TỔ CHỨC SINH HOẠT:
- Hình thức tổ chức: tổ chức sinh hoạt theo nhóm dưới sự hướng dẫn của
nhóm trưởng. Mỗi nhóm từ 5-8 thành viên. Nhóm trưởng được lựa chọn
từ những sinh viên lớn hơn 1-2 khóa học, và đã được hướng dẫn nghiệp
vụ cũng như đã tham gia các nhóm kỹ năng mềm trước đó (nhóm thực tế
hoặc nhóm mô phỏng).
- Thời gian: từ 5 đến 10 lần họp nhóm. 1 tuần họp 1 lần. Thời gian và
địa điểm do nhóm trưởng cùng các bạn thành viên sắp xếp.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1867 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tự tổ chức hoạt động Kỹ năng mềm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tự tổ chức hoạt động Kỹ năng mềm
Trên cơ sở tìm hiểu các lý thuyết về kỹ năng mềm, tâm lý học, giáo dục
học, phương pháp giảng dạy... Hướng nghiệp Việt đã xây dựng nên
chương trình hỗ trợ sinh viên phát triển kỹ năng mềm, chương trình này
đã được áp dụng cho sinh viên của nhiều trường ĐH.
Giữa năm ngoái, Tập đoàn Intel sau một năm khảo sát 2.000 sinh viên
chỉ tuyển dụng được 40 bạn. Trong số đó, phần lớn chỉ đáp ứng 60% yêu
cầu của nhà tuyển dụng. Hầu hết sinh viên bị đánh giá thiếu những kỹ
năng cần thiết. (Trích dẫn từ báo Tuổi Trẻ Online)
Thạc sĩ Trần Đình Lý - giám đốc Trung tâm Hỗ trợ SV và quan hệ
doanh nghiệp (ĐH Nông lâm TP.HCM) - cho biết: một số khảo sát gần
đây tại nhiều doanh nghiệp cho thấy khoảng 60% SV mới tốt nghiệp
phải được các doanh nghiệp đào tạo lại mới có thể làm việc.
Ông còn cung cấp một cuộc khảo sát bỏ túi do chính ông thực hiện: có
60% SV (trong số 80 bạn được hỏi) tại một trường ĐH dân lập ở
TP.HCM trả lời “không yêu thích ngành mình đang theo học, hoặc chỉ
học tạm để luyện thi ĐH lại”. Ông đưa ra nhận xét: “Kỹ năng tự định
hướng bản thân của phần lớn SV rất yếu, nếu không muốn nói là không
biết tự định hướng”.
Ông Lý Trường Chiến - chủ tịch Tập đoàn Trí Tri - nói về một kỹ năng
khác: “Nhiều bạn cứ tưởng mình biết lắng nghe nhưng thật ra không
phải vậy. Kỹ năng nghe đòi hỏi phải biết nghe và biết nói đúng lúc”. Câu
chuyện này có lẽ không quá xa lạ, nhất là với những tân cử nhân khi đi
phỏng vấn xin việc. Còn TS Lê Đạt Thành - Công ty TNHH Du Pont
VN - bổ sung: “Các bạn cứ quan niệm học là phải vào lớp, trong khi kỹ
năng học hỏi quan sát từ thực tế, nhặt cái hay của chính đồng nghiệp
xung quanh thì hầu như rất ít người làm được vì tâm lý chung không ai
muốn tự nhận mình dở hơn người khác”.
Trong khi đó, giám đốc Công ty ứng dụng khoa học tâm lý Hồn Việt -
thạc sĩ Nguyễn Thị Tâm - khẳng định: “Rất đông bạn trẻ hiện nay bị
hỏng kỹ năng tự khám phá bản thân, điều này đúng ra phải được hướng
dẫn ngay khi bước vào tuổi mới lớn, chứ không phải trở thành SV mới
đi tìm”.
Tuy nhiên hiện nay các hoạt động hướng nghiệp và hoạt động phát triển
kỹ năng mềm dù được quan tâm nhưng ít có chương trình được tổ chức.
Để hỗ trợ sinh viên phát triển các kỹ năng mềm và các hoạt động hướng
nghiệp. Hướng nghiệp Việt đã nghiên cứu xây dựng các nội dung cùng
cách thức tổ chức các hoạt động phát triển kỹ năng mềm, hoạt động
hướng nghiệp dành cho sinh viên. Đã áp dụng thí điểm thành công tại
một các trường ĐH (ĐH Nông Lâm, ĐH SPKT tp.HCM, ĐH. CNTT...).
VẤN ĐỀ KỸ NĂNG MỀM
Đối với một cá nhân, hay ở tư cách là một sinh viên có rất nhiều hoạt
động khác nhau luôn diễn ra:
- học tập tại trường
- nghiên cứu khoa học
- giao lưu bạn bè, sinh hoạt đời sống
- hòa nhập môi trường làm việc
- hòa nhập môi trường xã hội
-...
Làm sao để việc học dễ dàng hơn, làm sao hòa nhập môi trường thuận
lợi, làm sao để học hiệu quả, làm cách nào để yêu thích công việc hiện
tại và nắm được lý tưởng ngành nghề, làm sao để giao tiếp tốt với đồng
nghiệp, bạn bè, giáo viên để trao đổi các vấn đề chuyên môn... và nhiều
vấn đề khác không nằm trong chương trình đào tạo của nhà trường,
nhưng lại khá cần thiết. Đó chính là KỸ NĂNG MỀM.
Kỹ năng mềm đóng vai trò chất xúc tác quan trọng giúp cá nhân tìm
kiếm những điều kiện thuận lợi, những cơ hội để phát triển năng lực
chuyên môn, và hòa nhập môi trường làm việc sản xuất một cách dễ
dàng và thuận lợi. Và ít nhiều, những kỹ năng mềm cũng giúp sinh viên
có được những thuận lợi trong đời sống hàng ngày và trong quan hệ xã
hội.
Như vậy, việc được trang bị kỹ năng mềm sẽ giúp sinh viên dễ dàng
thích ứng hòa nhập môi trường. Việc trang bị kỹ năng mềm càng sớm
càng có lợi cho sinh viên. Vì khi đó, sinh viên có được động lực, sự tự
tin, lý tưởng để theo đuổi ngành nghề. Sinh viên biết tạo cho mình
những điều kiện thuận lợi để hỗ trợ phát triển năng lực ngành nghề (như
có khả năng giao tiếp để trao đổi chuyên môn cùng bạn bè, trao đổi
chuyên môn với giảng viên chuyên ngành....)
Để có được kỹ năng mềm cần phải thực hiện đồng thời việc tiếp thu kiến
thức - hướng dẫn về các kỹ năng, đồng thời phải rèn luyện - luyện tập để
hình thành nên kỹ năng. Trên cơ sở tìm hiểu các lý thuyết về kỹ năng
mềm, tâm lý học, giáo dục học, phương pháp giảng dạy... Hướng nghiệp
Việt đã xây dựng nên chương trình hỗ trợ sinh viên phát triển kỹ năng
mềm, chương trình này đã được áp dụng cho sinh viên của nhiều trường
ĐH.
TỔ CHỨC SINH HOẠT:
- Hình thức tổ chức: tổ chức sinh hoạt theo nhóm dưới sự hướng dẫn của
nhóm trưởng. Mỗi nhóm từ 5-8 thành viên. Nhóm trưởng được lựa chọn
từ những sinh viên lớn hơn 1-2 khóa học, và đã được hướng dẫn nghiệp
vụ cũng như đã tham gia các nhóm kỹ năng mềm trước đó (nhóm thực tế
hoặc nhóm mô phỏng).
- Thời gian: từ 5 đến 10 lần họp nhóm. 1 tuần họp 1 lần. Thời gian và
địa điểm do nhóm trưởng cùng các bạn thành viên sắp xếp.
Hướng nghiệp Việt xây dựng các nội dung, kịch bản hoạt động và hướng
dẫn nghiệp vụ dành cho các bạn nhóm trưởng. Các bạn nhóm trưởng là
các bạn sinh viên tình nguyện, hoặc nhóm sinh viên đứng ra phụ trách.
Vì vậy, thời gian hoạt động, địa điểm hoạt động do các bạn nhóm
trưởng/nhóm sinh viên tình nguyện lên kế hoạch và tổ chức. Hướng
nghiệp chỉ phụ trách hướng dẫn nghiệp vụ, cung cấp tài liệu, theo dõi và
đánh giá các hoạt động dành cho nhữn.
CÁC BUỔI SINH HOẠT:
- Nội dung sinh hoạt cùng các kịch bản do HƯỚNG NGHIỆP VIỆT
cung cấp.
- Thời gian họp mỗi buổi từ 45 phút đến 80 phút được chia làm 2 phần:
phần trao đổi về chuyên môn (tin học, phương pháp làm việc nhóm,
phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu nghề) và sinh hoạt mềm (làm quen,
văn nghệ, trao đổi về quan điểm, tư tưởng, các vấn đề xã hội...).
CÁC BƯỚC TỰ TỔ CHỨC:
1. Liên hệ Hướng nghiệp Việt để được hướng dẫn
2. Hướng nghiệp Việt hướng dẫn nghiệp vụ (trực tiếp và trực tuyến): các
nhóm trưởng được tham gia mô phỏng các mô hình nhóm, và luyện tập
điều hành nhóm.
3. Lập nhóm, mỗi nhóm từ 5-8 thành viên, số lượng như vậy là vừa đủ
để mọi bạn đều có thể tham gia các hoạt động. Các bạn trong nhóm chưa
biết nhau thì càng tốt, hạn chế có hơn 3 người cùng một lớp; nếu có nam
và nữ thì càng tốt. Thành viên trong nhóm phải nhỏ hơn nhóm trưởng từ
1-2 khóa. Bước này là bước rất dễ thực hiện, thường thì chỉ tốn 30 phút
để gặp gỡ, thông báo, nhân đăng ký. Tuy nhiên, những bạn chưa làm cho
rằng bước này rất khó.
4. Thống nhất thời gian, địa điểm cùng các bạn thành viên và tiến hành
các buổi sinh hoạt kỹ năng mềm theo nhóm dưới sự điều hành của nhóm
trưởng.
5. Thống kê, báo cáo các hoạt động về Hướng nghiệp Việt sau mỗi buổi
sinh hoạt, và đồng thời, phản hồi các khó khăn mà các bạn nhóm trưởng
gặp phải, cũng như khó khăn và hiệu quả mà các thành viên lĩnh hội
được.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tu_to_chuc_hoat_dong_ky_nang_mem_3363.pdf