Việchệtưtưởng hoá chủ nghĩa Mác tronglịchsử, đặc biệt là ở cácnước xãhội chủ
nghĩa trước đây, đã càng làm cho quần chúng nhận thức chủ nghĩa Mácmột cách giáo
điềuhơn.Học thuyết Mácgồm nhiều phứchệ, có nhiềutầngbậc, thể hiện tâm thứccủa
nhiều thời đại. Hàng loạt định đềtạo nênnềntảngcủa chủ nghĩa Mác làsự khái quát
thực tiễn các giai đoạn công nghiệp và tiền công nghiệpcủasự phát triểntưbản chủ
nghĩa, song việchệtưtưởng hoá đã biến các định đề này thành giáo điều và làm cho
chúngvượt ra khỏimọisự phê phán,mặc dù phương pháp mà C.Mácsửdụng không
chỉ cho phép, mà còn đòihỏimột thái độ phê phán đốivới nhữngtưtưởng và nguyên
tắc của C.Mác.
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1830 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Triết học Mác trong những thập niên đầu thế kỷ XXI, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phong trào công nhân và nói chung,
những thành tựu trong sự phát triển của nhân loại ở thế kỷ XX, đều trực tiếp hoặc gián
tiếp gắn liền với chủ nghĩa xã hội hiện thực, với chủ nghĩa Mác. Chính vì vậy, không
phải ngẫu nhiên, nhiều học giả ở các nước phương Tây đã đánh giá rằng, trong lịch sử
nhân loại, đặc biệt là ở thế kỷ XX, chủ nghĩa Mác là học thuyết, là lý luận có ảnh
hưởng lớn nhất đến đời sống xã hội nhân loại.
Trước những năm 90 của thế kỷ XX không mấy ai phản bác điều này và cũng không
mấy ai có đủ luận chứng và luận giải để bác bỏ. Tuy nhiên, sau khi hệ thống các nước
xã hội chủ nghĩa hiện thực sụp đổ, nhiều người lại hoài nghi về điều này. Trên các diễn
đàn lý luận, trong nhiều công trình đã công bố, người ta nói nhiều không chỉ đến số
phận của chủ nghĩa xã hội, mà cả số phận của chủ nghĩa Mác. Khi bàn về diện mạo
triết học thế giới thế kỷ XXI, người ta cũng khẳng định sự sụp đổ của chủ nghĩa Mác.
Có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Nhưng, tình hình chung trên diễn đàn lý luận
thế giới, đặc biệt là ở châu Âu, là sau một quãng thời gian không dài, khoảng xấp xỉ
một thập kỷ, sau khi chủ nghĩa xã hội hiện thực sụp đổ, nhiều người không sáng suốt,
đánh mất thái độ khách quan, khoa học, đã phủ nhận chủ nghĩa xã hội hiện thực với
những thành tựu của nó và từ đó, phủ nhận toàn bộ chủ nghĩa Mác. Một bộ phận khác
có thái độ hoài nghi, không thấy được những nội dung lý luận, khoa học sâu sắc trong
chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng và do vậy, đã đồng nhất chủ nghĩa
Mác với chủ nghĩa xã hội hiện thực của hệ thống xã hội chủ nghĩa để từ đó, đi đến phủ
nhận toàn bộ chủ nghĩa Mác(1).
Sang những năm đầu thế kỷ XXI, ở các nước phương Tây, tình hình đã có những thay
đổi rõ nét. Thái độ bình tĩnh, khách quan, lý tính, khoa học và công minh đã dần nổi
trội hơn trước đó. Đã xuất hiện hàng loạt các công trình, báo cáo khoa học, bài báo
phân tích với thái độ khách quan hơn, toàn diện hơn và khoa học hơn, đánh giá đúng
đắn hơn về chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng. Điều này đặc biệt thể
hiện rõ trên diễn đàn lý luận của các nước mà trước đây, thuộc khối xã hội chủ nghĩa
châu Âu. Người ta đã thoát ra khỏi sai lầm lớn trước đây khi quy không chỉ tất cả
những gì xấu xa trong chủ nghĩa xã hội, mà cả nguyên nhân sụp đổ của chủ nghĩa xã
hội hiện thực cho chủ nghĩa Mác. Quan điểm đó xuất phát từ cách nghĩ giáo điều rằng,
mọi vấn đề của xã hội hiện đại đều có trong triết học Mác và trong chủ nghĩa Mác, do
đó mọi khuyết tật của hiện thực là xuất phát từ những sai lầm nhất định trong lý luận.
Một học giả mácxít nổi tiếng người Nga - V.X.Stepin đã nói: Lịch sử luôn phát triển,
truyền bá và vận dụng học thuyết Mác là đa dạng và nhiều vẻ; nó như một cái cây có
nhiều cành mà mỗi cành là một trào lưu, một phương diện, một kiểu nhận thức, một
cách giải thích riêng các tư tưởng và nguyên lý của chủ nghĩa Mác. Thực tế là, có chủ
nghĩa Mác kinh điển, thể hiện trong các tác phẩm do C.Mác và Ph.Ăngghen viết. Cũng
có một thực tế khác, đó là V.I.Lênin đã giải thích và hoàn thiện chủ nghĩa Mác, vận
dụng nó vào điều kiện và hiện thực nước Nga. Cũng lại có một thực tế nữa là, phương
án lý luận mà I.V.Xtalin đưa ra là phương án dựa trên thực tiễn quyền uy. Hiện cũng lại
đang có sự kiến giải chủ nghĩa Mác theo kiểu dân chủ - xã hội, dựa trên kinh nghiệm
châu Âu về nền quản lý dân chủ – xã hội (Thuỵ Điển, Phần Lan...). Gần gũi với cái đó
nhưng cũng đồng thời với nó và cũng là phương án đặc thù của khuynh hướng dân chủ
– xã hội là chủ nghĩa Mensêvích Nga (Plêkhanốp, Martốp, Acxelrốd…). Có sự vận
dụng chủ nghĩa Mác ở Trung Quốc, ở Việt Nam,… Và đương nhiên, hiện đang tồn tại
chủ nghĩa Mác mới, hiện đại. Trường phái Frankfuork cũng đã xuất phát từ chủ nghĩa
Mác. Nhiều đại biểu của trường phái này đã nhấn mạnh đến mối liên hệ với các tư
tưởng của C.Mác.
Như vậy, trong thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, chủ nghĩa Mác được nhiều trào lưu khác
nhau diễn giải, nhận thức, vận dụng một cách khác nhau. Trào lưu nào cũng nhận mình
là mácxít. Mỗi trào lưu một vẻ. Vì thế, theo nhiều học giả, khi nói kinh nghiệm và
những bài học lịch sử đang chứng tỏ tính chất vô căn cứ của học thuyết ấy thì điều quan
trọng là phải hiểu rằng, đó là cái nào trong số này. Nếu như đó là hệ thống các tư tưởng
đã giáo điều hoá và thần thánh hoá, làm cơ sở tư tưởng hệ cho chủ nghĩa Xtalin và chủ
nghĩa quyền uy thì rõ ràng là cần phải phê phán. Càng phê phán triệt để bao nhiêu thì
càng tốt bấy nhiêu.
Thực tế cho thấy, đã và đang có một vết mòn, một thói quen trong suy nghĩ, tư duy của
nhiều người là dường như, mọi điều tệ hại trong xã hội hôm nay đều có nguyên nhân từ
lý luận hoặc từ việc thực hiện trên thực tiễn lý luận ấy. Vì vậy, điều quan trọng là phải
phân tích một cách thực sự khoa học thực chất của lý luận và với mỗi lý luận, cần phải
làm rõ cái gì còn giá trị đối với thời đại và cái gì đã bị thời đại vượt qua. Với chủ nghĩa
Mác cũng có tình hình tương tự. Đã như một thói quen, trong cả thời gian dài, người ta
cho rằng, mọi cái trong xã hội đều đã được ghi sẵn trong lý luận của Mác; rằng hoạt
động của đảng và nhà nước dựa trên cơ sở học thuyết Mác nên luôn có căn cứ khoa học
và đúng đắn. Hơn nữa, loại tư duy, thói quen ấy còn cho rằng, lý luận xã hội được tiếp
nhận trong ý thức quần chúng cũng tương tự như các lý luận khoa học tự nhiên chặt
chẽ, nó cho phép chúng ta tính toán, nghĩ đến và nhìn thấy trước mọi thứ.
Thứ tư duy, thói quen ấy có xuất phát điểm là cái có thể tạm gọi là tư duy kỹ nghệ hay
tư duy kỹ trị. Tư duy này đi liền với lối giảng dạy và tuyên truyền quái đản về tính
khoa học trong chính sách của đảng và nhà nước đã tạo ra sự ngộ nhận quái dị nói trên.
Trong khi đó thì lý luận xã hội nói chung, học thuyết Mác nói riêng lại bao hàm trong
nó nhiều mức độ và phương diện khác nhau. Không thể áp đặt một cách máy móc cho
các lý luận xã hội này những tiêu chuẩn về tính khoa học lấy từ lĩnh vực khoa học tự
nhiên.
Triết học không thể xây dựng theo sơ đồ lôgíc toán, mặc dù không loại trừ việc sử dụng
các thủ thuật lập luận có trong lôgíc học. Triết học không chỉ dựa trên các thành tựu
khoa học, mặc dù nó bao hàm việc khái quát các thành tựu khoa học như là một trong
những phương diện quan trọng. Nếu như triết học được tạo ra như là khoa học theo
kiểu phương pháp khoa học tự nhiên thì có lẽ, nó đã không còn là triết học nữa.
Điều này thể hiện đặc biệt rõ khi nói về các dự báo dài hạn có liên quan đến những xu
thế chung của tiến bộ xã hội. Những dự báo như vậy không thể là những tiên đoán
mang tính quyết định, mà mang tính xác suất. Sẽ là sai lầm nghiêm trọng, nếu xem
chúng như những kết quả tính toán chính xác. Cách nhìn quái dị nói trên vẫn thường
được không ít người dùng để áp dụng cho các tiên đoán của C.Mác và khi không tìm ra
được minh chứng thực tế thì đi đến kết luận rằng, những tiên đoán ấy là không tưởng.
Mặc dù mọi dự báo về tương lai dài hạn đều bao chứa tính chất không tưởng, song điều
tai hại không phải là ở đó, mà là ở chỗ, những dự báo ấy được người ta xem như những
nét vẽ cụ thể, chính xác về xã hội tương lai, được hiểu giống như một dự án kỹ thuật về
một cỗ máy cụ thể, cần phải được thực hiện. Không một học thuyết nào trong lịch sử
lại có thể đúng ở tất cả các bộ phận của nó và không bị bác bỏ, dù chỉ là một nguyên lý
hay tiên đoán. Điều quan trọng là chỉ ra được một cách cụ thể cái gì trong nó vẫn còn
có ý nghĩa, còn cái gì đã bị vượt qua do tính lịch sử của thời đại đã sản sinh ra nó. Với
chủ nghĩa Mác cũng vậy.
Trên góc độ này, những tranh luận về số phận của chủ nghĩa Mác trong những thập kỷ
qua dường như đang xoay giữa hai thái cực. Một thái cực xem sự phụ thuộc “lý luận –
hệ tư tưởng – thực tiễn” như là cái bị quy định một cách nghiêm ngặt. Theo cách tiếp
cận này thì thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở từng nước cũng như trong phe xã hội
chủ nghĩa trước đây được hiểu như là cái đã được quy định nghiêm ngặt trong chủ
nghĩa Mác.
Thái cực thứ hai phủ nhận mối liên quan giữa học thuyết Mác và thực tiễn xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Theo quan điểm của những người thuộc thái cực này thì chủ nghĩa
Xtalin, chủ nghĩa Mao,… được xem như không có liên hệ gốc rễ gì về hệ tư tưởng và
lý luận với chủ nghĩa Mác và không phù hợp với những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác.
Tuy nhiên, như đã biết, quan hệ giữa lý luận xã hội, hệ tư tưởng và thực tiễn không bao
giờ là một chiều và càng không thể bị quy định một cách nghiêm ngặt.
Hệ tư tưởng luôn là mắt xích trung gian giữa lý luận xã hội và thực tiễn. Nó có thể
được khẳng định là khoa học, đặt mục đích thực hiện lý luận nào đó trong thực tiễn.
Nhưng, mục tiêu của hệ tư tưởng không phải chỉ là động viên được cộng đồng các học
giả nhỏ hẹp, mà chính là ý thức quần chúng. Ý thức quần chúng thì không thể thẩm
thấu hết các tư tưởng khoa học, mà thường tạo dựng nên xung quanh những tư tưởng
ấy một loạt niềm tin và huyền thoại. Ngay cả quan niệm của C.Mác về vai trò của lý
luận khi trở thành lực lượng vật chất cũng không nên hiểu một cách máy móc, bởi quần
chúng chưa bao giờ là những người hiểu biết học thuyết Mác một cách đầy đủ, trọn vẹn,
sâu sắc và chính xác. Nói chung, cách diễn giải chủ nghĩa Mác một cách đơn giản và rập
khuôn là cách diễn giải đặc biệt riêng có của ý thức quần chúng.
Việc hệ tư tưởng hoá chủ nghĩa Mác trong lịch sử, đặc biệt là ở các nước xã hội chủ
nghĩa trước đây, đã càng làm cho quần chúng nhận thức chủ nghĩa Mác một cách giáo
điều hơn. Học thuyết Mác gồm nhiều phức hệ, có nhiều tầng bậc, thể hiện tâm thức của
nhiều thời đại. Hàng loạt định đề tạo nên nền tảng của chủ nghĩa Mác là sự khái quát
thực tiễn các giai đoạn công nghiệp và tiền công nghiệp của sự phát triển tư bản chủ
nghĩa, song việc hệ tư tưởng hoá đã biến các định đề này thành giáo điều và làm cho
chúng vượt ra khỏi mọi sự phê phán, mặc dù phương pháp mà C.Mác sử dụng không
chỉ cho phép, mà còn đòi hỏi một thái độ phê phán đối với những tư tưởng và nguyên
tắc của C.Mác.
Học thuyết Mác có thể được xem như một hiện tượng của ý thức xã hội, trong đó có in
dấu của hoàn cảnh xã hội, của văn hoá thế kỷ XIX. Mâu thuẫn giữa phương pháp khoa
học của C.Mác và việc giáo điều hoá sau đó các nguyên lý của học thuyết Mác gắn liền
với việc hệ tư tưởng hoá các kết luận và định đề của học thuyết ấy. Người ta đã đơn
giản hoá quá mức khi xem chủ nghĩa Mác là học thuyết về bạo lực cách mạng và
C.Mác trước hết chỉ là nhà cách mạng. Nhưng cũng là đơn giản hoá quá mức khi xem
chủ nghĩa Mác chỉ như một hệ thống các tư tưởng lý thuyết thuần tuý. Chủ nghĩa Mác
không chỉ là một học thuyết, mà còn là một hệ thống các nguyên tắc thế giới quan…
Nếu không lưu ý đến các mối quan hệ lý luận, hệ tư tưởng và thực tiễn, chúng ta có thể
rút ra được sợi chỉ xuyên suốt toàn bộ các mối liên hệ lịch sử, đơn giản hoá con đường
phát triển của học thuyết và nhờ đó, có thể đánh giá số phận lịch sử của nó dễ dàng
hơn. Nhưng, trên thực tế, theo nhiều học giả Nga, một trong những cái có ảnh hưởng
đến việc đánh giá chủ nghĩa Mác là, chế độ quyền uy Xtalin và hậu Xtalin đã sử dụng
rộng rãi những luận điểm của C.Mác để biện hộ cho chế độ đó. Song, nếu khẳng định
rằng, chỉ chủ nghĩa Mác có mối liên hệ với chế độ quyền uy thì cũng lại là vội vàng và
không chính xác. Thực tiễn lịch sử thế kỷ XX đã chứng tỏ rằng, chế độ quyền uy sử
dụng cả chủ nghĩa Mác (chủ nghĩa Xtalin, chủ nghĩa Mao) lẫn chủ nghĩa phi mácxít
(chủ nghĩa Phátxít). Do vậy, vấn đề lại trở nên không đơn giản. Khi đó, việc hệ tư
tưởng hoá trước hết là nhằm kiểm soát chặt chẽ hoạt động lý luận và biến chủ nghĩa
Mác thành công thức giáo điều, chết cứng. Lý luận Mác bị biến dạng thành một tập hợp
những nguyên lý giáo điều, còn những ý định giải thích Mác theo cách khác thì được
cho là “xét lại” và bị loại bỏ một cách không thương tiếc.
Vào những năm 30-50 của thế kỷ XX, ở Liên Xô, với khẩu hiệu biến chủ nghĩa Mác
thành hệ tư tưởng của quần chúng nhân dân, triết học Mác đã bị tầm thường hoá với mức
độ và quy mô khá lớn. Việc hệ tư tưởng hoá chủ nghĩa Mác để chống chủ nghĩa duy tâm
Mensêvích (những năm 30), cuộc đấu tranh vì tính đảng chiến đấu (những năm 40), sự
kiểm soát nhà nước - đảng phái một cách chặt chẽ đối với khoa học xã hội, việc tuyên
truyền chính thống các tác phẩm của I.V.Xtalin như một đỉnh cao của tư tưởng triết học
và đòi hỏi các nghiên cứu triết học phải minh hoạ cho chúng đã từng bước thủ tiêu tiềm
năng sáng tạo của triết học Mác, loại bỏ tính chuyên nghiệp của tư tưởng triết học, cắt
đứt mối liên hệ của triết học mácxít với các thành tựu khoa học, văn hoá và lịch sử tư
tưởng triết học thế giới. Triết học bị biến thành con dấu tư tưởng hệ phục vụ chính trị.
Tất cả những cái đó đã dẫn đến việc vứt bỏ những tư tưởng có giá trị và mang tính gợi
mở nhất của chủ nghĩa Mác cổ điển.
Vấn đề số phận chủ nghĩa Mác trong bối cảnh đã xuất hiện các xu hướng phát triển mới
của nền văn minh thế giới hiện nay đang trở nên phức tạp hơn. Chủ nghĩa Mác xuất hiện
trong nền văn hoá của văn minh công nghệ. Đặc trưng của văn minh công nghệ là sự
thay đổi thường xuyên các mối liên hệ xã hội và lối sống. Điều đó được tạo nên do
những sáng tạo kỹ thuật - công nghệ và đến lượt mình, những sáng tạo này làm thay đổi
định hướng của sự phát triển là hướng vào tương lai. Đặc trưng văn hoá cho xã hội kỹ trị
là quan niệm về tính không thể đảo ngược của thời gian, đi từ quá khứ đến tưong lai: cái
tốt đẹp hơn đang ở phía trước, trong tương lai. Tư tưởng tiến bộ giữ vị trí cao nhất trong
bảng giá trị của văn minh kỹ trị. Tư tưởng ấy và tư tưởng về các cải biến cách mạng với
tính cách sự vận động tiến đến xã hội tương lai phồn vinh chỉ có thể phát triển một cách
có hệ thống trong thời đại văn minh công nghệ. Học thuyết Mác về tiến bộ xã hội và về
chủ nghĩa cộng sản được hình thành trong thời đại đó. Mỗi một bộ phận cấu thành của
học thuyết đó đều gắn liền với những trọng điểm về thế giới quan văn minh công nghệ và
chúng xuất hiện như sự tổng kết những kinh nghiệm xã hội và lịch sử nền văn minh ấy.
Trong thời kỳ công nghiệp, ảnh hưởng mang tính chất quyết định của sự phát triển kỹ
thuật - công nghệ đến các mặt khác nhau của đời sống xã hội được thể hiện khá rõ nét.
Mối liên hệ giữa sự phát triển sản xuất với những biến đổi cơ cấu xã hội rất khó thấy
trong xã hội truyền thống lại được thể hiện rõ nét hơn nhiều trong xã hội công nghiệp.
Cách mạng công nghiệp đã làm nảy sinh quan niệm đặc biệt về mối quan hệ con người,
kỹ thuật và sự tiến hoá của chính con người. Con người được xem như một thực thể công
nghệ luôn có thêm những cơ quan chức năng mới – các phương tiện kỹ thuật và công
nghệ. Những tư tưởng triết học nhân học loại đó được tiếp tục phát triển và càng về sau
càng trở thành một trong những nền tảng quan trọng cho quan niệm duy vật về lịch sử.
Vấn đề về tồn tại xã hội thống nhất với ý thức xã hội là một trong những vấn đề quan
trọng trong triết học Mác. Nhưng, theo sự vận động của xã hội, việc hệ tư tưởng hoá chủ
nghĩa Mác càng mạnh bao nhiêu thì càng xuất hiện những vấn đề và khó khăn về việc
phân định rạch ròi và chính xác lĩnh vực vật chất với lĩnh vực tinh thần của đời sống xã
hội và cả về tính thứ hai của đời sống tinh thần. Đời sống tinh thần của xã hội trong sự đa
dạng và hiểu theo nghĩa rộng với tính cách trạng thái và sự phát triển của văn hoá luôn có
mặt trong tất cả các lĩnh vực của tồn tại xã hội. Nó quyết định việc tái sản xuất và biến
đổi cơ cấu xã hội, tương tự như mã di truyền và đột biến quyết định cấu trúc và sự biến
đổi của cơ thể sống. Khi C.Mác phân tích sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản như là kết
quả phát triển của sản xuất hàng hoá giản đơn, của việc biến tiền thành tư bản và của sự
xuất hiện giai cấp công nhân làm thuê và giai cấp các nhà tư bản, thì đó mới chỉ là một
phương diện của quá trình. Còn một phương diện khác, phương diện đã được Mác nói
đến, nhưng chưa tập trung phân tích nhiều như phương diện thứ nhất – đó là phương diện
văn hoá. Nếu theo hưóng này thì cần phải phân tích bước ngoặt vĩ đại trong văn hoá, bắt
đầu từ thời đại Phục hưng và tiếp tục ở thời đại Khai sáng, bước ngoặt để tạo nên những
quan niệm mang tính thế giới quan mới về con người và giới tự nhiên, về hoạt động của
con người và quan hệ của nó với thần thánh, về lý tính, tình cảm, v.v.. Cách tiếp cận có
tính đến các khía cạnh khác nhau của văn hoá không phá vỡ quan niệm cho rằng, xã hội
như một khách thể có hệ thống phức tạp và sự phát triển của nó là quá trình lịch sử - tự
nhiên.
Con đường hiện thực của lịch sử - sự quá độ lên chủ nghĩa tư bản là con đường đánh dấu
sự xuất hiện và phát triển của văn minh kỹ trị, gắn liền với con đường tiến hoá đặc biệt
của xã hội truyền thống. C.Mác đã phân tích con đường này và diễn đạt nó bằng thuật
ngữ sự thay thế lẫn nhau của các hình thái. C.Mác cũng đã tập trung nghiên cứu tính quy
luật của các bước quá độ từ hình thức lịch sử này sang hình thức lịch sử khác, mà mỗi
hình thức trước đó như là một nấc thang để bước lên bậc cao hơn. Quá trình lịch sử - cụ
thể không chỉ có hướng phát triển tiến bộ, mà còn có cả hướng vận động đi vào ngõ cụt.
Lịch sử luôn bao chứa nhiều phương án vận động. Khái quát các hướng vận động ấy
thành một hướng chính và xem đó như là hướng của tiến bộ nhân loại, C.Mác đặt ra vấn
đề là, hướng vận động này và các hướng khác cùng tồn tại có quan hệ với nhau như thế
nào.
Lịch sử xã hội loài người có những hướng tiến hoá khác nhau. C.Mác đã nêu lên 2
hướng: một ở các xã hội châu Âu và một ở các xã hội truyền thống phương Đông
(“phương thức sản xuất châu Á”)(2). Hướng thứ nhất đã đi đến văn minh kỹ trị, thông
qua các bước quá độ từ xã hội nô lệ, qua phong kiến, đến tư bản. Có lẽ, ở phương Đông,
khả năng quá độ của xã hội truyền thống phát triển lên xã hội tư bản chủ nghĩa bằng
động năng bên trong là có vấn đề. Thực tế cho thấy, khi các xã hội truyền thống phương
Đông chưa tiếp xúc với chủ nghĩa tư bản, với các thành tựu phát triển kỹ nghệ của nó,
mà mới chỉ tiếp xúc với các xã hội truyền thống khác thì các xã hội ấy vẫn không thoát ra
khỏi xã hội truyền thống. Bước quá độ của các xã hội truyền thống phương Đông chỉ có
trong bối cảnh có tác động từ bên ngoài của nền văn minh kỹ trị bằng việc đưa các thành
tựu của nó vào, hiện đại hoá và thậm chí, phá vỡ văn hoá truyền thống.
Cùng với quan niệm về các hình thái kinh tế - xã hội, C.Mác còn đưa ra một sự phân loại
các giai đoạn lịch sử loài người theo cách khác: 1, xã hội dựa trên các quan hệ phụ thuộc
cá nhân; 2, dựa trên sự phụ thuộc vật thể; 3, giai đoạn tương lai – chủ nghĩa cộng sản.
Thế nhưng, người ta thường xem sự phân loại ấy như một phác thảo của lý luận hình
thái. Chính C.Mác đã gọi giai đoạn thứ nhất là xã hội tiền tư bản, giai đoạn thứ hai là giai
đoạn tư bản chủ nghĩa và hình thái cộng sản chủ nghĩa. Hiện nay, người ta cũng gọi giai
đoạn đầu tiên là xã hội truyền thống, giai đoạn thứ hai là nền văn minh kỹ trị. Văn minh kỹ
trị không tiêu diệt văn minh truyền thống mà cùng tồn tại và làm biến đổi nó. Chủ nghĩa
cộng sản là giai đoạn thứ ba thay thế văn minh kỹ trị. Đương nhiên, những tư tưởng đó trong
lý luận Mác chưa phải đã được hoàn thiện, chưa được phát triển có hệ thống, còn bị hoà lẫn
vào lý luận 5 hình thái.
Lý luận về hình thái dựa trên sự phân tích tiền sử và lịch sử văn minh kỹ trị do đã vạch ra
được trục đuờng chính của sự tiến bộ, nên tính chất sâu sắc và giá trị của nó là nằm ở
quan niệm về xu hướng chung của tiến bộ. Việc hệ tư tưởng hoá lý luận Mác trước đây
đã giáo điều hoá cách tiếp cận này. Những ý tưởng về xã hội tiêu dùng - kết quả tự nhiên
của văn minh kỹ trị, bắt đầu xuất hiện trong thời đại công nghiệp hoá đã có ảnh hưởng
rất lớn đến xã hội cận đại, trong đó có sự ảnh hưởng đến quan niệm về chủ nghĩa cộng
sản của C.Mác, khi C.Mác tuyên bố chủ nghĩa cộng sản có thể thoả mãn các nhu cầu
đang tăng lên của con người. Thế nhưng, hiện nay, cái đã trở nên rõ ràng là, giới hạn của
các nguồn lực sản xuất đang áp đặt giới hạn lên sự gia tăng không ngừng của việc tiêu
dùng năng lượng, vật chất. Hiện đang có sự chuyển dịch rõ rệt từ tiêu dùng năng lượng,
vật chất sang tiêu dùng thông tin. Điều này làm thay đổi khá nhanh các giá trị của xã hội
tiêu dùng. Những tiền đề công nghệ cho cái đó đang được tạo dựng dưới dạng mạng máy
tính toàn cầu và các công nghệ thông tin khác nhau. Cách mạng khoa học và công nghệ
đang làm thay đổi cực kỳ nhanh chóng toàn bộ lực lượng sản xuất của loài người. Toàn
cầu hoá đang diễn ra ngày một mạnh mẽ cả về quy mô lẫn tốc độ. Các công ty siêu quốc
gia đang ngày một nắm giữ nhiều hơn sức mạnh kinh tế và chi phối các hệ thống quyền
lực khác nhau,… Những cái đó đang làm thay đổi định hướng thế giới quan của con
người(3).
Nhưng, có lẽ, việc giải quyết những vấn đề toàn cầu hiện đại chỉ có thể có khi con người
bước sang một giai đoạn phát triển mới dựa trên một hệ thống giá trị khác với văn minh
kỹ nghệ?!.
Như vậy, có thể thấy, trong quan niệm của C.Mác có nhiều nội dung gắn liền với triển
vọng tiếp theo của học thuyết Mác. Thứ nhất, đó là những tư tưởng thể hiện giá trị sâu
sắc của văn minh kỹ trị và thứ hai, đó là những dự báo vượt ra ngoài tâm thức văn hoá
công nghệ. Nội dung này có ý nghĩa quan trọng đối với việc tìm kiếm các định hướng lý
luận mới mà trong giai đoạn hiện nay, nhân loại đang tìm kiếm. Chúng là những tư
tưởng, như tương lai là sự liên hiệp nhân loại có quan hệ lẫn nhau trên cơ sở nhân văn,
trên nền tảng của sự ưu trội các giá trị toàn nhân loại; sự gia tăng giá trị cá nhân, khả
năng sáng tạo, phát triển tinh thần, trí tuệ; nhân đạo hoá tiến bộ khoa học - kỹ thuật; tổng
hợp các khoa học tự nhiên và khoa học xã hội thành một khoa học duy nhất về con
người. Thời kỳ hệ tư tưởng hoá chủ nghĩa Mác theo kiểu cũ đã kết thúc và bắt đầu một
thời kỳ mới - thời kỳ nhận thức nó với tính cách một lý luận và quan điểm thế giới quan
có tác động lẫn nhau với các học thuyết và lý luận xã hội khác trong nền văn hoá thế giới
đang phát triển. Ngày nay, do điều kiện thời đại, khó có một học thuyết hoặc hệ thống
quan điểm nào đó hình thành trong quá khứ lại có thể là chân lý vượt trội duy nhất về
tương lai. Nhu cầu tổng hợp lý luận toàn bộ tiến trình phát triển khoa học, công nghệ,
thực tiễn lịch sử trong cả thế kỷ XX - thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI và những đòi hỏi
về nguyên tắc, về định hướng mới cho hoạt động trong thời đại cách mạng khoa học,
công nghệ và toàn cầu hoá đang trở nên cấp thiết trong những thập kỷ đầu thế kỷ XXI.
Nhu cầu ấy không thể giải quyết trọn vẹn, đầy đủ, chính xác, nếu không dựa vào triết học
Mác.
Sơ lược một số điểm tổng quát như vậy cũng đã có thể thấy rằng, chủ nghĩa Mác nói
chung, triết học Mác nói riêng không thể mất vị thế chủ đạo trong nền triết học đương
đại của thế giới đầu thế kỷ XXI. Cái sẽ mất đi là việc hệ tư tưởng hoá theo kiểu cũ và gắn
liền với nó là giáo điều hoá chủ nghĩa Mác. Tại Hội nghị triết học Braitơn (1988), nhà
triết học Pháp nổi tiếng - P.Piker đã nói rằng, trong triết học phương Tây hiện đại có 3
trào lưu chính. Đó là siêu hình học mới (kể cả triết học đời sống, triết học hiện sinh,…),
triết học phân tích và chủ nghĩa Mác. Sự tương tác giữa ba trào lưu này sẽ quyết định bộ
mặt triết học thế kỷ XXI. Nhưng, điều đó, theo tôi, chưa đủ. Việc tổng kết toàn bộ lịch sử
phát triển nhân loại trong thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI cũng như việc giải quyết hàng loạt
những vấn đề hiện đại của triết học và của sự phát triển xã hội nói chung, ít nhất trong
những thập kỷ đầu thế kỷ XXI, không thể không lấy chủ nghĩa Mác làm một trong những
nguồn gốc lý luận. Không thể hoàn thiện và phát triển những tư tưởng mới, những
nguyên tắc thế giới quan mới nếu phủ nhận hoặc bỏ qua triết học Mác./.
(*) Phó giáo sư, tiến sĩ khoa học, Phó viện trưởng Viện Triết học, Viện Khoa học xã hội
Việt Nam.
(1) Thậm chí, có những kẻ cực đoan còn phủ nhận sạch trơn chủ nghĩa Mác, gán thêm
cho chủ nghĩa Mác những điều vốn không có và không bao giờ có thể có ở chủ nghĩa
Mác. Có thể kể ra đây một câu chuyện nhỏ mà tôi được chứng kiến để minh hoạ cho điều
này. Vào khoảng năm 1994, tại Hội trường lớn của Đại học Tổng hợp Lômônôxốp ở
Mátxcơva, Nga, nhà triết học Pháp nổi tiếng thế giới - J.Đêrriđa thuyết trình trước
khoảng hơn một ngàn người về một trong ba nguồn gốc lý luận mà ông ta dựa vào để xây
dựng hệ thống các quan điểm triết học của mình là triết học Mác. Khi ông đang phân tích
những quan điểm triết học của C.Mác mà mình tâm đắc nhất thì một phụ nữ cầm micrô
bước lên nói rất to rằng: ông không được mỉa mai chúng tôi, không được nói đến chủ
nghĩa Mác và triết học Mác nữa; chủ nghĩa Mác đã đem lại cho chúng tôi nhiều khổ đau;
chủ nghĩa Mác là một tai hoạ đối với loài người,… J.Đêrriđa rất bình tĩnh t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tthMacXXI.pdf