MỤC LỤC
I.MỞ ĐẦU 6
II. NỘI DUNG 9
1. Quan điểm lý luận 9
1.1 Ý nghĩa của vấn đề chống tham nhũng 9
1.2 Quan điểm mới của thế giới
và Việt Nam hiện nay 11
1.3 Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Về phòng chống tham nhũng 13
2. Vấn đề tham nhũng ở Việt Nam 20
2.1 Thực trạng 20
2.2 Đặc điểm 27
2.3 Nguyên nhân 30
3. Kết luận – kiến nghị 32
3.1 Kết luận 32
3.2 Kiến nghị 33
III. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
29 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2180 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh và tham nhũng ở nước ta, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một bộ phận không nhỏ cán bộ có chức, có quyền, mà biểu hiện của nó là bất Liêm. Vì bất Liêm mà tham ô, tham nhũng đã trở thành quốc nạn, quốc sỉ đang làm lệch chuẩn những mục tiêu tốt đẹp của CNXH, làm băng hoại đạo đức – phong hóa, làm cho dân không yên, đe dọa đến sự an nguy của chế độ… Vì vậy, hơn lúc nào hết hiện nay toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải ra sức thực hành chữ Liêm.
Vào năm 1952, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang ở giai đoạn quyết liệt, vậy mà Bác vẫn phải vạch mặt một loại kẻ thù khá nguy hiểm “nằm trong các tổ chức của ta”, đây là một mặt trận không thể một phút buông lơi vũ khí. Khi cách mạng đã giành thắng lợi, vấn đề càng trở nên cấp thiết, đúng như Bác Hồ đã nói: “Có những người trong lúc đấu tranh thì hăng hái, trung thành không sợ nguy hiểm, không sợ cực khổ, không sợ quân địch, nghĩa là có công với cách mạng; song, đến khi có ít nhiều quyền hạn ở trong tay thì đâm ra kiêu ngạo, xa xỉ, phạm vào tham ô, lãng phí, quan liêu không tự giác, cho nên biến thành người có tội với cách mạng… Có những người miệng thì nói: phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân, nhưng về vật chất, dễ dàng phạm vào tham ô, lãng phí, hại đến tổ quốc, nhân dân…”
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm chỉ ra bản chất của tệ quan liêu, tham nhũng, nguồn gốc nguyên nhân phát sinh, phát triển của tham nhũng cũng như tính phức tạp của cuộc đấu tranh phòng chống các tệ nạn này. Ngay trong quá trình đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã công khai vạch trần, lên án nạn tham nhũng trong bộ máy chính quyền thực dân ở Việt Nam. Trong tác phẩm "Bản án chế độ thực dân pháp " Người đã dành hẳn một chương để viết về nạn tham nhũng trong bộ máy cai trị, trong đó vạch trần những hành vi tham nhũng của những kẻ luôn tự xưng là "Quan phụ mẫu" của dân. Người đã chỉ ra thói phung phí tiền của dân cho việc tham quan, triển lãm, ăn uống, tiếp khách, giải trí mua sắm biệt thự, xe cộ và những thủ đoạn nhằm rút tiền từ việc nhận thầu các công trình xây dựng, làm đường, khai man để chi tiêu, sử dụng của nhân viên nhà nước vào làm việc riêng. Chính thói tham lam, xa hoa, vô độ của bọn cai trị đã làm cho những gánh nặng thuế khóa trên đôi vai của người dân thuộc địa càng trĩu xuống và buộc họ phải đấu tranh lật đổ chế độ cai trị của chủ nghĩa đế quốc thực dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng tệ tham ô, lãng phí vốn là căn bệnh “tứ chứng nan y” của mọi nhà nước và bất kỳ một nhà nước nào nếu như mà các hoạt động của bộ máy nhà không được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của nhân dân thì khó tránh khỏi tình trạng tham ô, lãng phí, Người đã sớm vạch ra một số hành vi tham nhũng mà công chức nhà nước thường dễ mắc phải, đó là tham ô của công, đục khoét của dân, lợi dung của chung ăn hối lộ, Người đã nêu lên những lỗi lầm rất nặng nề mà các nhân viên nhà nước đã phạm phải như: Trái phép, cậy thế, hủ hoá, tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo. Người kịch liệt lên án thói cậy thế: "Cậy mình ở trong ban này nọ ngang tàng phóng túng muốn sao làm vậy, coi khinh dư luận không nghĩ đến dân, quên rằng dân đã bầu mình ra để làm việc cho dân, chứ không cậy thế với dân", "Đứng về phía cán bộ mà nói tham ô là ăn cắp của công làm của tư, đục khoét của nhân dân, ăn bớt của bộ đội, tiêu ít mà khai nhiều, lợi dụng của chung của Chính phủ để làm quỹ riêng cho địa phương mình, đơn vị mình cũng là tham ô", "Tham ô là hành động xấu xa nhất, tội lỗi nhất trong xã hội. Tham ô là trộm cắp của công, chiếm của công làm của tư. Nó làm hại đến sự nghiệp xây dựng nước nhà, hại đến công việc cải thiện đời sống của nhân dân, hại đến đạo đức cách mạng của cán bộ và công nhân".
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ rất sớm chỉ ra hình dáng, bản chất của tệ nạn tham nhũng, quan liêu, lãng phí, tính phức tạp của cuộc đấu tranh chống lại các tệ nạn này mà Người còn thể hiện tinh thần đấu tranh kiên quyết với các tệ nạn đó trong việc tổ chức chỉ đạo phòng chống tham nhũng. Người phát động quần chúng nhân dân tiết kiệm chống lãng phí, mặt khác Người yêu cầu mọi cán bộ nhà nước phải rèn luyện tư tưởng đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, phải cần kiệm liêm chính, chí công, vô tư. Người cho rằng: "những người trong các công sở từ làng cho đến Chính phủ trung ương đều có nhiều hoặc ít quyền hành, đều dể tìm dịp phát tài hoặc xoay tiền của chính phủ, hoặc đục khoét nhân dân. Nếu không giữ đúng cần kiệm, liêm chính, chí công thì trở nên hủ hóa, biến thành sâu mọt của dân”. Bên cạnh đó Người còn chỉ ra rằng: "Chống tham ô lãng phí và bệnh quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như việc đánh giặc trên mặt trận. Đây là mặt trận tư tưởng và chính trị muốn chống tham ô lãng phí, quan liêu thì phải dân chủ, phê bình và tự phê bình, làm cho mọi người biết tự phê bình mình và giám phê bình người. Phải để cho người phụ trách thấy, để quân chúng thấy, tham ô, lãng phí, không thể nẩy nở được”. Vì vậy, chống tham ô, lãng phí, quan liêu tốt thì những người cán bộ trước hết phải hiểu rằng: "Nếu chính mình tham ô bảo người ta liêm khiết có được không? Không được. Mình trước hết phải siêng năng, trong sạch thì mới bảo người ta trong sạch được. Phải thấy kẻ địch trong mình ta nó mạnh lắm. Nó vô hình, vô ảnh, không dàn ra thành trận, luôn luôn lấn lút trong mình ta. Nó khó thấy, khó biết, nên khó tránh. Nhưng đã biết thì kiên quyết làm”. Chống tham ô, lãng phí, quan liêu là cách mạng nên đi đôi với giải pháp chỉ đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng toàn dân, toàn diện, Người đã kiên quyết xây dựng và kiện toàn tổ chức bộ máy chống tham nhũng. Ngay sau khi dành được chính quyền hơn 80 ngày, ngày 23/11/1946 Hồ Chủ tịch đã ký sắc lệnh số 64 về việc thành lập Ban thanh tra đặc biệt, sắc lệnh này quy định Ban thanh tra đặc biệt có quyền "đình chỉ, bắt giam bất cứ nhân viên nào trong UBND hay của Chính phủ đã phạm lỗi trước khi mang ra Hội đồng chính phủ hay tòa án đặc biệt xét xử. Tịch biên hoặc niêm phong tang vật và dùng mọi cách điều tra để lập một hồ sơ mang một phạm nhân ra tòa án đặc biệt". Đến ngày 18/ 01/1949, sắc lệnh số: 138/SL về tổ chức thanh tra Chính phủ đã quy định thêm chức năng "thanh tra cả ủy ban kháng chiến hành chính và viên chức về phương diện liêm khiết ". Ngoài việc ký sắc lệnh về tổ chức thanh tra đặc biệt là tổ chức có tính chất chuyên trách chống tham nhũng, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường phát động các cuộc vận động có tính chất chống tham nhũng thông qua triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các quyết định của Chính phủ, của Quốc hội như phát động phong trào" ba xây, ba chống"... Trong các cuộc hội nghị ,các cuộc gặp mặt các cán bộ, công chức tầng lớp nhân dân... Người luôn luôn nói đến đạo đức cách mạng, giáo dục tinh thần cần, kiệm, liêm, chính chống lãng phí, tham ô, chống bệnh quan liêu mệnh lệnh, kéo bè, kéo cánh...
Bên cạnh các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, Người cũng còn rất chú trọng đến việc xử lý các hành vi tham nhũng, kiên quyết trừng trị bọn tham nhũng cho dù những kẻ đó ở vị trí nào trong xã hội. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký bản án tử hình đại tá Trần Dụ Châu, Cục trưởng Cục Quân nhu đã tham ô tài sản của quân đội, ăn chơi sa đọa. Qua sự việc này, thái độ kiên quyết đấu tranh với tệ nạn tham nhũng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đem lại hiệu quả cao trong việc giáo dục đức liêm khiết của cán bộ cách mạng. Hồ Chí Minh coi tham ô, lãng phí là “giặc nội xâm”, “giặc ở trong lòng” thứ giặc nguy hiểm hơn giặc ngoại xâm. Người phê bình những người “lấy của công dùng vào việc tư, quên cả thanh liêm, đạo đức”. Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh là: “Tham ô, lãng phí và bệnh quan lieu, dù cố ý hay không, cũng là bạn động minh của thự dân và phong kiến… Tội lỗi ấy cũng nặng như tội lỗi Việt gian, mật thám”. Ngày 27/11/1946, Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh ấn định hình phạt tội đưa và nhận hối lộ với mức từ 5 đến 20 năm tù khổ sai và phải nộp phạt gấp đôi số tiền nhận hối lộ. Ngày 26/1/1946, Hồ Chí Minh kí lệnh nói rõ tội tham ô, trộm cắp của công dân là tội tử hình.
Nhìn lại lịch sử gần 60 năm xây dựng và phát triển đất nước, việc phòng, chống tham nhũng luôn luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm nhằm giáo dục, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho cán bộ, công chức, xây dựng chính quyền liêm khiết. Hiện nay sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã, đang làm thay đổi bộ mặt của đất nước và đời sống của nhân dân, nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Trong bối cảnh đó những quan điểm, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đấu tranh phòng chống tham nhũng vẫn giữ nguyên giá trị thời sự. Vì vậy, trong cuộc quyết chiến với quốc nạn tham nhũng hiện nay, chúng ta cần thực hiện nghiêm chỉnh việc lấy "Tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho hành động" bằng việc tiếp thu, vận dụng một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo những tư tưởng đó trên cơ sở phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng chống tham nhũng ở nước ta hiện nay. Thực hiện tốt những lời dạy của Người về vấn đề này chính là góp phần thiết thực làm trong sạch và nâng cao hiệu lực hiệu quả của bộ máy nhà nước, đẩy mạnh công cuộc cải cách hành chính và sự nghiệp đổi mới đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Vấn đề tham nhũng ở Việt Nam
2.1 Thực trạng
Người xưa thường nói: "Tri nan hành dị" - biết khó làm dễ. Do không khắc phục được chủ nghĩa cá nhân, nhiều cán bộ đảng viên vẫn sa vào tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Những tệ nạn này đã trở nên đặc biệt nghiêm trọng khi nền kinh tế nước ta đang ở thời kỳ chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khi nước ta bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng hợp tác đa phương đa dạng với tất cả các nước, các khu vực, các tổ chức quốc tế. Sự suy thoái về đạo đức, lối sống, đặc biệt là tệ tham nhũng, lãng phí ngày càng phát triển phổ biến trong một bộ phận không ít cán bộ, đảng viên ở các cấp, các ngành, đã trở thành nguy cơ đối với sự tồn vong của Đảng, đến vận mệnh của chế độ XHCN. Điều này đã được nhấn mạnh trong nhiều nghị quyết của Đảng.
Mặc dù Đảng ta luôn ra sức kêu gọi trừng trị nghiêm khắc những cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất, loại tội phạm này vẫn cứ tồn tại, gia tăng về lượng và tinh vi, xảo quyệt hơn về thủ đoạn. Thống kê của TAND thành phố, từ năm 2001 đến 2006, đã có 131 vụ án tham nhũng đưa ra xét xử. Trong đó, tội phạm ở lĩnh vực kinh tế quốc doanh, cổ phần... chiếm trên 50%; lĩnh vực hành chính, địa ốc, xây dựng chiếm 40%, còn lại thuộc vào tư pháp. Ngoài ra, còn một số vụ xuất phát từ hành vi sách nhiễu, cửa quyền của một bộ phận cán bộ. Một thẩm phán có nhiều lần ngồi xử án tham nhũng cho biết, việc điều tra, truy tố và xét xử các loại tội phạm liên quan đến tham nhũng hết sức phức tạp. Đối tượng thực hiện tội phạm này thường là người có địa vị xã hội, có học thức cũng như hiểu biết về quản lý. Do vậy, họ có kinh nghiệm, thủ đoạn đối phó với việc phát hiện tội phạm; việc thu thập, đánh giá chứng cứ. Ngoài ra còn có các mối quan hệ khác của quan tham tác động vào quá trình điều tra, truy tố, xét xử... càng làm cho việc chống tham nhũng càng khó khăn.
Có thể nói ở đâu có công quyền ở đó đều có nguy cơ cướp bóc và tham nhũng. Công quyền tuyệt đối thì đẻ ra cướp bóc. Công quyền tương đối thì dẫn đến tham nhũng. Ngày xưa, vua chúa không cần tham nhũng: Họ chỉ đơn giản cướp tài sản của cả nước làm của riêng. Chỉ có quan lại mới tham nhũng. Động cơ chính của cả cướp bóc lẫn tham nhũng đều là lòng tham. Nhưng vấn đề không phải là diệt trừ lòng tham. Đó chỉ là lý tưởng của các tôn giáo. Về phương diện chính trị, lý tưởng ấy chỉ là ảo tưởng. Bởi vậy, nhân loại luôn tìm cách chống lại cả cướp bóc lẫn tham nhũng bằng luật pháp.Tham nhũng thường gắn với ít nhất ba yếu tố: một, có quyền; hai, quyền ấy ít nhiều bị hạn chế; và ba, vì sự hạn chế ấy, việc cướp bóc phải được nguỵ trang dưới hình thức vơ vét lén lút, thường được gọi là tham nhũng. Điểm khác biệt giữa các quan tham ngày xưa và các quan tham bây giờ chỉ nằm ở chỗ: yếu tố hạn chế quyền lực của các quan tham ngày xưa là vua chúa; của các quan tham ngày nay là pháp luật.
Nói như vậy để thấy, để ngăn chận tham nhũng, pháp luật không, không đủ. Thậm chí có khi luật pháp còn tạo cơ hội cho bọn tham nhũng dễ hoành hành. Chứ không phải sao? Luật pháp có hai chức năng chính: hạn chế quyền lực và quy định trách nhiệm. Trong rất nhiều trường hợp, ở các quốc gia toàn trị, luật pháp không đủ để hạn chế quyền lực; nó chỉ còn chức năng thứ hai: duy trì trách nhiệm của những kẻ không có hoặc có rất ít quyền lực. Trong tất cả các trách nhiệm ấy, trách nhiệm đứng đầu là vâng phục. Trong các chế độ toàn trị, vâng phục cũng có nghĩa là để mặc cho bọn có quyền tha hồ tự tung tự tác.
Điều đó giải thích tại sao mặc dù hiện nay hầu như quốc gia nào cũng có pháp luật, nhưng ở vô số quốc gia, nạn tham nhũng vẫn cứ là quốc nạn. Việt Nam vốn luôn luôn tự hào là có nhiều luật. Trong cuộc hội thảo quốc tế về phòng chống tham nhũng do Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam liên kết với Đại sứ quán Thuỵ Điển được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 27 tháng 5 vừa qua, Đại sứ Thuỵ Sĩ mỉa mai: Việt Nam có nhiều luật chống tham nhũng hơn cả Thuỵ Sĩ! Luật chỉ là những tờ giấy. Những tờ giấy ấy chỉ có hiệu lực nhờ một yếu tố khác: một cơ chế đủ mạnh để thực hiện và kiểm tra các luật ấy. Trong lãnh vực phòng chống tham nhũng, cái cơ chế ấy cần có hai điều kiện căn bản: tính minh bạch và tính khả kiểm. Hai tính chất này đi liền với nhau: tính khả kiểm chỉ trở thành hiện thực nếu có sự minh bạch; ngược lại, không có sự minh bạch nào thực sự là minh bạch nếu nó không có tính khả kiểm. Có thể nói tính minh bạch là điều kiện của tính khả kiểm, trong khi tính khả kiểm là thước đo của sự minh bạch.
Nhiều người cho rằng tham nhũng là một tội phạm do tính toán chứ không phải do đam mê. Người ta chỉ phạm tội tham nhũng khi nguy cơ bị phát hiện thấp; nếu bị phát hiện, hình phạt cũng nhẹ, trong khi đó món lợi mà người ta thu được lại lớn, tham nhũng có khuynh hướng nở rộ khi cán bộ viên chức được độc quyền trên vật dụng cũng như dịch vụ, và họ có quyền quyết định không giới hạn ai sẽ là người được hưởng vật dụng hay dịch vụ ấy mà không bị bất cứ sự kiểm soát nghiêm ngặt hay minh bạch nào cả.
Các vụ án tiêu biểu:
Vụ án Nguyễn Lâm Thái nâng khống giá thiết bị bưu điện, chiếm đoạt hàng chục tỉ đồng mua bán thiết bị của 38 bưu điện tỉnh, thành phố, Nguyễn Lâm Thái đã cấu kết với giám đốc bưu điện tỉnh Đồng Nai trong việc kê khống, chiếm đoạt tiền của Nhà nước. Vụ tiêu cực mua sắm thiết bị ở 38 bưu điện tỉnh, TP trên toàn quốc tại các bưu điện do trùm lừa đảo Nguyễn Lâm Thái cầm đầu. Nguyễn Lâm Thái đã hối lộ hơn 1 tỷ đồng cho giám đốc, Phó Giám đốc, trưởng phòng của 9 bưu điện. Đổi lại, nhiều lãnh đạo của 38 bưu điện tỉnh, TP đã ký hợp đồng mua bán thiết bị bưu điện với các Cty của Nguyễn Lâm Thái gây thiệt hại cho nhà nước 45 tỷ đồng. Vụ án Nguyễn Lâm Thái được xác định là đặc biệt nghiêm trọng, nhưng lãnh đạo TCty Bưu chính Viễn thông (VNPT) chỉ xin nhận trách nhiệm: Phê bình nghiêm khắc trước Thủ tướng. Và lãnh đạo VNPT lại liên tiếp có công văn gửi các cơ quan chức năng xin giảm nhẹ trách nhiệm (xin xử lý hành chính) cho các đơn vị bưu điện liên quan trong vụ Nguyễn Lâm Thái...
Vụ án Nguyễn Đức Chi lừa đảo Công ty xuất nhập khẩu Trà Vinh mua 31.000 tấn gạo xuất sang Nga, chiếm đoạt gần 5 triệu USD; Nguyễn Đức Chi giả con dấu, tài liệu trong việc xin làm dự án Rusalka ở Khánh Hòa; và Nguyễn Đức Chi trước khi bị bắt đã mang dự án Rusalka đề nghị liên doanh với Công ty Lâm Viên, Bộ Quốc phòng, để công ty này chuyển hơn 45 tỉ đồng vào liên doanh dự án, Nguyễn Đức Chi đã từng chi 700.000 USD "bôi trơn" một số quan chức tỉnh Khánh Hòa trong quá trình làm thủ tục dự án Rusalka.
Liên quan đến nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Việt Tiến trong vụ án PMU 18, ông Tiến bị khởi tố về 3 tội: cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Hiện nay, các cơ quan tố tụng vẫn đang tiếp tục làm rõ các tội danh này. Tuy vậy, trong việc ông Nguyễn Việt Tiến, khi còn làm Tổng giám đốc PMU 18 đã điều động 4 ô tô mua bằng vốn ODA lên Bộ Giao thông vận tải đều có ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải lúc bấy giờ. Vì thế, tội cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng sẽ được nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng cho đúng người, đúng tội.
Vụ án Năm Cam đã hối lộ Bùi Quốc Huy, nguyên thứ trưởng Bộ Công an Việt Nam, khi làm giám đốc Sở Công an Thành phố Hồ Chí Minh (1996-2001) để điều tra qua loa các sòng bài của Năm Cam. Năm Cam cũng hối lộ Trần Mai Hạnh, nguyên giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam. Việc ân xá cho Năm Cam năm 1995 là nhờ hối lộ Phạm Sỹ Chiến, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.
Lã Thị Kim Oanh tử hình về tội tham ô, 20 năm tù về tội làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng cho ngân sách nhà nước.
Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hải Phòng và Ngân hàng ABN-AMRO Hà Nội, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 4600 USD và gần 13 tỉ đồng.
Đất rừng tại huyện ngoại thành Sóc Sơn (Hà Nội) bị "băm nát" nhưng không được trồng cây gây rừng mà thay vào đó, các ngôi nhà cứ lần lượt mọc lên. Phần lớn những người đứng tên đến từ Hà Nội, chuyển đổi mục đích sử dụng, xây dựng công trình, làm trang trại, nhà hàng, biệt thự, nhà nghỉ cuối tuần…
Vụ án cố ý làm trái, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản xảy ra tại Công trình tuyến ống, kho, cảng LPG Thị Vải (TCty Dầu khí Việt Nam) đã kết thúc điều tra, VKSND Tối cao đã ra quyết định truy tố 37 bị can va trách nhiệm 3 nguyên lãnh đạo TCty Dầu khí Việt Nam là ông Hồ Sỹ Thoảng - nguyên Chủ tịch HĐQT, ông Ngô Thường San - nguyên Tổng giám đốc, ông Nguyễn Hiệp - Phó tổng giám đốc Ba ông phải chịu trách nhiệm trong việc phê duyệt hồ sơ, thiết kế kỹ thuật, chất lượng công trình. Làm tốn kém 733.000USD; các đơn vị thi công đã tham ô số tiền lên đến gần 4 tỉ đồng...Tuy vậy, đến nay cả 3 nguyên lãnh đạo trên đều không bị chịu trách nhiệm hình sự. Lý do được "giải thích" trong kết luận điều tra là: Do tuổi cao, đã nghỉ hưu và có nhiều thành tích với ngành dầu khí...
Tại một số trường học công lập, những người có quyền chức, trưởng phòng giáo dục cầm đầu đường dây chạy trường.
Bên cạnh những người chuyên gây tội tham nhũng thì cũng có không ít người tích cực phòng chống tham nhũng, tuy nhiên những người này thường phải chịu hậu quả không tốt như: Thầy Phan Văn Hướng, một giáo viên tại trường PTTHCS Hồng Bàng đã đứng ra tố cáo đường dây chạy trường hàng ngàn đôla để vào một suất học. Và kết quả là thầy đã bị cấp trên không phân công đứng lớp dù 28 năm người này là một giáo viên giỏi, góp phần mang lại nhiều danh hiệu cho nhà trường; Năm 1999 Ông Phùng Chí Công, Chánh Văn phòng HĐND và UBND quận Ô Môn (Cần Thơ) đã tố cáo tham nhũng nên xã hội đen đến bao vây nhà, đe dọa tính mạng, cầu cứu lên chính quyền thì chính quyền nín thinh. Như ông Phùng Chí Công, ngoài những thua thiệt kinh tế, rồi con cái không xin được việc làm, thì con đường chính trị của ông "muôn đời không ai cho ngóc đầu dậy". Ông Công kể, lãnh đạo giải thích "đồng chí Công thẳng thắn quá, mất lòng nội bộ, không tập hợp được anh em, khó cho tập thể. Lãnh đạo dè dặt, cảnh giác".
Bà Lê Hiền Đức được cả Việt Nam và quốc tế vinh danh vì cố gắng chống tham nhũng.
Tuy nhiên số người chống tham nhũng vẫn còn rất ít so với tội phạm và nhà nước ta vẫn còn nhiều hạn chế trong việc bảo vệ quyền lợi của người có thành tích phòng chống tham nhũng. Khi nào vấn đề tham nhũng vẫn còn tồn tại thì ung nhọt của xã hội chủ nghĩa vẫn còn tồn tại.
Cần nhắc lại nguyên tắc: Mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý công minh; mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật. Nguyên tắc luật định, nghị quyết của Đảng là minh chứng hùng hồn quyết tâm của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng. Quyết tâm ấy cần phải được thực thi một cách triệt để và toàn diện.
Chống tham nhũng cần phải có một giải pháp đồng bộ, nhưng giải pháp trước hết cần phải xem xét trách nhiệm người đứng đầu cơ quan để xảy ra tham nhũng cũng như xử lý kiên quyết, nghiêm minh, đúng pháp luật mọi cá nhân có hành vi tham nhũng.
Tham nhũng, lãng phí chưa bị đẩy lùi. Công tác xây dựng thể chế về phòng, chống tham nhũng, lãng phí vẫn còn chậm, thiếu đồng bộ; cơ chế quản lý kinh tế và quản lý tài sản nhà nước vẫn còn nhiều sơ hở. Việc triển khai công tác phòng chống tham nhũng không ít nơi thực hiện chưa nghiêm; nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực đã được phát hiện nhưng việc điều tra, xét xử còn chậm, có việc xử lý chưa nghiêm. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng chưa được đề cao... (trích Báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2002-2007)
2.2 Đặc điểm
- Thứ nhất, về tính chất của tham nhũng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay chưa ở mức đặc biệt nghiêm trọng so với khu vực và thế giới bởi những lí do sau:
+ Thiệt hại về vật chất do tham nhũng gây ra ít hơn rất nhiều so với các thiệt hại do các loại vi pham khác gây ra,hang năm thiệt hại do tham nhũng gây ra khoảng vài trăm tỉ đồng trong khi đó vi phạm khác gây ra hang trăm nghìn tỉ đồng. Theo báo cáo của cơ quan công an thì các tội tham nhũng trong những năm qua có xu hướng giảm.
+ Chưa có tham nhũng chính trị ở Việt Nam với những biểu hiện như đầu cơ chính trị, buôn bán chức quyền trong bộ máy cơ quan nhà nước… Vì thế tham nhũng chưa xâm hại đến sự tồn tại của chế độ, nền độc lập và chủ quyền quốc gia của dân tộc. Đồng thời tham nhũng ở Việt Nam chưa có nguy cơ gây khủng hoảng nền kinh tế chính trị và xã hội.
-Thứ hai, tham nhũng ở nước ta mang tính phổ biến, nhỏ nhặt xảy ra ở tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. , nó cũng chính là nguyên nhân của việc đấu tranh chống tham nhũng của các cơ quan chức năng kém hiệu quả, làm cho thói quen nhận hối lộ của quan chức và việc đưa hối lộ của người dân khi có việc trở thành bình thường trong đời sống hằng ngày, thậm chí còn coi là văn hoá ứng xử khi đến làm việc tại cơ quan công quyền và chính việc nhận và đưa hối lộ trở thành bình thường đã dẫn đến việc tham nhũng ở nước ta mang tính phổ biến. Vì vậy, không có giải pháp tích cực nó sẽ phát triển trở thành một qui luật trong hoạt động công quyền thì hậu quả sẽ khó lường cho sự phát triển của đất nước, của dân tộc. Tính phổ biến của tham nhũng Việt Nam được biểu hiện trên các mặt sau:
+Tham nhũng bao trùm tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, ở mọi cấp mọi ngành, ở đâu người ta cũng thấy có tham nhũng và không có tiền lót tay sẽ không giải quyết được công việc.
+Tham nhũng không chỉ xảy ra ở cơ quan hành pháp mà còn xảy ra nhiều ở cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan tiến hành tố tụng (cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Toà án, thi hành án). Sự tham nhũng ở các cơ quan này đã làm cho vi phạm và tội phạm không bị phát hiện hoặc không được xử lý, bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội với những hậu quả vô cùng nặng nề.
+Tham nhũng xảy ra trong một bộ phận cán bộ quân đội, nhất là số làm kinh tế, phụ trách tài chính - hậu cần.
+Ở nước ta khi chuyển sang cơ chế thị trường có một dạng tham nhũng đặc thù là một số kẻ lợi dụng các quan hệ với các quan chức để mưu lợi riêng, như chạy thầu, chạy vốn, chạy dự án cho nhà đầu tư, cho doanh nghiệp, chạy chức quyền cho người cơ hội, dùng tiền để phân hoá, gây mất đoàn kết nội bộ cơ quan.
+Tham nhũng trong một bộ phận làm báo chí. Tham nhũng đã xuất hiện trong đông đảo các cán bộ, các cơ sở.
Tham nhũng mang tính phổ biến, nhỏ nhặt là đặc điểm quan trọng nhất của nạn tham nhũng ở nước ta và cũng chính nó làm cho tham nhũng trở nên trầm trọng. Thực trạng này rất nguy hiểm không những nó làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào chế độ ta, phá hoại sự nghiệp xây dựng và phát triển của đất nước mà còn làm băng hoại đạo đức xã hội, phá hoại các giá trị truyền thống văn hoá của dân tộc - vốn là nguồn sức mạnh của dân tộc ta từ trước đến nay.
Đặc trưng cơ bản của tham nhũng ở Việt Nam:
Ở Việt Nam, các nhà khoa học pháp lý nhìn nhận tham nhũng trên các bình diện: chính trị, kinh tế, pháp lý, đạo đức, truyền thống...và đặc biệt là bằng công cụ của tội phạm học để ghi nhận tính chất, đặc điểm và mức độ của tham nhũng. Trên quan điểm tổng thể đó đã nêu ra những đặc trưng cơ bản của tham nhũng như sau:
Thứ nhất, chủ thể của tham nhũng phải là những người có chức vụ quyền hạn làm việc trong bộ máy nhà nước ở các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp từ trung ương đến địa phương, cán bộ trong Đảng và các đoàn thể.
Thứ hai, người có chức vụ, quyền hạn đã thực hiện hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn, lợi dụng địa vị công tác được giao để không làm hoặc làm trái với công vụ mà mình phải thực hiện và thực hiện đúng qui định của pháp luật, gây thiệt hại chung cho lợi ích của nhà nước, xã hội và công dân.
Thứ ba, người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi với động cơ vụ lợi cho bản thân mình, cho người khác hoặc một nhóm người mà mình quan tâm.
2.3 Nguyên nhân
- Nguồn gốc của “quan tham” có thể là do “dân dại”. Nếu dân hiểu biết, không chịu đút lót thì “quan” dù “không
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tư tưởng Hồ Chí Minh và tham nhũng.docx