần có nhiều thuộc địa. Câu 16: Mối quan hệ ASEAN với ba nước Đông Dương trong giai đoạn từ năm 1967 đến năm 1976 là A. hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, khoa học. B. đối đầu căng thẳng. C. chuyển từ chính sách đối đầu sang đối thoại. D. giúp đỡ nhân dân ba nước Đông Dương trong cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ. Câu 17: Những nước tham gia thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á tại Băng Cốc (8/1967) là A. Việt Nam, Philippin, Xingapo, Thái Lan, Inđônêxia B. Philippin, Xingapo, Thái Lan, Inđônêxia, Brunây. C. Philippin, Xingapo, Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia. D. Malaixia, Xingapo, Mianma, Thái Lan, Inđônêxia Câu 18: Từ những năm 60 - 70 của thế kỉ XX, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN tiến hành A. chiến lược kinh tế hướng nội B. chiến lược kinh tế hướng ngoại C. xây dựng nền kinh tế tự chủ D. mở cửa nền kinh tế Câu 19: Từ giữa những năm 80 của thế kỉ XX, quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN là A. hợp tác đa phương. B. đối thoại, hòa dịu. C. đối đầu do bất đồng về quan hệ kinh tế. D. đối đầu do vấn đề Cam-pu-chia. Câu 20: Năm 1997, ASEAN đã kết nạp thêm các thành viên nào? A. Lào, Việt Nam B. Cam-pu-chia, Lào C. Lào, Mi-an-ma. D. Mi-an-ma, Việt Nam Câu 21: Thành tựu nổi bật nhất của các nước Đông Nam Á từ 1980 đến nay A. trở thành các nước độc lập, thoát khỏi ách thuộc địa và phụ thuộc vào các thế lực đế quốc. B. trở thành khu vực năng động và phát triển nhất trên thế giới. C. trở thành một khu vực hòa bình, ổn định và cùng phát triển. D. có nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước và phát triển kinh tế. Câu 22: Cuối thập niên 80 của thế kỉ XX, một thời kì mới mở ra cho các quốc gia Đông Nam Á vì A. Do việc kí kết hiệp ước Ba li mở ra thời kì mới cho các quốc gia Đông Nam Á. B. Do khủng hoảng năng lượng đặt ra yêu cầu các nước liên kết với nhau. C. Do tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật. D. Do chiến tranh lạnh kết thúc và vấn đề Cam pu chia được giải quyết, tình hình chính trị khu vực ổn định. Câu 23: Từ những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, ASEAN đã tập trung đẩy mạnh hoạt động hợp tác tronglĩnh vực nào? A. Hợp tác trên lĩnh vực du lịch. B. Hợp tác trên lĩnh vực kinh tế. C. Hợp tác trên lĩnh vực quân sự. D. Hợp tác trên lĩnhvực giáo dục. Câu 24: Năm 2015, ASEAN đã chính thức thành lập A. Khu vực Mậu dịch tự do B. Cộng đồng an ninh ASEAN (ASC) C. Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) D. Cộng đồng văn hóa - xã hội ASEAN (ASCC) Câu 25: Giai cấp nào lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Giai cấp tư sản B. Giai cấp vô sản. C. Quý tộc tư sản hóa D. Giai cấp nông dân. Câu 26: Thực dân Anh đã chia Ấn Độ thành hai quốc gia (Ấn Độ và Pakixtan) trên cơ sở A. văn hóa B. tôn giáo C. lãnh thổ D. dân cư Câu 27: Nội dung nào sau đây không có trong chiến lược công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN? A. lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất. B. tiến hành “mở cửa” nền kinh tế thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật C. tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu. D. phát triển ngoại thương. Câu 28. Nội dung của “Kế hoạch Maomáttơn”? A. Thành lập Ấn Độ của người theo Hồi giáo và nước Pakistan của người theo Ấn Độ giáo B. Chia Ấn Độ thành hai vùng: Đông và Tây Ấn Độ C. Thành lập nước Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo và Apganixtan của người theo Hồi giáo D. Thành lập Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo và nước Pakistan của người theo Hồi giáo Câu 29: Chính sách đối ngoại của Ấn Độ sau khi giành độc lập là A. theo phe cácnước tư bản chủ nghĩa B. theo phe các nước xã hội bản chủ nghĩa, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc C. hòa bình, trung lập tích cực, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc D. trung lập, hòa bình Câu 30: Cuộc cách mạng đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc phần mềm lớn nhất thế giới là A. Cách mạng đỏ. B. Cách mạng trắng. C. Cách mạng xanh. D. Cách mạng chất xám.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBai 4 Cac nuoc Dong Nam A va An Do_12477603.docx