Về tỷ lệ nhiễm HP qua THT và tương quan với lâm sàng
*Với 36 bệnh nhân được cắt amiđan, bao gồm 24 nữ và 12 nam, nhỏ nhất là 16
tu ổi và lớn nhất là 58 tuổi, chúng tôi thu nhận được 72 amiđan.Về lý thuyết,
kháng thể IgG có thể tồn tại từ 6 tháng –1 năm sau khi dùng thuốc tiệt trừ Hp
nhưng do điều kiện thực tế rất khó tham khảo vấn đề dùng thuốc của bệnh nhân
nên chúng tôi chỉ có thể theo dõi trước mổ 1 tháng, bệnh nhân không dùng các
loại thuốc trong tiêu chuẩn loại trừ (các thuốc diệt Hp).
*Với tỷ lệ THT dương tính là 38,9%, chúng tôi thấy đây là tỷ lệ khá cao nhưng
phù hợp với lý thuyết về dịch tể học của Hp, tỷ lệ nhiễm > 50% dân số và có
phần cao hơn ở các nước đang phát triển. Chúng tôi sử dụng THT để tìm tỷ lệ
nhiễm Hp ở bệnh nhân viêm amiđan mãn tính vì đây là một phương pháp đơn
giản và rẻ tiền, tuy nhiên tỷ lệ này không xác nhận là Hptồn tại ở amiđan.
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1936 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tương quan giữa lâm sàng và tình trạng nhiễm helicobacter pylori, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TƯƠNG QUAN GIỮA LÂM SÀNG VÀ TÌNH
TRẠNG NHIỄM HELICOBACTER PYLORI
TÓM TẮT
Mục tiêu: Khảo sát tỷ lệ nhiễm Hp ở mô amiđan viêm mãn tính và mối tương
quan với các yếu tố lâm sàng.
Đối tượng và phương pháp: Đây là nghiên cứu cắt ngang mô tả hàng loạt ca.
Từ tháng 5/2008 đến tháng 8/2008, chúng tôi thu nhận được 36 bệnh nhân
được chẩn đoán viêm amiđan mãn tính có chỉ định cắt amiđan tại bệnh viện
Đại Học Y Dược TP.HCM, gổm 12 nam và 24 nữ, tuổi từ 16 đến 58. Các mẫu
mô amiđan được xét nghiệm tìm HP bằng test huyết thanh (THT), test nhanh
urease, PCR và nuôi cấy.
Kết quả: Chúng tôi thấy tỷ lệ nhiễm Hp ở bệnh nhân viêm amiđan mãn tính
khá cao (38,9%) với THT tìm kháng thể IgG.Có 3 bệnh nhân dương tính với
test nhanh urease (8,3%). Tuy nhiên tất cả các mẫu thử của amiđan đều âm tính
với PCR và nuôi cấy. Đồng thời không ghi nhận sự liên quan giữa tỷ lệ nhiễm
HP với tuổi, giới và các triệu chứng của bệnh nhân viêm amiđan mãn tính.
Kết luận: Không có sự hiện diện của Hp ở mô amiđan của bệnh nhân bị viêm
amiđan mãn tính. Không có sự liên quan giữa nhiễm Hp và các yếu tố lâm sàng
ở những bệnh nhân này.
ABSTRACT
THE RELATION BETWEEN THE SYMPTOMS OF CHRONIC AND
RECURRENT TONSILLITIS
AND THE PREVALENCE OF COLONIZATION BY HELICOBACTER
PYLORI
Tran Thien Hao, Lam Huyen Tran
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 154 – 160
Objectives: We investigated possible presence of HP in tonsil tissue in patients
with chronic and recurrent tonsillitis and the relation between their symptoms
and the prevalence of colonization by Helicobacter pylori (Hp).
Subjects and methods: This is descriptive study as case series. Included in the
study were 36 patients with chronic and recurrent tonsillitis, aged 16 to 58 (12
men and 24 women) who had undergone an tonsillectomy, from 5/2008 to
8/2008 at the HCMC University Medical Center. The tonsillectomy specimens
were examined for HP colonization by serologic test, rapid urease test (RUT),
PCR and culture.
Results: Serum IgG antibody was positive in 14 (38,9%) of 36 patients. Three
patients (8,3%) were positive by the RUT. However, HP positivity was not
detected in any one of the tonsillectomy specimens by PCR and culture. There
was no significant difference between seropositive (n=14) and seronegative
(n=22) patients comparing their age, sex and symptoms.
Conclusion: The results of this study suggested that HP would not colonize in
tonsil tissue of patients with chronic and recurrent tonsillitis. There was no
relation between their symptoms and the prevalence of colonization by
Helicobacter pylori (Hp)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Kể từ khi Warren & Marshall phân lập được Helicobacter pylori (Hp) ở dạ dày
bệnh nhân bị loét dạ dày đến nay(Error! Reference source not found.), ngày càng có nhiều
sự quan tâm hơn đối với Hp của nhiều chuyên khoa khác nhau, trong đó có
chuyên khoa tai mũi họng. Nó được xem là nguyên nhân gây loét dạ dày tá
tràng cũng như là ung thư dạ dày. Đã có nhiều báo cáo cho rằng nhiễm
Helicobacter pylori là loại nhiễm trùng thường gặp nhất ở người, đối với Việt
nam là > 70% dân số. Con đường lây nhiễm Hp được cho là từ miệng-miệng
hoặc từ phân-miệng(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.). Chính vì
thế mà ngày càng có nhiều nghiên cứu về Hp liên quan đến vùng họng miệng.
Hp được tìm thấy ở mảng bựa răng và các mô lympho vùng họng miệng như là
amiđan khẩu cái và amiđan vòm, và có giả thuyết cho rằng nó đóng vai trò là
hồ chứa vi khuẩn cho nhiễm trùng hệ thống và tái nhiễm và gần đây hơn là
những nghiên cứu về Hp trong phân người. Ngoài ra, vấn đề trào ngược dạ dày
thực quản cũng được nghiên cứu rất nhiều trong thời gian gần đây. Nó được
xem là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh lý khác nhau thuộc
chuyên khoa tai mũi họng. Có nhiều báo cáo cho rằng Hp dược truyền từ dạ
dày lên vùng họng miệng và thậm chí là mũi, xoang hàm và dịch tai giữa theo
cơ chế trào ngược. Sự hiện diện của Hp ở vùng họng miệng nói chung và
amiđan nói riêng cũng như vai trò cuả nó đã được xác nhận trong nhiều báo
cáo. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào trong nước nghiên cứu về Hp liên quan đến
viêm amiđan mãn tính.Vì vậy chúng tôi thiết kế nghiên cứu này nhằm các mục
tiêu sau:
Mục tiêu tổng quát
Tìm tần suất nhiễm Hp ở amiđan viêm mãn tính tương quan với các yếu tố lâm
sàng
Mục tiêu chuyên biệt
- Tìm tần suất nhiễm Hp ở bệnh nhân viêm amiđan mãn tính bằng test huyết
thanh.
-Tìm tần suất nhiễm Hp ở amiđan viêm mãn tính bằng test nhanh urease, PCR,
và nuôi cấy.
- Mối tương quan giữa lâm sàng và tình trạng nhiễm Hp ở bệnh nhân viêm
amiđan mạn.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng thu nhận trong nghiên cứu này là tất cả các trường hợp đến khám
bệnh tại phòng khám Tai Mũi Họng Bệnh viện Đại học Y Dược cơ sở I từ
01/5/2008 đến 15/8/2008 (không phân biệt tuổi tác, giới tính, ranh giới địa
chính). Các mẫu lựa chọn phù hợp với tiêu chuẩn chọn mẫu và không có tiêu
chuẩn loại trừ sau đây:
Tiêu chuẩn chọn mẫu
- Được chẩn đoán là viêm amiđan mãn tính có chỉ định cắt amiđan:
* Viêm amiđan mãn biểu hiện bằng nhiều đợt viêm cấp tái đi tái lại (viêm
amiđan cấp 4 đợt trong một năm).
* Viêm amiđan mãn kéo dài:
- Đã điều trị nội khoa tích cực 4 tuần mà vẫn không khỏi, bao gồm kháng
sinh toàn thân kéo dài kết hợp súc họng. Biểu hiện của viêm amiđan mạn
không đáp ứng với điều trị là:
+ Đau họng kéo dài và/hoặc nuốt vướng
+ Viêm hạch cổ kéo dài
+ Hơi thở hôi (hôi miệng)
Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân có chống chỉ định cắt amiđan:
* Bệnh về máu: xác định qua thăm khám, bệnh sử và các xét nghiệm tiền phẫu.
* Bệnh nội khoa toàn thân phối hợp: xác định qua hội chẩn trước mổ với bác sĩ
gây mê hồi sức.
* Bệnh nhân đang bị nhiễm khuẩn cấp tính với sốt và xét nghiệm tiền phẫu xác
nhận.
- Bệnh nhân có sử dụng một trong số các thuốc sau đây hoặc thuốc cùng nhóm
trong thời gian 1 tháng trước phẫu thuật: amoxicyclin, clarithromycin,
tetracycline, metronidazole, bismuth, omeprazole
- Các mẫu được xác nhận bằng giải phẫu bệnh lý không phải là viêm amiđan
mãn sẽ bị loại trừ.
Thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu cắt ngang mô tả hàng loạt ca.
Cỡ mẫu
- Từ 01/5/2008 đến 15/8/2008, chúng tôi đã chọn được 36 bệnh nhân có đủ tiêu
chuẩn chọn mẫu và không có tiêu chuẩn loại trừ.
Phương pháp tiến hành
- Đề tài nghiên cứu được tiến hành dựa trên thăm khám lâm sàng, kết hợp với
khảo sát các yếu tố cận lâm sàng.
- Bệnh nhân được hỏi về tình trạng bệnh lý viêm amiđan cấp tính tái phát trong
thời gian qua đã được chẩn đoán và điều trị như thế nào ? Những thuốc đã được
dùng (trong 1 tháng qua, chú trọng các thuốc amoxicyclin, clarithromycin,
metronidazole, bismuth, omeprazole và các thuốc cùng nhóm). Phát hiện các
triệu chứng cơ năng như: đau họng, nuốt vướng, thở hôi... tất cả thông tin được
tìm hiểu và hỏi kỹ bệnh sử kết hợp kiểm tra hồ sơ cũ như toa thuốc, các phiếu
xét nghiệm cận lâm sàng... sau đó tiến hành thăm khám thực thể vùng họng
miệng để đánh giá tình trạng amiđan (hốc mủ, quá phát, xơ teo), thăm khám
hạch vùng cổ.
- Tất cả các bệnh nhân được lựa chọn cho lô nghiên cứu sẽ được làm xét
nghiệm tiền phẫu bao gồm những xét nghiệm theo quy định. Ngoài ra chúng tôi
còn làm thêm test huyết thanh (THT)xác định kháng thể IgG kháng Hp đồng
loạt cho tất cả bệnh nhân.
- Chúng tôi tiến hành cắt amiđan cho bệnh nhân bằng phương pháp cổ điển bóc
tách với thòng lọng (phẫu tích lạnh), sau khi lấy cả hai amiđan ra khỏi hố
amiđan của bệnh nhân mới tiến hành cầm máu bằng kẹp cột hoặc dao điện đơn
cực hay lưỡng cực.
* Lấy mẫu làm test nhanh urease và chạy PCR:
- Cả hai amiđan trái và phải được lập tức đưa đến bàn lấy mẫu xét nghiệm có
trải khăn vô trùng.Sử dụng găng vô trùng và dao vô trùng lấy ở mỗi amiđan của
bệnh nhân (bên trái và bên phải) 2 mẫu mô kích thước 2mm x 2mm x 2mm,
một mẫu mô ở bề mặt và một trong lõi amiđan, cả bốn mẫu mô trên được cho
vào bốn giếng thạch test nhanh urease riêng biệt và có đánh dấu rõ ràng.
- Đọc kết quả sau 30 phút và sau 1 giờ, đồng thời các mẫu mô này được sử
dụng tiếp để chạy PCR.
Tiêu chuẩn dương tính
+ Kết quả test nhanh urease dương tính khi giếng thạch đổi màu hồng cánh sen
trong 1 giờ từ khi xét nghiệm, âm tính khi vẫn giữ màu vàng. Các mẫu mô đổi
màu sau 1 giờ vẫn được cho là âm tính
+ Một bệnh nhân được xem là test nhanh hay PCR dương tính, khi có bất kỳ
mẫu mô nào cho kết quả dương tính
* Lấy mẫu làm giải phẫu bệnh và cấy Hp:
- Phần thừa của mỗi amiđan bên trái và bên phải sẽ được cắt ra một mẫu 5mm
x 5mm x 5mm cho vào 2 lọ riêng biệt chứa Formol 10% gởi đến phòng xét
nghiệm giải phẫu bệnh Bệnh viện Đại học Y Dược để đánh giá về mặt mô bệnh
học.
- Phần còn lại của amiđan bên trái và amiđan bên phải được cho vào 2 lọ môi
trường chuyên chở riêng biệt, gởi đến phòng xét nghiệm không quá 1 giờ kể từ
lúc lấy mẫu để tiến hành nuôi cấy tìm Hp.
KẾT QUẢ
Tuổi
Thấp nhất: 16
Lớn nhất: 58
Trung bình: 36.97 11.75
Nhận xét: Đối tương chọn mẫu không có trẻ em dưới 16 tuổi
Giới
Nhận xét: Nữ giới nhiều gấp đôi nam giới với tần suất 24/12 (66.7%/ 33.3%)
Triệu chứng cơ năng
Bảng 1. Tỷ lệ các triệu chứng cơ năng
Triệu chứng cơ năng Tần suất Tỷ
lệ%
Đau họng 14 38,9
Nuốt vướng 18 50,0
Thở hôi 11 30,6
Ngủ ngáy 6 16,7
Hạch cổ 5 13,9
Nhận xét: Nuốt vướng là triệu chứng thường gặp nhất chiếm 50% các trường
hợp, đau họng và thở hôi cũng khá nhiều nhưng tỷ lệ thấp hơn, hạch cổ chiếm
tỷ lệ thấp nhất 13,9%
THT – Clotest – PCR – Cấy
Bảng 2. Tỉ lệ THT – Clotest – PCR – Cấy
THT Clotest PCR Cấy
Tần 14 3 0 0
suất
Tỷ lệ% 38,9 8,3 0 0
Nhận xét: Tất cả các mẫu đều có kết quả PCR và nuôi cấy âm tính với Hp, cả
3 trường hợp test nhanh urease dương tính đều có kết quả nuôi cấy là
Hemophilus influenza
Tương quan giữa THT với giới, tuổi, đại thể, giải phẫu bệnh, các thể lâm
sàng và triệu chứng cơ năng
Tương quan giữa THT với giới
Bảng 3. Tương quan giữa THT với giới
THT
Giới
Không Có
Tổng
Nữ 13 (59,1) 11 (78,6) 24 (66,7)
Nam 9 (40,9) 3 (21,4) 12 (33,3)
Tổng 22 14 36
2 = 1.461, p = 0.292*
Ghi chú: (*) Phép kiểm chính xác Fisher
Nhận xét: Không có sự tương quan giữa THT với giới
Tương quan giữa THT với tuổi
Bảng 4. Tương quan giữa THT với tuổi
Tuổi
THT Nhỏ
nhất
Lớn
nhất
Trung
bình
Không 16 58 35,86
12,18
Có 23 58 38,71
11,25
F = 0.496, p = 0.486
Nhận xét: Không có sự tương quan giữa THT với tuổi
Tương quan giữa THT với đại thể
Bảng 5. Tương quan giữa THT với đại thể
THT
Đại thể
Không Có
Tổng
Xơ teo 5 (22,7) 2 (14,3) 7 (19,4)
Quá phát
độ 1
6 (27,3) 2 (14,3) 8 (22,2)
Quá phát
độ 2
5 (22,7) 5 (35,7) 10 (27,8)
Quá phát
độ 3
4 (18,2) 3 (21,4) 7 (19,4)
Quá phát
độ 4
2 (9,1) 2 (14,3) 4 (11,1)
Tổng 22 14 36
2 = 1.737, p = 0.778 (Phép kiểm chính xác Fisher)
Nhận xét: Không có sự tương quan giữa THT với độ lớn của amiđan
Tương quan giữa THT với các thể lâm sàng
Bảng 6. Tương quan giữa THT với các thể lâm sàng
THT Thể lâm
sàng Không Có
Tổng
Kéo dài 11 (50,0) 9 (64,3) 20 (55,6)
Tái phát 6 (27,3) 4 (28,6) 9 (27,8)
Cả hai 5 (22,7) 1 (7,1) 6 (16,7)
Tổng 22 14 36
2 = 1.566, p = 0.457*
Ghi chú: (*) Phép kiểm chính xác Fisher
Nhận xét: Không có sự tương quan giữa THT với các thể lâm sàng
Tương quan giữa THT với GPB
Bảng 7. Tương quan giữa THT với GPB
THT
GPB
Không Có
Tổng
Xơ hóa 9 (40,9) 4 (28,6) 13 (36,1)
Hốc mủ 8 (36,4) 8 (57,1) 16 (44,4)
Cả hai 5 (22,7) 2 (14,3) 7 (19,4)
Tổng 22 14 36
2 = 1.505, p = 0.471*
Ghi chú: (*) Phép kiểm chính xác Fisher
Nhận xét: Không có sự tương quan giữa THT với các thể GPB
Tương quan giữa THT với triệu chứng cơ năng
Bảng 8. Tương quan giữa THT với triệu chứng cơ năng
THT Triệu chứng cơ
năng Không Có
Tổng
Không 12
(54,5)
10
(71,4)
22
(61,1)
Đau
họng
Có 10
(45,5)
4
(28,6)
14
(38,9)
2 = 1,026, p = 0,485*
Không 9 (40,9) 9
(64,3)
18
(50,0)
Nuốt
vướng
Có 13
(59,1)
5
(35,7)
18
(50,0)
2 = 1,870, p = 0,305*
Thở hôi Không 21 4 25
THT Triệu chứng cơ
năng Không Có
Tổng
(95,5) (28,6) (69,4)
Có 1 (4,5) 10
(71,4)
11
(30,6)
2 = 18,037, p < 0,001*
Không 18
(81,8)
12
(85,7)
30
(83,3)
Ngủ
ngáy
Có 4 (18,2) 2
(14,3)
6
(16,7)
2 = 0,094, p = 0,760*
Không 19
(86,4)
12
(85,7)
31
(86,1)
Hạch cổ
Có 3 (13,6) 2
(14,3)
5
(13,9)
2 = 0,003, p = 1,000*
THT Triệu chứng cơ
năng Không Có
Tổng
Ghi chú: (*) Phép kiểm chính xác Fisher
Nhận xét: Chỉ có triệu chứng thở hôi là có tương quan với THT với p < 0.001
Tương quan giữa THT với test nhanh urease
Bảng 9 Tương quan giữa THT với test nhanh urease
THT test
nhanh
urease
Không Có
Tổng
Không 21 (95.5) 12 (85.7) 33 (91.7)
Có 1 (4.5) 2 (14.3) 3 (8.3)
Tổng 22 14 36
2 = 1.063, p = 0.547*
Ghi chú: (*) Phép kiểm chính xác Fisher
Nhận xét: Không có sự tương quan giữa THT và test nhanh urease
BÀN LUẬN
Về tỷ lệ nhiễm HP qua THT và tương quan với lâm sàng
*Với 36 bệnh nhân được cắt amiđan, bao gồm 24 nữ và 12 nam, nhỏ nhất là 16
tuổi và lớn nhất là 58 tuổi, chúng tôi thu nhận được 72 amiđan.Về lý thuyết,
kháng thể IgG có thể tồn tại từ 6 tháng – 1 năm sau khi dùng thuốc tiệt trừ Hp
nhưng do điều kiện thực tế rất khó tham khảo vấn đề dùng thuốc của bệnh nhân
nên chúng tôi chỉ có thể theo dõi trước mổ 1 tháng, bệnh nhân không dùng các
loại thuốc trong tiêu chuẩn loại trừ (các thuốc diệt Hp).
*Với tỷ lệ THT dương tính là 38,9%, chúng tôi thấy đây là tỷ lệ khá cao nhưng
phù hợp với lý thuyết về dịch tể học của Hp, tỷ lệ nhiễm > 50% dân số và có
phần cao hơn ở các nước đang phát triển. Chúng tôi sử dụng THT để tìm tỷ lệ
nhiễm Hp ở bệnh nhân viêm amiđan mãn tính vì đây là một phương pháp đơn
giản và rẻ tiền, tuy nhiên tỷ lệ này không xác nhận là Hp tồn tại ở amiđan.
Bảng 10: So sánh với các tác giả sử dụng THT
Tác giả
(Quốc gia)
Năm Cỡ
mẫu
(tuổi)
Vị trí
mô
Tỷ lệ
dương
tính
với
THT
Skinner và
cs. (Phần
Lan)
2001 50 (3-
36)
Amiđan 14
(28%)
Yilmaz và
cs. (Thổ Nhĩ
Kỳ)
2003 50 (2-
10)
Amiđan
và VA.
28
(56%)
Jelavic và cs.
(Bosnia-
Herzegovina)
2007 77 (4-
14)
Amiđan (21%)
Yusuf và cs.
(Thổ Nhĩ
Kỳ)
2008 91
(<15)
Amiđan
và VA.
21
(23%)
Chúng tôi 2008 36
(16-
58)
Amiđan
14
(38,9%)
Chúng tôi thấy tỷ lệ dương tính với THT của chúng tôi cao hơn kết quả của
Skinner, Jelavic và Yusuf nhưng thấp hơn Yilmar. Sự khác biệt này có thể do
đối tượng chọn mẫu có khác nhau, Yilmar, Jelavic và Yusuf nghiên cứu trên trẻ
em, Skinner nghiên cứu cả trẻ em và người lớn,còn chúng tôi chỉ chọn mẫu là
người lớn. Việc theo dõi thời gian dùng thuốc trước phẩu thuật cũng khác nhau
ở các tác giả, Skinner loại trừ những mẫu dùng kháng sinh và thuốc ức chế
bơm proton 1 tuần trước phẩu thuật, thời gian này cuả chúng tôi tương tự như
Yilmar là 1 tháng. Đồng thời, tỷ lệ nhiễm Hp ở các quốc gia là có sự khác biệt
*Với các kết quả kiểm định, chúng tôi thấy không có sự tương quan nào giữa
THT với tuổi, giới tính của bệnh nhân, cũng như là độ quá phát, các thể lâm
sàng và các thể GPB của amiđan. Với các triệu chứng cơ năng, chỉ có duy nhất
triệu chứng thở hôi là có liên quan với tỷ lệ THT dương tính. Đây là một triệu
chứng chủ quan của cả bệnh nhân lẫn thầy thuốc, là một triệu chứng của viêm
amiđan mãn tính nhưng viêm amiđan mãn tính không phải là nguyên nhân duy
nhất gây thở hôi. Về mặt lý thuyết, Hp là vi khuẩn sinh hơi, có thể gây thay đổi
mùi của hơi thở, do đó mối tương quan này có thể lý giải được. Tuy nhiên, đây
có thể là triệu chứng đi kèm do Hp tồn tại và gây bệnh lý ở các cơ quan khác
như dạ dày chẳng hạn. Điều này một lần nữa khẳng định thở hôi đơn thuần
không phải là một chỉ định cắt amiđan, đồng thời gợi ý việc điều trị tiệt trừ Hp
có thể giải quyết tình trạng thở hôi chăng!
*Hiện nay, có rất ít báo cáo về liên quan giữa nhiễm Hp và các yếu tố lâm sàng.
Tuy nhiên các báo này đều cho kết quả gần giống với chúng tôi dù cỡ mẫu và
phương pháp tìm Hp có khác nhau. Skinner tìm Hp ở mô amiđan của 50 bệnh
nhân bằng THT, CLO test và mô học, Cho KS. (Hàn Quốc) tìm Hp ở amiđan-
VA của 52 bệnh nhân bằng CLO tset đều không thấy sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa tỷ lệ nhiễm Hp so với tuổi và giới tính. Jelavic nghiên cứu Hp
trên 77 bệnh nhân cắt amiđan bằng THT, RUT và UBT, Hsin-Ching Lin (Đài
Loan) nghiên cứu Hp trên 51 bệnh nhân cắt amiđan bằng CLO test, đều thấy
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ nhiễm Hp giữa hai nhóm
viêm amiđan tái phát và quá phát amiđan đơn thuần. Nam JK. (Hàn Quốc) so
sánh tỷ lệ nhiễm Hp giữa nhóm viêm amiđan và nhóm chứng (trên 98 trường
hợp cắt amiđan) bằng CLO test và mô học cũng không thấy sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê.
Về kết quả test nhanh urease, PCR, và nuôi cấy HP
*Chúng tôi sử dụng test nhanh urease để xác nhận sự hiện diện của Hp ở mô
amiđan viêm mãn tính vì đây là thử nghiệm đơn giản, ít tốn kém dù kết quả
không chắc chắn, vì thế chúng tôi bổ sung thêm PCR với độ nhạy cao và
phương pháp nuôi cấy với độ chuyên là 100%.Chúng tôi ghi nhận có 3 trường
hợp dương tính với test nhanh urease chiếm tỷ lệ 8,3%, tuy nhiên không có
trường hợp nào dương tính với PCR và nuôi cấy.Không có sự tương quan giữa
test nhanh urease với THT. Các nghiên cứu về nhiễm Hp ở mô amiđan và/hoặc
VA bằng test nhanh urease cho kết quả rất khác nhau ở các tác giả (Bảng 4.2).
Kết quả test nhanh urease của chúng tôi khá thấp với tỷ lệ 8,3%, gần giống với
Skinner và Yilmaz là 0%, trong khi hầu hết các tác giả khác đều cho tỷ lệ
dương tính khá cao như Unver, Hin-Ching Lin, Cho KS., Khademi, Nam JK
(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not
found.).Có thể giải thích sự khác nhau này là việc sử dụng kháng sinh diệt Hp
và các thuốc ức chế bơm proton trước mổ có thể cho kết quả âm tính giả với
RUT, trong khi thời gian theo dõi dùng thuốc trước phẩu thuật để có tiêu chuẩn
loại trừ khi chọn mẫu ở các tác giả là khác nhau tùy điều kiện khách quan ở
mỗi nơi. Đồng thời, kết quả dương tính giả cũng có thể xảy ra khi sử dụng
RUT ở các mô vùng họng miệng vì nơi này có các vi khuẩn thường trú có khả
năng sinh urease như Klebsiella, Proteus hay Hemophilus., trong khi các tác
giả thực hiện RUT với nhiều loại bộ test của nhiều cơ sở sản xuất khác nhau
Bảng 11 So sánh với các tác giả sử dụng RUT, PCR, nuôi cấy và mô học
Tác giả (Quốc
gia) Năm
Cỡ mẫu
(tuổi) Vị trí mô
RUT PCR Nuôi
cấy
Mô học và
IHC
Di Bonaventura
(Ý)
2000 36 Amiđan 0% 0% IHC
Di Bonaventura
(Ý)
2001 75 Amiđan 0%
Tác giả (Quốc
gia) Năm
Cỡ mẫu
(tuổi) Vị trí mô
RUT PCR Nuôi
cấy
Mô học và
IHC
Unver (Thổ Nhĩ
Kỳ)
2001 19 (4-38) Amiđan và
VA
58%
Skinner (Ai-Len)) 2001 50 (3-36) Amiđan 0% 0% IHC
Yilmaz (Thổ Nhĩ
Kỳ)
2003 50 (2-10) Amiđan và
VA.
0%
Cirak (Thổ Nhĩ
Kỳ)
2003 23 (4-42) Amiđan và
VA
30%
Hsin-Ching Lin
(Đài Loan)
2003 26 Amiđan 46%
Cho KS. (Hàn
Quốc)
2003 52 (3-51) Amiđan và
VA
63,5%
Yilmaz (Thổ Nhĩ
Kỳ)
2004 38 (<15) VA và Dịch
tai giữa
5% VA
67% dịch
tai giữa
Pitkaranta (Phần 2004 20 (1-7) VA và Dịch 0%
Tác giả (Quốc
gia) Năm
Cỡ mẫu
(tuổi) Vị trí mô
RUT PCR Nuôi
cấy
Mô học và
IHC
Lan) tai giữa
Khademi (Iran) 2003 55 (2-75) Amiđan và
VA
82%
Bitar (Lebanon) 2005 25 (3-10) VA 84% 0% 16% mô
học
Nam JK.(Hàn
Quốc)
2007 98 A. viêm/
chứng
63%
/58%
57% / 53%
IHC
Jelavic (Bosnia-
Herzegovina)
2007 77 (4-14) Amiđan 18% 0%
Yusuf (Thổ Nhĩ
Kỳ)
2008 91 (<15) Amiđan và
VA.
2,2%VA
0%
amiđan
0%IHC
Chúng tôi 2008 36 (16-58) Amiđan 8,3% 0% 0%
*Cả 3 trường hợp dương tính với test nhanh urease đều cho kết quả là
Hemophilus influenza với nuôi cấy, phù hợp với lý thuyết là Hemophilus
influenza có thể gây dương tính giả với test nhanh urease. Kết quả PCR và nuôi
cấy của chúng tôi là 0%, phù hợp với đa số tác giả khác như Di Bonaventura,
Pitkaranta, Bitar và Jelavic (Error! Reference source not found.). Trong khi
Yilmaz cho tỷ lệ khá thấp là 5% với PCR khi nghiên cứu trên VA. Chỉ có Cirak
báo cáo kết quả khá cao là 30% với PCR ở mô amiđan và VA. Kết hợp với
PCR và nuôi cấy, chúng tôi kết luận 3 trường hợp dương tính với test nhanh
urease là dương tính giả.Chúng tôi khẳng định là không có sự hiện diện cuả Hp
ở mô amiđan viêm mãn tính. Jelavic, Bitar cũng cho thấy một tỷ lệ dương tính
cao với test nhanh urease nhưng tỷ lệ dương tính thấp hoặc âm tính với PCR,
mô học hoặc nuôi cấy,trong khi Unver, Cho KS, Hsin-Ching Lin và Khademi
chỉ khảo sát bằng RUT thì cho kết quả dương tính khá cao. Điều này cho thấy
test nhanh urease một mình nó không xác nhận một cách chắc chắn sự hiện
diện của Hp ở mô amiđan viêm mãn tính, độ chuyên của nó có vẻ không cao
đối với các mẫu mô vùng họng miệng, mặc dù các nghiên cứu với các mẫu mô
ở dạ dày cho kết quả độ chuyên khá cao.
KẾT LUẬN & ĐỀ XUẤT
*Chúng tôi xác nhận không có sự hiện diện của Hp ở mô amiđan viêm mãn
tính, và cũng không có bằng chứng cho thấy có sự liên quan giữa việc nhiễm
Hp và triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân viêm amiđan mãn
* Test nhanh urease một mình nó không xác định chắc chắn việc nhiễm Hp ở
mô amiđan, cần có thêm những nghiên cứu về độ nhạy, độ chuyên của RUT
đối với các mẫu mô vùng họng miệng.
* Cần thêm những nghiên cứu về điều trị tiệt trừ Hp ơ những bệnh nhân có
chứng thở hôi.
* Cỡ mẫu của chúng tôi là còn nhỏ, vì thế cần nghiên cứu thêm vấn đề này
với cỡ mẫu lớn hơn, bao gồm cả trẻ em và thời gian theo dõi dùng thuốc
trứơc mổ kéo dài hơn (từ 6 tháng – 1 năm).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 99_0794.pdf