A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Nội dung nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Tổng quan lịch sử của đề tài
1.1.1. Sự hình thành và phát triển biệt thự ở Việt Nam
1.1.2. Hiện trạng và thực tế của biệt thự ở Việt Nam
CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC SÁNG TÁC
2.1. Cách tổ chức không gian trong đồ án tốt nghiệp
2.2. Kỹ thuật và phương pháp tổ chức
2.3. Hoạt động nghiên cứu sáng tác
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SÁNG TÁC
3.1. Kết quả đạt được về mặt sáng tác
3.2. Kết quả về sáng tạo mới
3.3. Giá trị của đồ án
3.4. Những mặt còn tồn tại
C. KẾT LUẬN
56 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1583 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Trang trí nội thất biệt thự Tây Hồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được vẻ đều đều giống nhau bằng cách chọn thảm và các màn che, khăn phủ có những loại hàng khác biệt nhau. Ví dụ thảm lông mềm mại sẽ đi với các thứ hàng như sọc hoặc hàng kiểu như đan rổ hoặc màu sắc sặc sỡ.
Kích thước căn phòng có ảnh hưởng đến việc chọ thảm không.
Phòng nhỏ, trông sẽ chật chội nếu thảm là loại nhiều màu sắc và kiểu hình nhỏ tạo được vẻ rộng thoáng. Ngược lại, phòng lớn, thảm màu sắc tươi vui sặc sỡ hoặc kiểu hình lớn có tác dụng tăng thêm sự thân mật, ấm cúng.
Hai loại thảm.
Một loại cuốn như hàng vải, mua theo từng mét tuỳ chiều dài bạn
Muốn, dùng trải hết sàn nhà từ chân tường này đến chân tường kia. Loại này thường trơn hoặc hình vẽ thưa thoáng, hoa lá ..v..v..
Một loại khác, rời và có khuôn khổ nhất định, dễ di chuyển, trong khi loại trên thường được gắn liền với sàn nhà.
Khi nào dùng thảm lớn suốt.
Nếu bạn muốn có một cảm tưởng rộng thoáng, thì tốt nhất là dùng thảm trải suốt sàn nhà. Như thế cốt tạo thêm vẻ thường xuyên và lịch sự cho căn nhà. Nhưng thảm sẽ bị đóng chặt trên sàn và đúng khuôn khổ kích thước căn phòng khác lớn hơn sau nay. Vậy nếu chỉ dùng tạm thời, nên dùng các
Loại thảm rời nên rộng bao nhiêu?
Một phần tuỳ thuộc kích thước căn phòng, nhưng thảm nên đủ rộng để cho các đồ đạc nặng có thể nằm trên đó. Không nên đặt một thảm nhỏ nằm ở giữa phòng với các đồ đạc bày biện xung quanh.
Dùng nhiều thảm rời được không?
Nếu bạn không dùng thảm suốt và cũng không có một thảm rời rộng, bạn có thể dùng các thảm rời nhỏ rải rác. Nhưng nên lưu ý xem điều kiện sàn nhà có lốt không kẻo dễ trơn trượt và nhớ rằng các thảm rời nhỏ nằm rải rác vô trật tự sẽ làm rối mắt. Nên thu xếp để chúng nằm song song với tường và không nên dùng nhiều thảm quá trong một phòng.
Chất liệu của thảm.
Thảm gồm ba loại chính: bằng len, bằng sợi vải, bằng hỗn hợp tơ nhân tạo và len.
Thảm len đẹp, mềm mại, được ưa chuộng nhất, lại có tính chịu đựng bền bỉ cao.
Thảm sợi vải thích hợp cho một ngân sách vừa phải, dễ giặt và khéo chọn có thể được những màu sắc, kiểu, hình thích hợp.
Hỗn hợp tơ nhân tạo và len (thường là mỗi thứ 50%) cho nhiều hạng thảm rẻ hơn. Thảm loại này có một vẻ bóng sáng, nhưng không chịu đựng khoẻ như thảm len. Tuy nhiên dễ giặt và giữ được vẻ bóng sáng rất lâu.
Thảm đông phương.
Nếu đồ đạc trong căn nhà bạn không xứng hợp với tính cách tráng lệ huy hoàng của một tấm thảm Đông Dương, bạn không nên dùng. Vẻ quý giá, tráng lệ của thảm không nên bị phí phạm trong một căn phòng tầm thường. Thảm này có rất nhiều loại và bạn nên mua tại một tiệm tin cậy để được bảo đảm phẩm chất.
Có cần lót phía dưới thảm không?
Không có nguyên tắc cứng nhắc, tuy nhiên đó là một ý kiến hay vì giúp cho thảm được bền bỉ hơn và khả năng chịu đựng cũng dẻo dai hơn. Nếu không mua ngay với thảm, bạn có thể mua sau này cũng được và nhớ là cho đúng với kích thước của thảm.
Đối với các thảm nhỏ rời rạc thì không cần phải lót. Nếu mặt sàn quá trơn hay phía dưới thảm lại có một lần vải sơn, bạn mua một loại keo cao su dán phía dưới thảm để giữ cho chặt.
Bạn cũng có thể mua mấy miếng sắt mỏng, nặng và gắn vào các góc thảm để giữ cho thảm khỏi trơn trượt.
Có thể dùng vải sơn lót sàn (linoleum) trong bất cứ phòng nào không?
Có một thời gian ta cho rằng linoleum chỉ thích hợp cho phòng tắm, nhà bếp. Nhưng ngày nay nó được dùng cả trong phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ để tăng thêm vẻ duyên dáng đặc biệt. Màu sắc và kiểu hình của linoleum dĩ nhiên phải hoà hợp với các thứ đồ đạc.
Có thể dùng thêm các thảm nhỏ rời, đặt rải rác trên linoleum. Và đã hẳn, cũng phải tuân theo những nguyên tắc thẩm mỹ về màu sắc, kiểu hình v.v...
Sàn nhà bằng gỗ thì sao?
Nếu không dùng thảm, bạn có thể dùng sàn gỗ đánh bóng một màu đậm. Sàn màu lợt lông thường và khó xứng hợp với các cách bài trí. Mặt sàn càng bóng đậm càng dễ đóng góp đáng kể vào việc trang trí.
Sàn gỗ tầm thường xấu xí, nên sơn để cho hợp với tường và đồ đạc. Nếu bạn chỉ sơn để viền chung quanh một tấm thảm, thì màu sắc của sàn và thảm phải hoà hợp với nhau. Nếu bạn sơn cả sàn nhà, bạn phải chắc chắn trước về kết quả của công việc này, vì rất khó chữa sau khi đã sơn rồi. Bạn nên hỏi ý kiến của người bán sơn và nhớ rằng nếu sàn nhà đi lại thường xuyên và nhiều, thì sơn không tiện cho lắm.
Giấy dán có dùng cho sàn nhà được không?
Có thể dùng giấy doanh nghiệpá viền sàn nhà nơi ít đi lại, để tăng phần vui tươi. Bạn nên phết vài lượt gôm lắc lên trên. Bạn cũng có thể cắt các kiểu hình bạn thích và dán trên sàn phòng đợi để tăng phần duyên dáng, hiếu khách.
Tóm lại, không nên phung phí quá nhiều tiền vào một tấm thảm quý giá và hà tiện đối với các đồ đạc và vật trang trí phụ thuộc. Sàn nhà nên tạo được thích thú, xứng hợp với các thứ khác và giá tiền vừa phải.
Ba kiểu mẫu kết hợp đáng lưu ý:
- Sàn kẻ ô vuông, tường sọc ngang và trần cũng sọc, tạo nên một kết hợp đầy thích thú vì có sự thay đổi khác biệt về đường nét giữa tường, trần và sàn nhà.
- Thảm trải suốt trên các sàn nhà của những phòng kế cận, màu sắc hình vẽ khác nhau không ngoài mục đích tạo sự khác biệt, khởi sắc.
- Tường sẫm và sàn nhà màu nhạt tương phản nổi bật, là một phòng đặc sắc cho các đồ đạc.
* Một số giải pháp ứng dụng vào cuộc sống:
Đặt đèn tại bàn giấy.
Đèn đặt tại bàn giấy để viết hoặc đọc sách phải đủ sáng. Để đèn cách trang sách khoảng 40 cm vành dưới chụp đèn cạnh mặt bàn khoảng 45cm. Đèn đặt về phía bên trái.
Đèn đứng để trên nền nhà.
Đèn đặt phía sau vai trái độ 25cm gần góc sau của ghế bành. Vành dưới chụp đèn cao cách mặt bàn khoảng 1.15m. Có thể cách 65cm đối với trang sách và về phía trái trang sách độ 35cm.
Đèn cho máy truyền hình.
Sự tương phản giữa màn ảnh sáng và nền tường tối phía sau máy làm mệt mắt. Một đèn nhỏ độ 25watt chiếu hắt lên và về phía sau máy, sẽ tránh được nhược điểm trên.
Đèn chiếu các tranh ảnh.
Tranh ảnh nên được chiếu đèn để buổi tối vẫn có thể trông thấy rõ ràng hầu thưởng ngoạn được. Bạn có thể chiếu thẳng bằng đèn gắn ngang phía trên tranh. Hoặc dùng đèn chiếu từ phía xa hướng vào tranh.
Đèn chiếu trong các tủ kính.
Một tủ hoặc kệ bằng kính trưng bày các đồ trang trí lặt vặt, muốn ban đêm được nổi bật lên, có thể gắn đèn ngang trong tủ kính để chiếu sáng đồ vật đựng trong ngăn.
Nếu các kệ ngăn đều bằng kính, gắn đèn phía nóc trên cùng tủ (bên trong) cũng đủ chiếu sáng qua các ngăn tới tận đáy tủ.
Nhưng nếu các bực ngăn là chất cản ánh sáng như kim loại, gỗ, bạn phải chiếu sáng từng ngăn tủ một, và che dấu nguồn sáng bằng một nẹp gỗ cho đẹp. Muốn chiếu sáng từng ngăn kính, để cho đồ vật được rõ ràng, lột hết vẻ đẹp (ví dụ: vẻ lóng lánh phản chiếu ánh sáng của các đồ sứ, pha lê) bạn cũng có thể nẹp gỗ che nguồn sáng tại mỗi ngăn tủ để mắt khỏi trông thấy.
Chiếu sáng tủ quá dày, qúa sâu.
Đối với các loại tủ quá sâu, ban có thể dùng đèn chiếu ngay mặt tủ để mặt này được nổi bật và làm giảm bớt chiếu sâu của tủ đi.
Cách chiếu sáng cây và hoa trong nhà.
Cây và hoa là những thứ trang trí rất thông thường trong nhà. Ban đêm chúng nên được chiếu sáng một cách đặc biệt để tăng vẻ đặc sắc, tô điểm cho căn phòng thêm hoàn mỹ.
Cây có thể được chiếu sáng bằng đèn chụp treo lơ lửng chiếu từ trên xuống:
Hoặc tại một góc phòng, chiếu sáng hắt ra từ hai cạnh bàn phía trong tường, mắt không trông thấy nguồn sáng.
Khuynh hướng hiện tại còn kết hợp đèn với cây thành một khối duy nhất. Cách cấu tạo này được lợi cho chỗ đa dụng: vừa có đèn để chiếu sáng, vừa có cây hoa để trang hoàng tô điểm thêm.
Sự kết hợp được thực hiện trong các kiểu đèn đứng.
Và cả trong kiểu đèn treo nữa.
Đèn chiếu gương.
Trong phòng nhỏ, gương treo tạo cảm tưởng thoáng đãng và làm căn phòng trông rộng ra.
Bạn có thể chiếu sáng đơn giản ở phía trên gương với nẹp gỗ che nguồn sáng để mắt khỏi trông thấy.
Nếu cầu kỳ hơn, bạn có thể che bằng màn cấu tạo như hình một mái hiên quay vào phía trong nhà. Bạn thêm cây hoa trên bục xây ở phía dưới gương. Nhìn vào gương, có cảm tưởng đây là một chiếc cửa sổ trông sang một phòng khác. Căn phòng trông thoáng, rông hơn. Ban đêm, khi đèn bật lên, một vẻ duyên dáng vô cùng đặc sắc sẽ hiện ra, nhờ ánh lấp lánh của gương và mầu sắc tươi mát của cây và hoa lá.
5. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài phương pháp duy vật biện chứng luận văn còn dùng một số các phương pháp khác như: phương pháp hệ thống và một số phương pháp đặc thù khi xuất phát từ yêu cầu cụ thể của luận văn.
Nội dung
CHƯƠNG I- CƠ Sở Lý LUậN Và Thực TIễN
1.1 Lịch sử tổng quan của đề tài
1.1.1 Sự hình thành và phát triển biệt thự ở Việt Nam
Biệt thự xuất hiện ở nước ta vào những năm của thập kỷ 20 dưới sự đô hộ của thực dân Pháp. Có thể nói đây là một hình thức du nhập của một thể loại kiến trúc mới. Loại hình này phát triển song song với việc xây dựng cơ sở hạ tầng của người Pháp trên đất nước ta, mà phải nói rằng nó rất được trú trọng.
Xu hướng chung của loại nhà này là đơn giản hoá, hiện đại hoá về hình khối, bỏ bớt những diện tích thừa như những tiền sảnh rộng lớn trong những ngôi nhà tư nhân kiểu cũ vốn phô truơng thân thế của chủ nhân, giảm diện tích phòng ngủ, tăng diện tích phòng sinh hoạt chung, do nhu cầu văn hoá tăng lên, giảm bớt diện tích bếp và khối vệ sinh do thiết bị ngày càng hoàn thiện. Ngoài ra vấn đề chiếu sáng và thông gió, vấn đề gần gũi tiếp cận với thiên nhiên cũng được chú ý. Loại nhà này có hình thức đa dạng tuỳ thuộc vào khả năng kinh tế cũng như sở thích thẩm mĩ của chủ nhân. Tuy vậy phương thức tổ hợp mặt bằng nhà một hay hai tầng đều có các mối liên hệ giữa các nhóm phòng với nhau cũng như giữa kiến trúc và thiên hiên hợp lí.
Kiểu kiến trúc này được phân bố rải rác khắp chiều dài đất nước mà có lẽ Hà Nội là nơi có nhiều biệt thự được xây dựng nhất. Khu vực phía nam hồ Gươm là nơi có nhiều biệt thự của người Pháp nhất. Các khu phố ở đây còn được gọi là khu phố Tây. Tất cả đều được xây dựng theo lối kiến trúc phương Tây. ở Pháp, loại dinh thự và trang viện của nhà giàu được phát triển mạnh. Dinh thự xây bằng đá, và tường bên ngoài cũng xây đá dày bao quanh, bên trên nóc nhà có bố trí nhiều tháp để trang trí, hình thức mặt đứng bưng bít kín đáo.
Việc xây dựng các công trình kiến trúc đã quy hoạch một cách cơ bản các khu phố Pháp ở Hà Nội, mặt khác đặt nền móng cho phong cách kiến trúc, mỹ thuật ở các khu vực khác. Hệ thống phân chia theo mạng ô cờ đã tạo nên những khu phố vuông vắn. Trên những khu phố ấy chia thành những lô đất nhỏ để xây dựng loại nhà ở loại biệt thự độc lập, có vườn ruộng. Cũng theo nguyên tắc ấy, mà khu phố thứ hai của người Pháp được hình thành trên khu vực thành Hà Nội cũ với mức độ hoàn thiện cao hơn.
Nhìn chung thì nhà biệt thự là loại nhà ở độc lập, tiêu chuẩn cao hơn gồm hai khối nhà chính và nhà phục vụ. Diện tích xây dựng chiếm khoảng một nửa khu đất còn lại dành cho vườn. Khối nhà chính cách từ 2 đến 3 tầng, có chức năng đầy đủ, tầng dưới có tiền sảnh, sảnh trung tâm, phòng khách, phòng ăn với diện tích lớn và một số phòng làm thư viện, phòng làm việc, phòng chơi. Tầng trên có khu phòng ngủ lớn nhỏ gắn liền với khu vệ sinh, cùng hệ thống hàng hiên rộng. Phía sau khối nhà chính thường là nhà phụ gần tường rào, phía sau bao gồm khu phụ như: bếp, kho, phòng dành cho người giúp việc.. Đường đi, sân vườn, cây cối cũng là những thành phần được thiết kế thích hợp. Biệt thự thường dùng ở Hà Nội cho nhà tư sản hay công chức Pháp thì diện tích nhỏ, không nhiều phòng, kiểu dáng cũng đơn giản hơn như văn phòng có hàng hiên và sân vườn nhỏ thường ở phía trước hay bên hông nhà. Biệt thự xuất hiện với những phong cách kiến trúc mới thì nội thất cũng mang phong cách khác so với nội thất nhà ta xưa. Trong biệt thự thì người Pháp luôn muốn mang hình ảnh quê hương họ tới nơi họ sống, cho nên điều đó đã tạo nên sự phong phú của nội thất biệt thự. Trong biệt thự của phương Tây thì đồ đạc thường là mang phong cách Châu âu. Phòng khách thường được bố trí ghế sô pha, Sa lon, tủ ly và những vật dụng để trang trí... Kiến trúc Pháp, trần thường cao để tạo không gian thoáng rộng. Phòng ngủ thường có giường đệm, tủ giường, bàn phấn, tất cả đều mang phong cách người á Đông cho nên nó đã tạo ra những hình thức mới, phong cách riêng và dần dần được ưa chuộng hơn phong cách Châu Âu. Và nó được sử dụng rộng rãi trong các biệt thự sau này. Tuy nhiên mỗi một vùng, một khu vực biệt thự lại có những phong cách riêng, đặc điểm riêng để phù hợp với điều kiện khí hậu, kinh tế vùng đó.
Nước ta trải qua thời kỳ dài để khôi phục và phát triển nền kinh tế sau chiến tranh. Trong những năm gần đây, kinh tế nước ta bắt đầu ổn định và phát triển nhanh chóng. Điều này khiến cho đời sống vật chất và tinh thần càng được nâng cao rõ rệt. Một số lớn tầng lớp trung lưu đã tạo cho mình được những không gian riêng biệt với không gian riêng trữ tình. Nó hay tập trung ở khu ven đô hay quanh hồ vì địa thế và khí hậu. Sự phát triển mạnh của loại kiến trúc theo sở thích của từng cá nhân đôi khi đã tạo nên sự thiếu đồng bộ trong quần thể kiến trúc. Nó được quy hoạch và phát triển tạo nên sự đồng bộ trong cái nhìn tổng thể kiến trúc mà bản thân mỗi biệt thự cũng đều thể hiện được nét riêng. Điều này khiến cho mỗi không gian có được một nét đẹp, hợp lý, đầy đủ tính công năng nhưng vẫn mang đầy đủ tình cảm sắc thái riêng. Biệt thự ngày một phát triển và nó đang là xu hướng phát triển trong những năm tới. Nó cũng chính là tiền đề tạo sự phát triển sáng tạo cho các nhà kiến trúc sư và hoạ sĩ thiết kế nội thất để tạo nên những công trình đẹp.
1.1.2. Ngôi nhà một không gian sống của người Việt.
Ngôi nhà ở trong điều kiện khí hậu nhiệt đới đòi hỏi giải pháp kiến trúc chống lại cái nóng khắc nghiệt, tránh những tác động có hại đến trạng thái sinh lý của con người.
Đối với những vùng nóng ẩm như nước ta, thông gió xuyên phòng lại rất cần thiết vì thông gió làm cho con người dễ chịu hơn và làm giảm độ ẩm, bớt cảm giác bức bối khó chịu. Bên cạnh yêu cầu thông gió là yêu cầu về chống bức xạ nhiệt. Nhưng không phải chỉ có nhà ở kiểu hành lang bên mới có điều kiện thông gió tốt mà kiểu nhà đơn nguyên nếu khéo tổ chức, có cửa gió vào và cửa hút gió ra cũng có được sự trao đổi khí và tạo sự mát mẻ. Theo một số nhà nghiên cứu, không phải chỉ thông gió xuyên phòng mà thông gió thẳng đứng (qua sân trong hoặc sân trong hẹp gọi là ô giếng hay giếng giời), điều kiện vi khí hậu cũng được cải thiện rất nhiều. Ngoài yêu cầu thông gió nói trên (Nhà đặt theo hướng nam và Đông – Nam), còn có một số biện pháp khác như sử dụng những mái hiên trống, lô gia sâu, tường hoa, vách ngăn nhẹ, vườn hoa trên mái, thông gió xuyên mái, ở trong nhà và dùng cây xanh, bồn hoa, bể nước ở ngoài nhà đều là những biện pháp tốt. Vùng khô nóng, người ta không tạo thành những tổ hợp không gian hở mà là không gian kín, có lối đi ngầm dưới đất, mỗi căn nhà sân trong đều có cây xanh ở sân và trên mái. Nhà cũng được xây dựng bằng những vật liệu nặng cách nhiệt như: đất, gạch, đá, mặt ngoài có cửa sổ nhỏ và màu sơn trắng, tổ chức những thiết bị che chắn nắng.
Ngôi nhà của những ngày xưa vốn giản dị và mộc mạc xiết bao. Nhìn dưới góc độ chuyên môn, ngôi nhà ấy chỉ có cột, kèo, mái tranh hay mái ngói mang hơi thở của gỗ và đất. ấy thế mà ta vẫn quý, vẫn yêu. Đó là thời của những khu rừng bạt ngàn, những cánh đồng mênh mông với hình ảnh người nông dân cần cù lao động trên mảnh đất quê hương mình, hay dịu dàng hơn nữa là những cô gái thôn quê, áo mớ ba mớ bảy, ríu rít sau luỹ tre làng, để cho ai thương ai nhớ. Nhưng có lẽ đó là xa xưa lắm rồi, bởi hiện tại chúng ta đang sống trong thời đại khác hẳn. Bây giờ dưới sức ép của gia tăng dân số, con người dần lấn đất lấn làng để theo kịp với nhịp sống của thời đại công nghiệp hoá. âu cũng là lẽ thường tình. Xã hội đang phát triển, Việt Nam không là ngoại lệ. Tấm áo mớ ba mớ bảy đẹp thì đẹp thật nhưng ta cứ hình dung một cô gái bận trang phục ấy mà tồn tại ngay trong cuộc sống ngày nay thì chưa hẳn là phù hợp. Vì thế, ngôi nhà cũng như con người ta vậy, cũng cần phải có sự phù hợp với thời đại, khi mà nhu cầu của con người ta không chỉ dừng lại ở sự đòi hỏi một chỗ ở có thể gọi là một nơi che mưa nắng. Ngày nay người ta cần ở tổ ấm của mình sự tiện nghi, thoải mái sau những mưu sinh, những căng thẳng, mệt mỏi nơi công sở. Thế là người ta cứ dựng, cứ xây, và cuối cùng là tạo ra một nền kiến trúc Việt Nam vô cùng phong phú bởi sự du nhập của rất rất nhiều phong cách kiến trúc khác nhau. Nhưng thế đâu hẳn đã là phù hợp, là đẹp. Ta không phủ nhận những gì thuộc kiến trúc hiện đại mang lại cho con người, nhưng đâu đó lại xuất hiện những vết mực trên tờ giấy trắng tinh nguyên. Và thế là người ta lại tìm về với cội nguồn. Cuối cùng thì ra đời một phong cách kiến trúc mới, dừng lại ở sự giao thoa của truyền thống và hiện đại, của quá khứ và thực tại .
Con người từ thuở hồng hoang đã ý thức được mình cần có sự che chở của một mái nhà và những người thân. Từ hang đá lạnh lẽo của thời nguyên thuỷ, người dân Việt Nam dần tìm cho mình một căn nhà tranh mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Chỉ là những vật liệu hết sức đơn giản, hết sức gần gũi với thiên nhiên mà đem lại cho ta một cảm giác dễ chịu. Đó là sự kết hợp của tre, lá, đất và bàn tay chai sần nhưng vô cùng tài hoa của những người nông dân. Nhưng rồi cuộc sống đâu phải đã bình yên. Thiên tai và chiến tranh đem đến những mất mát không gì bù đắp nổi. Và thế là người dân lại tìm ra những giải pháp mới cho nơi ở của mình. Căn nhà mái ngói ra đời, đánh dấu một bước đi lên của người dân Việt Nam sau bao nhiêu đau thương.
Nước ta vốn giàu tài nguyên, rừng vàng biển bạc. Những cánh rừng cho nhiều gỗ tết là nơi khai thác vật liệu làm nhà của người dân. Ngôi nhà giản dị mà nhuần nhị và đẹp xiết bao. Cái đẹp mộc mạc, gần gũi được thể hiện qua từng chi tiết. Người thợ xưa làm nhà chỉ có trong tay gỗ và ngói. Gỗ to chỉ to đến thế, gỗ dài chỉ dài đến thế. ấy mà cái nhà, lòng phải rộng cho đủ ở đủ mát, mái phải rộng và dốc cho đủ kín đủ mát. Người thợ xưa vắt óc, làm bài tính kiến tạo không gian: cột, xà, kẻ, bẩy... Người thợ xưa đắn đo cẩn trọng, dùng khúc gỗ nào vào việc nào. Rồi định đoạt kích thước theo cách tính toán của cha ông truyền cho. Rồi sắp xếp và liên kết chúng lại. Mấy chục cái cột, như những lực sĩ, choài chân, chụm đầu, níu dằng lấy nhau bởi những cánh tay - xà ngang, xà dọc, không gió bão nào suy suyển được. Để tăng vẻ đẹp, vẻ thanh thoát cho căn nhà gỗ, người thợ xưa tạo ra những đường soi nét viền trên những súc gỗ lặng câm, chạm lộng những đầu dư, gắn những bức chạm giữa xà dọc, xà ngang. Cha ông ta xưa kia có sẵn gỗ tốt, chưa phải dùng đến các kĩ thuật nối ghép gỗ bằng sơn keo rồi bọc vải, sơn phủ lên trên như ở xứ khác.
Trong căn nhà xưa, tất tật làm bằng gỗ mộc. Sơn thếp dùng hạn chế, chỉ ở những ngôi đền, ở cửa võng, ở các đồ thờ mà thôi. Ngự trị trong kiến trúc truyền thống là màu bạc của gỗ, màu nâu thẫm xen lẫn rêu phong của mái nhà. Căn nhà cổ truyền của cha ông là những bài tính được giải khi chưa xuất hiện những môn sức bền vật liệu và tĩnh học công trình, là sản phẩm của tư duy thiết thực, biết tìm biết tạo cái đẹp với những phương tiện hạn chế nhất, hiểu và đề cao cái đẹp, cái quý đích thực trong cái chân cái mộc. Ngoái lại dĩ vãng, học các nhà nho nghệ thuật dùng ít chữ nói lên nhiều. Ngoái lại dĩ vãng, học người thợ Việt cách tạo nên cái đẹp, cái quý muôn thuở bởi sự hạn chế, hơn thế nữa, tự hạn chế các phương tiện. Ta càng thấm thía câu nói của Le Corbusier "Nghệ thuật lớn được tạo nên bởi những phương tiện giản đơn". Cho đến tận ngày nay, chúng ta - thế hệ hậu sinh vẫn không khỏi tự hào và thán phục trước những công trình có thể gọi là kiệt tác ấy. Trải khắp chiều dài đất nước, đâu đâu cũng có những ngôi nhà, những chùa chiền, đền miếu mang đậm dấu ấn thời gian và văn hoá Việt Nam. Ngày nay, nhịp sống phố phường lại mang một màu sắc mới, không còn mấy nét nhàn tản của những ngày xưa. Những căn nhà cũng khác, cũng thay đổi rất nhiều bởi chính chủ nhân của nó đâu phải là những người xưa cũ. Theo nhu cầu của cuộc sống hiện đại, ngôi nhà dần trở nên tiện nghi hơn để đáp ứng đủ và kịp. Khắp mọi nơi, những ngôi nhà sang trọng được xây dựng, đem lại cho đất nước một gương mặt mới. Khi làm nhà hay mua nhà, người hiện đại thường hay đặt ra câu hỏi: Liệu có hay không nhà ở tốt mang lại hạnh phúc cho gia đình mình? Sự sắp xếp đồ đạc trong nhà khoa học hợp lý có đem lại niềm vui trong cuộc sống? Có thể người ta nói rằng hạnh phúc của cuộc sống là do con người tạo ra, nhà ở chỉ dùng để cư trú, nó làm sao có quan hệ gì với hạnh phúc. Nhưng thực tế nhà ở tốt sẽ đem lại sức khoẻ và hạnh phúc. Những gia đình có nhà ở hợp lí và khoa học có thể mang vận may và cơ hội tốt cho người ở. Cho nên, chọn nhà tốt, cộng thêm trang trí nội thất khoa học không vi phạm những phép tắc và quy luật tự nhiên quả thật có thể đạt tới hiệu quả tốn ít sức mà thành công nhiều. Khi mà mọi yêu cầu về kỹ thuật của một ngôi nhà đã hoàn tất, người ta bắt đầu lưu tâm nhiều hơn đến nội thất, thể hiện trình độ, khiếu thẩm mỹ của chủ nhân.
Chương II
Phương pháp tổ chức và sáng tác
2.1. Cách tổ chức sáng tác Biệt thự Tây hồ
2.1.1. Sơ lược về biệt thự.
Có nhiều cách để giải thích thế nào là một ngôi nhà biệt thự. Theo một ý kiến riêng thì biệt thự được giải thích là "nhà ở biệt lập". Nó xuất hiện từ nhu cầu được sống hưởng thụ của con người, với mục đích giải phóng con người thoát khỏi một cuộc sống tù túng chật hẹp mà chính một xã hội phát triển đã đem lại. Đó là một không gian biệt lập, đẹp từ kiểu dáng đến nội thất bên trong. Biệt thự thường được xây dựng ở các vùng ngoại vi thành phố, các miền quê. Khi xã hội phát triển đô thị hoá thì loại hình biệt thự ngày càng phổ biến. Được xây dựng với cấu trúc có sân vườn bao bọc xung quanh tuỳ mức độ sang trọng khác nhau, Biệt thự phát triển và biểu hiện tính dân chủ hoá trong kiến trúc. Kiến trúc biệt thự được tự do sáng tạo, bởi nó còn phụ thuộc vào trình độ và thu nhập của từng chủ nhân. Hình thức khác nhau để thoả mãn tối đa nhu cầu, sở thích và đặc biệt là thẩm mỹ của người sử dụng, vì thế mà biệt thự khác với nhà ờ chung cư hay tập thể. Biệt thự với nhiều hình thức phong phú tạo nên nội thất cũng được trang trí đa dạng nhưng vẫn phải đạt hiệu quả ăn nhập. Đồ đạc có thể được thiết kế mang cá tính của chủ nhà và người thiết kế. Biệt thự thường gắn liền với thiên nhiên, phong cảnh để người sử dụng có thể hưởng thụ và thư giãn. Kiến trúc và nội thất thường gắn liền với nhau, tạo nên một tổng thể hài hoà.
2.2 Kỹ thuật và phương pháp thiết kế.
Mỗi ngành có một ngôn ngữ riêng. Nhà văn dùng chữ, nhạc sĩ dùng âm thanh còn nhà thiết kế nội thất dùng các nhân tố tạo hình như không gian và hình thể, đường nét và chất liệu, ánh sáng và mầu sắc... những yếu tố tạo hình này nằm trong cảnh vật nhìn thấy xung quan. Dựa vào những mục tiêu, nguyên tắc thiết kế, sử dụng chúng làm phương tiện để tạo nên vẻ đẹp biểu cảm trong thiết kế trang trí một căn nhà.
Thiết kế có nhiều nghĩa: mục tiêu hay tổ chức, kế hoạch hay sơ đồ, chọn lựa và phối hợp. Gộp tất cả lại thiết kế là toàn bộ tiến trình quyết định mục tiêu, phát triển một kế hoạch và chọn lựa, phối hợp, tổ chức hình thể và chất liêu thích hợp nhất đối với mục tiêu. Trong qui hoạch và trang trí nhà cửa, thiết kế giới hạn vào sáng tạo hay chọn lựa và tổ chức hình thể, không gian, màu sắc và chất liệu sao cho có thẩm mỹ và có cá tính. Dĩ nhiên cũng không quên hai mục tiêu khác quan trọng không kém là thích dụng và tiết kiệm.
Thiết kế mỹ thuật không có luật lệ cố định; nhiều khi do cảm hứng bột phát bất ngờ mà có được kết quả đặc sắc. Nhưng có thể phân tích và tổng hợp để rút kinh nghiệm. Trước khi quyết định một kiểu trang trí cho căn nhà, cần hiểu rõ những mục tiêu và nguyên tắc thiết kế ứng dụng vào qui hoạch và bày biện nhà cửa như thế nào, chúng mở lối cho những thể hiện cá nhân ra sao.
* Mục tiêu của thiết kế.
Thiết kế nội thất cũng có những mục tiêu và quan niệm như mọi nghệ thuật khác. Đó là hình thức phải đi theo chức năng và dị biệt phải nằm trong thống nhất.
Hình thức theo chức năng.
Nói cách khác là chức năng quyết định hình thể. Đây là điều dễ hiểu vì thiết kế một vật gì đều xuất phát từ mục tiêu nhằm đến, tức công dụng của nó. Nhưng thực tế không thiếu những nhà bếp kém hiệu quả, phòng tắm lù mù, phòng khách tẻ nhạt, và bàn ăn vướng víu chân người ngồi, cho thấy thiết kế bất hợp lý và phải nghĩ đến điều này khi thiết kế.
Nhưng thích dụng không phải là nhân tố duy nhất trong thiết kế, vì mọi đồ vật đều thể hiện tổn phí về tiền bạc, thời gian, công sức bảo trì, chúng có thể là nguồn khoái cảm thẩm mỹ và biểu thị cá nhân. Một cái thìa, một ghế Sofa chỉ hoàn toàn đầy đủ chức năng khi hữu dụng, tiết kiệm và đẹp. Yêu cầu này nâng việc thiết kế đối với chiếc ghế lên cao hơn cung cấp đồ dùng thích hợp với vóc dáng, cơ thể người dùng. Ngoài ra lại có những thứ chỉ nhằm mục đích tinh thần: hội hoạ, điêu khắc, hoa văn tô điểm phụ, chúng hấp dẫn trước hết vì vẻ đẹp của chúng. Chúng thật khác hẳn cái bếp là ích lợi, cái ống nước ngoài vườn, nhưng chúng rất có ý nghĩa đối với cuộc sống toàn diện của con người.
Thiết kế hoặc chọn lựa cho đủ mọi chức năng thì rất phức tạp, nhiều khi không thể được. Cần phân tích chi tiết các yêu cầu tổng quát cũng như đặc biệt.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0156.doc