Triển vọng kinh tế , phát triển khoa học và công nghệ thế giới

Trong khi dự đoán các dòng tiền chuyển vào các nước đang phát triển giảm vì tỉ lệ

GDP của nước nhận tiền sẽ giảm từ 1,8 xuống 1,6% trong năm 2009, mức độ suy giảm

của nước đó phụ thuộc đáng kể vào sự tiến triển của tỉ giá hối đoái. Sự chao đảo hiện

nay trong tỉ giá hối đoái song phương có ảnh hưởng lớn tới sự thay đổi dự tính trong

số tiền chuyển vào nước đó tính theo đồng nội tệ. Các động thái về tỉ giá hối đoái

trong tương lai cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng.

Tình trạng suy thoái toàn cầu, suy giảm trong các hoạt động thương mại thế giới và

trong giá cả hàng hóa sẽ có một tác động to lớn đối với cán cân t ài khoản vãng lai.

Thặng dư ở Nhật và châu Âulần lượt tăng lên 240 tỉ USD và 180 tỉ USD trong năm

2009 do giá cả hàng hóa giảm và khối lượng thương mại thu hẹp dần. Mặc dù các điều

khoản thương mại của Mỹ có cải thiện, thâm hụt trong t ài khoản vãng lai dự đoán sẽ

tăng từ 770 tỉ USD năm2008 (5,4% GDP) lên 830 tỉ USD (chiếm 5,8% GDP) v ào

năm 2009. Sự suy giảm nhanh của thương mại thế giới tác động rất mạnh tới Mỹ: khối

lượng xuất khẩu dự tính sẽ giảm 2,6% vào năm 2009 trong khi khối lượng nhập khẩu

giảm 1,1%. Nói chung, thâm hụt tài khoản vãng lai của các nước OECD có thu nhập

cao dự đoán sẽ thu hẹp lại từ 185 tỉ USD tới 375 tỉ USD.

pdf40 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1492 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Triển vọng kinh tế , phát triển khoa học và công nghệ thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào năm 2008, so với 5% của 2 năm trước. Sự suy giảm tổng thể của Nhật Bản và Trung Quốc làm giảm mức tăng trưởng xuất khẩu, tỷ lệ này đối với các nước Đông Á không kể Trung Quốc giảm từ 10,5% trong năm 2006 xuống còn 4% trong năm 2008. Theo đó, sản lượng chế tạo giảm từ 5% mức tăng trưởng năm 2007 xuống mức giảm như vậy trong năm 2008. Tổng các luồng vốn giảm tới 1/3, xuống còn 64 tỷ$US cả năm tới tháng 9/2008. Triển vọng cho giai đoạn 2009 và 2010 vẫn rất mờ nhạt với tình trạng tồi tệ của môi trường bên ngoài. Cuộc khủng hoảng ngân hàng toàn cầu đã có ít tác động trực tiếp tới khu vực, nhưng một số nước lại quá yếu để chống lại các hiệu ứng lan toả dưới dạng các tác động lan truyền từ các công ty cao cấp, các luồng vốn giảm sút và các thị trường cổ phiếu nội địa bị tuột dốc. Đặc biệt, đầu tư khu vực tư nhân đứng bên bờ rủi 15 ro. Mặc dù Trung Quốc chống đỡ các tác động của cuộc khủng hoảng khá tốt, nhưng một số nước vẫn phải chịu sự suy giảm mạnh trong thương mại thế giới và có tình trạng tài chính khó khăn hơn. Mặc dù xu hướng giảm của giá dầu và lương thực sẽ hỗ trợ cho các vị trí đối ngoại và tạo ra một số cứu cánh để chống chọi với lạm phát, thì chi tiêu đầu tư giảm sút sẽ góp phần làm giảm mạnh mức tăng trưởng của khu vực này xuống 6,7% trong năm 2009. Quá trình hồi phục dần dần ở các thị trường nước ngoài chính sẽ mang lại những động lực mới cho xuất khẩu và sản xuất và sẽ góp phần làm phục hồi lại mức tăng trưởng ở khu vực này lên tốc độ 7,8% tới năm 2010. Ở châu Âu và Trung Á, tăng trưởng sản xuất đạt mức 5,3% vào năm 2008, giảm từ 7,1% năm 2007, mặc dù mức tăng trưởng vẫn duy trì được khá tốt trong nửa đầu của năm. Mức tăng trưởng GDP nửa đầu năm ở Nga (7,8%), Ba Lan (6%), Thổ Nhĩ Kỳ (5,8%),và Rumani (8,8%) là nhờ nhu cầu nội địa mạnh, đi đôi với giá dầu tăng cao và doanh thu tài chính của các nước xuất khẩu hyđrôcácbon trong khu vực. Nhưng trong năm 2009, các vị trí đối ngoại suy yếu và các rủi ro mới từ cuộc khủng hoảng ngân hàng toàn cầu sẽ làm giảm triển vọng phát triển của các nước yếu và các rủi ro sụt giá rất dễ sảy ra. Những sự lan truyền không có giới hạn đã diễn ra vào tháng 10/2008, đáng lưu ý ở Liên bang Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, và đặc biệt ở Ucraina và Cazaxtan. Trong khi hầu hết các nước đều duy trì được động lực phát triển, đã xuất hiện sự phân kỳ ở hiệu suất tăng trưởng: Latvia đang trong quá trình suy thoái, kinh tế Rumani đang quá nóng, còn cộng hoà Kirgizia, Tajikistan và Mônđôva, là những nước nhận được hỗ trợ của Ngân hàng thế giới, đang phải đối mặt với tác động của giá lương thực tăng cao. Tình trạng này ở Nga chuyển dịch mạnh từ các quan ngại về tình trạng quá nóng nội địa sang những lo ngại về khủng hoảng tài chính, vì giá cổ phiếu chao đảo với những bất ổn ở các thị trường toàn cầu và giá dầu mỏ giảm. Hầu hết các nước đều có mức tăng trưởng cầu nội địa mạnh, nhưng thương mại ròng vẫn cản trở mức tăng trưởng. Đồng thời, mức tăng trưởng tín dụng nhanh chóng và tăng lương đã khiến cho khu vực này trở nên yếu hơn đối với những tác động xấu ở môi trường tài chính bên ngoài. Tổng quan trung hạn cho thấy một mức giảm mạnh trong tăng trưởng khu vực xuống 2,7% vào năm 2009, bị chi phối bởi sự suy giảm đầu tư do môi trường tài chính khó khăn và sự suy yếu rõ rệt ở cầu của thị trường xuất khẩu. Tăng trưởng dự kiến đạt 5,0% vào năm 2010, khi các thị trường tín dụng ổn đinh, áp lực lạm phát giảm và tăng trưởng của các thị trường bên ngoài phục hồi, mở đường cho sự phục hồi của chi tiêu và xuất khẩu. Các nước châu Mỹ La tinh và Caribê đã có 4 năm đạt mức tăng trưởng vững mạnh, khi thặng dư tài khoản vãng lai, tích lũy dự trữ, và các chính sách cải tiến đã hoạt động để kìm giữ các tỷ lệ lạm phát cơ bản, cải thiện chất lượng các hệ thống ngân hàng, và tạo dựng các công cụ đệm để chống lại khủng hoảng tài chính dây truyền. Tuy nhiên, trong năm 2008, lạm phát toàn phần tăng lên tương ứng với giá dầu mỏ và lương thực tăng, và các nhà hoạch định chính sách ở các nước như Braxin và Chilê đã 16 tăng các tỷ lệ lãi suất. Các luồng vốn vào khu vực này bị giảm tới 45% trong khoảng giữa tháng 1 và tháng 9/2008, so với cùng kỳ năm 2007. Sự suy giảm ở cầu bên ngoài và ở các thị trường tài chính quốc tế, kết hợp với mức giảm gần đây của giá cả hàng hoá, làm giảm mức tăng trưởng GDP từ 5,7% vào năm 2007 xuống 4,4% vào năm 2008. Tốc độ phát triển chậm lại toàn cầu và thâm hụt ở các luồng vốn thể hiện các rủi ro rõ ràng đối với mức tăng trưởng bền vững, đặc biệt là tạo áp lực lên đầu tư khu vực tư nhân. Do giá hàng hoá tiếp tục giảm đi, một số nước xuất khẩu chính, đặc biệt là Achentina, sẽ có thể có các thặng dư tài khoản vãng lai chuyển sang thâm hụt. Đối với các nước khác, bao gồm Braxin và Mêxicô, độ sâu của sự suy thoái ở Mỹ và châu Âu sẽ khiến xuất khẩu có tăng trưởng âm, còn nhập khẩu thu hẹp dần sẽ dẫn tới sự quay trở lại của vị trí thặng dư. Mức tăng trưởng GDP ở khu vực được cho là giảm xuống 2.1% trong năm 2009 trước khi tăng lại lên 4% vào năm 2010. Các sự kiện xảy ra ở từng nước cũng sẽ tạo ra một thách thức: tình trạng ở một số nước Andean có xu hướng kém ổn định: Cộng hoà Vênêzuêla vừa trải qua một đợt quốc hữu hoá nữa và mức tăng trưởng của nước này có thể sẽ giảm từ 8,4% trong năm 2007 xuống 3,2% vào năm 2010; còn GDP của Achentina có thể sẽ giảm từ 8,7% trong năm 2007 xuống 4% trong năm 2010, với mức tăng trưởng 1,5% ở đáy khe năm 2009. Các nước đang phát triển của vùng Trung Đông và Bắc Phi đã cho thấy một ví dụ thú vị về sự phân hoá của các hiệu ứng do mức leo thang ở giá lương thực và dầu mỏ toàn cầu gây ra. Ở các nền kinh tế xuất khẩu dầu lửa, mức tăng doanh thu của dầu lửa và khí tự nhiên lên tới 200 tỷ USD đã củng cố cho mức tăng trưởng 5,8% trong năm 2008, giảm xuống từ 6,4% trong năm 2007. Mức tăng trưởng cầu nội địa chậm lại ở nước Cộng hoà Hồi giáo Iran (nơi có mức tăng trưởng GDP giảm từ 7,8% xuống 5,6%) là yếu tố chủ chốt đối với diễn biến này. Ngoại trừ Iran, mức tăng trưởng giữa các nước xuất khẩu dầu giảm xuống 5,9%. Ở các nền kinh tế phân hoá hơn vốn phụ thuộc chặt chẽ vào nhập khẩu dầu lửa và thực phẩm, xuất khẩu chậm lại trong năm 2008 do mức tăng trưởng trở nên chậm chạp trong số các mô hình thương mại chủ chốt ở châu Âu và Mỹ. Nhưng sự phục hồi mạnh mẽ ở Marốc sau trận hạn hán năm 2007 và hiệu suất kinh tế vững chắc tiếp diễn ở Tuynidi và Jordan đã nâng mức tăng trưởng từ 3,8% lên 5,7%. Các nước xuất khẩu dầu lửa của khu vực sẽ đối mặt với thách thức về thu nhập sụt giảm trong năm 2009. Giá dầu lửa toàn cầu được dự đoán là giảm từ đỉnh trong tháng 7/2008 (đạt 145$/thùng) xuống dưới 80$ trong năm 2009. Tăng trưởng của các nước xuất khẩu dầu lửa dự kiến giảm xuống 3,9% trong năm 2009. Mặc dù các nền kinh tế của những nước này không dễ bị tác động mạnh bởi những tiến triển ở các thị trường tài chính, nhưng một số nước phần nào cũng chịu những hiệu ứng lan toả từ những sự phát triển này, bao gồm Libăng, Jordan và Cộng hoà Arập Ai cập. Hơn nữa, các thành viên xuất khẩu dầu của Uỷ ban Hợp tác Vùng Vịnh có nguy cơ chịu tổn thất ở các vị 17 trí đầu tư quốc tế, làm tăng gián đoạn ở các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài gần đây vào khu vực. Đối với các nền kinh tế nhập khẩu dầu lửa trong khu vực, giá năng lượng giảm sẽ làm giảm chi phí nhập khẩu và mang lại một không gian dễ thở ở khía cạnh lạm phát theo sau sự tăng ở giá trong nửa đầu năm 2008. Mức tăng trưởng đối với khu vực sẽ khôi phục lên tốc độ 5,2% tới năm 2010 khi cầu nước ngoài phục hồi và giá hyđrocácbon giảm tạo điều cho một giai đoạn ổn định hơn. Mức tăng trưởng GDP của Nam Á giảm xuống mức dự đoán 6,3% vào năm 2008, từ 8,4% vào năm 2007 và từ mức cao 9% kéo dài trong 25 năm cho tới năm 2006. Giá lương thực và nhiên liệu cao, môi trường tín dụng quốc tế ngặt nghèo, cầu nước ngoài giảm đã dẫn tới các tài khoản ngoài giảm đi và góp phần làm mức tăng trưởng đầu tư chậm lại. Tuy nhiên, những dấu hiệu xấu ở các cán cân thương mại đã được bù đắp phần lớn là nhờ luồng chuyển tiền về nước lớn, đặc biệt là đối với Băngladet, Nêpan và Sri Lanka, nơi tiền chuyển từ nước ngoài về chiếm tới 8% GDP hoặc hơn. Các nhà hoạch định chính sách phản ứng lại với giá hàng hoá cao và áp lực lạm phát tăng bằng cách điều chỉnh từng phần giá nhiên liệu nội địa, cắt giảm chi tiêu phát triển, và (bước đầu) thắt chặt chính sách tiền tệ. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang đặt áp lực giảm hơn nữa lên mức tăng trưởng. Các luồng vốn vào giảm sút (xuống tới 40%, trong giai đoạn tháng 1-9/2008 so với cùng kỳ năm 2007, và các kỳ hạn tín dụng khắc nghiệt sẽ làm giảm đầu tư khu vực tư nhân, trong khi các luồng chuyển tiền về giảm sút sẽ bổ sung áp lực lên mức tăng trưởng. Trợ giá lương thực và nhiên liệu đã thúc đẩy phí tổn tài chính tăng cao, làm đảo ngược tiến độ gần đây trong việc củng cố tài chính. Và những mức thâm hụt ngày càng tăng đang thu hẹp phạm vi hỗ trợ cho các chương trình nhà nước khẩn cấp khác, bao gồm cơ sở hạ tầng quá tải của khu vực. Mức tăng trưởng chậm lại rõ nhất ở Ấn Độ và Pakistan, là những nước có sản xuất công nghiệp giảm mạnh còn xung lượng sản xuất của Nam Á gần đây đã giảm từ mức đỉnh là 12% trong tháng 4/2008 xuống mức giảm 2% vào tháng 8. GDP của Nam Á cũng được cho là giảm xuống 5,4% trong năm 2009 nhưng sẽ phục hồi lên 7,2% vào năm 2010. Mức tăng trưởng vững chắc sẽ được hỗ trợ bởi cầu nước ngoài cải thiện và giá hàng hoá thấp hơn. Tăng trưởng của khu vực châu Phi cận Sahara, ngoại trừ Nam Phi, tăng một mức đáng kể là 7% trong năm 2007, mức tăng cao nhất trong 35 năm qua, nhờ hiệu suất vững chắc của cả các nước nhập khẩu lẫn xuất khẩu dầu lửa. Tăng trưởng của các nước xuất khẩu dầu lửa tăng lên 8,2% trong năm 2007, vượt mức 5,5% đạt trong 5 năm qua; tăng trưởng của các nước nhập khẩu dầu lửa đã phá vỡ kỷ lục trong suốt 25 năm, đạt mức 5,4%. Những tiến bộ của GDP đã trở nên rộng hơn và ổn định hơn trong những năm gần đây, đặc biệt là giữa các nước nhập khẩu dầu. Và một đặc điểm đáng lưu ý và khuyến khích đối với hiệu suất gần đây của châu Phi là mức đóng góp ổn định của đầu tư vào tăng trưởng chung của GDP. Trong năm 2008, hoạt động kinh tế ngoài Nam Phi vẫn mạnh ở mức 6,6% khi các mức tăng trưởng GDP giữa các nước sản xuất dầu giảm nhẹ xuống 7,8%, do kết hợp với nhóm lớn hơn gồm các nước nhập khẩu dầu có mức tăng trưởng GDP giảm xuống 18 4,2% trong năm. Đầu tư tiếp tục hỗ trợ cho tăng trưởng GDP, trong khi xuất khẩu ròng đang đóng góp vào mức tăng trưởng bất chấp mức suy giảm mạnh của thương mại toàn cầu (hình1.20). Mức tăng trưởng của khu vực được cho là giảm xuống 4,6% trong năm 2009, trước khi đạt mức vững chắc ở 5,8% tới năm 2010 nhờ kết quả phục hồi của cầu nước ngoài. Ngoại trừ Nam Phi, mức tăng trưởng được dự kiến giảm xuống 5,7% trong năm 2009 và tăng lên 6,6% trong năm 2010. Nhưng kịch bản này dự kiến chứa đựng những rủi ro sụt giá mạnh. Nếu suy giảm toàn cầu chứng tỏ sâu hơn dự đoán, làm tăng thêm sự suy giảm mạnh của mức tăng trưởng thương mại thế giới, thì phần đóng góp của xuất khẩu ròng vào mức tăng trưởng GDP của châu Phi sẽ sụt giảm. Nhiều nước trong khu vực đang trở nên yếu ớt hơn trong các giai đoạn biến động mạnh về thương mại, do giá nhiên liệu và lương thực cao dẫn tới sự suy giảm vị trí đối ngoại trong những năm qua. Giá nhiên liệu và lương thực cao cũng làm rộng thêm hố nghèo đói, làm tăng nguy cơ bất ổn xã hội. 1.5. Thương mại thế giới Khối lượng thương mại thế giới sẽ lần đầu tiên giảm trong năm 2009 kể từ năm 1982. Sự sụt giảm này phần lớn là do sự giảm mạnh về cầu, khi khủng hoảng kinh tế toàn cầu tạo ra tình trạng suy thoái hiếm thấy xảy ra cùng một lúc ở các nước có thu nhập cao và suy giảm mạnh ở các nước đang phát triển. Sự đổ vỡ tín dụng toàn cầu đặc biệt có tác động tới đầu tư tư nhân, đây là yếu tố mang tính tuần hoàn nhất và là yếu tố thương mại quốc tế lớn nhất trong GDP. Đồng thời đổ vỡ tín dụng làm hạn chế nguồn vốn dành cho xuất khẩu. Một số bằng chứng đã cho thấy tín dụng của các ngân hàng thương mại đang cạn kiệt dần và các khoản thu từ xuất khẩu ngày càng trở nên khó đảm bảo hơn. Tương tự như vậy, các công ty xuất khẩu có thể cắt giảm việc xuất hàng đi nếu khả năng tiếp cận với các dòng tín dụng bị hạn chế. Cuối cùng, cuộc khủng hoảng này liên quan tới sự chao đảo mạnh và khó dự đoán trước của tỉ giá hối đoái – một yếu tố làm cản trở hoạt động thương mại. Các dấu hiệu suy giảm kinh tế trở nên rất rõ rệt ở một số thời điểm (tăng trưởng trong nhu cầu nhập khẩu của Mỹ đã giảm vào năm 2005), tuy nhiên các dấu hiệu này đang diễn biến với tốc độ chậm hơn so với trước đây, ví dụ như trong thời kỳ tuột dốc vào năm 2001, khi tốc độ phát triển nhập khẩu giảm từ 15% xuống còn -5% trong vòng một năm. Sự suy giảm từ từ hiện nay trong phát triển toàn cầu có nghĩa là một số nước xuất khẩu đã có thời gian chuyển đổi sang các thị trường phát triển mạnh hơn so ở các nước đang phát triển. Ví dụ như trong khi tỉ lệ của Mỹ trong khối lượng hàng xuất khẩu của Ấn Độ giảm 17,1% năm 2004 xuống 15,3% năm 2007, tỉ lệ của Trung Quốc trong hàng nhập khẩu của Ấn Độ tăng từ 5,5% lên 8,4%. Ngoài ra, nhiều nước (trong đó có một số nước Mỹ Latinh) đã giảm lượng hàng xuất khẩu bởi cầu của Mỹ thấp làm cho giá cả hàng hóa cao hơn. Hơn nữa, tác động đối với khối lượng thương mại thế giới giảm nhẹ do tăng trưởng thương mại mạnh mẽ 19 giữa các khu vực ở Đông Á, phần lớn là do sự tiếp tục hội nhập của Trung Quốc vào các thị trường toàn cầu. Tăng trưởng trong xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc tiếp tục vượt mức 20% trong suốt hai năm qua, trong khi ngoài Trung Quốc, tăng trưởng xuất khẩu vẫn mạnh. Các nhân tố làm lắng dịu tình hình có vẻ như sẽ chưa được kích hoạt trong năm 2009. Sự suy giảm trong nhu cầu nhập khẩu ở những nước có thu nhập cao tăng lên, chỉ một số ít các trung tâm phát triển có thể xuất hàng hóa trở lại, và giá cả hàng hóa đang giảm dần. Do đó, các nước đang phát triển đang rơi vào trình trạng doanh thu từ xuất khẩu giảm mạnh, tuy nhiên tình trạng này có thể chỉ mang tính tạm thời. Những nước này với nguồn dự trữ không đủ duy trì nhập khẩu sẽ cần phải dựa vào sự kết hợp giữa giảm giá tỉ giá hối đoái và phát triển chậm hơn để hạn chế lượng hàng nhập khẩu. Các dòng tiền chuyển vào các nước đang phát triển, đạt khoảng 283 tỉ USD năm 2008, bắt đầu giảm nhẹ trong nửa cuối năm và dự đoán sẽ giảm mạnh vào năm 2009. Khoản tiền thu được từ nước ngoài theo đồng nội tệ dự đoán sẽ giảm do tình hình suy thoái ở các nền kinh tế công nghiệp, thu nhập thấp hơn ở các nước xuất khẩu dầu có thu nhập cao và tăng trưởng chậm lại ở nhiều nước đang phát triển hiện đang là điểm đến của những người nhập cư. Trong khi dự đoán các dòng tiền chuyển vào các nước đang phát triển giảm vì tỉ lệ GDP của nước nhận tiền sẽ giảm từ 1,8 xuống 1,6% trong năm 2009, mức độ suy giảm của nước đó phụ thuộc đáng kể vào sự tiến triển của tỉ giá hối đoái. Sự chao đảo hiện nay trong tỉ giá hối đoái song phương có ảnh hưởng lớn tới sự thay đổi dự tính trong số tiền chuyển vào nước đó tính theo đồng nội tệ. Các động thái về tỉ giá hối đoái trong tương lai cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng. Tình trạng suy thoái toàn cầu, suy giảm trong các hoạt động thương mại thế giới và trong giá cả hàng hóa sẽ có một tác động to lớn đối với cán cân tài khoản vãng lai. Thặng dư ở Nhật và châu Âu lần lượt tăng lên 240 tỉ USD và 180 tỉ USD trong năm 2009 do giá cả hàng hóa giảm và khối lượng thương mại thu hẹp dần. Mặc dù các điều khoản thương mại của Mỹ có cải thiện, thâm hụt trong tài khoản vãng lai dự đoán sẽ tăng từ 770 tỉ USD năm 2008 (5,4% GDP) lên 830 tỉ USD (chiếm 5,8% GDP) vào năm 2009. Sự suy giảm nhanh của thương mại thế giới tác động rất mạnh tới Mỹ: khối lượng xuất khẩu dự tính sẽ giảm 2,6% vào năm 2009 trong khi khối lượng nhập khẩu giảm 1,1%. Nói chung, thâm hụt tài khoản vãng lai của các nước OECD có thu nhập cao dự đoán sẽ thu hẹp lại từ 185 tỉ USD tới 375 tỉ USD. Thâm hụt của nước công nghiệp kém có tỉ lệ tương ứng trong thặng dư thấp hơn ở các nước xuất khẩu dầu có thu nhập cao và ở những nước đang phát triển. Thặng dư tài khoản vãng lai ở các nước đang phát triển sẽ giảm từ mức đỉnh cao đạt 500 tỉ USD (3,7% GDP) năm 2007 xuống còn 333 tỉ USD (2% GDP) năm 2009. Trong khi thặng dư của Trung Quốc (và của cả khu vực Đông Á) dự báo sẽ tăng lên, ở các khu vực khác, thặng dư lại giảm hay nói cách khác thâm hụt ngày càng tăng lên. Việc đánh giá tác động của tình trạng suy thoái toàn cầu đối với cán cân tài khoản vãng lai có thể được xác định thông qua việc theo dõi các nước theo nhóm thương mại 20 sản phẩm sơ cấp (trừ Trung Quốc bởi vì thặng dư của nước này lớn - gần 400 tỉ USD năm 2008 – vượt trội hơn hẳn so với sự phát triển của các nước nhỏ hơn). Giá dầu ước tính giảm 26% và giá các hàng hóa khác giảm 23% sẽ làm thay đổi các điều khoản thương mại có lợi cho các nước nhập khẩu thực phẩm và dầu, sau một khoảng thời gian ít nhất 5 năm bị thất thoát liên tục. Đối với các nước đang phát triển xuất khẩu dầu, nhu cầu giảm trên toàn thế giới sẽ làm giảm cả giá dầu và khối lượng hàng xuất khẩu (dự tính sẽ giảm từ 5,1% năm 2008 xuống còn 0,3% năm 2009) và thặng dư tài khoản vãng lai sẽ giảm từ mức đỉnh điểm 6,4% GDP năm 2008 xuống 1,4% năm 2009. Ngược lại, thâm hụt tài khoản vãng lai của các nước đang phát triển xuất khẩu cả dầu và thực phẩm giảm còn một nửa, từ mức đỉnh điểm 8,1% GDP năm 2008 xuống 4,3% năm 2009, do giá hàng hóa thấp hơn và khối lượng hàng hóa nhập khẩu giảm mạnh từ 8,1% năm 2008 xuống 1,5% năm 2009. Tác động tới sự phát triển toàn cầu này cần phải được giải quyết vào năm 2010 khi giá dầu đi vào ổn định, giá của các mặt hàng khác chỉ giảm 4,3% và thương mại thế giới bắt đầu hồi phục. Khủng hoảng tài chính là nguyên nhân chính dẫn đến những biến đổi bất thường của tỉ giá hối đoái trong suốt mùa thu năm 2008. Hầu hết các đồng tiền trên thế giới đều mất giá so với đồng USD Mỹ và đồng yên Nhật, điều này phản ánh khu vực đầu tư an toàn ở Mỹ. Chứng khoán kho bạc, sự đảo chiều của đồng yên nhờ các hoạt động thương mại và chính sách tháo đòn bẩy của các ngân hàng, các công ty và các nhà đầu tư. Không đồng tiền của nước đang phát triển nào được đánh giá cao so với đồng USD hơn 0,5% trong suốt thời kỳ này. Trung bình, đồng tiền của các nước đang phát triển đã giảm 15% so với đồng USD, và đồng tiền của nước có thu nhập cao cũng bị mất giá (trừ Nhật Bản). Nói chung tình hình cạnh tranh của Mỹ, Nhật và Trung Quốc và những nước có đồng tiền ổn định so với đồng USD cũng sẽ suy giảm; cạnh tranh với các nước có đồng tiền bị sụt giá sẽ được cải thiện trên những thị trường này. Kết quả là, việc thúc đẩy mạnh mẽ cho xuất khẩu ròng mang lại tăng trưởng cho Mỹ có vẻ yếu đi, đồng thời xuất khẩu ròng sẽ hỗ trợ cho việc phục hồi tăng trưởng của nhiều nước đang phát triển. 1.6. Các thị trường hàng hóa Giá cả hàng hóa – có xu hướng tăng cao hơn kể từ năm 2003 – tiếp tục tăng mạnh từ năm 2007 tới nửa đầu năm 2008. Đến giữa tháng 11, giá cả giảm mạnh, xóa bỏ tình hình giá cả tăng cao của những tháng đầu năm 2008. Việc giảm giá bất ngờ này phản ánh phản ứng truyền thống của thị trường hàng hóa đối với sự tăng trưởng chậm chạp trên toàn thế giới tại thời điểm của sự bùng nổ khủng hoảng, sự suy giảm này bị thổi phồng và càng mạnh hơn do khủng hoảng tài chính. Vào mùa hè năm 2008, giá năng lượng tăng hơn 80% tính bằng đồng USD so với một năm trước, trong khi giá hàng hóa khác chỉ cao hơn 35%. Hầu hết tất cả giá cả hàng hóa khác ngoài giá năng lượng tăng lên trong suốt năm 2008 là ngũ cốc (hơn 60%), chất béo và dầu (hơn 34%) và phân bón (hơn 140%). Giá 21 kim loại, đã tăng mạnh từ năm 2003 tới năm 2008, đạt mức tăng đỉnh điểm 8% trong 6 tháng đầu năm 2008. Hầu hết giá các loại hàng hóa đều đạt mức cao nhất vào đầu và giữa năm 2008, và tất cả các mặt hàng này lại giảm mạnh kể từ giữa năm. Giá dầu thô giảm từ 143 USD/thùng vào đầu tháng 7 xuống dưới mức 50 USD/thùng vào giữa tháng 11. Giá dầu thô giảm là do sự suy giảm cầu ở các nước thành viên OECD, việc đánh giá cao đồng USD và do những vấn đề trong triển vọng về cầu ngay sau khi xảy ra khủng hoảng tài chính. Giá dầu thô giảm mạnh cũng là nhân tố góp phần đáng kể trong sự suy giảm giá cả của các mặt hàng khác bởi vì những thị trường này ngày càng liên kết chặt chẽ với nhau thông qua chi phí sản xuất và sự phát triển của nhiên liệu sinh học. 1.6.1. Sự suy giảm cầu của các nước có thu nhập cao dẫn tới giảm giá dầu Nhu cầu dầu mỏ của các nước OECD đã giảm trong vòng 3 năm qua, chủ yếu là ở Mỹ, điều này được phản ánh bởi hoạt động kinh tế phát triển chậm chạp và các tác động của giá xăng dầu tăng cao làm tiêu dùng suy yếu. Cầu về dầu của Mỹ giảm 5,6% trong suốt 10 tháng đầu năm 2008. Tiêu thụ xăng cũng giảm 3% khi người tiêu dùng hạn chế đi lại và bắt đầu chuyển sang những phương tiện tiết kiệm năng lượng hơn. Nhu cầu dầu cũng giảm ở châu Âu. Nói chung nhu cầu của các nước OECD dự tính giảm hơn 2,2% trong suốt năm 2008 và gần 2% năm 2009. Cầu về xăng dầu ở các nước đang phát triển và các thị trường mới nổi tiếp tục tăng khoảng 4%, nhu cầu lớn nhất là ở châu Á và Trung Đông. Nhu cầu của khu vực Trung Đông cho tới gần đây được thúc đẩy bởi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ở một số nước có trợ cấp đối với nhiên liệu và do đó giá cả tiêu dùng thấp. Các nhà sản xuất OPEC - miễn cưỡng phải tăng đáng kể sản lượng trong suốt giai đoạn giá cả tăng vào nửa đầu năm 2008 - đã tăng cường sản xuất vào giữa năm, chủ yếu ở Ả rập Xê-út, khi đơn phương đồng ý đẩy mạnh sản lượng vào tháng 6 lên 0,5 triệu thùng/ngày. Sản lượng của I-rắc lần đầu tiên đạt 2,5 triệu thùng/ngày kể từ năm 2001 do những cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng giảm xuống. Tuy nhiên, sự gia tăng sản lượng ở khu vực vùng Vịnh một phần được bù đắp bởi sự suy giảm ở Nigiêria, nơi xung đột dân sự tiếp tục ngăn cản khả năng cung ứng dầu khối lượng lớn. Phản ứng về lượng cung ở các nước ngoài OPEC rất đáng thất vọng. Tuy nhiên, cung cấp dầu mỏ của các nước ngoài OPEC bắt đầu tăng về số lượng tại một số khu vực và dự tính sẽ tăng lên trong nửa cuối năm 2008 và trong suốt năm 2009-10. Kết quả là nhu cầu giảm nhưng cung lại tăng, giá dầu dự đoán đạt trung bình 75USD/thùng trên danh nghĩa trong giai đoạn 2008-2010, phản ánh giá dầu giảm thực sự hơn 30%. 1.6.2 Giá nhiều kim loại giảm sau khi nhu cầu thu hẹp lại Giá của nhiều kim loại đã sụt giảm trong những tháng gần đây do sự tăng trưởng chậm chạp trên toàn thế giới và triển vọng cung được cải thiện. Giá niken giảm hơn ba phần tư từ mức cao nhất năm 2007, một phần là do những khó khăn trong các lĩnh vực sản xuất ô tô và xây dựng. Giá cả giảm dưới mức chi phí cận biên của các nhà sản xuất 22 chi phí cao, và một số nhà máy phải đóng cửa và các dự án mới phải hoãn lại hoặc phải xem xét lại. Giá kẽm cũng giảm gần bằng niken tính theo tỉ lệ phần trăm. Giá chì giảm hơn 60% khi tình hình cung ứng tăng lên. Giá của các loại kim loại này dự tính sẽ giảm hơn nữa khi các nguồn cung mới tiếp tục được bổ sung. Đồng là một trong số ít kim loại có giá vẫn duy trì ở mức cao trong suốt nửa đầu năm 2008 mặc dù nhu cầu có giảm đi, lượng cung lớn giảm do tình trạng đình công ở khu vực Mỹ Latinh và các nguồn cung mới chậm đi vào hoạt động so với tiến độ giữ cho giá đồng duy trì ở mức cao. Tuy nhiên giá đồng đã sụt giảm vào nửa cuối của năm 2008 vào thời điểm khủng hoảng tài chính và của môi trường kinh tế toàn cầu yếu kém. Nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc kém hơn trong năm 2008 và tốc độ xây dựng nhà ở trên toàn thế giới chậm lại góp phần to lớn trong sự suy giảm nhu cầu này. Tuy nhiên, giá cả vẫn duy trì ở mức cao hơn chi phí sản xuất và dự đoán sẽ tiếp tục giảm mạnh tới năm 2010 khi các nguồn cung mới tiếp tục được bổ sung. Nhôm – một trong những kim loại chính có giá không thay đổi trong suốt thời kỳ gần đây do tăng năng suất ở Trung Quốc – trở nên đắt đỏ hơn trong giai đoạn hiện nay do nhu cầu trên thế giới vẫn cao và chi phí điện tăng, đây là một nguồn đầu vào chính trong quá trình sản xuất nhôm. Tương lai giá nhôm phụ thuộc lớn vào tốc độ đầu tư vào các nguồn cung mới (đặc biệt ở Trung Quốc và Trung Đông), cũng như mức chi phí năng lượng và việc bãi bỏ điều tiết trên các thị trường năng lượng. Dù nguồn cung mới tập trung ở những khu vực có các nguồn năng lượng chi phí thấp, chẳng hạn như khu vực Trung Đông, ít có khả năng giá nhôm sẽ giảm bởi vì giá nhôm hiện đang dao động ở phần trên của đường chi phí. Tóm lại, chỉ số giá kim loại và khoáng sản dự tính sẽ giảm 25% vào năm 2009 và giảm thêm 5% vào năm 2010 so với năm 2008. 1.6.3. Giá cả hàng nông nghiệp giảm mạnh từ mức đỉnh Giá thực phẩm buôn bán trên thị trường quốc tế tính theo đồng USD đã tăng gần 60% trong nửa đầu năm 2008, các mặt hàng cơ bản như ngũ cốc và hạt có dầu có tốc độ tăng mạnh nhất. Giá lúa mì tăng hơn gấp đôi, từ 200USD lên 440USD/tấn trong khoảng thời gian từ tháng 3/2007 tới tháng 3/2008 trong khi giá gạo tăng gần gấp ba trong bốn tháng tính đến tháng 4/2008. Giá dầu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftrien_vong_kinh_te__phat_trien_khoa_hoc_va_cong_nghe_the_gioi.pdf
Tài liệu liên quan