Vai trò của Bên Việt Nam ở công ty Liên doanh du lịch Quốc tế Hải Phòng - Thực trạng, bài học và giải pháp

 

Mở đầu 1

Chương I Những vấn đề cơ bản của doanh nghiệp liên doanh nước ngoài 3

1.Doanh nghiệp liên doanh:Khái niệm và những đặc trưng cơ bản 3

 1.1. Khái niệm ------------------------------------------------------------------------3

1.2. Những đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp liên doanh nước ngoài: 4

2.Bộ máy quản lý của doanh nghiệp liên doanh: 7

3.Sự cần thiết phải nâng cao vai trò của bên Việt Nam trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp liên doanh 16

4. Các nhân tố tác động tới việc nâng cao vai trò của bên Việt Nam trong các doanh nghiệp liên doanh: 18

Chương II Thực trạng vai trò của bên Việt Nam ở công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải phòng 21

1.Khái quát về công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng: 21

1.1.Sự hình thành công ty liên doanh: 21

 1.2. Tổ chức bộ máy nhân sự trong công ty ----------------------------------------25

1.3.Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng: 26

2.Thực trạng vai trò của Bên Việt Nam ở công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng 33

 2.1. Thực trạng về vai trò của bên Việt Nam trong Hội đồng quản trị của công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng 33

 2.2 Thực trạng vai trò của bên Việt Nam trong ban giám đốc công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng 41

 2.3.Vai trò của các tổ chức chính trị xã hội trong công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng. 48

 2.4.Vai trò của bên Việt Nam trong mối quan hệ của công ty Liên doanh Du lịch quốc tế Hải phòng và cán bộ, cơ quan ban ngành của Việt Nam: 55

3.Đánh giá thực trạng về vai trò của Bên Việt Nam trong công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng 59

Chương III: Bài học kinh nghiệm và một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Bên Việt Nam trong công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng 63

1.Các bài học kinh nghiệm rút ra từ công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng: 63

2.Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Bên Việt Nam trong công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng: 67

Kết luận 75

 

 

doc78 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1203 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vai trò của Bên Việt Nam ở công ty Liên doanh du lịch Quốc tế Hải Phòng - Thực trạng, bài học và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ý kiến của bên Việt Nam là rất quan trọng, nó có thể phủ nhận hoặc chấp nhận nghị quyết của Hội đồng quản trị. Còn khi Hội đồng quản trị tuân theo nguyên tắc đa số, thì có thể ý kiến Bên Việt Nam không đồng ý nhưng Hội đồng quản trị vẫn thông qua (vì quá 50%), tuy nhiên ý kiến của phía Việt Nam vẫn rất quan trọng, nó rất có “trọng lượng” trong việc ra quyết định của Hội đồng quản trị. Thông thường, một Hội đồng quản trị của công ty liên doanh khi ra quyết định đều muốn các Bên nhất trí mặc dù nó tuân theo nguyên tắc nào đi nữa, do vậy một yêu cầu được đặt ra là Bên Việt Nam và Bên Nước ngoài đều xuất phát từ cơ sở hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau; đặc biệt là tôn trọng ý kiến của nhau. Trên cơ sở đó, Bên Việt Nam trong Hội đồng quản trị cũng đóng góp một phần không nhỏ vào việc xây dựng và phát triển công ty liên doanh giúp hoạt động của công ty ngày càng có hiệu qủa. Bên cạnh đó, phía Việt nam trong Hội đồng quản trị còn thực hiện và tuân thủ đúng pháp luật Việt Nam. Đây là vấn đề rất lớn mà cả đối tác nước ngoài, nhân dân và chính phủ Việt Nam đều rất quan tâm, nó là một vấn đề rất bức xúc, đòi hỏi chúng ta phải tìm hiểu và có ý kiến. Hiện nay, khi các nhà đầu tư nước ngoài tiến hành đầu tư vào Việt Nam, họ thường rất sợ pháp luật Việt Nam. Họ sợ pháp luật Việt Nam ở chỗ là pháp luật Việt Nam hay thay đổi, nhiều kẽ hở, vì vậy hoạt động kinh doanh của họ tại Việt Nam cũng gặp phải nhiều khúc mắc, cản trở. Một trong những vai trò của bên Việt Nam trong Hội đồng quản trị là việc tuyên truyền và giáo dục pháp luật Việt Nam cho phía đối tác nước ngoài, làm sao cho họ hiểu được rằng, pháp luật Việt Nam rất khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, rằng không sợ pháp luật Việt Nam quốc hữu hoá, rằng cơ chế đường lối Việt Nam rất mở cửa,....Có như vậy, phía đối tác mới có thể yên tâm làm ăn. Vai trò tuyên truyền, giáo dục của Bên Việt Nam trong Hội đồng quản trị còn thể hiện qua việc Bên Việt Nam đóng góp của mình trên cơ sở hiểu biết luật pháp Việt Nam, làm cho Hội đồng quản trị không thể đưa ra những quyết định trái quy định và pháp luật Việt Nam, có như vậy thì hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mới gặp nhiều thuận lợi. Bên cạnh vai trò tuyên truyền, giáo dục đối với Bên Nước ngoài trong Hội đồng quản trị, Bên Việt Nam còn thực hiện chức năng giám sát các hoạt động của doanh nghiệp liên doanh nói chung và đặc biệt là hoạt động của hội đồng quản trị nói riêng. Chức năng giám sát của phía Việt Nam là nhằm đảm bảo pháp luật của nước Việt Nam, hướng các hoạt động của công ty và các quyết định của Hội đồng quản trị theo đúng khuôn khổ pháp luật. Chức năng giám sát và chức năng tuyên truyền, giáo dục này đi song song, chúng luôn tồn tại bên nhau, tạo tiền đề cho nhau phát triển. Điều đó cũng có nghĩa là chúng đảm bảo cho doanh nghiệp liên doanh hoạt động một cách có hiệu của trên cơ tôn trọng pháp luật nước sở tại Đặc biệt là, vai trò của Bên Việt Nam trong Hội đồng quản trị của công ty liên doanh còn được thể hiện qua có mối quan hệ với các cơ quan quản lí vĩ mô. Do đó có thể thúc đẩy công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng hoạt động kinh doanh có hiệu qủa.ở đây, Bên Việt Nam trong Hội đồng quản trị đã có quan hệ với các Bộ như: Bộ tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ công an,....và các cục như: Tổng cục hải quan, Tổng cục thuế,....nhằm mục đích tạo thuận lợi cho việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị, đồng thời cũng tìm mọi cách đưa các nghị quyết của Hội đồng quản trị đi vào nề nếp, ổn định và đúng luật. Ngoài ra, vai trò không thể thiếu ở bất kỳ Hội đồng quản trị nào là việc Bên Việt Nam tìm mọi cách thực hiện việc bảo vệ và phát triển vốn, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước. Do có phần góp vốn của phía Việt Nam trong tổng số vốn pháp định của công ty liên doanh và mục đích kinh doanh chính của công ty liên doanh là lợi nhuận mà vai trò của Việt Nam trong Hội đồng quản trị nói riêng và trong công ty liên doanh nói chung là làm sao duy trì được nguồn vốn đã cấp, sau nữa mới nhằm mục đích phát triển vốn, nhằm tăng tỷ trọng vốn của bên Việt Nam lên. Trong Hội đồng quản trị, bên Việt Nam cần phải hết sức tỉnh táo trong quá trình ra các quyết nghị, tránh tình trạng quyết định sai gây thất thoát vốn, dần dần đến thua lỗ và bị phía Nước ngoài thôn tính. Trường hợp công ty Côcacôla là một điển hình: hoạt động kinh doanh của công ty này thua lỗ liên miên, do vậy phía Việt Nam nhận thấy không đủ tiềm lực tài chính để kinh doanh và phía đối tác nước ngoài mua luôn số vốn của phía Việt Nam với giá rất rẻ để trở thành công ty 100% vốn nước ngoài. Trên đây là một số nét chính của Bên Việt Nam trong Hội đồng quản trị của một công ty liên doanh và qua đó chúng ta hãy xem xét kỹ hơn vai trò của phía Việt Nam trong Hội đồng quản trị thuộc công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng. 2.1.2.Chức năng nhiệm vụ của Hội đồng quản trị công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng : Trên cơ sở luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, hợp đồng liên doanh và điều lệ liên doanh, Hội đồng quản trị của công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng được xác định như sau: + Về mặt nhân sự: Hội đồng quản trị trong công ty du lịch quốc tế Hải Phòng bao gồm 9 người, trong đó 2 người phía Việt Nam và 7 người phía đối tác nước ngoài. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5 năm. Bên cạnh đó, Hội đồng quản trị chỉ định Chủ tịch hội đồng quản trị và Chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ là người nước ngoài, như vậy Phó chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ là người Việt Nam.Bất kỳ Bên nào cũng có thể miễn nhiệm một thành viên của Hội đồng quản trị do Bên đó chỉ định tại bất kỳ thời điểm nào bằng cách thông báo bằng văn bản cho hội đồng quản trị và gửi một văn bản cho bên kia trước 30 ngày. Trừ khi một thành viên của Hội đồng quản trị bị phát hiện có tham gia bất kỳ hành động hoặc chỉ đạo nào trái pháp luật cũng như vi phạm trách nhiệm của mình với tư cách là một thành viên của Hội đồng quản trị, thành viên đó sẽ không bị bãi miễn nếu không có sự chấp thuận của bên đề cử. Các thành viên Hội đồng quản trị không được công ty liên doanh trả lương trừ khi thành viên Hội đồng quản trị đó cũng đồng thời là một nhân sự điều hành, nhân viên hoặc cố vấn của liên doanh. +Về chức năng, vai trò của hội đồng quản trị ở công ty du lịch quốc tế Hải Phòng: Hội đồng quản trị là cơ quan lãnh đạo cao nhất của công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng. Thông qua thoả thuận và tuân thủ theo luật đầu tư nước ngoài, hội đồng quản trị của công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng có thể qui định mọi vấn đề của công ty liên doanh Hải Phòng, trên cơ sở hai nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc đa số và nguyên tắc nhất trí.. Những vấn đề quan trọng sau đây thì phải được toàn thể các thành viên tong hội đồng quản trị qui định theo nguyên tắc nhất trí: * Kế hoạch sản xuất của công ty liên doanh Hải Phòng, ngân sách vay nợ. * Những sửa đỏi, bổ sung điều lệ công ty, thay đổi quan trọng về tổ chức và hoạt động cuẩ công ty liên doanh như: thay đổi mục đích, phương hướng hoạt động đã đăng ký, tăng vốn pháp định, chuyển nhượng vốn, kéo dài thời gian hoạt động, tạm ngừng hoạt động, giải thể công ty liên doanh Hải Phòng. * Chỉ định, thay đổi, bãi miễn chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, trưởng ban thanh tra, kế toán trưởng. * Uỷ quyền cho tổng giám đốc, phó tổng giám đốc thhứ nhất giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của mình trong trường hợp đặc biệt. Ngoài những vấn đề trên, những qui định khác của hội đồng quản trị tuân theo nguyên tắc đa số. Những vấn đề này chỉ có giá trị khi được 2/3 số thành viên của hội đồng quản trị chấp thuận. + Về mặt hoạt động: Hội đồng quản trị được họp ít nhất mỗi năm một lần, ngoài ra trong trường hợp cần thiết hội đồng quản trị cũng có thể tổ chức họp. Cũng giống như qui định của luật đầu tư nước ngoài, khi có 06 thành viên của hội đồng quản trị yêu cầu, hoặc tổng giám đốc, hoặc phó tổng giám đốc thứ nhất yêu cầu thì hội đồng quản trị của công ty liên doanh Hải Phòng cũng có thể tiến hành họp để ra qui định , các cuộc họp đột xuất phải được báo trước cho các thành viên trước 15 ngày. Các thành viên của hội đồng quản trị có thể uỷ quyền văn bản cho một người đại diện tham gia vầ tiến hành biểu quyết thay mình (văn bản uỷ quyền phải tuân theo pháp luật Việt Nam). Người được uỷ quyền này không nhất thiết phải là 1 thành viên trong hội đồng quản trị, có các quyền lợi và quyền hạn tương tự như thành viên vắng mặt của hội đồng quản trị. Nếu thành viên hội đồng quản trị vắng mặt không chỉ định đại diện đến tham dự cuộc họp hoặc ký tên vào nghị quyết hội đồng quản trị thì thành viên đó được xem như là từ bỏ quyền bỏ phiếu của mình trong cuộc họp đó hoặc tham gia vào nghị quyết đó và các quyết định được lập ở cuộc họp nói trên sẽ ràng buộc thành viên này. Tuy nhiên, các thành viên hội đồng quản trị không được ủng hộ cho người mà theo ý kiến của hội đồng quản trị là có mối quan hệ với công ty, tổ chức hoặc các cơ quan nhà nước mà sẽ gây bất lợi về mặt thương mại cho công ty liên doanh Hải Phòng nếu họ tham dự cuộc họp hội đồng quản trị. Bên cạnh đó, chúng ta đi nghiên cứu thực trạng về vai trò của bên Việt Nam trong Hội đồng quản trị ở công ty liên du lịch quốc tế Hải Phòng. Như đã bàn ở phần trên, vai trò của Bên Việt Nam trong hoạt động của Hội đồng quản trị ở công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng được thể hiện thông qua việc ra các quyết định của Hội đồng quản trị, hướng hoạt động của Hội đồng quản trị theo luật Việt Nam, quan hệ với các ban ngành hữu quan của Việt Nam và bảo vệ lợi ích Bên Việt Nam. Tuy nhiên, trong thực tế, hoạt động của Bên Việt Nam trong Hội đồng quản trị không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Thật vậy, trong điều lệ của Công ty quy định rõ ràng rằng mọi vấn đề quyết định không thuộc nguyên tắc nhất trí thì phải tuân theo nguyên tắc đa số, có nghĩa là 4 vấn đề-sửa đổi điều lệ, bổ nhiệm và bãi nhiệm ban điều hành, kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, uỷ quyền cho ban điều hành giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị trong trường hợp đặc biệt - thì tuân theo nguyên tắc nhất trí, còn lại theo nguyên tắc đa số. Trong thực tế, khi Bên Nước ngoài trong công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng cử ra ban dự thảo về quy chế con dấu của Công ty liên doanh Du Lịch Hải Phòng, thì nảy sinh ra những khúc mắc. ở ban dự thảo quy chế con dấu này mọi quyền được giữ dấu, đóng dấu thì đều do Tổng giám đốc quyết định “Con dấu khi đóng phải có chữ ký của Tổng giám đốc hoặc cả chữ ký của Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc thứ nhất hoặc Phó tổng giám đốc thứ hai hoặc Kế toán trưởng hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị ”. Như vậy, ta có thể nhận thấy ở ban dự thảo con dấu của công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng này, vai trò của Bên Việt Nam là không có, chúng ta hoàn toàn phụ thuộc vào Bên Nước ngoài (cụ thể là Tổng giám đốc ) do vậy chúng ta đã phản đối trong cuộc họp của Hội đồng quản trị lần thứ VII. Tuy nhiên, vì vấn đề này không tuân theo nguyên tắc trí mà lại tuân theo nguyên tắc đa số ( trích điều lệ công ty- điều 7), do vậy với ý kiến phản đối 2/9 thì bản dự thảo này vẫn được Hội đồng quản trị thông qua. Đây chính là một khúc mắc, một vấn đề mà Bên Việt Nam không thể chấp nhận được. ở đây vai trò của Bên Việt Nam trong công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng không được phát huy. Nguyên nhân chính của khúc mắc này là do mâu thuẫn giữa điều lệ công ty và luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, do vậy đòi hỏi bên Việt Nam phải đấu tranh sửa đổi điều lệ về vấn đề con dấu này sao cho bên Việt Nam cũng có thể quyết định được vấn đề này tránh tình trạng bên Việt Nam bị thua thiệt so với bên nước ngoài. Trên đây là một trong nhiều khúc mắc ở công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng, nó làm cho bên vai trò của Bên Việt Nam ở trong công ty khó phát huy tốt được như đáng lẽ nó phải có. Tuy nhiên, trong hầu hết mọi vấn đề, vai trò của Bên Việt Nam trong Hội đồng quản trị của Công ty liên doanh Du Lịch Quốc tế Hải Phòng cũng được phát huy, bên Việt Nam cũng được Bên Nước ngoài coi trọng. Hợp đồng liên doanh quy định rằng “Trách nhiệm của Bên Việt nam là đàm phán, làm thủ tục với Nhà nước về các loại thuế, các chế độ ưu đãi được hưởng của công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng ”. Và trên thực tế, Bên Việt Nam đã thực hiện đúng như vậy. Bên Việt Nam trong Hội đồng quản trị ở công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng đã trực tiếp bàn với Bộ tài chính, Cục thuế về các vấn đề như việc thu chi tiền hoa hồng, bàn về thuế quá cao,…, nhờ đó Bộ tài chính và Cục thuế có công văn thay đổi cách tính thuế,tạo thuận lợi tốt cho hoạt động kinh doanh của công ty. Chính điều đó thể hiện vai trò không thể thiếu của Bên Việt Nam trong quá trình hoạt động của công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng . Ngoài ra, để hiều rõ hơn về vấn đề này, chúng ta đi xem xét một ví dụ khác. Hợp đồng liên doanh quy định: “Hội đồng quản trị có quyền quyết định mọi vấn đề của công ty trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau và tôn trọng pháp luật Việt Nam”. Do vậy, vấn đề như ông Hoàng Cộng- cựu Phó tổng giám đốc thứ nhất, đại diện cho Bên Việt Nam trong Hội đồng quản trị đề nghị Hội đồng quản trị ký hợp đồng cho 240 lao động đã được thông qua tại cuộc họp lần thứ V của Hội đồng quản trị hay vấn đề yêu cầu đẩy nhanh tiến độ xây dựng khách sạnh 100 phòng ở Thung lũng xanh cũng được nhất trí thông qua. Như vậy, ta có thể thấy vai trò của Bên Việt Nam trong Hội đồng quản trị ở công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng là có trọng lượng , có tiếng nói trong Hội đồng quản trị. Để thấy rõ hơn về vấn đề này, chúng ta đi xem xét tiếp. Điều lệ liên doanh quy định: “Vấn đề sửa đổi, bổ xung điều lệ công ty phải được sự nhất trí của các thành viên Hội đồng quản trị ”. Do vậy, tại kỳ họp Hội đồng quản trị lần VII có bàn về bản dự thảo sửa đổi điều lệ, trong đó có 2 điều cần chú ý là điều 8.3 và điều 8.4 quy định về quyền hạn và nghĩa vụ của Tổng Giám đốc và Phó tổng giám đốc thứ nhất, trong đó điều 8.3 quy định rằng: “Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về hoạt động của công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng, phải thực hiện các quy định của Hội đồng quản trị, điều hành các hoạt động thường ngày của công ty”, do đó thì Bên Việt Nam trong Hội đồng quản trị cũng nhất trí thông qua. Tuy nhiên, ở điều 8.4 thì lại quy định quyền hạn và chức năng của hai phó Tổng giám đốc là tương đương nhau “Khi Tổng giám đốc vắng mặt, Tổng giám đốc giao lại quyền hạn và nhiệm vụ của mình cho 1 trong 2 Phó tổng giám đốc nếu Tổng giám đốc thấy phù hợp”. Bên Việt Nam trong Hội đồng quản trị không nhất trí thông qua, như vậy là vai trò của Bên Việt Nam được thể hiện khá rõ và khá có trọng lượng. Nói tóm lại, trong hoạt động thực tiễn này ở công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng, Bên Việt Nam trong Hội đồng quản trị tuy đã được coi trọng song chưa đủ mức cần thiết, do đó việc nâng cao hơn nữa vai trò Bên Việt Nam là yêu cầu bức bách của thực tiễn. Bên Việt Nam trong Hội đồng quản trị cần thể hiện rõ hơn năng lực của mình, thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, có như vậy vai trò của Bên Việt Nam trong Hội đồng quản trị ở công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng mới được phát huy. Để thấy rõ hơn nữa vai trò của Bên Việt Nam ở công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng dưới đây chúng ta đi nghiên cứu vai trò của Bên Việt nam trong Ban giám đốc ở công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng. 2.2 Thực trạng vai trò của bên Việt Nam trong ban giám đốc công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng 2.2.1- Chức năng và nhiệm vụ của Ban giám đốc ở công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng: Trên cơ sở luật đầu tư nước ngoài tại Viẹt Nam, Hội đồng quản trị công ty Liên doanh Du lịch Quốc tế Hải Phòng đã chỉ định ban giám đốc bao gồm Tổng giám đốc và hai phó tổng giám đốc. Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc thứ II là người do phía Nước ngoài chỉ định, trong khi đó thì Phó tổng giám đốc thứ I là người do phía Việt Nam chỉ định. ở điều lệ công ty khi chưa sửa đổi, công ty Liên doanh Du lịch Quốc tế Hải Phòng đã quy định quyền hạn và chức năng của ban giám đốc. Tuy nhiên, công ty liên doanh chỉ quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của cả tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc thứ I về các hoạt động sau: *Bảo đảm thực hiện kế hoạch được duyệt, tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và báo cáo kết quả thực hiện các nghị quyết đó. *Tuyển dụng lao động cho công ty thông qua hợp đồng lao động. *Ký các hợp đồng nhân danh công ty theo kế hoạch sản xuất đã được Hội đồng quản trị thông qua mà không cần giấy uỷ nhiệm của Hội đồng quản trị và thực hiện các hợp đồng đó. *Đại diện cho công ty trong quan hệ với các tổ chức cơ quan Nhà nước và tòa án của các nước thành viên tham dự liên doanh và các nước thứ 3 về tất cả các vấn đề thuộc hoạt động công ty Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, Hội đồng quản trị của công ty liên doanh quốc tế Hải Phòng nhận thấy một điều bất cập là chưa phân định được rõ ràng quyền hạn và nhiệm vụ giữa Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc, do vậy dẫn tới hiện tượng chồng chéo trong công việc và gây ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Do vậy, tới tháng 6/ 2000 tại kỳ họp lần thứ 7 của Hội đồng quản trị, khi bàn về vấn đề này Hội đồng quản trị đã nhất trí đề ra nghị quyết chiến lược, nhiệm vụ của Ban giám đốc. Theo đó nhiệm vụ của Tổng giám đốc phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về hoạt động của công ty liên doanh, bao gồm các hoạt động sau: * Đề nghị một cơ cấu tổ chức hợp lý với nhu cầu của công ty liên doanh. * Đề ra các kế hoạch quản lý lao đông, thực hiện việc tuyển dụng và miễn nhiệm các nhân viên không thuộc cấp điều hành và công nhân của công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng, đồng thời chịu trách nhiệm quyết định khen thưởng, kỷ luật, thăng chức và luơng bổng hợp lệ với luật pháp Việt Nam, các quy định, quy chế về lao động của công ty * Chịu trách nhiệm thiết lập các chương trình đào tạo nhân viên, thực hiện các chương trình đó. * Nộp báo cáo công việc cho Hội đồng quản trị theo định kỳ. * Chịu trách nhiệm về quan hệ đối ngoại, ký kết hợp đồng và các tài liệu khác của công ty và đại diện của công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng trước Toà án, trọng tài và các cơ quan nhà nước. * Tuyển dụng và thuê mướn các trợ lý cho các vị trí điều hành do Hội đồng quản trị đặt ra. * Chuẩn bị báo cáo quản lý hàng tháng, bao gồm các thông tin về tài chính và các thông tin khác theo yêu cầu của Hội đồng quản trị. * Chịu trách nhiệm chuẩn bị kế hoạch hàng năm và ngân sách kinh doanh cung với các tài khoản có liên quan (ít nhất 2 tháng) trước khi kết thúc mỗi năm tài chính. Hội đồng quản phải họp và phê chuẩn kế hoạch đó (nếu cần thiết thì sửa đổi). * Giải quyết các vấn đề khác được Hội đồng quản trị giao phó cho Tổng giám đốc. Tuy nhiên khi bàn về quyền hạn và nhiệm vụ của Phó tổng giám đốc thứ 1 và thứ 2, cùng kế toán trưởng, hai bên chưa nhất trí được với nhau, do đó Hội đồng quản trị đã quyết định trao toàn quyền cho Tổng giám đốc phân công cho các Phó tổng giám đốc thảo luận về các vấn đề này để trình Hội đồng quản trị nghiên cứu và thông qua. Như vậy đây là một vấn đề cần làm rõ trong khoảng thời gian gần đây. Khi xác định được chức năng, nhiệm vụ của Phó tổng giám đốc thứ 2 thì chúng ta mới xác định được một cách chính xác vai trò của phía việt Nam trong Ban giám đốc của công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng, có như vậy chúng ta mới hiểu sâu, hiểu đúng vai trò của phía Việt Nam công ty Liên doanh du lịch Quốc tế Hải Phòng. 2.2.2 - Vai trò của phía Việt Nam trong Ban giám đốc công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng : Là thành viên phía Việt Nam tham gia Ban giám đốc, Tổng giám đốc hoặc Phó tổng giám đốc thứ nhất là người Việt Nam cần phải hội tụ đầy đủ các điều sau: Điều kiện 1: Chịu trách nhiệm trực tiếp và chue yếu trong việc điều hành quá trình thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị theo phương tức quản lý đã chọn. Điều kiện 2: Giữ vai trò độc lập tườn đối với Hội đồng quản trị trong các nhiệm vụ được uỷ thác nhưng không hoạt động trái ngược phương hướng,mục tiêu đã được uỷ thác,hoặc vượt ra ngoài phạm vi quyền hạn cho phép. Khi phía Viêt Nam hội tụ đủ các điều kiện này thì tức là vai trò của phía Việt Nam đã dược phát huy, nâng cao (trong Ban Giám đốc). Đi sâu vao vai trò của phía Việt Nam trong Ban Giám Đốc của công ty liên doanh, chúng ta thấy nổi lên vai trò của phía Việt Nam là phối hợp với phía nước ngoài thực hiện các mục tiêu chung của cả hai phía trong Hội đồng quản trị & quản trị doanh nghiệp. Trên thực tế, hoạt động phối hợp giữa các bên là rất phức tạp, rất dễ nảy sinh mâu thuẫn, là do các nguyên nhân các nguyên nhân như: * Bất đồng quan điểm. * Bất đồng về ngôn ngữ, văn hoá, phong tục tập quán. * Bất đồng trong quản lý, điều hành,... Bất thường có sự bất đồng xảy ra mà thường xảy ra tình trạng thiếu tôn trọng lẫn nhau giữa các bên trong quá trình hoạt động. Thực tế cho thấy, đã có tình trạng giám đốc là người nước ngoài vượt quá quyền hạn cho phép của hội đồng quản trị, tiêu biểu là các vấn đề như vốn, chi phí, tiền lương, ... Như vậy, đòi hỏi ở đây là người phó tổng giám đốc phía Việt Nam phải có trình độ lý luận sâu sắc, am hiểu về quá trình hình thành và phát triển của công ty, tình hình nội tại của liên doanh, mục tiêu và phương hướng phát triển của liên doanh, ..., có như vậy thì mới tỉnh táo trong các quyết định mà giám đốc đã giao, phải có ý kiến trong trường hợp cần thiết. Nếu xuất hiện có ý kiến khác nhau trong điều hành phải tuân thủ ý kiến của tổng giám đốc người nước ngoài nhưng sự bất đồng là phải được đưa ra trước Hội đồng quản trị để thảo luận, giải quyết đối với những vấn đề quan trọng. Mặc dù vậy, một yêu cầu rất cao trong liên doanh, đó chính là sự đồng thuận. Sự đồng thuận trong ban gián đốc hoạt động một cách có hiệu quả, đạt được nhiều thành công. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải thấy được phía Việt Nam phải thực hiện vai trò tuyên truyền, giáo dục và giám sát phía nước ngoài trong ban giám đốc về Luật pháp Việt Nam, giúp cho cách quản lý, điều hành hoạt động của liên doanh được thuận lợi và đúng pháp luật. ở đây, phía Việt Nam trong ban giám đốc vừa áp dụng biện pháp mềm dẻo là tuyên truyền, giáo dục, vừa áp dụng biện pháp rắn là giám sát, điều này nhằm cho phía nước ngoài hiểu luật pháp Việt Nam hơn và cách điều hành doanh nghiệp cũng trở nên linh hoạt hơn, thực hiện đúng luật hơn. Thực tế hiện nay có những liên doanh mà ban giám đốc thường áp dụng những cách quản lý đi ngược với luật pháp Việt Nam như phạt công nhân đứng nắng,…do vậy ở nơi đây vai trò của phía Việt Nam trong ban giám đốc mới cần được thể hiện. Phía Việt Nam cần phải nhắc nhở phía đối tác là hành động như thế là trái với luật lao động của Việt Nam, đồng thời phía Việt Nam trong ban giám đốc cũng phải giám sát, nếu có hiện tượng đó lặp lại thì liên lạc với các cơ quan, các cấp có thẩm quyền để xử lý. Một vai trò nữa của phía Việt Nam trong ban giám đốc là việc thể hiện mối quan hệ trực tiếp với các cơ quan, ban ngành chức năng trong quá trình hoạt động. Thông thường một doanh nghiệp liên doanh thì phía Việt Nam chính là người phải chịu nhiệm vụ liên lạc với các cơ quan của Việt Nam, học phải gặp gỡ, bàn bạc với các cơ quan ban ngành này nhằm xúc tiến hoạt động của doanh nghiệp một cách có hiệu quả. Trong vai trò của phía Việt Nam Hội đồng quản trị, việc thể hiện mối liên hệ với các cơ quan ban ngành của Việt Nam chỉ là mang tính chất vĩ mô, không đi sâu, đi sát, tuy nhiên đối với vai trò của phía Việt Nam ở ban giám đốc thì thông qua hoạt động quản lý hàng ngày, mối quan hệ ở đây được thể hiện rõ hơn, và như vậy vai trò của phía Việt Nam cũng dược nâng lên một cách rõ rệt trong ban giám đốc. Để có cái nhìn sâu hơn, rộng hơn về vai trò của phía Việt Nam trong công ty liên doanh, dưới đây chúng ta hãy đi xem xét vai trò của phía Việt Nam trong ban giám đốc ở công ty Liên doanh du lịch Quốc tế Hải Phòng. 2.2.3 - Vai trò của phía Việt Nam trong ban giám đốc ở công ty Liên doanh du lịch Quốc tế Hải Phòng. Để có cái nhìn rõ hơn về vai trò của Bên Việt Nam trong Ban giám đốc dưới đây chúng ta đi xem xét thực trạng về vai trò của Bên Việt Nam trong Ban giám đốc ở công ty liên doanh du lịch quốc tế Hải Phòng . Vị trí của bên Việt Nam trong ban Giám đốc là phó tổng Giám đốc thứ nhất. Ông Hoàng Cộng(thời kỳ 1995 – 1997) và hiện nay là ông Nguyễn Chí Trung làm Phó tổng giám đốc thứ nhất- đại diện cho Bên Việt nam trong Ban giám đốc. Với chức năng chỉ đạo điều hành, kiểm tra, giám sát và thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc đã thực hiện tốt vai trò này, trong đó vai trò của Bên Việt Nam trong Ban giám đốc là không thể phủ nhận. Ví dụ như điều lệ liên doanh quy định “Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc thứ nhất chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc bảo đảm thực hiện kế hoạch đã được duyệt, tổ chức thực hiện các nghị quýêt của Hội đồng quản trị và báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết đó”. Xuất phát từ lý do đó,khi ông Hoàng Cộng – Phó tổng giám đốc thứ nhất – thông báo cho Bên Nước ngoài về việc chậm tiến độ xây dựng khách sạn và khu vui chơi giải tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docI0046.doc
Tài liệu liên quan