Ở đâu có hành vi tri thức, suy tư, ở đó có hoạt động của não bộ và thần kinh, nhưng không vì thế mà tri thức chỉ là hiện tượng sinh lý. Và ở đó còn phải có quyết định, hành động và áp dụng những định luật sinh cơ lý hóa, nhưng không phải vì thế mà chỉ có tất yếu chứ không có tự do. Bởi vì khi làm gì, người ta cũng thấy mình có thể không làm ; và làm rồi, người ta ý thức trách nhiệm của mình về việc làm đó ; dư luận, cảnh sát và tòa án đều dựa vào những hành động đó để nghĩ về họ.
Nền tảng của hành động tự do là ở ý thức và quyết định. Nên khi anh vì điên dại mà giết người, vì bị trói mà không thể cứu người, thì không ai quy trách nhiệm cho anh cả (SGL 1735).
55 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4230 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tự do theo sách giáo lý công giáo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhìn nhận là không chịu hiện hữu trọn vẹn qua những lựa chọn tự do của mình, và từ đó họ khai trừ ý niệm về tội.
- Suy cho cùng, có nhiều hình thức vô thần. Nhưng hạt nhân cơ bản của tất cả những hình thức vô thần đều là chối bỏ hoặc sống trong sự vắng bóng của Thiên Chúa. Nói cách khác, chủ nghĩa vô thần hiện đại chẳng những chứng minh rằng : Thiên Chúa và tôn giáo phát sinh từ tính phi lý, ngu dốt và bất công xã hội, mà còn khẳng định rằng: chỉ có chủ nghĩa vô thần mới có thể giải phóng con người khỏi các thứ vong thân, nô lệ, và đưa nó vào con đường tiến bộ.
- Nếu chủ nghĩa vô thần có bác bỏ Thiên Chúa, đó chỉ là nhằm đề cao tự do con người mà thôi. Do đó, chủ nghĩa vô thần hiện đại cũng là một thứ nhân bản chủ nghĩa. Trong quá khứ, vô thần thiết yếu là chối bỏ Thiên Chúa là để khẳng định về con người. Chủ nghĩa vô thần hiện đại chối bỏ Thiên Chúa là đề cao con người và những giá trị nhân bản, bởi vì theo chủ nghĩa này sự hiện hữu của Thiên Chúa là một cản ngại cho sự hiện hữu của con người. Nói cách khác, theo chủ nghĩa này : nếu Thiên Chúa hiện hữu, thì con người sẽ không hoàn toàn là chính mình, nghĩa là không còn tự do và trách nhiệm nữa. Như vậy, nếu con người hiện hữu như một con người thật sự tự do và trách nhiệm, thì Thiên Chúa không hiện hữu, không thể hiện hữu và cũng chẳng nên hiện hữu (x. Dominique MORIN, Gọi Tên Thượng Ðế, đã chuyển ngữ bằng tiếng Việt, 1989, trang 95).
- Thiên Chúa không thể và không hiện hữu, một khẳng định như thế là một định đề càng được chấp nhận hơn là một kết luận cần được minh chứng. Một trong những triết gia hiện sinh vô thần nổi tiếng của Pháp là Jean Paul Sartre, đã viết : "Chủ nghĩa hiện sinh không phải là vô thần theo nghĩa nó muốn cố gắng chứng minh rằng Thiên Chúa không hiện hữu. Ðúng hơn, chủ nghĩa này muốn khẳng định rằng ngay cả Thiên Chúa có hiện hữu, thì điều đó cũng chẳng thay đổi được gì..."
- Trước kia, một trong những ông tổ của chủ nghĩa vô thần là Fueurbach cũng đã khẳng định rằng : Thiên Chúa chỉ là ảo tưởng về điều tốt đẹp nhất trong con người. Thiên Chúa chẳng khác nào con quỉ nhập tràng chuyên hút máu con người. Thiên Chúa càng to béo, thì con người càng ốm o eo gầy còm. Như vậy, để chiếm lại những gì cao quí đã bị Thiên Chúa chiếm đoạt và trở thành chính mình, con người cần phải chối bỏ Thiên Chúa, bằng cách ý thức rằng Thiên Chúa của con người là chính con người (x. Dominique MORIN, Gọi Tên Thượng Ðế, 1989, trang 98 và Ibid... P. 120-211. 426).
- Với Karl Marse, con người là hữu thể tối cao của con người. Con người tự sáng tạo bằng lao động của mình. Nếu Thiên Chúa hiện hữu, nghĩa là nếu Thiên Chúa là Ðấng tối cần thiết, thì con người không còn là tối cần thiết nữa. Như vậy, Thiên Chúa chỉ là ảo tưởng của con người vong thân mà thôi (x.Marse, Economie politique et philosophie, op. Cit. T. VI, trang 38. 40).
- Trong một vở kịch, Jean Paul Sartre đã đặt vào miệng một nhân vật của ông câu nói như sau : "nếu Thiên Chúa hiện hữu, thì con người là hư không, bởi vì con người là tự do tuyệt đối". Do đó, Thiên Chúa có chết đi thì con người mới sống. Cái chết của Thiên Chúa là điều kiện thiết yếu của sự sống con người. Chính vì thế, một trong những ông tổ khác của chủ nghĩa vô thần là Nietzsche đã tuyên bố : "Thiên Chúa đã chết" (x. Dominique MORIN, 1989, Gọi Tên Thượng Ðế, trang 99-101; và Nietzsche, le gai Savoir, số 343).
- Như vậy, chủ nghĩa vô thần hiện đại tự nhận mình là một cuộc giải phóng con người khỏi bị áp bức và giới hạn. Từ nay, vận mệnh của con người của thế giới, của lịch sử, nằm trong tay con người. Con người không thể lẩn trốn trong điều được gọi là Thiên Chúa quan phòng nữa. Một thế giới tốt đẹp và hoàn hảo, đó là niềm tin mà chủ nghĩa vô thần hiện đại đã đề ra : là không phải tin nơi Thiên Chúa hay thần thánh, mà tin nơi con người, không phải tin nơi Thiên Chúa, mà tin nơi trần thế. Nói cách khác, con gnười làm chủ vận mệnh của mình, con người tự do tuyệt đối và thành toàn của con người. Năm 1844, ông tổ của chủ nghĩa Mác-xít đã đưa ra phán quyết chung cục như sau : "Con người là chủ thể tối hậu của con người".
Như thế, nền tảng của tiến trình lịch sử dẫn đến việc phát sinh chủ nghĩa vô thần hiện đại chính là ý thức về phẩm chất con người, cụ thể là lý trí và tự do. Ý thức này quả thực là một điểm son trong lịch sử nhân loại. Nhưng sở dĩ ý thức ấy dẫn đến chối bỏ Thiên Chúa là bởi vì càng khao khát được tự do, con người càng muốn thoát khỏi mọi ràng buộc trong lãnh vực luân lý và hiểu biết luân lý. Con người không muốn có bất cứ ai nhồi nhét vào đầu óc mình chân lý hoặc áp đặt lên mình bất cứ một lề luật nào để tuân giữ. Con người muốn mình là chân lý của chính mình và tự làm ra lề luật cho mình. Chính từ bản chất thâm sâu của mình,, con người vốn có khuynh hướng chối bỏ Thiên Chúa và loại trừ mọi chân lý và lề luật do Ngài áp đặt. Tiêu biểu cho thái độ đó, cũng vẫn là câu nói của Karl Marse : "Con người là chủ thể tối hậu của con người". Con người đã cố gắng thực hiện sự tự trị của lý trí và tự do của mình. Cố gắng ấy đi song song với việc phải sinh và khẳng định tinh thần khoa học và kỹ thuật. Ðây chính là nguyên nhân làm phát sinh chủ nghĩa vô thần hiện đại.
- Ðối với chủ nghĩa vô thần hiện đại, con người trước tiên là một chủ thể tự do và tự trị, nghĩa là làm chủ tuyệt đối của chính mình và định mệnh của mình. Con người do đó cũng là một hữu thể hướng đến tiến bộ mà không có rào cản nào hoặc là thể lý, hoặc là luân lý nào có thể ngăn chặn được. Con người cũng là một hữu thể mà ước muốn và khoái lạc phải được tuyệt đối thỏa mãn. Hơn nữa, để phụ họa thêm cho ý tưởng này thì trong tác phẩm có tựa đề : Thiên Chúa và Nhà Nước, ông Mikhai Baconin, một nhà cách mạng Nga vào cuối thế kỷ XIX đã viết : "Ki-tô giáo là thứ tôn giáo điển hình, bởi vì nó trình bày và thể hiện bản chất đích thực của mọi hệ thống tôn giáo, nghĩa là nhằm bần cùng hóa, nô lệ hoá, triệt tiêu hóa con người vì Thiên Chúa". Theo Baconin, ý tưởng về Thiên Chúa bao hàm sự thoái vị của lý trí và công bình, và có mục đích nô lệ hóa con người trong lý thuyết cũng như trong thực hành. Nếu Thiên Chúa hiện hữu thì đương nhiên con người phải làm nô lệ, mà con người có thể và phải được tự do, cho nên Thiên Chúa không thể hiện hữu được. Nghĩa là có Thiên Chúa thì con người không có tự do. Do đó, Baconin tuyên bố loại trừ Thiên Chúa để cho con người được tự do, cũng giống như Nietzsche tuyên bố : Thiên Chúa phải chết để cho con người được sống.
- Ngược lại với các quan niệm trên về tự do của con người. Nhà cải cách tôn giáo nổi tiếng nhất vào thế kỷ XVII là Martin Luther, ông cho rằng : vì tội nguyên tổ, con người hoàn toàn hư hỏng, và như vậy không thể làm được bất cứ điều thiện hảo nào. Theo ông, không có ơn Chúa, con người chỉ có thể phạm tội mà thôi. Ý chí làm nô lệ cho tội lỗi và ma quỉ, còn lý trí thì lại hoàn toàn tối tăm mê muội. Như vậy, mọi điều thiện hảo đều xuất phát từ Chúa còn mọi điều ác đều nằm trong con người, hay nói đúng hơn, Thiên Chúa là tất cả, con người chỉ là hư không; Thiên Chúa là chủ tể, con người là nô lệ, nghĩa là không có tự do. Nhưng Giáo Hội Công Giáo thì có thể nhận định về những quan niệm trên.
IV. Nhận Ðịnh
- Chủ nghĩa vô thần hiện đại thiết yếu là một cuộc nổi loạn chống lại Thiên Chúa, để khẳng định về con người. Theo biện chứng chủ nô, chủ nghĩa này xem Thiên Chúa như là một thứ chủ nhân không muốn cho con người được tự do, trưởng thành và trách nhiệm về chủ định của mình. Con người sẽ không bao giờ làm người một cách sung mãn, bao lâu con người còn làm nô lệ cho một chủ nhân tuyệt đối hoặc là con của một người Cha nào trên Trời. Một Thiên Chúa như thế có phải là Thiên Chúa của Ki-tô Giáo không? Những cáo buộc của chủ nghĩa vô thần đối với Ki-tô giáo có nền tảng nào không?
- Nếu tham vọng của chủ nghĩa vô thần hiện đại là bảo vệ phẩm giá và tự do của con người, thì chủ trương chối bỏ Thiên Chúa và bài trừ tôn giáo cũng có nguyên do của nó. Quả thật, trong lịch sử của Giáo Hội Công Giáo, lắm khi Thiên Chúa được trình bày như một chủ tể hà khắc và độc ác, ganh tị với niềm hạnh phúc của con người. Nếu Thiên Chúa mang lấy bộ mặt như thế, thì dĩ nhiên, con người cũng từng bị xem như một tên nô lệ chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là thực thi ý muốn, nhiều lúc khó hiểu và tùy tiện của Thiên Chúa.
- Lắm khi người ta có cảm tưởng rằng : vai trò của các tôn giáo là hạ giảm phẩm giá và hạn chế tự do của con người. Không cần có một sự hiểu biết uyên bác về các tôn giáo mới nhận ra điều đó. Lịch sử của các tôn giáo đầy dẫy những trang có thể biện minh cho những cáo buộc của chủ nghĩa vô thần hiện đại. Ngay cả Ki-tô giáo, người ta cũng có thể tìm thấy một hình ảnh lệch lạc như thế về Thiên Chúa và con người. Nhất là trong cách sống của người Ki-tô hữu, người ta cũng tìm thấy không ít những dấu hiệu của sự thiếu tự do.
- Nhìn lại lịch sử của Giáo Hội, Công Ðồng Chung Vaticanô II cũng đã nhìn nhận sự kiện ấy khi viết :
"Chủ nghĩa vô thần nhìn trong toàn bộ của nó không phải là một điều tân kỳ, mà phát sinh từ nguyên nhân. Trong những nguyên nhân ấy phải nhắc đến phản ứng chỉ trích các tôn giáo và tại một vài nơi, phản ứng nhắm vào Ki-tô giáo. Các tín hữu có thể là những người phải gánh chịu một phần trách nhiệm làm phát sinh chủ nghĩa vô thần, vì hoặc là họ sống xao lãng việc giáo dục đức tin, hoặc là trình bày sai lạc về giáo lý, hoặc là do thiếu sót trong đời sống tôn giáo, luân lý và xã hội. Phải nói rằng họ che giấu hơn là bày tỏ bộ mặt đích thực của Thiên Chúa và tôn giáo".
Như vậy, Công Ðồng Vatican II đã nhìn nhận rằng : chính vì trình bày một bộ mặt méo mó về Thiên Chúa và tôn giáo, các tín hữu đã góp phần làm phát sinh chủ nghĩa vô thần. Tuy nhiên, về phần mình, chính những người vô thần, trong khi phê phán đã gán cho các tôn giáo và Ki-tô giáo những giáo huấn và tư tưởng hoàn toàn xa lạ với niềm tin của các tín hữu. Chẳng hạn, triết gia Didiro của Pháp khẳng địng rằng: "Thiên Chúa đòi hỏi các Ki-tô hữu phải hy sinh lý trí, nếu muốn là những tín hữu thành tín". Ðây là võ đoán hoàn toàn ngược lại giáo huấn của Ki-tô giáo. Thật thế, Thiên Chúa không bao giờ muốn cho con người phải hy sinh lý trí, trái lại, muốn sử dụng lý trí nhiều hơn, nghĩa là không chỉ tin suông mà còn sử dụng lý trí để giải thích điều mình tin. Ðó là mục đích của lý trí và thần học cũng như giáo lý trong Ki-tô giáo.
- Với triết gia Nietzsche cho rằng : Tin là chối bỏ lý trí. Khẳng định này là một ngộ nhận về niềm tin Ki-tô giáo. Thật ra, Giáo Hội Công Giáo không bao giờ chối bỏ lý trí, mà chỉ lên án chủ nghĩa duy lý mà thôi. Chủ nghĩa duy lý đề cao lý trí đến độ chối bỏ thực tại siêu việt.
- Ðến lượt Feuerbach đã khẳng định rằng : Ki-tô giáo bóc lột con người để làm giầu cho Thiên Chúa. Theo ông, con người của Ki-tô giáo là con người bại hoại vong thân hoàn toàn. Thật ra, đây không phải là cái nhìn đích thực của Ki-tô giáo về con người, mà chỉ là quan niệm của nhà cải cách Tin lành Luther mà thôi. Theo Luther, con người hoàn toàn hư hỏng và không có tự do.
- Giáo Hội Công Giáo đã cực lực lên án cái nhìn này của Luther, và khẳng định rằng tội nguyên tổ không hề làm cho con người hoàn toàn ra hư hỏng; tội ấy hạ giảm, chứ không hề tước đoạt tự do của con người; con người vẫn có khả năng sống lương thiện, nghĩa là có tự do và chịu trách nhiệm về những hành vi của mình. Ðiều này đã được các đoạn Thánh Kinh Tân Ước đã truyền lại, để chứng minh hay mặc khải về tự do của con người. Ðặc biệt là với các thư của Thánh Phao-lô :
"Tôi được phép làm mọi sự; nhưng không phải mọi sự đều có ích". "Tôi được phép làm mọi sự; nhưng tôi sẽ không để sự gì làm chủ được tôi" (1Cr 6, 12; 9,1) và cũng chung một ý tưởng đó, thánh Phao-lô viết tiếp ở 1Cr 10, 23-24. 29 có viết : "Ðược phép làm mọi sư ; nhưng không phải mọi sự đều có tính cách xây dựng...", và ở câu 29 "Tôi không có ý nói lương tâm của anh em ... chẳng lẽ quyền tự do của tôi lại bị lương tâm kẻ khác xét xử?"; "Chúa là Thần khí, và ở đâu có thần khí của Chúa thì ở đó có tự do" (2Cr 3, 17); "...Luật mang lại tự do _ ai thi hành Luật Chúa...sẽ tìm được hạnh phúc" (Gc 1, 25; Gc 2, 12) và khẳng định "sự tự do chúng ta có được là nhờ Chúa Giê-su Ki-tô..." mang lại (x. Gl 2, 4; 4, 21-23. 1; 5,1); và cũng chính nhờ Chúa Ki-tô giải phóng chúng ta khỏi tội lỗi (x. Ga 8, 32-36), khỏi lề luật (x. Rm 6, 14; 7, 6) bằng việc đóng đinh và chết trên Thập Giá (x. Gl 2, 19; 3, 13) nhằm để cho chúng ta sống làm con cái Thiên Chúa cách tự do (x. Gl 4, 4-5; Cl 2, 14). Ðồng thời Ngài cũng giải phóng chúng ta khỏi những nô lệ khác (x. Gl 4, 8-10) : Như các tà thần, những của cải chóng hư nát, những phù phiếm mà cha ông truyền lại (x. 1Pr 1, 18); Chúa Giê-su Ki-tô mang đến cho chúng ta sự tự do, để chúng ta tự do hiến thân vì tình yêu phục vụ Thiên Chúa và phục vụ anh em (x. Gl 5, 13; 1Pr 2, 16; 2Pr 2, 19).
Như vậy, giữa Thiên Chúa và con người có sự liên hệ mật thiết, vì đó là tương quan giữa Tạo Hóa và thụ tạo. Thiên Chúa tạo ra con người, có lý trí, có tự do và trách nhiệm, chứ không hề làm ra con người như kiểu người thợ mộc đóng một cái bàn, đóng xong rồi đặt đâu nằm đó... . Tạo dựng là thiết lập một tương quan, cùng một lúc với hiện hữu, Thiên Chúa ban cho con người được tự do. Xét theo hiện hữu, con người hoàn toàn lệ thuộc vào Ðấng Tạo hóa. Tuy nhiên, một sự lệ thuộc như thế không hề phá hủy bản chất của con người, vốn là con người có lý trí và tự do.
Thiên Chúa tạo dựng con người như một hữu thể tự do và tôn trọng tự do của con người. Cho nên, dù lệ thuộc hoàn toàn vào Ngài trong hiện hữu, con người vẫn là một nhân vị có tự do. Con người sẽ không còn là con người tự do nếu Thiên Chúa tước đoạt tự do ấy. Nói cách khác, con người thuộc về Thiên Chúa không như một sự vật, mà như một nhân vị có tự do. Công Ðồng Vaticano II đã khẳng định rằng : con người là tạo vật duy nhất được Thiên Chúa tạo dựng cho chính nó. Phẩm giá con người, tự do con người bắt nguồn từ Ðấng Tạo Hóa. Như vậy, nhìn nhận Thiên Chúa không phải là chối bỏ, nhưng là một khẳng định về phẩm giá và tự do của con người.
Tóm lại : Qua việc nghiên cứu những sự kiện căn bản của tự do, Mặc dù người nghiên cứu không đi sâu vào từng khía cạnh cụ thể của tự do, nhưng chỉ muốn đóng góp một phần vào việc xác định lại quyền tự do của con người. Với mặc khải Thánh Kinh và sự khẳng định của Thánh Công Ðồng Vaticano II trong Hiến Chế "Mục Vụ về Giáo Hội trong thế giới này nay" (GS). Ðã cho chúng ta thấy được sự kiện, nguồn gốc, nghịch lý, phức tạp và sự giải phóng của tự do. Tất cả sự kiện đó cũng đã được đưa vào nội dung của sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo (1992), nội dung mà chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu ở chương IV.
CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU TỰ DO LUÂN LÝ KI-TÔ GIÁO
THEO SÁCH GIÁO LÝ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO 1992
I. GIỚI THIỆU
Trước khi bước vào việc nghiên cứu _ phân tích. Chúng ta tìm hiểu khái quát những nét đặc trưng của luân lý Ki-tô giáo theo sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo (1992). Sách này được ban hành cách đây chín năm. Và vì đây chỉ là giới thiệu khái quát nên chúng ta không đi sâu vào toàn bộ nội dung của các vấn đề cách cụ thể. Trừ phần tự do thuộc phạm vi luân lý, là đề tài mà chúng ta cần nghiên cứu _ phân tích.
Nhận xét đầu tiên mà sách Giáo lý nêu bật là mối tương quan giữa luân lý (ở phần thứ ba của SGL) với các phần khác : Chúng ta thấy rằng luân lý Ki-tô giáo gắn liền với tín lý (ở phần thứ nhất SGL), nhìn trong khung cảnh của lịch sử cứu độ, qua trung gian Ðức Ki-tô, Thiên Chúa đã mặc khải cho chúng ta biết ý định của Ngài, và kêu mời chúng ta vào chia sẻ hạnh phúc của Ngài (nội dung chính của phần thứ nhất SGL); Chúng ta đón nhận lời mời gọi ấy qua đức tin, một đức tin diễn tả bằng nếp sống.
Như vậy, phần luân lý được coi như là sự đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa, và được gọi là "Ðời sống trong Ðức Ki-tô". Hơn nữa, Thiên Chúa không những chỉ mời gọi chúng ta bằng lời hô hào, nhưng Ngài còn ban cho chúng ta có khả năng để tiến lên với Ngài.
Ðó là lý do của sự liên hệ giữa luân lý với phần bí tích (phần hai của SGL). Nó muốn cho chúng ta biết rằng đời sống luân lý không chỉ gồm những cố gắng tự sức riêng của con người, mà còn có ơn Chúa giúp nữa ; chúng ta có thể nói theo cách tương tự khi bước sang phần bốn của Sách Giáo Lý, phần này dành cho sự cầu nguyện, nơi mà chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa để hàn thuyên, yêu mến, tạ ơn, thờ lạy, cầu xin những ơn cần thiết.
Một vài nhận xét trên đây, cho chúng ta thấy : một nền độc đáo của luân lý Ki-tô giáo mà sách Giáo lý muốn trình bày, có nét độc đáo, vì nó dựa trên mặc khải đặc biệt của Thiên Chúa về con người mà Ðức Ki-tô đã mang lại. Chính Ðức Ki-tô đã cho chúng ta thấy thiên chức cao quí của con người : con người được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chuúa và được mời gọi cùng chia sẻ hạnh phúc với Chúa. Dựa trên mặc khải này, chúng ta biết Thiên Chúa là Cha. Ý thức về mối liên hệ giữa Cha con không chỉ làm thay đổi tâm tình của chúng ta (tin, cậy, mến) mà còn làm thay đổi các tương quan khác nữa : ta phải đối xử với tha nhân như anh em, con cái cùng một gia đình, một Cha trên trời, và tôn trọng mọi phẩm giá của họ.
Thế nên, đời sống luân lý Ki-tô giáo là đời sống trong Ðức Ki-tô, dựa vào lời dạy, và vào gương sáng của Ngài : "Ngài là đường, là sự thật, là sự sống" (Ga 14, 6). Sau cùng, Thánh Thần là tình yêu được ban cho ta sống trong tinh thần con thảo của Chúa chứ không phải như tôi tớ sợ sệt trước bao cấm đoán của ông chủ. Và một khi đã đón nhận Ðức Ki-tô, thì phải sống sao cho "xứng đáng với Tin Mừng Chúa Ki-tô" (x. Pl 1, 27), phải kết hợp với Ngài và sống theo mẫu mực của Ngài (x. Ga 13, 12-16). Ðức tin mà chúng ta tuyên xưng và cử hành, phải đưa đến một lối sống cụ thể và phù hợp, xứng đáng với danh nghĩa Ki-tô hữu ; sống và làm đúng theo chân lý Thiên Chúa dạy (x. Ga 3, 21). Muốn được như vậy, chúng ta cần phải tìm hiểu về đời sống luân lý.
Và trong phần luân lý, sách Giáo Lý cho chúng ta thấy những nền tảng cơ bản của đời sống luân lý Ki-tô giáo như : tự do, lương tâm, tội lỗi ...và sau đó, sách Giáo Lý tập trung vào Thập Giới như những chỉ dẫn cụ thể cho cuộc sống hằng ngày. Nhưng trong phần này, chúng ta chỉ nghiên cứu _ phân tích ở một nền tảng cơ bản đầu tiên đó là "tự do". vì tự do cũng rất quan trọng trong việc phát triển luân lý, và "sẽ không có luân lý nếu vắng bóng tự do" (x. Mgr André _ Mutien LEONARD-1994- Chất Vấn Luân Lý, trang 42).
II. NHÌN CÁCH TỔNG QUÁT
_ Trong sách Giáo Lý, phần thứ ba (Ðời Sống đức tin trong Chúa Ki-tô); đoạn thứ nhất (ơn gọi làm người ; Sống trong Thánh Thần) ; thuộc chương một (Phẩm giá con người); _ ở mục 3 : đã trình bày tất cả là 19 số, trong đó : 13 số (1730-1742) là phần nội dung chính, còn 6 số còn lại (1743-1748) là phần tóm lược.
_ Trong mục 3 này : Ðược chia làm bốn phần rõ rệt. Trong đó : có hai phần nhỏ và hai phần lớn.
+ Hai phần nhỏ : phần thứ nhất ở số 1730, có thể coi như là phần dẫn nhập để giới thiệu về tự do đích thực của con người ; phần thứ hai ở các số từ 1743-1748, là phần tóm lược (hay kết luận).
+ Hai phần lớn :
_ Phần I tự do và trách nhiệm : gồm 9 số (1734-1738).
_ Phần II tự do của con người trong nhiệm cục cứu độ : gồm 4 số (1739-1742) được chia đều cho 4 mục nhỏ :
Tự do và tội lỗi (1739)
��� Tự do bị đe dọa (1740)
Giải thoát và cứu độ (1741)
Tự do và ân sủng (1742)
III. NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH NỘI DUNG :
A/ Tự Do Ðích Thực Của Con Người (1730) :
Phần này được coi là phần dẫn nhập. Ðoạn mở đầu với lời khẳng định : Chính Thiên Chúa tạo dựng con người có lý trí và tự do, nhờ đó con người có sáng kiến và làm chủ hành vi của mình. Tự do là khả năng hành động hoặc không hành động, làm cái này hay làm cái kia, chọn lựa sự thiện hay sự ác, có thể tăng trưởng tới sự toàn thiện hoặc suy sụp trong tội lỗi. Tự do cũng là nguồn mạch sinh ra khen thưởng hoặc quở phạt, có công hay đáng tội. Khi chọn bất tùng phục hoặc chọn lựa sự ác là ta lạm dụng tự do, và làm cho mình "nô lệ tội lỗi" (x. Rm 6, 17). Trái lại, khi ta càng làm điều thiện, ta càng tự do hơn. Như vậy, con người chỉ thực sự tự do đích thực khi phục vụ điều thiện và phục vụ sự công chính; và tự ấy chỉ đạt tới sự toàn hảo khi họ tìm kiếm Ðấng Tạo _ Hóa và tự nguyện gắn bó với Người. Ðể khẳng định một cách mạnh mẽ, sách Giáo Lý cũng có hai lần dẫn câu khẳng định của Gaudium et Spes số 17 và của thánh Irênê, chống lạc giáo 4, 4, 3.
B/ Tự Do Và Trách Nhiệm :
Ở số 1731, có viết "Tự do là khả năng bắt nguồn từ lý trí và ý chí, để hành động hay không hành động... nhờ đó, con người có thể thực hiện những hành vi có ý thức". Nhờ có ý chí tự do, con người tự quyết định bản thân. Nhờ tự do, con người phát triển và trưởng thành trong chân lý và sự thiện. Tự do đạt tới mức hoàn hảo khi qui hướng về Thiên Chúa, nguồn hạnh phúc của chúng ta. Tất cả những sự kiện, theo đó chính tự do cấu tạo ra con người hay nhiệm vụ.
Như vậy, có nghĩa là, tới đây chúng ta đứng ở nguồn cội luân lý. Trước hết, bởi vì chỉ có tự do mới cho phép được chọn lựa. Và do đó, có trách nhiệm. Tiếp đến, bởi vì luân lý lấy hạnh phúc của con người như là thượng đích, tức cái đích mà con người mình nhắm tới, nghĩa là sự nảy nở (triển nở) của con người trong tự do. Ðây chính là điểm sáng nối kết tất cả mọi nền luân lý (đọc Ðnl 15, 12-15) x. Th. Rey_Mermet, C.S.S.R. TIN, Nhãn Quan Mới Từ Luân Ly, 1992, quyển I, tập 2 trang 179, Do Phạm Minh Thiện, C.S.S.R dịch).
1. Tầm Quan Trọng Của Lý Trí, Ý Chí, Ý Thức, Quyết Ðịnh
Ở đâu có hành vi tri thức, suy tư, ở đó có hoạt động của não bộ và thần kinh, nhưng không vì thế mà tri thức chỉ là hiện tượng sinh lý. Và ở đó còn phải có quyết định, hành động và áp dụng những định luật sinh cơ lý hóa, nhưng không phải vì thế mà chỉ có tất yếu chứ không có tự do. Bởi vì khi làm gì, người ta cũng thấy mình có thể không làm ; và làm rồi, người ta ý thức trách nhiệm của mình về việc làm đó ; dư luận, cảnh sát và tòa án đều dựa vào những hành động đó để nghĩ về họ.
Nền tảng của hành động tự do là ở ý thức và quyết định. Nên khi anh vì điên dại mà giết người, vì bị trói mà không thể cứu người, thì không ai quy trách nhiệm cho anh cả (SGL 1735).
Nói cách khác, con người chỉ có trách nhiệm khi hành động tự mình. Con người có tự do cũng là con người có trách nhiệm về cách mình sống, nghĩa là có bổn phận làm lành lánh ác (SGL, số 1732). Ðiều nào lành, điều nào ác, thì đôi khi còn tùy theo cách nhìn của mỗi nền văn hóa, tùy theo sự suy xét của mỗi người (SGL, 1735), chứ phân biệt thiện ác thì ai có trí khôn cũng biết : thiện là điều đáng làm, ác là điều phải tránh. Nguyên tắc này bất biến và không thể lật ngược do bất cứ ai, bất cứ dân tộc hay thời đại nào.
Cưỡng bách luân lý không do tôi, vì nó ép xuống từ trên tôi. Lẽ phải không chỉ là điều thuận lý, vì có những điều thuận lý như : 2 với 2 là 4, không phải là điều thiện, điều đáng phải làm. Cưỡng bách luân lý cũng không do dư luận và xã hội, vì đôi khi bổn phận đòi tôi phải đi ngược dư luận và bất chấp cái lợi của tập thể. Cũng không phải do một khống chế bệnh hoạn, vì trách nhiệm giả thiết tự do. Vả lại, còn sắc thái luân lý của cưỡng bách nữa.
Một cưỡng bách khách quan và tuyệt đối như thế chỉ có thể phát xuất tự một Ý chí tuyệt đối, ý chí ấy là một với chính sự thiện, tức là Thiên Chúa. Và chỉ khi nào ý chí của tôi tuân phục Thiên Chúa, làm điều thiện thì tôi mới được tự do đích thực. Ngược lại, lạm dụng tự do làm điều xấu là trở nên "nô lệ cho tội lỗi" (SGL, 1732).
Sống theo tiếng nói lương tâm cũng là sống cho ra người. Nó khiến tôi xứng đáng lên như một con người, khiến tôi leo thang dần về phía cái chính mình lý tưởng của tôi. Xấu hay tốt là do tôi, và khả năng làm nên mình đó khiến tôi đáng được tôn kính như một con người, một bản vị, và đó là nhân phẩm.
2. Vì Ðược Tự Do Nên Có Trách Nhiệm (số 1735).
_ Một khi đã được tự do lựa chọn, thì đương nhiên phải nhận lấy hậu quả sự lựa chọn của mình (số 1732, 1736, 1737). Tự do bao giờ cũng kèm theo trách nhiệm. Trách nhiệm chính là bổn phận phải trả lẽ về việc mình làm và chịu hậu quả của việc làm đó.
_ Con người phải trả lẽ về việc mình làm :
a/ Với lương tâm : (số 1736)
Sau mỗi hành vi, lương tâm ta lên tiếng trước hết. Lương tâm xét xử chẳng những các việc ta thực sự đã làm mà cả những việc ta định làm mà không thành.
Tuy nhiên, cũng có lương tâm bị lệch lạc
b/ Với tha nhân :
Ta bị dư luận phê phán về các việc mình làm, mặc dầu sự phê phán này nhiều khi có thể rất phiến diện vì chỉ căn cứ vào bề ngoài.
c/ Với Thiên Chúa : (số 1738)
Thiên Chúa là thẩm phán tối cao và không thể sai lầm. Thiên Chúa cho ta sống và hoạt động. Do đó, ta phải trả lẽ trước mặt Ngài về toàn bộ những việc làm trong đời ta, nếu chúng ta sống và làm không phù hợp với thánh ý Chúa.
3. Chỉ Có Trách Nhiệm Khi Ðược Tự Do (số 1734 và 1736. 1738)
_ Thiên Chúa rất công bình. Ngài chỉ buộc ta trả lẽ về những việc chính ta suy tính và tự do quyết định (1738). Trách nhiệm của ta nặng hay nhẹ là tùy ta ý thức và ưng thuận nhiều hay ít. Càng ý thức và càng chủ tâm thì trách nhiệm càng lớn (1735. 1736. 1737).
Cùng phạm một lầm lỗi như mọi người, người Ki-tô hữu có trách nhiệm lớn hơn, vì lương tâm người Ki-tô hữu được giáo dục tinh tế hơn và được ân sủng hỗ trợ nhiều hơ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tự do theo sách giáo lý công giáo.docx