Triết lý kinh doanh thực tiễn - Kinh doanh là sáng tạo

Chỉ tính riêng các lĩnh vực trong sản xuất kinh doanh thôi cũng đã

vô cùng. Nào là bộ phận nghiên cứu, phát triển, rồi bộ phận sản

xuất, bộ phận bán hàng, bộ phận vật tư nguyên vật liệu, ngoài ra

còn có các bộ phận gián tiếp như kế toán hay nhân sự v.v. Mỗi

bộ phận trong sản xuất kinh doanh đều là những hoạt động sáng

tạo. Còn bộ phận quản trị có nhiệm vụ thống nhất và điều phối

những hoạt động này thực sự là một sáng tạo lớn lao.

pdf8 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1887 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Triết lý kinh doanh thực tiễn - Kinh doanh là sáng tạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Triết lý kinh doanh thực tiễn - Kinh doanh là sáng tạo Tôi luôn cho rằng “kinh doanh” là một điều gì đó vô cùng giá trị. Thậm chí có thể coi đó là một thứ nghệ thuật. Việc gọi kinh doanh là nghệ thuật có thể sẽ gây ra đôi chút cảm giác kỳ lạ. Bởi nghệ thuật thông thường được dùng để chỉ những bộ môn như hội họa, điêu khắc, âm nhạc, văn học, kịch nghệ v.v., nghĩa là những lĩnh vực mang tính tinh thần và cao quý. Ngược lại, người ta có xu hướng coi kinh doanh là cái gì đó nặng về vật chất và tầm thường. Tuy nhiên, nếu coi nghệ thuật là một hoạt động sáng tạo thì kinh doanh đích thị là một hoạt động sáng tạo. Chẳng hạn, một họa sĩ tài năng suy nghĩ về bố cục của một bức tranh, sau đó anh ta bôi màu lên bức toan trắng tinh chưa có một nét vẽ và hoàn thiện bức tranh. Bức tranh đã hoàn thành không chỉ đơn giản chỉ là vải và thuốc vẽ, nó là một tác phẩm nghệ thuật được vẽ nên bởi sự thăng hoa trong tinh thần của người họa sĩ. Đó là sự sáng tạo tuyệt vời tựa như việc biến không thành có. Vậy kinh doanh thì sao? Nhà doanh nghiệp nảy ra một ý tưởng kinh doanh và lập kế hoạch. Sau đó anh ta huy động nguồn vốn, xây dựng các cơ sở cần thiết như nhà xưởng, tập hợp con người, phát triển sản phẩm. sản xuất ra chúng và giúp ích cho mọi người. Quá trình đó không khác nào việc họa sĩ vẽ tranh và có thể gọi tất cả hoạt động ấy của nhà doanh nghiệp là một chuỗi sáng tạo. Thoạt nhìn dễ tưởng quá trình đó chỉ là hoạt động sản xuất đơn thuần nhưng kỳ thực đó là sự thăng hoa trong tinh thần của nhà doanh nghiệp. Với nghĩa đó, công việc của nhà doanh nghiệp cũng giống như hoạt động sáng tạo nghệ thuật của họa sĩ, và kinh doanh xứng đáng được gọi là một môn nghệ thuật. Hơn nữa, kinh doanh còn hàm chứa vô vàn những nội dung phức tạp và đa dạng. Chỉ tính riêng các lĩnh vực trong sản xuất kinh doanh thôi cũng đã vô cùng. Nào là bộ phận nghiên cứu, phát triển, rồi bộ phận sản xuất, bộ phận bán hàng, bộ phận vật tư nguyên vật liệu, ngoài ra còn có các bộ phận gián tiếp như kế toán hay nhân sự v.v. Mỗi bộ phận trong sản xuất kinh doanh đều là những hoạt động sáng tạo. Còn bộ phận quản trị có nhiệm vụ thống nhất và điều phối những hoạt động này thực sự là một sáng tạo lớn lao. Như vậy, ta có thể gọi kinh doanh là một môn nghệ thuật, tuy nhiên đó không đơn thuần là một môn nghệ thuật độc lập như hội họa hay điêu khắc mà là một môn nghệ thuật tổng hợp được tạo nên từ nhiều lĩnh vực khác nhau tựa như một môn nghệ thuật bao gồm cả hội họa lẫn điêu khắc, hay gồm cả âm nhạc lẫn văn học vậy. Hơn nữa, kinh doanh còn là một đối tượng biến đổi không ngừng. Bối cảnh xã hội cũng như kinh tế bao quanh hoạt động kinh doanh thay đổi từng giây từng phút. Người làm kinh doanh phải tùy biến với những thay đổi đó, luôn đi trước một bước và không ngừng đưa ra những quyết định. Do vậy, kinh doanh khác với hội họa, trong hội họa khi người ta vẽ xong thì nghĩa là một bức tranh đã hoàn tất, còn kinh doanh thì không. Nghĩa là trong kinh doanh không có khái niệm hoàn tất, kinh doanh không ngừng đổi mới và phát triển, và bản thân quá trình này có thể được coi là một tác phẩm nghệ thuật. Với cách nhìn nhận đó cũng có thể coi kinh doanh là một môn nghệ thuật sống. Nhưng nói vậy không có nghĩa đề cao kinh doanh hơn những môn nghệ thuật khác Nghệ thuật rất cao quý, nó làm phong phú thêm giá trị và tinh thần của con người. Đây là điều không cần phải bàn cãi. Tuy nhiên điều mà tôi muốn nói ở đây, đó là kinh doanh cũng có giá trị lớn lao tương tự như thế. Tất nhiên, không phải mọi tác phẩm nghệ thuật đều có giá trị như nhau. Bất luận là hội họa, văn học hay âm nhạc, bên cạnh những danh tác có tính nghệ thuật cao lay động sâu sắc lòng người thì cũng có những tác phẩm hoàn toàn vô giá trị. Dùng tiền bạc để đánh giá giá trị của một tác phẩm nghệ thuật hẳn là có những khía cạnh không phù hợp, song nếu thử coi như đó là một trong những thước đo, chúng ta sẽ thấy rằng cũng cùng là tranh, nhưng có những tác phẩm đáng giá hàng triệu, hàng chục triệu thậm chí trăm triệu yên trong khi có những tác phẩm chỉ bán với giá độ chục ngàn yên mà chẳng ai buồn mua. Điều này cũng đúng với kinh doanh. Có những hoạt động kinh doanh tuyệt vời khiến người xem phải cảm kích tựa như được chiêm ngưỡng một tác phẩm nghệ thuật thì cũng có những hoạt động kinh doanh chẳng đạt được kết quả gì tựa như một tác phẩm vô giá trị. Do vậy, mặc dầu nói kinh doanh là một môn nghệ thuật sống, song không phải bất cứ hoạt động kinh doanh nào cũng xứng đáng được mệnh danh như thế. Chừng nào việc kinh doanh đó phải là sự kết hợp tuyệt vời của những nhà xưởng, sản phẩm, phương thức bán hàng, cách thức đào tạo, sử dụng con người, kết quả tài chính hoàn hảo, tinh thần của doanh nghiệp hay quan điểm kinh doanh thăng hoa sống động, chừng ấy hoạt động kinh doanh đó mới đáng được gọi là nghệ thuật. Việc thành bại của một bức tranh có ảnh hưởng rất lớn tới giá trị của nó. Kinh doanh cũng vậy, song trong trường hợp của bức tranh, khi là một tác phẩm vô giá trị thì nó chỉ đơn giản là không khiến ai cảm động chứ không gây thiệt hại cho ai. Nhưng một tác phẩm kinh doanh vô giá trị thì khác. Nó sẽ gây thiệt hại cho tất cả các bên có liên quan. Tôi thử lấy một ví dụ khắc nghiệt nhất, đó là trường hợp phá sản, vỡ nợ, hẳn các bạn sẽ thấy một tác phẩm kinh doanh vô giá trị hay thất bại đáng sợ như thế nào đối với một công ty. Ngược lại, một công việc kinh doanh thật sự tuyệt vời xứng đáng với tên gọi nghệ thuật sẽ đem lại lợi ích to lớn nhường nào cho công ty. Thế nên, người chủ doanh nghiệp tức nghệ thuật gia kinh doanh có nghĩa vụ lớn hơn cả những nghệ thuật gia bình thường trong việc tạo ra những danh tác nghệ thuật. Tôi không thật sự am hiểu nghệ thuật, nhưng qua những gì tôi biết thì dường như để trở thành một nghệ thuật gia bậc nhất, người ta phải trải qua những tập luyện hết sức khắc nghiệt, hơn nữa, trong quá trình sáng tác một tác phẩm, họ phải rút ruột rút gan mình ra đúng như nghĩa đen của câu nói này. Làm như thế, họ mới tạo ra được những tác phẩm nghệ thuật làm lay động lòng người và sống mãi với thời gian. Nếu nghĩ như vậy, chúng ta cũng phải nghĩ rằng một kiệt tác kinh doanh cũng đòi hỏi sự tập luyện và cố gắng không kém, thậm chí còn khắc nghiệt hơn thế. Không có những yếu tố đó, ta khó lòng có thể đạt được kết quả tết trong kinh doanh, cũng giống như việc chỉ bỏ ra những nỗ lực bình thường thì không thể vẽ nên một bức tranh trị giá hàng triệu yên vậy. Kinh doanh là một môn nghệ thuật tổng hợp sống. Nhận thức được giá trị của kinh doanh, tự hào khi làm một công việc có giá trị lớn lao như vậy và nỗ lực hết sức để xứng đáng với điều đó là điều kiện bắt buộc với một nhà kinh doanh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftriet_ly_kinh_doanh_thuc_tien_6844.pdf