Trầm hương

Nhân giống:

Trầm hương được nhân giống chủyếu từhạt. Cần chọn giống từnhững cây mẹtrên 12

tuổi, sinh trưởng tốt, tán đều, không bịsâu bệnh; tốt nhất là cây trong rừng giống chuyên hoá.

Quảchín sau khi thu hái vềcần ủqua 2-3 ngày cho chín đều rồi đem phơi trong bóng mát hoặc

nắng nhẹ, sau đó vài ngày vỏsẽnứt và hạt rơi ra. Mỗi quảthường chỉcó 1 hạt. Cây giống với

kích thước trung bình có thểcho khoảng 2.000 hạt/năm. Hạt trầm hương mất sức nẩy mầm rất

nhanh, nên cần được gieo ngay sau khi thu hái. Hạt gieo khi còn tươi thường có tỷlệnẩy mầm

tương đối cao (60-70%). Nếu qua thời gian bảo quản, tỷlệhạt nẩy mầm sẽgiảm xuống nhanh

chóng. Khoảng 10-12 ngày sau khi gieo, hạt đã bắt đầu nẩy mầm. Tuy vậy thời gian nẩy mầm

của hạt vẫn có thểchậm hơn, đôi khi tới trên 1 tháng. Ởgiai đoạn vườn ươm, cây con cần

được che bóng và giữ ẩm. Dưới 2 tháng tuổi, cây con cần che bóng 50-60%. Từtháng 3-5 che

bóng 30-40%. Sau 5 tháng dỡbỏdần giàn che. Khi cây con được 40-45 ngày tuổi, cao 6-8cm,

có 2-4 lá mầm là có thể đem cấy trong các bầu đất. Bầu đất có thểlàm bằng các túi polyethylen

có lỗthủng ở đáy hoặc trên thành hay các rọmảnh đan bằng tre nứa; đất trong bầu cần tơi,

xốp, đủdinh dưỡng và sạch bệnh (ruột bầu gồm 85% đất trộn với 14% phân chuồng đã ủvà

1% supe lân theo khối lượng).

pdf7 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2108 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Trầm hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRẦM HƯƠNG Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte, 1914 Tên khác: Trầm, Dó bầu, Dó trầm Họ: Trầm – Thymelaeaceae Tên thương phẩm: Agar wood, Agar-wood oil, Malayan eaglewood Hình thái Trầm hương - Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte 1- Cành mang lá và hoa; 2- Quả Cây gỗ lớn thường xanh, tán thưa, cao 15-20(-30)m, đường kính đạt tới 40- 60cm hay hơn. Thân thường thẳng, đôi khi có rãnh dạng lòng máng; vỏ màu nâu xám, nứt dọc nhẹ, dễ bóc và tước ngược từ gốc lên. Cành mảnh, cong queo, màu nâu nhạt, có lông hoặc nhẵn. Lá đơn mọc so le; phiến lá hình trứng, bầu dục thuôn đều hoặc mác thuôn, kích thước 5-12x2,5-9 cm, mỏng như giấy hoặc dai như da, mặt trên màu lục bóng, mặt dưới nhạt hơn và có lông mịn, đầu nhọn hay thuôn nhọn và tận cùng có mũi ngắn; gốc thon nhọn dần, hình nêm; cuống lá ngắn, dài 4-6mm. Cụm hoa dạng tán hoặc chùm tán, mọc ở nách lá hoặc ở đầu cành; cuống cụm hoa mảnh. Hoa nhỏ, đài hợp ở phần dưới, hình chuông, màu vàng lục, trắng nhạt hoặc vàng xám, có 5 thùy, cánh hoa 10, nhị 10; bầu hình trứng 2 ô, có lông rậm, phía dưới có tuyến mật. Quả nang gần hình trứng ngược hay hình quả lê, dài 4cm, đường kính 2,5-3cm, có lông mềm, ngắn, có mang đài tồn tại, khi khô nứt thành 2 mảnh. Mỗi quả thường 1-2 hạt. Các thông tin khác về thực vật Chi Trầm (Aquilaria) trong Hệ Thực vật Việt Nam đã biết có 4 loài: Trầm hương – A. crassna Pierre ex Lecomte; dó baillon – A. baillonii Pierre ex Lecomte, dó bana – A. banaensae Phamhoang. (Phạm Hoàng Hộ, 1992; 2003) và dó quả nhăn – A. rugosa L.C. Kiet & Krbler (Lê Công Kiệt et al, 2005). Các loài dó baillon (A. baillon), dó bana (A. banaensae) và dó quả nhăn (A. rugosa) đều là đặc hữu. Hai loài dó baillon, dó bana đều mới gặp phân bố ở một vài nơi thuộc Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế và Quảng Nam. Còn loài dó quả nhăn (A. rugosa) mới được phát hiện tại Kon Tum. Theo dự đoán của nhiều nhà thực vật, ở Việt Nam có thể phát hiện thêm 2 loài nữa thuộc chi Trầm hương. Đó là loài trầm hương trung quốc – A. chinensis (Lour.) Sprengel ở các tỉnh phía Bắc và loài trầm hương indonesia – A. malaccensis Lamk. ở các tỉnh phía Nam. Song đến nay, những nghiên cứu về các mặt sinh học (phân loại, sinh thái…), hoá học (tinh dầu và thành phần hoá học của tinh dầu…) cũng như quá trình sinh tổng hợp tạo khối trầm trong cây… đối với các loài trong chi Trầm (Aquilaria) ở nước ta hiện còn quá ít. Phân bố của trầm hương ở Việt Nam Nguồn trầm hương hiện có trên thị trường thế giới chủ yếu vẫn chỉ được khai thác từ 3 loài Trầm: Aquilaria malaccensis Lamk (từ Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Myanma), Aquilaria crassna (từ Việt Nam, Lào, Campuchia) và Aquilaria sinensis (Lour.) Sprengel. (từ Trung Quốc). Cả 3 loài đều có nhiều đặc điểm rất giống nhau. Phân bố Việt Nam: Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Phú Yên, Bình Định, Khánh Hoà, An Giang, Kiên Giang. Ba khu vực nhiều trầm hương nhất là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, An Giang và Kiên Giang (đảo Phú Quốc). Hiện nay các cá thể trưởng thành của trầm hương cơ bản bị tuyệt diệt trong tự nhiên. Nhưng diện tích rừng trồng ngày một tăng, tới năm 2005 tổng diện tích rừng trồng trầm trong cả nước đã vào khoảng 6.000 ha. Riêng tỉnh Hà Tĩnh là 2.732 ha và huyện Hương Khê 336 ha (Chi cục phát triển Lâm nghiệp Hà Tĩnh). Thể giới: Lào và Campuchia. Đặc điểm sinh học Trầm hương phân bố rải rác trong các loại hình rừ nguyên sinh hoặc thứ sinh, trên đỉnh núi, ở sườn núi hoặc trên .200)m (so với mặt biển). Chúng thường mọc ở các sườn núi t. Trầm hương thường mọc cùng với các loài cây gỗ lớn nh arrietia javanica), gụ mật (Sindora siamensis )… Đôi khi còn g g rừng thứ sinh cùng với các loài như thanh thất (Ailanthus tocarya metcalfiana), bưởi bung (Acronychia pedunculata), m g ràng (Ormosia spp.)… Nhiệt độ không khí trung bình hàng mưa từ 1.500 đến 2.500mm/năm là rất phù hợp với sinh trưởng, Cây ưa đất feralitic điển hình, đất feralitic trên núi ph granit; với lớp đất mặt mỏng hoặc trung bình, hơi ẩm, chua hoặ Mùa hoa tháng 4-5, quả chín vào tháng 7-8. Trầm hương sinh trưởng, phát triển tương đối nhan t ở giai đoạn 5-8 tuổi đã đạt chiều cao 4-6m, với đường kính th cây bắt đầu ra hoa, kết quả. Các khối trầm (“bắp trầm”) thường được hình thàn ng gốc hoặc trong rễ. Về nguyên nhân và diễn biến của quá trìn n là vấn ng thường xanh, ẩm nhiệt đới, đất bằng, có độ cao 50-1.000(-1 có độ dốc nhỏ và thoát nước tố ư sao (Hopea spp.), huỳnh (T ặp trầm hương sinh trưởng tron triphysa), mò lưng bạc (Cryp ít nài (Artocarpus spp.), ràn năm 20-280C với tổng lượng phát triển của trầm hương. ong hoá từ đá kết, đá phiến hay c gần trung tính (pH 4-6). h, các cá thể nhân giống từ hạ ân 20-30cm. Ở độ tuổi 4-6 năm h trong thân, trong cành lớn, tro h tạo trầm ở trong cây hiện vẫ đề bí ẩn, cần phải được nghiên cứu để lý giải. Đến nay đã có nhiều giả thiết khác nhau về vấn đề này. Nhiều ý kiến cho rằng trầm được tạo thành chính là kết quả của một quá trình sinh tổng hợp, chuyển hoá của các hoạt động bệnh lý ở những nơi bị bệnh, bị thương trên cây. Nấm và côn trùng đục thân cây là những nguyên nhân quan trọng trong các hoạt động đó. Có giả thiết cho rằng, trước tiên cây bị nấm gây bệnh tại những chỗ bị thương làm cho cây bị suy yếu, tiếp đó nấm thâm nhập vào cây và tạo ra trầm. Song diễn biến của các quá trình đó ra sao, nhựa trầm là sản phẩm được tạo ra do nấm hay từ cây; mối quan hệ giữa chúng với các hoạt động sinh tổng hợp tạo thành khối trầm thế nào, hiện vẫn còn là vấn đề cần được nghiên cứu để làm sáng tỏ. Những thông tin gần đây cho biết, đã xác định được nấm Cytosphaera mangiferae có trong trầm của loài Aquilaria malaccensis và nấm Melanotus flavolives có trong khối trầm của loài Aquilaria sinensis. Công dụng Thành phần hoá học: Tinh dầu trầm hương là chất lỏng sánh, nhớt, dẻo có màu vàng, vàng nâu hoặc màu đỏ hổ phách đậm và mùi thơm dịu của trầm. Một số kết quả phân tích đã có cho biết, thành phần chủ yếu của tinh dầu trầm hương là các hợp chất agarofuranoid, sesquiterpenoid của các eudesman, eremophilan, valencan và vetispiran. Theo Ishihara M. và cộng sự (1993) thành phần chủ yếu của tinh dầu tách từ loại trầm tốt nhất của loài trầm hương indonesia (A. malaccensis Lamk.) rất phức tạp, hiện mới xác định được khoảng trên 33 hợp chất. Trong đó nhiều nhất là 2-(2-(4-methoxyphenyl) ethyl) chromon (27%); 2-(2-phenylethyl) chromon (15,0%); oxoagarospirol (5,0%); 9,11- eremophiladien-8-on (3,0%); 6-methoxy-2(2-(4-methoxyphenyl) ethyl) chromon (2,5%); guaia- 1(10),11-dien-15-al (1,5%); selina-3,11-dien-9-ol (1,5%); kusunol (1,4%); selina-2,11-dien-14-ol (1,0%); guaia-1(10),11-dien-15-oic acid (1,0%); selina-3,11-dien-9-on (0,8%); jinkoh-eremol (0,7%); selina-4, 11-dien-14-al (0,7%); dihydrokaranon (0,7%); selina-3,11-dien-14-al (0,6%); 2- hydroxyguaia-1(10),11-dien-15-oic acid (0,4%); β-agarofuran (0,4%) và nhiều hợp chất khác với hàm lượng nhỏ. Cũng còn hàng loạt các hợp chất có trong tinh dầu trầm, hiện vẫn chưa xác định được cấu trúc hoá học (chiếm khoảng 30% hàm lượng trong tinh dầu). Từ những hợp chất đã biết, ta có thể nhận xét rằng, các sesquiterpen oxy hoá và các dẫn xuất chromon là những thành phần chủ yếu trong tinh dầu. Công dụng: Trầm là loại sản phẩm đặc biệt được dùng làm hương thắp và rất được coi trọng trong công việc cúng lễ của các tín đồ đạo Phật, đạo Hồi, đạo Hin đu… ở khắp các nước thuộc khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á. Tại Thái Lan, Ấn Độ trầm được sử dụng khi hoả táng thi hài của những người quyền quý. Còn ở Nhật Bản, hương trầm lại có giá trị đặc biệt trong các dịp lễ hội “uống trà”. Tinh dầu trầm là chất định lượng có giá trị đặc biệt trong công nghệ chế biến các loại hương liệu, các loại nước hoa cao cấp, sang trọng, đắt tiền. Các hoá mỹ phẩm chứa tinh dầu trầm được ưa chuộng đặc biệt trong giới thượng lưu tại khu vực Trung Đông và Nam Á. Trong y học cổ truyền ở nước ta cũng như tại Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ… trầm được coi là vị thuốc quý hiếm, dùng chữa trị các chứng bệnh đau ngực, hen suyễn, khó thở, cảm, đau bụng, lợi tiểu, giảm đau, bổ huyết, trợ tim, thấp khớp và đặc biệt là một số dạng ung thư (nhất là với ung thư tuyến giáp trạng)… Gỗ thường xốp, nhẹ, tỷ trọng khoảng 400kg/m3 có thể dùng đóng đồ gỗ gia dụng, làm nguyên liệu trong công nghiệp gỗ dán. Kỹ thuật nhân giống, gây trồng Nhân giống: Trầm hương được nhân giống chủ yếu từ hạt. Cần chọn giống từ những cây mẹ trên 12 tuổi, sinh trưởng tốt, tán đều, không bị sâu bệnh; tốt nhất là cây trong rừng giống chuyên hoá. Quả chín sau khi thu hái về cần ủ qua 2-3 ngày cho chín đều rồi đem phơi trong bóng mát hoặc nắng nhẹ, sau đó vài ngày vỏ sẽ nứt và hạt rơi ra. Mỗi quả thường chỉ có 1 hạt. Cây giống với kích thước trung bình có thể cho khoảng 2.000 hạt/năm. Hạt trầm hương mất sức nẩy mầm rất nhanh, nên cần được gieo ngay sau khi thu hái. Hạt gieo khi còn tươi thường có tỷ lệ nẩy mầm tương đối cao (60-70%). Nếu qua thời gian bảo quản, tỷ lệ hạt nẩy mầm sẽ giảm xuống nhanh chóng. Khoảng 10-12 ngày sau khi gieo, hạt đã bắt đầu nẩy mầm. Tuy vậy thời gian nẩy mầm của hạt vẫn có thể chậm hơn, đôi khi tới trên 1 tháng. Ở giai đoạn vườn ươm, cây con cần được che bóng và giữ ẩm. Dưới 2 tháng tuổi, cây con cần che bóng 50-60%. Từ tháng 3-5 che bóng 30-40%. Sau 5 tháng dỡ bỏ dần giàn che. Khi cây con được 40-45 ngày tuổi, cao 6-8cm, có 2-4 lá mầm là có thể đem cấy trong các bầu đất. Bầu đất có thể làm bằng các túi polyethylen có lỗ thủng ở đáy hoặc trên thành hay các rọ mảnh đan bằng tre nứa; đất trong bầu cần tơi, xốp, đủ dinh dưỡng và sạch bệnh (ruột bầu gồm 85% đất trộn với 14% phân chuồng đã ủ và 1% supe lân theo khối lượng). Thời gian đầu cần làm sạch cỏ, giữ đất đủ ẩm và định kỳ 4-5 ngày phun dung dịch benlát 0,5%, lượng phun 1-1,2l/m2 để phòng trừ nấm. Trần Văn Minh, Bùi Thị Tường Thu, Đinh Trung Chánh và Bùi Cách Tuyên (1998) đã thử nghiệm nhân giống 4 dòng trầm hương đang tạo trầm kỳ tại đảo Phú Quốc bằng biện pháp nuôi cấy đỉnh sinh trưởng và đã thu được một số kết quả bước đầu. Gần đây, những nghiên cứu thực nghiệm về sinh trưởng, phát triển của chồi in vitro (Nguyễn Thị Hiền, Vũ Văn Vụ, 2005), về kỹ thuật nuôi cấy phôi giả (Đinh Trung Chánh, Trần Văn Minh, 2005), về ứng dụng công nghệ phôi soma (Trần Văn Minh, Bùi Thị Tường Thu, 2005) trong công tác phục tráng và nhân nhanh giống trầm đã thu được một số kết quả bước đầu và mở ra nhiều triển vọng sáng sủa. Trồng và chăm sóc: Giai đoạn trên 12 tháng tuổi, có thể đưa cây con ra trồng. Tiêu chuẩn cây con: Trên 12 tháng. Cao trên 40cm, đường kính cổ rễ trên 0,35cm. Sinh trưởng tốt, cân đối, thân thẳng, không bị sâu bệnh. Cây con trong bầu đất với bộ rễ phát triển, nguyên vẹn sẽ đạt tỷ lệ sống rất cao. Nên trồng vào mùa xuân (ở các tỉnh phía Bắc) hoặc đầu mùa mưa (ở các tỉnh phía Nam). Tuỳ thuộc vào từng loại đất đai và điều kiện sinh thái cụ thể mà có thể chọn lựa các mật độ trồng dày hoặc thưa. Có thể trồng theo các khoảng cách 2,5x2,5m, 2,5x3,0m hoặc 2x5m, 2x6m… (mật độ 400-500 cây/ha). Phát dọn thực bì theo băng rộng bằng 1/3-1/2 chiều cao của rừng, băng chặt tốt nhất theo hướng Đông – Tây; nơi dốc theo đường đồng mức. Làm đất cục bộ, đào hố có kích thước 40x10x10cm, bón lót 0,25-0,30kg hỗn hợp phân (theo tỷ lệ 2 đạm, 1 lân, 1 kali) cho mối hố. Trước khi trồng cần xé bỏ vỏ bầu, moi đất, đặt bầu ngay ngắn, lấp đất vụn và lèn chặt, vun đất quanh gốc cây cao hơn mặt đất 4-5cm. Chăm sóc năm đầu 1-2 lần, năm thứ 2-3 mỗi năm 3 lần, năm thứ 4 đến khi cây khi khép tán mỗi năm chỉ cần làm cỏ và vun xới đất quan gốc 1 lần. Chú ý trồng dặm cây chết ngay từ lần chăm sóc đầu tiên của năm thứ nhất. Năm thứ 2 đến năm thứ 3 cần bón thúc mỗi năm 1 lần (50g hỗn hợp 2 đạm + 1 lân + 1 kali cho mỗi gốc), bón theo rạch sâu 5-10cm xung quanh và cách gốc 40-50cm, lấp kín rạch sau khi bón. Đến giai đoạn cây khép tán cần tỉa thưa dần để đảm bảo đủ điều kiện dinh dưỡng, tạo độ thông thoáng và chế độ ánh sáng thích hợp cho rừng trồng. Trong rừng tự nhiên, để tạo điều kiện cho trầm hương phục hồi và sinh trưởng; ta nên trồng dặm bổ sung thêm cây con ở các độ tuổi khác nhau; đồng thời phát quang loại bỏ dây leo và cây bụi. Hiện chưa có thông tin gì về tình hình sâu bệnh hại ở trầm hương. Khai thác, chế biến và bảo quản Trong tự nhiên thường chỉ gặp trầm ở một số rất ít cá thể già hoặc bị bệnh. Theo kinh nghiệm của một số người chuyên đi tìm kiếm, khai thác trầm ở các tỉnh miền Trung nước ta, trầm có thể có trong những cây trầm hương già, lâu năm (ước tính phải trên 30 năm tuổi), thân cong queo, sinh trưởng yếu ớt, ngọn sinh trưởng chậm lại, vỏ thân không nhẵn, có nhiều u bướu và thường có các loại kiến đen hay kiến nâu. Ngoài ra còn thấy hiện tượng khác nữa là lá thường có màu xanh lá mạ hay hơi vàng. Sau khi chặt hạ, người ta cưa cắt, đục đẽo, vạc bỏ gỗ ở phía ngoài chỉ chọn lấy các mẩu trầm hoặc các u bướu. Các thỏi trầm khai thác từ những cây đang sống thường có màu nâu bóng và thường có giá trị cao, được gọi là “trầm sinh”. Còn các thỏi trầm lấy ở các thân cây hoặc gốc rễ của những cây đã chết từ lâu thường có màu cánh gián hay đen xỉn, được gọi là “trầm rục”. Giữa 2 loại, thì “trầm rục” có chất lượng thấp hơn. Tới nay, người ta đã đưa ra một số phương pháp tạo trầm như dùng chế phẩm vi sinh hoặc dùng hoá chất để bôi vào các lỗ khoan nhân tạo trên thân cây hoặc cành. Sau 1-2 năm, quanh vết thương sẽ hình thành dạng “trầm tóc’’. Loại này chỉ dùng cất tinh dầu làm hương hoặc làm ‘’cây trầm cảnh’’. Cần tiếp tục nghiên cứu và theo dõi để có kết luận đối với các phương pháp tạo trầm này. Trên thị trường, thường mua bán trầm nguyên liệu ở dạng nguyên cả khối hoặc cả miếng sau khi đã chọn lọc và phân loại theo chất lượng. Các thỏi trầm thường cứng, nặng, ròn, trong có chứa nhựa dầu màu nâu đậm hoặc đen. Tùy thuộc vào chất lượng, trong thương mại người ta thường chia trầm làm 8-9 loại. Loại cao nhất (từ loại 1 đến loại 3) có màu nâu đen được gọi là “kỳ nam”. Các loại 7,8,9 là thấp nhất và có chất lượng kém. Để chưng cất, tách chiết tinh dầu, người ta thường chỉ sử dụng các mẩu trầm vụn, mùn cưa hoặc các loại trầm lẫn tạp chất có chất lượng thấp. Tinh dầu trầm là chất lỏng, sánh, nhớt có màu vàng hoặc màu hổ phách đậm với hương thơm dịu của trầm. Các thành phần chính của tinh dầu trầm thường bốc hơi ở nhiệt độ cao (khoảng 2000C), nên việc chưng cất tinh dầu trầm cần có các thiết bị áp lực hoặc hoà tan trong các dung môi thích hợp, với công nghệ và quy trình đặc biệt. Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn Trầm là sản vật đặc biệt của tự nhiên, được coi là mặt hàng quý hiếm và có giá trị rất cao trên thị trường thế giới. Giá mua bán trầm tuỳ thuộc vào từng loại trầm cũng như chất lượng của chúng và được tính theo kg. Loại đặc biệt (kỳ nam) có giá mua bán khoảng 7.000-10.000 USD/kg. Các loại trầm bình thường có giá thấp hơn, cũng trong khoảng 2.500-4.500 USD/kg. Trên thị trường Anh, tinh dầu trầm thương phẩm được mua bán với giá 160 Bảng Anh/2,5ml (tương đương 64.000 Bảng Anh/kg hoặc gần 100.000 USD/kg). Mặc dù các số liệu thống kê còn chưa đầy đủ, song sơ bộ có thể thấy trong khoảng 10 năm (1980-1990) khối lượng trầm các loại đã được khai thác và xuất khẩu từ Việt Nam đã vào khoảng trên 300 tấn. Trong đó có tới 2.000kg trầm loại 1-3 (kỳ nam), số trầm còn lại thuộc về các loại 4-9. Chỉ riêng tỉnh Quảng Nam, khối lượng trầm bị khai thác hàng năm cũng ước khoảng 300kg. Hương Khê (Hà Tĩnh) được mệnh danh là một trong những ‘’rốn’’ trầm của Việt Nam, thời kỳ đỉnh điểm (1984-1990) có lúc cả huyện khai thác được tới 80 tấn trầm các loại (theo Đặng Hữu Liên, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ, Ngàn sâu – Báo Tiền phong 10/7/2006). Do bị khai kiệt quệ, nên trầm hương đã được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (1996). Thấy được giá trị to lớn của trầm, nên từ hàng chục năm lại đây trầm hương đã được đưa vào gây trồng khá nhiều, đặc biệt là tại các tỉnh Quảng Nam, Kon Tum, Kiên Giang, Hà Tĩnh. Tại xã Phúc Trạch (Hương Khê – Hà Tĩnh) hầu như gia đình nào cũng trồng từ vài chục đến hàng trăm cây trầm hương với nhiều độ tuổi khác nhau. Theo giá thị trường ở thời điểm tháng 7/2006 cây giống có chiều cao 40cm được bán khoảng 1.000 đồng/cây. Còn những cây 6-7 tuổi (có khả năng cho trầm) có giá tới 7-10 triệu đồng/cây. Cây càng nhiểu tuổi giá càng cao. Diện tích trồng trầm hương của cả nước hiện đã có khoảng trên 6.000ha. Một số kết quả nghiên cứu bước đầu về khả năng tạo trầm cũng đã mở ra nhiều triển vọng trong tương lai. Việc đưa loài trầm hương (A. crassna) vào cơ cấu cây trồng rừng trong chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, đồng thời với việc nghiên cứu các cơ sở khoa học để chọn tạo giống tốt và chủ động điều khiển các quá trình tạo trầm trong cây sẽ góp phần đưa trầm trở thành một mặt hàng LSNG có giá trị cao của Việt Nam trong tương lai. Tài liệu tham khảo chính 1. Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (1996). Sách Đỏ Việt Nam – Phần Thực vật – Tập 2. Tr. 49-50. Nxb Khoa học và Kỹ thuật – Hà Nội; 2. Dương Tấn Phước, Trần Mỹ Lý và cộng sự (1990). Một số khía cạnh về kinh tế của Chương trình phát triển tinh dầu, dầu béo, hương liệu, mỹ phẩm. Thông tin kinh tế, khoa học kỹ thuật No 7+8: Tr. 29- 31; 3. Đinh Trung Chánh, Trần Văn Minh (2005). Nghiên cứu kỹ thuật nuôi cấy phôi giả trong nhân nhanh cây trầm hương (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte). Những vấn đề nghiên cứu có bản trong khoa học sự sống. Tr. 415-417. Nxb Khoa học và kỹ thuật – Hà Nội; 4. Đỗ Huy Bích và đồng nghiệp (2004). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Tập II. Tr. 1002-1005. Nxb Khoa học và kỹ thuật – Hà Nội; 5. Lã Đình Mỡi (2001). Cây trầm hương – Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte. Tài nguyên Thực vật có tinh dầu ở Việt Nam. Tập I (Lã Đình Mỡi – Chủ biên). Tr. 286-294. Nxb Nông nghiệp – Hà Nội; 6. Nguyễn Thị Hiền, Vũ Văn Vụ (2005). Sự sinh trưởng và phát triển của chồi in vitro cây dó trầm (Aquilaria crassna Pierre) trong môi trường nuôi cấy. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong Khoa học sự sống. Tr. 521-523. Nxb Khoa học và kỹ thuật – Hà Nội; 7. Trần Văn Minh, Bùi Thị Tường Thu, Đinh Trung Chanh, Bùi Cách Tuyến, 1998. Nhân giống cây trầm qua nuôi cấy đỉnh sinh trưởng. Tạp chí Lâm nghiệp số 4. Tr. 44; 8. Trần Văn Minh, Bùi Thị Tường Thu (2005). Ứng dụng công nghệ phôi soma trong công tác giống cây trầm hương (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte). Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong Khoa học sự sống. Tr. 542-544. Nxb Khoa học và kỹ thuật – Hà Nội; 9. Triệu Văn Hùng (Chủ biên) (2002). Kỹ thuật trồng một số loại cây đặc sản rừng. Tr. 128-135. Nxb Nông nghiệp – Hà Nội; 10. Chung, R, C. K. & Purwaningsh (1999). Aquilaria malaccensis Lamk. In: L. P. A. Oyen and Nguyen Xuan Dung (Editors): Plant Resources of South-East Asia 19 – Essential-oil plants, pp. 64-67. Backhuys Publishers, Leiden; 11. Ishihara, M., Tsuneya, T. & Uneyama, K. (1993). Components of the volatile concentrate of agarwood. Journal of Essential Oil Research, 5: 283-289; 12. Ishihara, M., Tsuneya, T. & Uneyama, K. (1993). Components of the agarwood smoke on heating. Journal of Essential Oil Research, 5: 419-423; 13. Lê Công Kiet, Paul, J.A. Kebler & Marcel Eurlings (2005). A new species of Aquilaria (Thymeleaceae) from Vietnam. Blumea 50 (2005): 135-141. Universiteit Leiden; 14. Lok, E. H., Ahmad Zuhaidi, Y. (1996). The growth performance of plantation grown Aquilaria malaccensis in Peninsular Malaysia. Journal of Tropical Forest Science, 8: 573-575; 15. Qi Shu – Yuan (1995). Aquilaria species in vitro culture and the production of eaglewood (agarwood). In: Bajaj, Y. P. S. (Editor). Biotechnology in Agriculture and Forestry 33 – Medicinal and aromatic plants 8, pp. 36-45. Springer Verlag, Berlin Germany.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftramhuong1_0553.pdf
Tài liệu liên quan