Trạm hạ áp với một máy biến áp: trạm này
thường phục vụ cho hộ loại 2, loại 3, trừ trường hợp
làm nguồn dự phòng cho hộ loại 1 có công suất nhỏ
nhờ sử dụng tự động đóng.
Đặc điểm của sơ đồ trạm hạ áp – một máy biến áp
phân xưởng là cách nối của máy biến áp đến đường
dây cao áp, thông thường có 3 cách nối sau:
Thông qua dao cách ly và máy cắt điện: cách này ít
sử dụng do máy cắt đắt tiền, phải tính toán ổn định
động và ổn định nhiệt khi có ngắn mạch. Nối qua dao cách ly và cầu chì: thường sử dụng,
dao cách ly có nhiệm vụ cắt dòng không tải. Nhược
điểm là do bảo vệ quá tải và ngắn mạch nhờ cầu chì
nên có độ nhạy thấp.
Nối qua dao cách ly và cầu chì và máy cắt phụ tải:
sơ đồ này có dùng máy cắt phụ tải do chỉ thiết kế để
cắt dòng phụ tải nên bộ phận dập tắt hồ quang có cấu
tạo đơn giản, chi phí không cao
9 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trạm biến áp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4.1. Khái quát và phân loại trạm điện:
Trạm biến áp dùng để biến đổi điện năng từ cấp
điện áp này sang cấp điện áp khác.
Theo nhiệm vụ, có thể phân trạm thành hai loại:
Trạm biến áp trung gian hay còn gọi là trạm biến
áp chính: trạm này nhận điện 35÷220kV từ hệ thống
biến đổi thành cấp điện áp 10, 6 hay 0,4kV.
Trạm biến áp phân xưởng: nhận điện từ trạm biến
áp trung gian biến đổi thành các cấp điện áp thích
hợp phục vụ cho phụ tải phân xưởng. Phía sơ cấp
thường là 35, 22, 15, 10, 6kV; còn phía hạ áp có thể
là 660, 380/220 hay 220/127V.
Theo cấu trúc, cũng có thể chia thành hai loại:
Trạm biến áp ngoài trời: ở trạm này, các thiết bị
cao áp đều được đặt ngoài trời, còn phần phân phối
điện áp thấp được đặt trong nhà hoặc trong các tủ
chuyên dùng chế tạo sẵn.
Trạm biến áp trong nhà: ở trạm này tất cả các
thiết bị đều được đặt trong nhà. Chi phí xây dựng
trạm trong nhà thường cao hơn trạm ngoài trời nhiều.
4.2. Sơ đồ nối dây trạm biến áp:
Sơ đồ nối dây của trạm phải thỏa mãn các điều
kiện sau:
Đảm bảo liên tục cung cấp điện theo yêu cầu phụ
tải.
Sơ đồ nối dây rõ ràng, thuận tiện trong vận hành và
lúc xử lý sự cố.
An toàn lúc vận hành và sửa chữa.
Cân bằng giữa các chỉ tiêu về kinh tế và kỹ thuật.
Hình Error! No text of specified style in
document..1: Sơ đồ trạm hạ áp trung gian và trạm
phân phối chính
4.2.1. Sơ đồ nối dây trạm hạ áp trung gian:
Sơ đồ nối dây phía sơ cấp của trạm loại này phụ
thuộc các thông số: điện áp cung cấp, số lượng và
công suất máy biến áp, chế độ làm việc, độ tin cậy
yêu cầu, sự phát triển trong tương lai Do vậy có rất
nhiều phương án để giải quyết vấn đề, tuy nhiên rất ít
hoặc không có phương án nào thỏa hết các yêu cầu.
Sau đây là một số sơ đồ nối dây trạm biến áp thông
dụng. Các trạm này thường được thực hiện theo dạng
sau:
Nối đến hệ thống bằng một hoặc hai lộ. Hai lộ đến
thường không có thanh cái.
Phía điện áp thứ cấp (điện áp phân phối) người ta
dùng sơ đồ với thanh cái đơn hay thanh cái kép.
4.2.2. Trạm phân phối chính:
Trạm nằm trong phạm vi xí nghiệp, thanh cái cao
áp ngoài nối với hệ thống còn nối với nhà máy điện
địa phương hay tổ máy phát điện riêng. Thanh cái có
thể là đơn hay kép với máy cắt phân đoạn. Do được
nối vào nguồn lớn nên các phụ tải có thể lắp các cuộn
kháng để giảm dòng ngắn mạch nếu có.
4.2.3. Trạm phân phối trung gian:
Đối với các xí nghiệp có nhiều phân xưởng nằm rải
rác và phân tán, thì cần có các trạm biến áp trung
gian để phân phối điện năng từ các trạm chính đến
các phân xưởng.
Việc kết nối giữa trạm trung gian và trạm phân
phối chính nhờ các lộ chính.
4.2.4. Trạm hạ áp phân xưởng:
Trạm hạ áp phân xưởng thường có một hay hai
máy biến áp, khi trạm có nhiều (> 3) máy biến áp thì
có thể có thanh cái phân đoạn.
a) Trạm hạ áp với một máy biến áp: trạm này
thường phục vụ cho hộ loại 2, loại 3, trừ trường hợp
làm nguồn dự phòng cho hộ loại 1 có công suất nhỏ
nhờ sử dụng tự động đóng.
Đặc điểm của sơ đồ trạm hạ áp – một máy biến áp
phân xưởng là cách nối của máy biến áp đến đường
dây cao áp, thông thường có 3 cách nối sau:
Thông qua dao cách ly và máy cắt điện: cách này ít
sử dụng do máy cắt đắt tiền, phải tính toán ổn định
động và ổn định nhiệt khi có ngắn mạch.
Nối qua dao cách ly và cầu chì: thường sử dụng,
dao cách ly có nhiệm vụ cắt dòng không tải. Nhược
điểm là do bảo vệ quá tải và ngắn mạch nhờ cầu chì
nên có độ nhạy thấp.
Nối qua dao cách ly và cầu chì và máy cắt phụ tải:
sơ đồ này có dùng máy cắt phụ tải do chỉ thiết kế để
cắt dòng phụ tải nên bộ phận dập tắt hồ quang có cấu
tạo đơn giản, chi phí không cao.
Hình Error! No text of specified style in
document..2: Trạm có một và trạm nhiều máy biến
áp
b) Trạm hạ áp với nhiều máy biến áp: phục vụ cho
tất cả các loại hộ dùng điện. Tùy theo số máy biến áp,
số lộ cung cấp, loại hộ được cung cấp mà có một số
dạng sơ đồ phổ biến như hình.
c) Trạm hạ áp dùng các tủ chế tạo sẵn:
Các tủ chế tạo sẵn thường được chế tạo thành nhiều
ngăn. Mỗi ngăn bao gồm: máy cắt, dao cách ly, thiết
bị đo lường và bảo vệ. Tùy theo dòng phụ tải mà máy
cắt có thể là máy cắt dầu, không khí và đôi khi là
máy cắt chân không.
Hình Error! No text of specified style in
document..3: Trạm với tủ chế tạo sẵn
4.3. Cấu trúc trạm:
Khi thiết kế xây dựng trạm phải tiết kiệm chi phí
tuy nhiên một số chỉ tiêu sau phải được đảm bảo:
Chọn đúng trang thiết bị điện, lắp rắp đúng quy
phạm và thỏa các điều kiện vận hành.
Tôn trọng khoảng cách giữa các phần dẫn điện với
nhau và với xung quanh.
Khả năng loại nhanh hỏa hoạn và các sự cố khác.
Thuận tiện trong thao tác và các hành lang thi
công, sửa chữa.
Phải thực hiện nối đất bảo vệ.
Phải sử dụng các tín hiệu cần thiết.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tram_bien_ap.pdf