Ưu nhược điểm của các kênh phân phối bảo hiểm tại Việt Nam

Chính phủ, Bộ tài chính đã ban hành rất nhiều các văn bản nhằm hướng dẫn quản lý và kiểm tra các hoạt động của các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Các quy định chung nhất về doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được trình bày trong mục 2 chương 4 và chương 6 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000.

Ngoài ra, chính phủ, Bộ tài chính còn ban hành một số các nghị định thông tư khác có liên quan đến môi giới bảo hiểm như nghị định 45/2007/NĐ-CP ban hành ngày 27/3/2007 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm; Thông tư 155/2007 TT-BTC ngày 20/12/2007 hướng dẫn thực hiện nghị định 45 về hoạt động kinh doanh bảo hiêm, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, Văn phòng đại diện doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam ; Nghị định số 46/2007/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 27/03/2007 qui định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm (Thay thế NĐ 42/2001)

Nhìn chung, nhà nước đã chú trọng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật để tạo điều kiện cho hoạt động môi giới bảo hiểm phát triển. Tuy nhiên, nhà nước cần loại bỏ các tiêu cực về hoa hồng cho khách hàng thì mới tạo điều kiện cho các doanh nghiệp môi giới và các doanh nghiệp nước ngoài cạnh tranh trên thị trường.

 

doc45 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 8692 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ưu nhược điểm của các kênh phân phối bảo hiểm tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rường hợp các rủi ro bảo hiểm không nằm trong hợp đồng hoặc vượt quá hợp đồng cố định. Môi giới tái bảo hiểm còn có trách nhiệm lựa chọn các nhà tái có năng lực, đảm bảo khả năng tài chính , dàn xếp các điều kiện tốt cho họ và hỗ trợ trong việc đòi bồi thường từ các nhà tái bảo hiểm. Các ưu điểm, nhược điểm của kênh môi giới bảo hiểm. Ưu điểm: Đối với người mua bảo hiểm: Người mua bảo hiểm tiếp cận được nhiều sản phẩm bảo hiểm với mức giá cạnh tranh. Khác biệt lớn nhất khi một doanh đi mua bảo hiểm trực tiếp và mua thông qua các công ty môi giới chuyên nghiệp là, thay vì tiếp cận một sản phẩm với một mức giá thì họ được biết đến rất nhiều sản phẩm với nhiều mức giá cạnh tranh. Thông qua nhà môi giới bảo hiểm, doanh nghiệp được tiếp cận với toàn bộ thị trường bảo hiểm. Với chức năng của mình, các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm sẽ bắt tay với rất nhiều doanh nghiệp bảo hiểm để bán hàng. Điều này giúp khách hàng được hưởng một mức phí cạnh tranh so với mua bảo hiểm trực tiếp nhờ vào hiệu quả của sự cạnh tranh giữa các công ty bảo hiểm khi “chào hàng” với nhà môi giới. Người mua bảo hiểm được tư vấn trực tiếp về các sản phẩm, từ đó có thể tự mình đánh giá và chọn lựa sản phẩm bảo hiểm phù hợp nhất với nhu cầu và tình hình tài chính của khách hàng. Các khách hàng không phải tốn nhiều thời gian và chi phí đi lại để tiến hành giao dịch như đối với các kênh khai thác trực tiếp hay đại lý. Khách hàng chỉ cần bỏ ra thời gian cho lần gặp mặt với doanh nghiệp môi giới để họ có thể khai thác các thông tin cần thiết cho quá trình lựa chọn sản phẩm cho khách hàng. Mọi bước trong quá trình thương lượng và thoả thuận hợp đồng sau đó sẽ do bên môi giới tiến hành với công ty bảo hiểm. Người mua bảo hiểm nhận được các gói dịch vụ hỗ trợ miễn phí. Khi mua bảo hiểm qua môi giới, doanh nghiệp sẽ được công ty môi giới bảo hiểm quản lý toàn bộ chương trình bảo hiểm của mình trong suốt quá trình bảo hiểm có hiệu lực. Khi tổn thất xảy ra, khách hàng sẽ được hưởng dịch vụ hỗ trợ khiếu nại đòi bồi thường từ công ty môi giới. Người mua bảo hiểm có được sự an tâm nhất định khi được tư vấn bởi các công ty môi giới. Bởi theo luật pháp Việt Nam và thế giới, không cho phép môi giới cá nhân mà hoạt động môi giới phải được tiến hành bởi các pháp nhân. Đồng thời, các nhà môi giới phải có kiến thức theo yêu cầu, và phải có chứng chỉ hành nghề. Đồng thời, do rủi ro trong nghề lớn và có thể gây ảnh hướng xấu cho khách hàng và xã hội nên các nhà môi giới bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. Chính vì những điều này đã tạo nên niềm tin nhất định đối với kênh môi giới bảo hiểm. Đối với các công ty bảo hiểm: Các nhà môi giới bảo hiểm có khả năng duy trì các môi quan hệ lâu dài với các khách hàng hơn so với các khách hàng hơn các kênh khác, do kiến thức chuyên môn và sự tiếp xúc với khách hàng nhiều hơn hẳn các kênh phân phối khác, đạt được sự tin tưởng của khách hàng thông qua quá trình tư vấn và giúp đỡ khách hành xử lý các vấn đề phát sinh. Chính vì thế, thông qua một hệ thống môi giới tốt, các công ty bảo hiểm sẽ suy trì được mối quan hệ tốt và bền vững với khách hàng. Hay nói cách khác, một công ty môi giới tốt đồng thời cũng giúp nâng cao uy tín của công ty bảo hiểm. Các công ty bảo hiểm sẽ giảm được một khối lượng công việc đáng kể đã được các công ty môi giới bảo hiểm đảm nhận. Từ đó, sẽ giúp các công ty bảo hiểm tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể so với việc tự làm mà chỉ phải trả cho công ty môi giới một khoản hoa hồng thích hợp. Nếu có một hệ thống phân phối thông qua môi giới tốt, các công ty bảo hiểm có thể tiết kiệm được các chi phí đào tạo các nhân viên cho kênh bán hàng trực tiếp. Thông qua mối quan hệ với các công ty môi giới, các công ty bảo hiểm có được các thông tin về khách hàng. Đồng thời, với vai trò là người đại diện cho quyền lợi của khách hàng, các công ty môi giới nhận được ý kiến, thái độ của người mua bảo hiểm về các sản phẩm bảo hiểm, mức phí, và nhanh chóng phản hồi lại các công ty bảo hiểm, điều chỉnh các sản phẩm, chính sách bảo hiểm hoặc tung ra các sản phẩm mới. Các công ty môi giới là cầu nối hữu hiệu giữa công ty bảo hiểm và người mua bảo hiểm. Đối với nền kinh tế: Vì khách hàng có khả năng tìm hiểu về nhiều sản phẩm của nhiều công ty thông qua các công ty môi giới, cho nên, các khách hàng dễ dàng so sánh cũng như lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất. Điều này càng thúc đẩy các công ty bảo hiểm phải nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng mức phí hợp lý, nâng cao sức cạnh tranh của mình. Các công ty môi giới bảo hiểm đóng vai trò cực kì quan trọng khi Việt Nam mở cửa hội nhập. Các doanh nghiệp nước ngoài khi vào Việt Nam sẽ cần có những nhà tư vấn cho chiến lược bảo hiểm của mình. Do đó, các công ty môi giới chính là cầu nối giữa các công ty bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam với các công ty nước ngoài. Ngược lại, đây cũng chính là cầu nối giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các công ty bảo hiểm hoạt động tại các quốc gia ngoài Việt Nam một khi các doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động hoặc có mong muốn tiến hành các hoạt động kinh doanh tại nước ngoài. Nhược điểm: Thông qua môi giới bảo hiểm, các khách hàng có thể so sánh được các sản phẩm bảo hiểm giữa các công ty bảo hiểm khác nhau và lựa chọn sản phẩm bảo hiểm thích hợp nhất. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình cạnh tranh giữa các công ty bảo hiểm nhằm hoàn thiện sản phẩm của mình. Nhưng mặt khác, nó cũng thúc đẩy cuộc chiến cắt giảm phí bảo hiểm giữa các công ty bảo hiểm. Đến một lúc nào đó, khi mức phí bảo hiểm quá thấp và trách nhiệm bảo hiểm quá cao sẽ gây rủi ro cho các công ty bảo hiểm và thậm chí cho xã hội. Doanh thu của các công ty môi giới đến từ phí do người mua bảo hiểm chi trả, nhưng phần lớn là đến từ tiền hoa hồng của các công ty bảo hiểm. Điều này rất dễ dẫn đến các rủi ro đạo đức trên thị trường bảo hiểm. Các nhà môi giới sẽ không cung cấp hoặc cung cấp không đủ hoặc cung cấp sai lệch các thông tin về sản phẩm bảo hiểm tốt nhất mà chỉ tư vấn cho khách hàng các sản phẩm có mức phí cao để nhận hoa hồng cao. Các công ty bảo hiểm do muốn lấy được thông tin khách hàng hoặc muốn cạnh tranh không lành mạnh với các công ty khác, chiếm lấy khách hàng, có thể chi trả hoa hồng cao hơn cho các công ty môi giới đẻ họ tư vấn cho các khách hàng mua sản phẩm của công ty mình. Điều này không chỉ gây hại cho khách hàng mà nó còn dẫn đến việc các công ty chi trả hoa hồng ở mức cao hơn so với luật định. Quản lý của nhà nước đối với môi giới bảo hiểm: Về định hướng phát triển: Cũng như kênh phân phối đại lý, kênh phân phối thông qua môi giới cũng được nhà nước ta chú trọng, và được nhấn mạnh trong chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam 2003 – 2010. Tuy nhiên, sự phát triển của kênh phân phối này vẫn chưa đạt được như mong đợi. Về luật pháp: Chính phủ, Bộ tài chính đã ban hành rất nhiều các văn bản nhằm hướng dẫn quản lý và kiểm tra các hoạt động của các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Các quy định chung nhất về doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được trình bày trong mục 2 chương 4 và chương 6 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000. Ngoài ra, chính phủ, Bộ tài chính còn ban hành một số các nghị định thông tư khác có liên quan đến môi giới bảo hiểm như nghị định 45/2007/NĐ-CP ban hành ngày 27/3/2007 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm; Thông tư 155/2007 TT-BTC ngày 20/12/2007 hướng dẫn thực hiện nghị định 45 về hoạt động kinh doanh bảo hiêm, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, Văn phòng đại diện doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam ; Nghị định số 46/2007/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 27/03/2007 qui định chế độ tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm (Thay thế NĐ 42/2001)… Nhìn chung, nhà nước đã chú trọng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật để tạo điều kiện cho hoạt động môi giới bảo hiểm phát triển. Tuy nhiên, nhà nước cần loại bỏ các tiêu cực về hoa hồng cho khách hàng thì mới tạo điều kiện cho các doanh nghiệp môi giới và các doanh nghiệp nước ngoài cạnh tranh trên thị trường. Thực trạng về môi giới bảo hiểm tại Việt Nam: Thực trạng Theo số liệu từ Bộ Tài chính, tổng phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới bảo hiểm ước cả năm 2009 đạt khoảng 1.581 tỷ đồng trên doanh thu phí bảo hiểm ước cả năm khoảng 24.646 tỷ đồng. Năm 2008, doanh thu phí bảo hiểm được thu xếp qua các công ty môi giới bảo hiểm đạt 1.856 tỷ đồng, chiếm khoảng 17% tổng phí bảo hiểm phi nhân thọ của toàn thị trường; trong khi tỷ lệ này là 12% trong năm 2007. Biểu đồ 5: doanh thu phí bảo hiểm thu xếp qua công ty môi giới 2008 -2009 Nhìn ra các nước trên thế giới và trong khu vực, có thể thấy tỷ lệ phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới ở Việt Nam còn quá khiêm tốn, chưa xứng với tiềm năng của thị trường trong giai đoạn nền kinh tế đang phát triển như hiện nay. Trên thế giới, môi giới bảo hiểm là kênh phân phối bảo hiểm chủ đạo, chiếm tới 90% ở Anh và Canada, 75% ở Mỹ, 85% ở Australia. Ngay ở các nước trong khu vực như Malaysia và Thái Lan, tỷ lệ này cũng chiếm tới 30%. Hiện tại số doanh nghiệp môi giới bảo hiểm của Việt Nam chủ yếu chỉ đếm trên đầu ngón tay và tình hình kinh doanh không mấy khả quan. Thị phần chủ yếu trên thị trường chủ yếu tập trung vào các công ty môi giới bảo hiểm nước ngoài như AON của Mỹ. 2.4.1. Nguyên nhân: Các quy định pháp luật: Khoản 1, điều 91 Luật kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam quy định: “Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hưởng hoa hồng môi giới bảo hiểm. Hoa hồng môi giới bảo hiểm được tính trong phí bảo hiểm”. Người môi giới không thể đòi hỏi ở người được mình phục vụ vì đã nhận hoa hồng từ phía doanh nghiệp bảo hiểm. Để tránh việc môi giới sử dụng sức ép buộc các doanh nghiệp bảo hiểm phải chấp nhận dịch vụ xấu, phạm vi bảo hiểm rộng và phí bảo hiểm thấp, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm quy định: “Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm chỉ được tư vấn, giới thiệu cho bên mua bảo hiểm các quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm đã được Bộ Tài chính ban hành, phê chuẩn hoặc doanh nghiệp bảo hiểm đã đăng ký với Bộ Tài chính”. Mặc dù các điều luật trên nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng, tuy nhiên vô hình trung lại giới hạn khả năng sinh lợi của các công ty bảo hiểm. Đối với những người kinh doanh, khi lợi nhuận là mục tiêu cao nhất thì những giới hạn như vậy sẽ ngăn các nhà kinh doanh hoặc môi giới tham gia vào thị trường. Thói quen của doanh nghiệp mua bảo hiểm: Sử dụng dịch vụ môi giới là thói quen của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài khi phát sinh nhu cầu bảo hiểm. Sản xuất kinh doanh trong một môi trường mới lạ, chưa thông hiểu về pháp luật bảo hiểm Việt Nam nên các doanh nghiệp có vốn nước ngoài coi môi giới như bạn đồng hành. Nhưng ngược lại, các đơn vị sản xuất kinh doanh Việt Nam còn ít sử dụng môi giới, chủ yếu vẫn trực tiếp mua bảo hiểm hoặc thông qua đại lý; hoặc đơn giản là dựa vào thói quen… Những nguyên nhân trên khiến cho hệ thống môi giới bảo hiểm ở Việt Nam chậm phát triển. Sự cạnh tranh không lành mạnh: Các doanh nghiệp môi giới Việt nam đang hoạt động trong một môi trường hết sức khó khăn do các doanh nghiệp bảo hiểm cạnh tranh không lành mạnh, trả hoa hồng không chỉ cho đại lý mà cho chính cả người mua bảo hiểm. điều này khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm trực tiếp tại các công ty bảo hỉểm hoặc các đại lý của các công ty đó hơn là thông qua môi giới bảo hiểm. Xu hướng phát triển và giải pháp để hoàn thiện kênh môi giới tại Việt Nam: Có thể thấy, với một thị trường rộng lớn với dân số hơn 85 triệu người và thu nhập bình quân đầu người đang tăng qua các năm, trong khi đó, nhu cầu về bảo hiểm của người dân vẫn chưa cao dù đang được cải thiện rõ rệt, thì Việt Nam là một thị trường bảo hiểm đầy tiềm năng. Trong thời gian sắp tới, khi người dân vẫn chưa có ý thức và chấp nhận khái niệm bảo hiểm, thì việc áp dụng các phương pháp phân phối trực tuyến là khó có thể phát triển, trong khi đó, các kênh trung gian như môi giới sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tư vấn, định hướng, nâng cao ý thức người dân về bảo hiểm, là cầu nối quan trọng giữa người mua bảo hiểm và công ty bảo hiểm. Trong tình hình đó, cần có những biện pháp đúng đắn nhằm thúc đẩy sự phát triển của kênh môi giới. Về phía chính phủ: Hoàn thiện các quy định, pháp luật về môi giới bảo hiểm. Nhanh chóng ban hành các luật Bảo hiểm mới và các văn bản hướng dẫn thi hành. Phải đảm bảo sự nhất quán giữa Luật và thông tư hướng dẫn thi hành nhằm tránh các chồng chéo gây khó khăn cho các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Nới lỏng một số các quy định về luật pháp đối với đầu tư nước ngoài. Xây dựng một tiến trình nâng mức vốn điều lệ của các công ty môi giới bảo hiểm nhằm đảm bảo mức độ an toàn và nâng cao uy tín của các doanh nghiệp bảo hiểm. Nới lỏng các quy định về hoạt động môi giới bảo hiểm, cho phép các doanh nghiệp môi giới mở rộng các hoạt động của mình trong một phạm vi an toàn và có sự giám sát của nhà nước. Có những quy định rõ ràng và nới lỏng hơn về cơ chế phí hoa hồng. Nên ban hành luật cấm các doanh nghiệp bảo hiểm chi hoa hồng cho khách hàng mua bảo hiểm để ngăn chặn sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các đại lý bảo hiểm, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển của các doanh nghiệp môi giới. Về phía công ty bảo hiểm: Công ty bảo hiểm cần cung cấp các phương tiện công cụ tốt nhất cho các nhà môi giới trong quá trình hoạt động. Tạo quan hệ gắn bó với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, hướng đến việc tìm kiếm và đáp ứng các nhu cầu khách hàng. Về phía công ty môi giới bảo hiểm: Thường xuyên trau dồi, nâng cao nghiệp vụ về môi giới bảo hiểm, tạo uy tín trong cộng đồng thông qua sự chuyên nghiệp và chất lượng dịch vụ. Chủ động tìm kiếm khách hàng. Tạo mối quan hệ gắn bó với các doanh nghiệp bảo hiểm, nhanh chóng phản hồi các thông tin ý kiến khách hàng, phối hợp cùng công ty bảo hiểm tìm kiếm phát hiện các nhu cầu khách hàng mới. Kênh trực tiếp Kênh khai thác trực tiếp: Ưu điểm: Lực lượng bán hàng có kinh nghiệm và sự am hiểu đối với các sản phẩm bảo hiểm. Tạo được sự tin tưởng cho khách hàng khi mua trực tiếp tại công ty bảo hiểm. Đối với công ty bảo hiểm, chỉ phải chi trả một khoản lương cố định cho nhân viên hoặc một khoản thưởng hằng năm tuỳ theo chính sách công ty, giảm bớt gánh nặng tiền hoa hồng. Nhược điểm: Công ty bảo hiểm chịu các chi phí đào tạo nhân viên, chi phí bán hàng, chi phí hạ tầng, do đó phí bảo hiểm cao. Gây bất tiện cho người mua bảo hiểm trong trường hợp có nhu cầu, làm tốn các chi phí thời gian và chi phí đi lại của người mua bảo hiểm. Khách hàng không có thông tin về những sản phẩm bảo hiểm của các công ty khác, do đó, không thể so sánh lựa chọn được sản phẩm tốt nhất. Tại Việt Nam, khi khách hàng doanh nghiệp mua bảo hiểm tại ngay công ty bảo hiểm sẽ được chi trả một khoản hoa hồng nhất định. Điều này, có như có lợi cho người mua bảo hiểm, nhưng thực ra, nó lại gây nên sự cạnh tranh không công bằng giữa các công ty bảo hiểm thông qua việc nâng mức hoa hồng cho khách hàng. Biện pháp này cũng đồng thời chèn lấn các kênh phân phối khác khi các kênh phân phối khác hoàn toàn không có hoa hồng cho khách hàng. Khó khăn cho doanh nghiệp bảo hiểm nếu muốn mở rộng thị phần. Bởi lẽ, kênh phân phối này thường được thực hiện tại mội nơi giao dịch cố định như trụ sở hoặc chi nhánh công ty bảo hiểm chẳng hạn. Nói chung, nơi giao dịch gần như là cố định. Chính vì thế, nhân viên công ty khó có thể chủ động tìm kiếm khách hàng cho công ty. Kênh phân phối online Ưu điểm và nhược điểm Ưu điểm Gia tăng khả năng tiếp cận thông tin về các sản phẩm bảo hiểm của khách hàng, gia tăng sự lựa chọn của khách hàng. Việc mua bán sản phẩm bảo hiểm nói riêng và các sản phẩm khác trên thị trường nói chung thông qua kênh Internet có đặc điểm chung là khách hàng có thể tiếp cận các thông tin về các sản phẩm bảo hiểm một cách nhanh nhất và nhiều nhất. Với các kênh khác như kênh đại lý, khách hàng phải đi nhiều đại lý để biết các thông tin về các sản phẩm của nhiều công ty khác nhau. Hoặc với kênh môi giới, khách hàng phải chờ đợi công ty môi giới bảo hiểm tìm kiếm các sản phẩm bảo hiểm phù hợp nhất với mình. Thậm chí khách hàng còn không biết liệu các công ty môi giới có giới thiệu cho mình sản phẩm bảo hiểm tốt nhất hay không. Tuy nhiên, với kênh Internet, khách hàng có thể dễ dàng truy cập các website của công ty bảo hiểm, tìm kiếm thông tin và biểu phí của sản phẩm, so sánh lợi ích và mức phí giữa các công ty với nhau và tìm ra cho mình sản phẩm phù hợp nhất. Viêc sử dụng hệ thống Internet để phân phối các sản phẩm bảo hiểm sẽ cho phép công ty đa dạng hoá các gói sản phẩm bảo hiểm với các mức phí hợp lý hơn. Điều này mang lại nhiều sự lựa chọn hơn cho khách hàng. Giảm chi phí bán hàng, chi phí tiếp thị: Nếu như đối với các loại hình phân phối khác, các công ty bảo hiểm cần một đôi ngũ nhân viên hoặc là nguồn nhân lực lớn tham gia vào việc bán hàng, tư vấn và tiếp thị cho khách hàng về các sản phẩm bảo hiểm, thì nay, các thông tin là có sẵn trên các website của công ty bảo hiểm với các đặc tính cũng như các biểu phí thích hợp. Điều này làm giảm đáng kể các khoản phải trả cho đội ngũ bán hàng, các khoản hoa hồng cho các đại lý. Thêm vào đó, các công ty bảo hiểm hoàn toàn có thể quảng cáo, tiếp thị thông qua chính website của mình. Đồng thời, do tính linh hoạt và kết nối của hệ thống mạng Internet toàn cầu, các công ty có thể liên kết với các website khác, tạo điều kiện để nhiều khách hàng biết đến trang web của công ty, từ đó biết đến công ty và các sản phảm của công ty. Việc bán các sản phẩm bảo hiẻm qua Internet cho phép các công ty bảo hiểm giảm thêm được các chi phí về cơ sở hạ tầng. Công ty bảo hiểm sẽ tập trung vào công nghệ hơn là các chi phí thuê mặt bằng, văn phòng. Giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch. Phân phối trực tuyến cho phép khách hàng có thể tìm hiểu về sản phẩm tại bất cứ đâu và bất cứ thời gian nào. Điều này khắc phục tâm lý ngại tốn thời gian vô ích của khách hàng. Đồng thời, phân phối online cho phép khách hàng cùng một lúc có thể tìm hiểu nhiều thông tin về cùng sản phẩm của những công ty khác nhau. Do đó, khách hàng có thể lựa chọn được sản phẩm vừa ý nhất, mà không phải tốn nhiều thời gian gặp gỡ các nhân viên các công ty bảo hiểm hoặc các đại lý của các công ty bảo hiểm khác nhau để tìm hiểu thông tin, và chi phí đi lại giữa các công ty bảo hiểm. Việc áp dụng phân phối online giúp các công ty bảo hiểm tiết kiệm được một khoản lớn chi phí giao dịch thông qua việc cắt giảm một lượng lớn các giao dịch trực tiếp với khách hàng. Với phân phối trực tuyến, các công ty bảo hiểm có thể cùng lúc tư vấn cho nhiều khách hàng, tốc độ giao dịch nhanh hơn, giảm thiểu chi phí nhân sự và chi phí thời gian. Giảm các chi phí đào tạo và giám sát nhân sự: Khi so sánh kênh phân phối online và các kênh phân phối khác thì đây thực sự là một ưu điểm lớn. Thứ nhất, công ty không phải chi bất cứ khoản hoa hồng nào như đối với đại lý hoặc cá nhà môi giới, chỉ phải cho một khoản lương cố định và lương thưởng đối với nhân viên IT, và các nhân viên trực tuyến là nhân viên công ty. Công ty bảo hiểm không phải bỏ ra một chi phí lớn để đào tạo nhân viên tư vấn. Đồng thời cũng không phải tốn chi phí để giám sát như kênh phân phối đại lý. Nhược điểm Thiếu sự tương tác trực tiếp giữa bên bán bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. Không phải mỗi khách hàng trong mỗi lần giao dịch đều chỉ muốn mua một sản phẩm bảo hiểm cho một mình mình hoặc chỉ một người khác. Mỗi khách hàng đều có những nhu cầu bảo hiểm khác nhau. Và họ luôn tìm kiếm những gói bảo hiểm có thể thoả mãn họ ở mức cao nhất. Và đôi khi, những yêu cầu của họ thì không tương thích với mức độ thoả dụng của các sản phẩm bảo hiểm mà công ty bảo hiểm có. Hoặc, không phải tất cả các khách hàng mua bảo hiểm khi tìm được một sản phẩm bảo hiểm mình cần thì luôn luôn sẵn lòng đáp ứng tất cả các điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm. Hoặc, không phải tất cả các khách hàng đều có đủ kiến thức để có thể hoàn toàn hiểu về hợp đồng bảo hiểm. Tất cả những điều trên cho thấy, một sự tương tác trực tiếp giữa người mua và người bán thì dễ đạt đến thoả thuận chung, thoả mãn lợi ích hai bên hơn là sử dụng kênh online. Người mua bảo hiểm có thể nhận được các tư vấn một cách trực tiếp và hữu ích nhất. Chỉ mới áp dụng đối với các sản phẩm bảo hiểm đơn giản, có giá trị thấp, chưa mở rộng cho các sản phẩm phức tạp và chưa có sự đa dạng hoá sản phẩm. Nhìn chung, kênh phân phối online tại Việt Nam mới dừng lại ở một số loại sản phẩm bảo hiểm mà tiêu biểu là bảo hiểm xe. Nguyên nhân là do ý thức của người dân về kênh phân phối này còn thấp, và do tâm lý người dân muốn đạt được sự an tâm khi quyết định mua các sản phẩm bảo hiểm phức tạp. Với loại bảo hiểm nhân thọ, hoặc các loại bảo hiểm phức tạp như bảo hiểm cháy nổ, hàng hải, các loại bảo hiểm với giá trị rất lớn, thì khách hàng thường có xu hướng tìm đến các đại lý hoặc những người môi giới để nhận được sự tư vấn kỹ lưỡng hơn và do đó, đưa ra quyết định chính xác hơn. Tình trạng này không chỉ có ở Viêt Nam mà còn nhiều quốc gia khác trên thế giới. Việc lựa chọn có nên mua các sản phẩm bảo hiểm online hay không thường phụ thuộc vào mức độ các cam kết tài chính và mức độ phức tạp của sản phẩm. Các công ty bảo hiểm có thể khắc phục tâm lý lo ngại của người mua bảo hiểm bằng cách sử dụng chiến lược tư vấn tài chính thông qua cổng online liên tục 24/7. Hiện nay, có rất ít các công ty có hệ thống phân phối online. Công ty đi đầu trong lĩnh vực này tại Việt Nam là công ty Liberty. Ý thức người dân về kênh phân phối này còn thấp. Do đây là một kênh phân phối khá mởi mẻ tại Việt Nam, hơn thế nữa, người dân đã có một thời gian khá dài quen với các kênh phân phối truyền thống như là đại lý hoặc môi giới, do đó, chưa quan tâm đến kênh phân phối này. Thêm vào đó, chưa có nhiều người dân quan tâm đến việc tìm kiếm các sản phẩm bảo hiểm trên mạng. Mặc dù Internet phát triển khá nhanh tại Việt Nam, tuy nhiên không thể phủ nhận rằng chỉ có một bộ phận nhỏ ngươi dân, chủ yếu là sinh viên sử dụng Internet như một công cụ tìm kiếm và khai thác dữ liệu. Việc sử dụng Internet phần lớn vẫn chỉ dừng lại ở đọc báo, nghe nhạc, tải các chương trình giải trí… Một lý do nư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docƯu nhược điểm của các kênh phân phối bảo hiểm tại Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan