Tư duy lại về khái niệm giàu có

Thập niên 1990 là thời gian tồi tệ khi luồng viện trợ bị suy kiệt, và MDG

vào năm 2000 là một nỗ lực kêu gọi sự quan tâm của toàn thế giới đối

với những nhu cầu thiết yếu của người nghèo.

Và thật đáng ngạc nhiên là MDG đã vận hành khá thành công. Các

luồng viện trợ phát triển đã được phục hồi, phần lớn nợ của các nước

nghèo đã được xóa bỏ, và có nhiều thành công, ví dụ như giáo dục tại

Tanzania, nơi mà tỷ lệ người biết chữ trên tổng dân số ở mức 52% vào

năm 1991 đã tăng lên tới 98% trong những năm gần đây.

pdf7 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2061 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tư duy lại về khái niệm giàu có, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tư duy lại về khái niệm giàu có Giàu có thì thực sự tốt hơn là nghèo khổ, theo nghĩa là con người được bảo đảm an toàn về cơ thể và có một số tự do lựa chọn cho cuộc đời của họ để có thể hạnh phúc hơn. Nhưng chúng ta cần tư duy lại một cách cẩn thận về cách chúng ta định nghĩa sự giàu có. Các nước giàu có thay đổi hành vi “Tôi đã từng nghèo khổ và đã từng giàu có. Dù sao thì giàu có vẫn tốt hơn”. Hình như Ella Fitzgerald hay Sophie Tucker – hai ngôi sao sáng của nền âm nhạc Hoa Kỳ - đã từng nói vậy. Từ ngày 20 tới ngày 22/9 tới đây, trong khuôn khổ hội nghị thường niên của Đại hội đồng Liên hợp quốc diễn ra tại New York, hầu hết các nhà lãnh đạo trên thế giới sẽ cùng nhau xem xét lại sự tiến triển của “Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ” (MDG) mà Liên hợp quốc đã đề xướng cách đây 10 năm, và thúc đẩy MDG mạnh mẽ hơn nữa trong thập niên tiếp theo. Tất cả những người tham gia chiến dịch chống lại nghèo đói trên toàn cầu đều nhận xét rằng những thay đổi của hiện trạng nghèo đói trên thế giới đều quá nhỏ bé và chậm chạp. Tuy nhiên, thực tế có lẽ không tồi tệ đến vậy. Phần lớn các nước nghèo nhất đều đã đạt được những cải thiện đáng kể trong việc tiếp cận nước sạch, phổ cập giáo dục và giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Sự tiến triển này, một phần là do nỗ lực của chính các nước nghèo, nhưng phần quan trọng không kém là sự thay đổi hành vi của các nước giàu có. Trong suốt thời gian từ thập niên 1960 tới thập niên 1980, viện trợ cho các nước đang phát triển được định hướng bởi sự cạnh tranh về tầm ảnh hưởng toàn cầu trong Chiến tranh Lạnh. Do vậy, khi Chiến tranh Lạnh kết thúc vào những năm 1989-1990, thì viện trợ phát triển cũng biến mất. Thập niên 1990 là thời gian tồi tệ khi luồng viện trợ bị suy kiệt, và MDG vào năm 2000 là một nỗ lực kêu gọi sự quan tâm của toàn thế giới đối với những nhu cầu thiết yếu của người nghèo. Và thật đáng ngạc nhiên là MDG đã vận hành khá thành công. Các luồng viện trợ phát triển đã được phục hồi, phần lớn nợ của các nước nghèo đã được xóa bỏ, và có nhiều thành công, ví dụ như giáo dục tại Tanzania, nơi mà tỷ lệ người biết chữ trên tổng dân số ở mức 52% vào năm 1991 đã tăng lên tới 98% trong những năm gần đây. Và một điều còn quan trọng hơn cả viện trợ, đó là các siêu cường đã ngừng ủng hộ giới cầm quyền độc tài và tham nhũng tại các nước đang phát triển. Trước kia, các siêu cường đã ủng hộ giới cầm quyền đó để lôi kéo họ về phe của mình. Nhưng điều này đã chấm dứt cùng với sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh. Hố sâu ngăn cách giàu - nghèo Lãnh đạo tốt hơn và nền chính trị trong sạch hơn đã góp phần quan trọng vào quá trình phát triển, đặc biệt là tại châu Phi. Ghana đã giảm một nửa tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em kể từ năm 1990. Một số mục tiêu của MDG, như giảm một nửa số người không thể tiếp cận với nước sạch, có thể đạt được vào năm 2015. Trung Quốc và Ấn Độ - quê hương của một nửa số người nghèo trên Trái đất, đã đạt được các thành tựu giảm nghèo vĩ đại. Chính tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chứ không phải viện trợ phát triển, đã giúp hàng trăm triệu người nghèo của hai quốc gia này thoát khỏi nghèo đói. Mặc dù vẫn còn hàng trăm triệu người khác vẫn đang ở trong tình trạng nghèo khổ, nhưng chúng ta vẫn có quyền lạc quan. Trong suốt hàng nghìn năm lịch sử, phần lớn dân số thế giới tại mọi nơi trên Trái đất đã sống trong cảnh nghèo khổ và dốt nát đến cùng cực. Sau đó, có một nhóm trong số họ - người châu Âu, đã phát hiện ra các công nghệ và cách thức giúp họ trở nên giàu có và đầy quyền lực một cách khó có thể tưởng tượng được. Đã có một thời kỳ trong lịch sử người da trắng tại châu Âu đã hành xử tồi tệ, khi họ chinh phục các dân tộc khác, nhưng nay thì tất cả đã qua. Và chúng ta có thể hướng đến một tương lai thịnh vượng và bình đẳng. Vào năm 2000, dường như MDG là có thể đạt được. Tuy nhiên, trong 10 năm tới, đạt được MDG sẽ khó khăn hơn nhiều. Khó khăn không phải ở tình trạng suy thoái kinh tế, mặc dù đợt suy thoái này đã làm suy giảm mức sống tại nhiều nơi trên Trái đất. Vấn đề nằm ở chỗ gần 7 tỷ dân sẽ không thể sống với cùng phong cách của 1 tỷ dân giàu nhất hiện nay, để tránh những thảm họa môi trường và sinh thái trong tương lai. Nước sạch, giáo dục phổ cập và y tế cho trẻ em là những tiêu chuẩn tối thiểu để hướng tới một đời sống “phát triển” hơn. Tuy vậy, nếu người nghèo đòi hỏi một cuộc sống giống như người giàu hiện nay, thì sự hủy diệt sẽ đến với tất cả chúng ta. Thậm chí chỉ với 1 tỷ người giàu nhất tiếp tục sử dùng các nguồn tài nguyên và tạo ra một lượng chất thải với tốc độ như hiện nay, thì sự hủy diệt đó sẽ đến trong vòng 1 đến 2 thế hệ tiếp theo. Còn nếu 7 tỷ người cũng sống với phong cách của 1 tỷ người giàu nhất kia thì sự hủy diệt sẽ đến trong vòng 1 đến 2 thập niên tới: sự ấm lên toàn cầu và suy thoái tài nguyên sẽ nhanh chóng tràn ngập khắp nền văn minh toàn cầu đang dần hình thành của chúng ta. Dường như đó là một tuyệt lộ mà loài người chúng ta đang cùng đi, bởi vì không dễ gì lấp đầy hố sâu ngăn cách giữa một nhóm nhỏ giàu có và số đông nghèo khổ. Giàu có thì thực sự tốt hơn là nghèo khổ, theo nghĩa là con người được bảo đảm an toàn về cơ thể và có một số tự do lựa chọn cho cuộc đời của họ để có thể hạnh phúc hơn. Nhưng chúng ta cần tư duy lại một cách cẩn thận về cách chúng ta định nghĩa sự giàu có. Theo Ehow

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftu_duy_lai_ve_khai_niem_giau_co_903.pdf
Tài liệu liên quan