MỤC LỤC
A. KHÁI NIỆM GIÁ CẢ QUỐC TẾ VÀ CÁC THUẬT NGỮ CÓ LIÊN QUAN : 2
I. GIÁ CẢ QUỐC TẾ: 2
1. KHÁI NIỆM: 2
2. CÁC TIÊU CHUẨN XÁC ĐỊNH GIÁ CẢ: 2
3. ĐẶC ĐIỂM CỦA GIÁ CẢ QUỐC TẾ: 2
II. INCOTERMS (International Commerce terms): 3
1. ĐỊNH NGHĨA : 3
2. KHÁI QUÁT: 3
3. CÁC ĐIỀU KHOẢN CHỦ YẾU CỦA INCOTERMS 2000 4
B. TỶ LỆ TRAO ĐỔI TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 6
I. CÔNG THỨC: 6
II. SỰ KHÁC BIỆT VỀ TỈ LỆ TRAO ĐỔI TM GIỮA CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN VÀ CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN : 9
III. VAI TRÒ CỦA TỈ LỆ TRAO ĐỔI THƯƠNG MẠI TRONG GIAO DỊCH GIỮA CÁC NƯỚC: 10
IV. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BẤT LỢI TRONG TỶ LỆ TRAO ĐỔI 11
C. XU HƯỚNG CỦA TỈ LỆ TRAO ĐỔI TRONG TMQT 12
I. TRONG THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA 12
II. TRONG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ : 17
III. VÍ DỤ : TRUNG QUỐC - NƯỚC ĐÃ ĐÓN ĐẦU THÀNH CÔNG XU HƯỚNG TỈ LỆ TRAO ĐỔI TMQT : 19
1. CHÍNH SÁCH TMQT CỦA TQ QUA TỪNG THỜI KÌ 19
2. THÀNH QUẢ ĐẠT ĐƯỢC : 20
33 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 7352 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tỷ lệ trao đổi trong thương mại quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giao hàng đã nộp thuế
TỶ LỆ TRAO ĐỔI TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
CÔNG THỨC:
Công thức:
Trong đó:
PE: Chỉ số biến động giá của hàng hoá xuất khẩu
PI: Chỉ số biến động giá của hàng hoá nhập khẩu
Trong đó:
Ảnh hưởng của từng nhân tố PE, PI, QE, QI đến tỷ lệ trao đổi thương mại quốc tế (T)
PE có xu hướng tỷ lệ thuận với T và PI có xu hướng tỷ lệ nghịch với T. Khi muốn tăng T người ta thường áp dụng biện pháp tăng PE hoặc giảm PI.
Các biện pháp tăng PE gồm có nâng cao chất lượng sản phẩm, thương hiệu, phát triển đa dạng hoá, và tính độc quyền.
Để giảm PI thì phải phát triển sản xuất trong nước, tạo các rào cản kinh tế, đa phương hoá, nhập các nguyên vật liệu và linh kiện.
Ví dụ:
Năm 1995, VN xuất khẩu sang Nhật Bản 10 tấn gạo giá 200 USD/tấn.
VN nhập khẩu từ Nhật Bản 1 chiếc xe máy giá 2000 USD/chiếc.
Năm 2000, VN xuất khẩu sang Nhật Bản 10 tấn gạo giá 240 USD/tấn.
VN nhập khẩu từ Nhật Bản 1 chiếc xe máy giá 3000 USD/chiếc.
Tính tỷ lệ trao đổi thương mại T?
Để T = 1 , ta phải làm gì ?
Ta có: Theo đề bài, ta có giả thiết Việt Nam chỉ xuất khẩu sang Nhật Bản 1 loại hàng hóa và cũng chỉ nhập khẩu từ Nhật Bản 1 loại hàng hóa.
Ví dụ trên cho thấy giá của hàng nhập khẩu tăng nhanh hơn so với giá xuất khẩu. Tỉ lệ trao đổi thương mại gây bất lợi cho Việt Nam 20%. Nói cách khác, Việt Nam phải bù vào 20% cho mỗi lượng nhập khẩu như trên.
Các trường hợp của tỷ lệ trao đổi:
T > 1: giá xuất khẩu có xu hướng tăng, hoặc giá xuất khẩu tăng nhanh hoặc giảm chậm hơn giá nhập khẩu.
T < 1: giá xuất khẩu có xu hướng giảm, hoặc giá xuất khẩu giảm nhanh hoặc tăng chậm hơn giá nhập khẩu.
T = 1: giá xuất khẩu và nhập khẩu biến động cùng tỷ lệ. Trường hợp này ít khi xảy ra.
Sở dĩ lấy số 1 làm số so sánh vì khi tỷ lệ trao đổi thương mại T=1 thì giá xuất khẩu và giá nhập khẩu biến động cùng tỷ lệ, khi đó sự biến động của giá không gây ra tác động nào. Điều này có nghĩa là trong trường hợp một quốc gia có tỉ lệ T=1, quốc gia đó không ở vị trí thuận lợi hay bất lợi trong giao dịch thương mại quốc tế.
Ví dụ:
Năm 1995, VN xuất khẩu sang Nhật Bản 10 tấn gạo giá 200 USD/tấn.
VN nhập khẩu từ Nhật Bản 1 chiếc xe máy giá 2000 USD/chiếc.
Năm 2000, VN xuất khẩu sang Nhật Bản 10 tấn gạo giá 240 USD/tấn.
VN nhập khẩu từ Nhật Bản 1 chiếc xe máy giá 3000 USD/chiếc.
Tính tỷ lệ trao đổi thương mại T?
Để Việt Nam không gặp bất lợi trong quan hệ thương mại quốc tế, ta phải làm gì?
Đề Việt Nam không gặp bất lợi trong quan hệ thương mại quốc tế ta phải điểu chỉnh T sao cho T ≥ 1. Như vậy cần phải tác động vào PE hoặc PI. Nhưng không dễ dàng để một quốc gia có thể thay đổi được giá nhập khẩu của mình. Vì vậy, ở ví dụ này, muốn điều chỉnh để T ≥ 1 thì ta phải tác động vào giá xuất khẩu, tức tăng PE.
Nếu tăng PE (giữ nguyên PI) thì: . Khi đó, giá xuất khẩu phải tăng lên ít nhất một lượng:
SỰ KHÁC BIỆT VỀ TỈ LỆ TRAO ĐỔI TM GIỮA CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN VÀ CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN :
Giá cánh kéo là hiện tượng khác nhau trong xu hướng biến động giá của hai nhóm hàng:
Nhóm I: các mặt hàng thành phẩm công nghiệp, máy móc thiết bị
Nhóm II: các mặt hàng nông sản, nguyên liệu thô sơ chế, nguyên vật liệu.
Do tính co giãn của giá sản phẩm nhóm I thấp hơn sản phẩm nhóm II, nên giá không tăng nhanh như sản phẩm nhóm II (khi giá cả trên thị trường thế giới có xu hướng tăng thì giá của nhóm hàng I luôn có xu hướng tăng nhanh so với giá cả của nhóm II nhưng khi giá cả trên thị trường thế giới có xu hướng giảm thì giá cả của nhóm I lại có xu hướng giảm chậm so với giá cả của nhóm hàng II). Vì vậy độ chênh lệch ngày càng lớn giữa giá hàng hoá nhóm II và giá nhóm I sẽ gây thiệt hại cho người sản xuất hàng hoá nhóm I.
Hiện tượng giá cánh kéo chỉ có lợi cho các nước tham gia vào thị trường thế giới khi họ thực hiện xuất khẩu nhóm hàng I và nhập khẩu nhóm hàng II, và không có lợi cho những nước xuất khẩu nhóm hàng II và nhập khẩu nhóm hàng I. Thực tế hiện tượng giá cánh kéo gây thua thiệt cho các nước đang phát triển và mang lại lợi ích cho các nước công nghiệp phát triển, vì trong cơ cấu XNK của các nước đang phát triển, đại bộ phận là xuất khẩu nhóm hàng II, nhập khẩu nhóm hàng I, còn trong cơ cấu XNK của các nước công nghiệp phát triển, đại bộ phận là xuất khẩu nhóm hàng I, nhập khẩu nhóm hàng II.
VAI TRÒ CỦA TỈ LỆ TRAO ĐỔI THƯƠNG MẠI TRONG GIAO DỊCH GIỮA CÁC NƯỚC:
Cho biết quốc gia đang gặp bất lợi (T1) trong quan hệ thương mại trên thị trường thế giới.
T < 1: thường là các quốc gia đang phát triển hoặc chậm phát triển do trong cơ cấu XNK của các nước đang phát triển, đại bộ phận là xuất khẩu nhóm hàng II, nhập khẩu nhóm hàng I. Các quốc gia có T<1 luôn bị thiệt vì XK không đủ bù cho NK, cán cân thương mại luôn âm.
T > 1: thường là các quốc gia công nghiệp phát triển do trong cơ cấu XNK của các này, đại bộ phận là xuất khẩu nhóm hàng I, nhập khẩu nhóm hàng II, vì vậy nếu giá cả tăng họ sẽ thu được lợi nhuận nhiều hơn, nếu giá giảm họ sẽ ít bị thiệt hại hơn, do chênh lệch giữa XK không những đủ bù cho NK mà còn thặng dư.
T = 1: quốc gia đó không chịu ảnh hưởng bởi sự biến động giá cả bởi dù giá các mặt hàng NK tăng bao nhiêu thì giá các mặt hàng XK cũng đủ bù vào bấy nhiêu.
Cho biết sức mua xuất khẩu tăng (T>1) hay giảm (T<1): cùng 1 lượng hàng xuất khẩu có thể nhập khẩu nhiều hơn hay ít hơn lượng hàng nhập khẩu so với thời kì trước nếu giá nhập khẩu không đổi.
T tăng phản ánh sự thay đổi thuận lợi về giá trị thương mại so với kì trước.
CHỈ SỐ BIẾN ĐỘNG CỦA TỶ LỆ TRAO ĐỔI THƯƠNG MẠI (năm 2000 = 100%)
Năm
Vùng
2000
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Thế giới
100
101
101
102
103
103
104
104
104
Các nước đang phát triển
100
97
98
98
101
103
104
104
101
Các nước phát triển
100
102
103
103
101
100
101
98
102
Nguồn: UNCTAD Handbook of Statistics 2010
Tỷ lệ trao đổi thương mại quốc tế của thế giới và các nước đang phát triển tăng trưởng khá ổn định. Từ năm 2002 đến năm 2003, tỷ lệ trao đổi thương mại của các nước đang phát triển giảm, điều này cho thấy giá trị thương mại trong thời kì này có sự suy giảm so với năm 2000. Từ năm 2005 đến năm 2009, tỉ lệ trao đổi thương mại của các nước này lại tăng, chứng tỏ có sự thay đổi thuận lợi về giá trị thương mại so với năm 2000.
Trong giao dịch thương mại quốc tế, những nước lớn (thường có tỉ lệ T>1) có khả năng dùng chính sách tác động đến nhu cầu xuất nhập khẩu của mình từ đó tác động đến mức giá thế giới và làm thay đổi tỷ lệ trao đổi thương mại quốc tế theo hướng có lợi cho mình.
BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG BẤT LỢI TRONG TỶ LỆ TRAO ĐỔI
Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu. Tăng cường xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng chế biến cao, dịch vụ có giá trị cao hơn, ít lệ thuộc hơn vào tài nguyên thiên nhiên, tăng lợi thế cao tạo sức cạnh tranh cho hàng hoá.
Phát triển một số ngành công nghiệp nhằm sản xuất ra các sản phẩm có khả năng thay thế hàng nhập khẩu. Ví dụ: chiến lược “Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu” đã từng được áp dụng ở Phổ trong thời kỳ công nghiệp hóa ở nước này từ giữa thế kỷ 19, ở Nhật Bản từ cuối thế kỷ 19. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chiến lược này còn được áp dụng rộng rãi tại thế giới thứ ba.
Đa dạng hóa mặt hàng và đa phương hóa thị trường. Trong ngành Tài chính tiền tệ có câu: Không bỏ toàn bộ trứng vào một giỏ thì sẽ phân tán được mức độ rủi ro.
Tham gia vào các tổ chức, hiệp hội. Việt Nam và Thái Lan dự định thành lập một các – ten để liên kết các nhà cung cấp trong thị trường gạo. các – ten nổi tiếng nhất Thế giới là OPEC – điều khiển hầu như toàn bộ hoạt động cung ứng dầu thô trên Thế giới.
XU HƯỚNG CỦA TỈ LỆ TRAO ĐỔI TRONG TMQT
TRONG THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA
Xu hướng tỉ lệ trao đổi hiện nay có nhiều sự thay đổi, tỷ trọng cơ cấu của các nhóm hàng thương mại hữu hình và dịch vụ có sự thay đổi lớn.
Cơ cấu thương mại hàng hoá hữu hình thay đổi theo 3 xu hướng chính:
Giảm tỉ trọng buôn bán nhóm hàng thô sơ chế, nông sản, các nguyên liệu truyền thống.
Bảng I: giá trị xuất khẩu các nhóm hàng trong TMHH
Nguồn: WTO: international trade statistics- 2009
Nhận xét: Năm 1950s: tỉ trọng nhóm hàng là 60%
Hiện nay: 10-15% cụ thể là: - tỉ trọng sp nông nghiệp xk là 9%( 2000) , năm 2009 là 10%
Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm tỉ trọng nhóm hàng trên:
+ Do Cách mạng Khoa học Kĩ thuật: trong lĩnh vực nông nghiệp, việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật ví dụ như cuộc “cách mạng xanh”, “cách mạng trắng” đã khiến nhiều quốc gia tăng năng suất và sản lượng, từ đó đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời cũng tạo ra nguồn nguyên liệu mới, thay thế cho các nguyên liệu cũ.
+ Xu hướng giảm giá(giá cánh kéo càng ngày càng ‘ doãng’ ra) nên các nước tìm cách để nâng cao mức độ chế biến, thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm
+ Do nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng nông sản tăng chậm hơn so với các hàng hoá khác và chính sách bảo hộ nông nghiệp của nhiều nước.
+ Do hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng, nguồn nguyên liệu truyền thống được khai thác sử dụng tại chỗ thay vì xuất khẩu như trước kia.
Tỷ trọng nhóm hàng nhiên liệu, đặc biệt là dầu mỏ và khí đốt tăng.
Nguyên nhân:
+ Trữ lượng có hạn:
+ Nhu cầu không ngừng tăng nhanh mà nguồn cung thì có hạn.
Bảng II: Exports of fuels of selected economies, 1990-2009
Nguồn: WTO Statistics -2009
(Million dollars and percentage)
Value
Share in economy's total merchandise exports
1990
2000
2007
2008
2009
2000
2009 a
World
362586
|
662516
2029040
2852748
1807601
10.6
14.8
Brazil
682
908
13297
18689
13657
1.6
8.9
Canada
12672
36344
87221
125808
72054
13.1
22.8
China
5119
7855
20878
31773
20383
3.2
1.7
European Union (27)
-
95995
298315
419775
259711
3.9
5.7
intra-EU (27) exports
-
69486
208772
296847
180365
4.2
5.9
extra-EU (27) exports
-
26509
89543
122928
79347
3.4
5.2
Japan
1260
1520
9296
18646
10467
0.3
1.8
Korea, Republic of
697
9376
24631
38455
23786
5.4
6.5
Russian Federation
-
53095
217375
308151
189469
50.3
62.5
Singapore
9566
13403
|
41333
62480
40705
9.7
15.1
domestic exports
9479
13290
|
30416
44137
27132
16.9
19.6
re-exports
88
113
|
10917
18342
13573
0.2
10.3
United States
12321
13340
42189
76742
54848
1.7
5.2
Viet Nam b
...
3825
10061
12645
8217
26.4
14.4
a Or nearest year.
b Includes Secretariat estimates.
Note: Includes economies exporting petroleum products.
Nhận xét : từ bảng số liệu trên ta thấy tỉ trọng xuất khẩu hàng nhiêu liệu của thế giới nói chung và hầu hết các quốc gia đều tăng từ trong gđ 1990-2009:
- tỉ trọng xuất khẩu nhiên liệu của thế giới tăng từ 10.6 %(2000) đến 14.8 %(2009)
- tỉ trọng xuất khẩu nhiên liệu của các nước phát triển như US, EU hay NB đều tăng
Nhóm sản phẩm công nghiệp chế biến đặc biệt là máy móc, thiết bị, thiết bị toàn bộ tăng nhanh 1 cách đáng kể về số lượng tuyệt đối và số lượng tương đối.
Nguyên nhân:
+ Phân công lao động và chuyên môn hoá trong nhóm này diễn ra mạnh mẽ.
+ Nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của các nước.
+ Vòng đời công nghệ ngày càng ngắn.
+ Nhiều ngành công nghiệp mới xuất hiện và phát triển nhanh chóng: công nghệ vật liệu mới, công nghệ thông tin,…
Bảng III: Trị giá xuất khẩu hàng hoá theo bảng phân loại tiêu chuẩn ngoại thương mại quốc tế của Việt Nam
( nguồn tổng cục thống kê Việt Nam)
Triệu đô la Mỹ
Triệu đô la Mỹ
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
TỔNG SỐ
5449.0
7255.9
9185.0
9360.3
11541.4
14482.7
15029.2
16706.1
20149.3
26485.0
32447.1
39826.2
48561.4
62685.1
57096.3
Hàng thô hoặc mới sơ chế
3664.1
4537.7
4780.9
5006.4
5996.2
8078.8
8009.8
8289.5
9397.2
12554.1
16100.7
19226.8
21657.7
27698.7
22266.1
Lương thực, thực phẩm và động vật sống
2064.2
2424.1
2691.9
3158.1
3283.8
3779.5
4051.6
4117.6
4432.0
5277.6
6345.7
7509.2
9191.7
12164.3
11514.6
Đồ uống và thuốc lá
5.0
7.0
33.8
4.9
15.0
18.8
45.5
75.2
159.8
174.0
150.0
143.5
155.1
190.8
237.8
NVL thô, không dùng để ăn, trừ nhiên liệu
370.5
499.6
376.7
283.1
302.2
384.0
412.6
516.5
631.3
830.9
1229.1
1845.3
2199.8
2491.7
1928.3
Nhiêu liệu, dầu mỡ nhờn và vật liệu liên quan
1210.6
1572.0
1653.5
1543.5
2372.5
3824.7
3468.5
3567.8
4151.1
6233.2
8358.0
9709.4
10061.0
12750.5
8507.1
Dầu, mỡ, chất béo, sáp động, thực vật
13.8
34.9
25.0
16.7
22.6
71.8
31.6
12.5
23.0
38.4
17.9
19.4
50.1
101.4
78.3
Hàng chế biến hoặc đã tinh chế
1784.8
2710.5
4401.3
4350.1
5540.6
6397.5
7019.0
8414.6
10747.8
13927.6
16341.0
20592.0
26886.1
34625.5
34007.6
Hoá chất và sản phẩm liên quan
30.9
65.9
106.6
93.6
147.0
158.5
222.1
262.2
339.9
421.3
536.0
791.9
1028.5
1449.9
1270.4
Hàng chế biến phân loại theo nguyên liệu
349.8
382.6
563.0
441.1
864.8
911.1
989.7
1124.9
1354.8
1889.6
2165.4
2926.3
3975.7
6398.4
5226.0
Máy móc, phương tiện vận tảI và phụ tùng
89.4
414.6
752.7
808.8
978.0
1276.0
1399.0
1336.9
1792.8
2562.1
3145.1
4194.7
5601.2
7368.4
7398.8
Hàng chế biến khác
1314.7
1847.4
2979.1
3006.7
3550.8
4051.9
4408.2
5690.6
7260.3
9054.6
10494.5
12679.1
16280.7
19408.8
20112.4
Hàng hoá không thuộc các nhóm trên
0.0
7.7
2.8
3.7
4.6
6.4
0.4
2.0
4.3
3.3
5.4
7.4
17.6
360.9
822.6
Nhận xét:
Nói về số lượng tuyệt đối thì: Hàng chế biến hoặc đã tinh chế tăng 3.6 lần từ 1784.8 (1995) lên 6397.5( năm 2000), trong đó máy móc, phương tiện vận tảI và phụ tùng tăng mạnh nhất ( tăng 14,3 lần từ 89.4 (1995) đến 1276.0 ( 2000).
Nói về số lượng tương đối thì năm 1995 nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế chiếm 32,8% tổng trị giá xuất khẩu đến năm 2000 thì con số này là: 44,4 % tổng giá trị xk tức là tăng 11.4 % qua 15 năm. Hơn thế nữa, giá trị của máy móc phương tiện vận tải phụ tùng tăng ấn tượng từ 5% so với gtri hàng chế biến hoặc đã tinh chế (1995) lên con số 20% trong năm 2000. Ngoài ra, hàng chế biến # cũng có mức tăng trưởng vô cùng ấn tượng.
TRONG THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ :
Tỉ lệ trao đổi hàng hoá đang rất phát triển trong thương mại hàng hoá, và vẫn có khả năng phát triển trong thương mại dịch vụ.
TMDV tăng trưởng nhanh gấp đôi so với thương mại hàng hóa với tốc độ tăng trưởng trung bình vào khoảng 15% và chiếm 20% giá trị TMQT
Bảng IV: World trade in commercial services by category, 2009
Nguồn: WTO Statistics- 2009
(Billion dollars and percentage)
Value
Share
2009
2000
2005
2007
2008
2009
Exports
All commercial services
3350
100.0
100.0
100.0
100.0
100.0
Transportation services
700
23.4
23.3
22.9
23.7
20.9
Travel
870
32.1
27.7
25.7
25.1
26.0
Other commercial services
1780
44.5
49.0
51.4
51.1
53.1
Imports
All commercial services
3145
100.0
100.0
100.0
100.0
100.0
Transportation services
835
28.7
29.1
29.0
30.0
26.6
Travel
790
29.8
27.1
25.6
24.4
25.1
Other commercial services
1520
41.5
43.8
45.4
45.5
48.3
Note: For more information on asymmetries, see the Metadata.
Bảng V: World merchandise trade and trade in commercial services by region and selected economy, 2000-2009
Nguồn: WTO Statistics- 2009
(Annual percentage change)
Exports
Imports
2000-09
2008
2009
2000-09
2008
2009
Merchandise
8
15
-23
World
7
16
-23
Commercial services
9
13
-12
World
9
14
-12
Nguyên nhân:
Kinh tế thế giới có xu hướng dịch chuyển từ kinh tế sản xuất vật chất sang kinh tế dịch vụ, đặc biệt là các nước phát triển.
Do nhu cầu về dịch vụ của xã hội ngày càng tăng.
Do sự phát triển của KHCN.
Mở cửa thị trường dịch vụ của các nước.
Để đón đầu xu hướng này:
Cần chủ động phát triển thương mại quốc tế dựa vào lợi thế so sánh cụ thể là:
Cần có sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế của bản thân mỗi quốc gia, tăng tỉ trọng của nền công nghiệp và dịch vụ, chuyên môn hoá cơ cấu kinh tế.
xây dựng 1 nền công nghiệp tiên tiến, chuyên môn hoá sâu, tập trung sản xuất các mặt hàng thế mạnh, tăng tỉ trọng xuất khẩu các mặt hàng thuộc nhóm hàng 1.
Giai đoạn đầu nên chú trọng nhập khẩu công nghê tiên tiến cùng các thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất những mặt hàng có giá trị gia tăng lớn.
Đa dạng hóa các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu, nâng cao độ chuẩn kĩ thuật trong các mặt hàng xuất khẩu, nâng cao tỉ trọng của các mặt hàng được chế biến sâu,…
Đầu tư phát triển ngành du lịch, đặc biệt cần tập trung vừa đưa vào khai thác các danh lam thắng cảnh vừa phải duy trì bảo tồn môi trường ở những nơi này => nâng cao được giá trị của việc xuất khẩu du lịch
Tận dụng lợi thế cửa ngõ giao thương cả trên đất liền và đường bộ để nâng giá trị việc xuất khẩu dịch vụ vận tải. Đồng thời cần phải đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất của ngành gtvt, đồng thời nâng cao trình độ và uy tín của ngành này với thế giới
VÍ DỤ : TRUNG QUỐC - NƯỚC ĐÃ ĐÓN ĐẦU THÀNH CÔNG XU HƯỚNG TỈ LỆ TRAO ĐỔI TMQT :
CHÍNH SÁCH TMQT CỦA TQ QUA TỪNG THỜI KÌ
Từ năm 1980 đến năm 1990
khuyến khích ngoại thương mại quốc tế
tăng nhập khẩu nguyên vật liệu cần thiết, thiết bị tiên tiến, thiết bị toàn bộ và 1 số hàng tiêu dùng nhất định
Từ năm 1991 đến nay :
Tiếp túc nhập khẩu công nghệ và máy móc hoàn chỉnh phục vụ các ngành như năng lượng, máy móc, điện tử, hóa dầu, luyện kim…
Đẩy mạnh xuất khẩu hàng công nghệ
Đa dạng hóa các mặt hàng công nghê từ các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp: may mặc, giày dép, dụng cụ lữ hành, đồ chơi trẻ em, tạp hoá đến các mặt hàng có giá trị gia tăng cao: Đồ điện, điện tử gia dụng, đồng hồ, máy tính cá nhân, xe máy và các loại máy móc khác
Hạn chế nhập khẩu nguyên liệu thô thay vào đó là nhập khẩu công nghệ tiên tiến, thiết bị quan trọng, các nguyên liệu chính phục vụ sản xuất công nghiệp đặc biệt là xây dựng
THÀNH QUẢ ĐẠT ĐƯỢC :
Giai đoạn 1980 -1990 :
Cải cách kinh tế bắt đầu từ năm 1979 đã khuyến khích mạnh sự phát triển ngoại thương.
Năm 1970 tổng trị giá ngoại thương là 4,6 tỉ USD, đến năm 1979 đã tăng lên tới 29,4 tỉ USD và tiếp tục tăng tới 53,6 tỉ USD vào năm 1984.
Năm 1981, xuất khẩu đã tăng tới 22 tỉ USD, làm cho Trung Quốc lần đầu tiên có tỉ trọng xuất khẩu trên 1% trong tổng xuất khẩu của thế giới.
Năm 1984 Trung Quốc đứng hàng thứ 18 trong các nước xuất khẩu của thế giới. Do tăng nhập khẩu nguyên liệu cần thiết, thiết bị tiên tiến, thiết bị toàn bộ và một số hàng tiêu dùng nhất định nên trị giá nhập khẩu năm 1984 đạt 27,41 tỉ USD. Lần đầu tiên trong thời kì 1981 - 1984 thâm hụt mậu dịch của Trung Quốc là 1,27 tỉ USD. Trong kế hoạch năm năm lần thứ bảy (1986 - 1990), ngoại thương phát triển nhanh và ổn định. Tổng kim ngạch ngoại thương đạt 486,4 tỉ USD, trong đó nhập khẩu thiết bị và xuất khẩu tiếp tục tăng.
Giai đoạn 1991 tới nay :
Trong kế hoạch năm năm lần thứ tám (1991 - 1995) ngoại thương của Trung Quốc tăng một cách đáng kể. Sự phát triển nhanh chóng của ngoại thương là một yếu tố quan trọng hỗ trợ cho sự phát triển nhanh, ổn định và lành mạnh của nền kinh tế đất nước. Trong kế hoạch năm năm lần thứ tám, tổng trị giá ngoại thương đạt 1,01 nghìn tỉ USD, gấp hơn 2 lần trị giá đạ được trong kế hoạch năm năm lần thứ bảy. Xuất khẩu đạt 518,4 tỉ USD, tăng hơn mức đạt được trong kế hoạch năm năm lần thứ bảy là 122,9% với tốc độ tăng trung bình năm là 19,1%, cao hơn so với tốc độ tăng trong cùng thời kì. Nhập khẩu đạt trị giá 496 tỉ USD, tăng 95,4% so với thời kì kế hoạch năm năm lần thứ bảy. Cơ cấu xuất khẩu tiếp tục được cải thiện. Tỉ trọng các sản phẩm chế tạo trong tổng xuất khẩu là 85,6% năm 1995, cao hơn so với năm 1990 là 11,1,% điểm. Trong kế hoạch năm năm lần thứ tám, hơn 5.000 hợp đồng đã được kí kết với 30 nước và vùng lãnh thổ để nhập công nghệ và máy móc hoàn chỉnh, đạt tổng trị giá 33,297 tỉ USD, tăng 119,2% so với trị giá nhập khẩu trong thời kì kế hoạch năm năm lần thứ bảy.. Trong cùng thời kì, tổng trị giá xuất khẩu và nhập khẩu theo phương thức hàng đổi hàng tăng lên tới 2,91 tỉ USD và năm 1995 là năm cuối cùng nhập khẩu theo phương thức hàng đổi hàng được giảm thuế 50%. Năm 1996 là năm đầu tiên của kế hoạch năm năm lần thứ chín và xuất -nhập khẩu của Trung Quốc tiếp tục tăng
Trong 9 tháng đầu năm 1997, kim ngạch ngoại thương tăng tới 227,29 tỉ USD, tăng 13,7% so với cùng kì năm 1996. Xuất khẩu đạt trị giá 128,93 tỉ USD, tăng 24% và nhập khẩu đạt 98,36 tỉ USD, tăng 2,5% tạo ra thặng dư tích luỹ là 30 tỉ USD; năm 2000 đạt 474,3 tỉ USD, xuất khẩu xếp hàng thứ 7 và nhập khẩu hàng thứ 8 thế giới, tăng 31,5% so với năm 1999; trong đó, xuất khẩu tăng 27,8%, nhập khẩu tăng 35,8%. Kim ngạch xuất - nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2001 của Trung Quốc giảm 20% so với cùng kì năm 2000, chỉ đạt 248,6 tỉ USD; trong đó, xuất khẩu đạt 128,4 tỉ USD, chiếm 51,6% tổng kim ngạch; nhập khẩu đạt 120,2 tỉ USD, chiếm 48,4% tổng kim ngạch. Xuất khẩu sang Châu Phi, Mỹ Latinh và Bắc Mỹ tăng hơn 30%, xuất khẩu sang Châu á tăng 26%, đạt tới hơn 46,1 tỉ USD. Các sản phẩm của Châu á tiếp tục chiếm lĩnh trong nhập khẩu của Trung Quốc, nhập khẩu từ Châu Phi cũng tăng lên. Tuy vậy nhập khẩu từ các nơi khác lại bị giảm trong 6 tháng đầu năm 1997.
Trong các mặt hàng xuất khẩu trong tháng 1/2011, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng cơ điện đạt 84,55 tỷ USD, tăng 35,3%, chiếm 56,1% tổng giá trị xuất khẩu của Trung Quốc. Trong đó tiêu biểu là xuất khẩu sản phẩm điện khí, điện tử đạt 33,41 tỷ USD, tăng 42,9%; xuất khẩu thiết bị, máy móc đạt 26,24 tỷ USD, tăng 25%. Ngoài ra TQ còn trở thành bạn hàng của một số lượng không nhỏ các quốc gia như: Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu… đây đều là những cường quốc đứng đầu về công nghiệp chế tạo.
=> CHỐT LẠI: trong giai đoạn đầu mở cửa, hầu hết các DN trong nước của TQ hoạt động trong điều kiện máy móc lạc hậu, nhu cầu trong nước thấp. Tuy nhiên, hiểu rõ lợi thế về nguồn lực dồi dào, TQ đã tập trung phát triển hàng dệt may và đưa dệt may trở thành ngành hàng có kim ngạch lớn nhất (vượt qua dầu mỏ) vào năm 1986. Tiếp đó, từ giữa những năm 1990, TQ đã chuyển đổi từ xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều lao động phổ thông sang các sp sử dụng lao động có kỹ thuật. Đến năm 1995, xuất khẩu máy móc và hàng điện tử đã vượt qua xuất khẩu dệt may và đến năm 2000, trị giá xuất khẩu của các sản phẩm này đã chiếm ½ tổng giá trị xuất khẩu. Những năm gần đây, TQ rất tích cực tận dụng vị thế trung gian của mình để trở thành một mắt xích không thể thiếu trong chuyền phân công sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia ( MNCs)=> gia tăng đáng kể thương mại dịch vụ.
è Như vậy có thể thấy TQ đã đón đầu được xu thế thay đổi của tỷ lệ trao đổi trong thương mại quốc tế, tập trung vào ngành hàng có giá trị xuất khẩu cao và từng bước cải thiện kĩ thuật để nâng cao lợi nhuận và mở rộng mối quan hệ với các bạn hàng.
Phần giải thích về giá cánh kéo:
Nhóm I: Hàng thành phẩm công nghiệp, máy móc thiết bị
Nhóm II: Hàng nguyên vật liệu, thô sơ chế, nông sản
Xét trong mối tương quan giữa giá của hai loại hàng hóa thì giá hàng hóa công nghiệp cao tương đối, giá hàng hóa nông nghiệp thấp tương đối, giữa hai loại sản phẩm hàng hóa hình thành một mức chênh lệch giá. Trong điều kiện kinh tế quan hệ cung cầu bình thường, tương quan giữa giá hàng công nghiệp và giá hàng nông sản thường ở mức hợp lí và ổn định. Nhưng trong trường hợp không bình thường, cung - cầu mất cân đối, nhất là trong khủng hoảng kinh tế, thì giá hàng công nghiệp thường tăng nhanh hơn giá hàng nông sản, thậm chí giá hàng công nghiệp tăng mà giá hàng nông sản không tăng, hoặc lại hạ (tuyệt đối hay tương đối). Có điều này là do tính co dãn của giá sản phẩm nông nghiệp ít, nên giá không tăng nhanh như sản phẩm công nghiệp có giá co dãn nhiều hơn.
Để chứng minh cho điều này, chúng ta dựa vào:
Luận điểm Prebisch-Singer ():
Luận điểm này phát triển dựa trên nền tảng của các quan sát về các co giãn về nhu cầu. Phần lớn các nghiên cứu thống kê đều nhận ra rằng trong trường hợp các sản phẩm thô thì sự co giãn về thu nhập qua nhu cầu là tương đối thấp. Điều đó có nghĩa là tỷ lệ phần trăm tăng số lượng của các sản phẩm thô đặt ra bởi các nhà nhập khẩu sẽ tăng ít hơn là mức tăng tỷ lệ phần trăm trong GNP. Kết quả là, khi thu nhập thế giới tăng, nhu cầu đối với các mặt hàng thô tăng với một tỷ lệ chậm hơn nhiều so với sự gia tăng nhu cầu về các sản phẩm chế biến. Họ cho rằng đã có và sẽ tiếp tục có sự suy giảm trường kỳ về việc trao đổi thương mại của các nhà nhập khẩu sản phẩm thô nhờ một sự kết hợp của mức thu nhập thấp và sự co giãn về nhu cầu theo giá cả (Bởi vì sự co giãn về giá cả cũng thấp đối với các sản phẩm thô, khi giá tương đối của các sản phẩm thô tiếp tục giảm thì nó không thể mang lại mức tăng đầy đủ về cầu để bù đắp cho tác động về giá).
Độ co giãn của cầu theo thu nhập (Income elasticity of demand):
Độ co giãn của cầu theo thu nhập là cách tính cầu của một hàng hoá phản ứng như thế nào với một sự thay đổi trong thu nhập. Độ co giãn của cầu theo thu nhập được tính như sau:
EDI =
E<0: hàng hoá thứ cấp (inferior goods)
E >0: hàng hoá thông thường (normal goods)
E<1: hàng hoá thiết yếu (necessities)
E>1: hàng hoá xa xỉ (luxuries)
Hãy lưu