Vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong nền kinh tế thế giới

 MỤC LỤC

I. PHẦN MỞ ĐẦU 1

II. NỘI DUNG 2

 A.NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA 2

 B. VAI TRÒ CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI 19

 C. HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐỘC QUYỀN XUYÊN QUỐC GIA Ở VIỆT NAM 28

III. KẾT LUẬN 36

 

 

doc38 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 8100 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong nền kinh tế thế giới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ững ưu đãi về thuế quan, làm cho giá thành sản phẩm giảm, tạo ra những ưu thế để cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Một yếu tố khác làm cho quá trình quyên quốc gia hoá của các tập đoàn tư bản ngày càng phát triển mạnh mẽ đó là sự tác động của cách mạng khoa học – kỹ thuật – công nghệ và nó biểu hiện ở một số điểm sau đây: Nó đã làm xuất hiện những ngành mới với tốc độ cao và ngày càng chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế , đồng thời đặt ra yêu cầu và tạo điều kiện trẻ hoá ngành sản xuất lâu đời như ngành công nghiệp vũ trụ Mỹ đã làm xuất hiện khoảng 3000 ngành mới. Bản thân việc nghiên cứu khoa học đỏi hỏi phải có đầu tư lớn như chương trình Apolo (Mỹ) đã chi hết 24 tỷ đô la, thu hút 40 vạn nhà khoa học và công nhân tham gia. Đây chính là nhân tố làm cho nganh dịch vụ kỹ thuật phát triển, các Công ty đầu đàn có thêm điều kiện bành trướng ra nước ngoài. Việc xuất khẩu tư bản của CNTB độc quyền Nhà nước có nhiều ý nghĩa đối với sự hoạt động quốc tế của các Công ty xuyên quốc gia , nó dọn đường cho các Công ty xuyên quốc gia hoạt động, làm cho các Công ty này tiếp lớn mạnh và có thêm sức bành trướng. Trong điều kiện quốc tế hoá sản xuất ngày càng phát triển, sự ra đời của các Công ty xuyên quốc gia là một tất yếu khách quan và nó là một tất yếu khách quan và nó là sản phẩm của quá trình quốc tế hoá sản xuất. Chỉ có trong điều kiện quốc tế hoá sản xuất cao độ thì mới có những tiền đề vật chất khách quan để các Công ty xuyên quốc gia ra đời. Đồng thời cùng với những điều kiện cơ bản trên, còn có những tác động khác đưa đến sự ra đời của các Công ty xuyên quốc gia. Đó là lợi ích trong việc giải quyết những nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm, về thị trường kinh doanh, về việc vượt rào thuế quan và phi thuế quan không chỉ đối với các nước trong thế giới thứ ba mà cả với các nước tư bản phát triển. 2.2 Quá trình phát triển Từ những năm 70, đặc biệt từ những năm 90 trở lại đây, các Công ty xuyên quốc gia phát triển vô cùng nhanh chóng, sức mạnh của chúng ngày càng tác động lớn đến sự phát triển của nền kinh tế thế giới và khu vực. Năm 1995 tổng kim ngạch tiêu thụ của 270.000 Công ty xuyên quốc gia chi nhánh ở nước ngoài thuộc 39.000 Công ty xuyên quốc gia trên toàn cầu đã lên tới 6.100 tỷ USD, gấp 1,5 lần tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới (4.900 tỷ USD). Ưu thế lớn nhất của các Công ty xuyên quốc gia là có khả năng phối hợp, bố trí một cách linh hoạt, hợp lý nhất các nguồn lực trên phạm vi toàn cầu, do vậy thu được hiệu quả rất cao trong sản xuất kinh doanh. Ưu thế này bắt nguồn từ hệ thống tổ chức của các Công ty xuyên quốc gia. Mạng lưới các Công ty chi nhánh đặt ở nước ngoài đã tạo cho nó khả năng biến chức năng tiêu thụ riêng lẻ, độc lập thành chức năng nội bộ của Công ty xuyên quốc gia, từ đó mọi khâu từ cung cấp các nguồn lực sản xuất , tiêu thụ ở mọi miền trên thế giới đều phục vụ cho chiến lược của Công ty xuyên quốc gia mẹ một cách hữu hiệu nhất. Cũng có nghĩa là phân công hợp tác quốc tế trở thành phân công hợp tác trong nội bộ Công ty xuyên quốc gia. Nhờ những ưu thế trên, các Công ty xuyên quốc gia đã phát triển nhanh chóng không chỉ về mặt số lượng mà còn phát triển nhanh về chất lượng, biểu hiện ở sự xâm nhập ngày càng sâu của chúng vào mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế thế giới và khu vực cũng như từng quốc gia, ở sự đa dạng hoá chức năng hoạt động của chúng. Ngày nay các Công ty xuyên quốc gia không chỉ chú trọng vào các ngành tập trung nhiều lao động, nhiều nguyên liệu mà ngày càng chú trọng hơn đến các ngành kỹ thuật cao, hướng tới nơi có giá thành sản xuất thấp để xây dựng nhà mà sản xuất các sản phẩm có kỹ thuật cao, thậm trí hướng tới những ngành đòi hỏi nhieuè chất xám hơn như thiết kế sản phẩm, khai thác phần mềm. Như một Công ty xuyên quốc gia Mỹ đã xây dựng ở Malaixia nhà máy sản xuất tấm vi mạch. Điểm đáng chú ý ở đây là Công ty xuyên quốc gia Mỹ này đã không sử dụng kỹ sư Mỹ mà đã sử dụng kỹ sư và nhân viên kỹ thuật bản xứ. Do thiết kế sản phẩm và nghiên cứu triển khai đều dựa và kỹ sư và nhân viên bản xé nên chi phí nghiên cứu và triển khai của các Công ty xuyên quốc gia chi nhánh ở nước ngoài đã tăng rất nhanh. Các Công ty xuyên quốc gia không chỉ tiến hành nghiên cứu triển khai đơn lẻ mà chúng còn có nhiều điều kiện và khả năng phối hợp nghiên cứu triển khai liên quốc gia. Nổi bật là Công ty xuyên quốc gia hàng đầu của Nhật Bản là Toshiba đã liên kết với Công ty thiết bị thương mại quốc tế của Mỹ và Công ty Simen của Đức. Số liệu sau đây cho chúng ta thấy hiện nay thế giới có bao nhiêu Công ty xuyên quốc gia – Công ty mẹ. Bảng 1: Số lượng các Công ty xuyên quốc gia mẹ, theo nước Nước (1) 1968/1968 (2) 1993 (3) 1. Mỹ 2.468 3.013 2. Anh 1.692 1.443 3. Đức 954 7.003 4. Pháp 538 2.216 5. Thuỵ Sỹ 447 3.000 (2) 6. Hà Lan 268 1.608 7. Thuỵ Điển 255 3.502(3) 8. Bỉ và Luxembua 253 96 (4) 9. Đan Mạch 128 800 (1) 10. ý 120 445 11. Nauy 94 1.000 12. áo 39 838 13. Tây Ban Nha 15 744(1) 14. Bồ Đào Nha 5 1.165 15. Nhật 5 3.650 16. Tổng số 1-15 7.276 30.541 17. Thế giới 7.276 38.747 Nguồn: UNCTAD (1) năm 1992, (2) năm 1985, (3) năm 1978 Trong quá trình phát triển người ta đã lập nên các Công ty xuyên quốc gia với rất nhiều loại hìh khác nhau. Chúng ta có thể thấy nó xuất phát từ hình thức tổ chức của Công ty có các loại hình Cacten, Xandica, tờ rớt , congxoocxion đến conglomerate. Nếu phân loại theo lĩnh vực hoạt động, chúng ta có thể thấy các Công ty xuyên quốc gia bao gồm các Công ty thương mại, sản xuất, tài chính công nghệ... hoạt động trong tất cả các ngành từ ngành khai thác vật liệu, thương mại, sản xuất, chế biến, cho đến phục vụ trực tóp người tiêu dùng. Có rất nhiều Công ty hoạt động trên mọi lĩnh vực hoặc chỉ một lĩnh vực. Nếu hoạt động trong một ngành, chúng có thể bao gồm các công đoạn từ thiết kế, sản xuất, chào hàng, bán hàng, dịch vụ sau bán hàng. Sự phát triển nhanh chóng của các Công ty xuyên quốc gia đã làm tăng nhanh quá trình quốc tế hoá sản xuất của nền kinh tế thế giới. Sự cải tổ, sáp nhập những Công ty xuyên quốc gia mẹ tại các nước phát triển chủ yếu là một tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển theo “cấp số nhân” của các Công ty xuyên quốc gia trên khắp thế giới trong thời gian qua cũng như thời gian tới. Năm 1983 tổng số Công ty xuyên quốc gia là 11.000, số Công ty xuyên quốc gia chi nhánh ở nước ngoài đã lên đến 200.000, tăng 79% trong vòng 10 năm. Năm 1995, tổng số Công ty xuyên quốc gia trên thế giới lại tăng thêm 8% so với 1983, nâng số lên 39.000 Công ty còn các Công ty xuyên quốc gia chi nhánh ở nước ngoài tăng 35% so với năm 1993, nâng lên tổng số 370.000 Công ty. Tổng kim ngạch tiêu thụ của các Công ty xuyên quốc gia trong năm 1995 lên đến 6.100 tỷ USD, vượt xa con số 4.800 tỷ USD của năm 1993, tăng 25%. Đáng chú ý là những Công ty xuyên quốc gia lớn nahát trên thế giới hầu như đều thuộc gốc Mỹ. Trong số 50 Công ty xuyên quốc gia lớn nhất của Mỹ thì Bank American có số tài sản ở nước ngoài nhiều nhất, năm 1993 đã lên tới 117,1 tỷ USD, chiếm 51,3% tổng tài sản của nó. Song thu nhập lớn nhất ở nước ngoài lại thuộc về một Công ty dầu mỏ của Mỹ, năm 1993 đã lên đến 75,6 tỷ USD chiếm 77,3% tổng thu nhập của Công ty này...(1 Kinh tế thế giới số 11/1997- tr.38 ) 3.Bản chất và đặc trưng của các tổ chức độc quyền xuyên quốc gia: Bản chất Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, ở các nước tư bản phát triểncó thể quan sát thấynền sản xuất tư bản chủ nghĩa có “sự phát triển rất lớn của công nghiệp và quá trình tập trung cực kỳ nhanh chóng của sản xuất vào tay các xí nghiệp ngày càng to lớn” và “ một đằc điểm cực kỳ trọng yếu mà người ta gọi là chế độ liên hiệp hóa, nghĩa là sự tập hợp vào tay một xí nghiệp duy nhất nhiều ngành công nghiệp khác nhau”. Từ đó ra đời các tổ chức độc quyền, các tổ chức này sử dụng cơ chế độc quyền, tức là cơ chế vận động dựa trên giá cả độc quyền, thay cho cơ chế tự do cạnh tranh dựa trên giá cả thị trường để thu lợi nhuận độc quyền cao. Do đó có thể coi các tổ chức độc quyền là cái vỏ vật chất trong đó quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vận động và tồn tại dưới dạng sở hữu độc quyền. Khi các tổ chức độc quyền hoạt động vận động vượt biên giới quốc gia dưới sự thúc đẩy của quá trình tích tụ sản xuất trên quy mô quốc tế, thì các hình thức siêu độc quyền, tức là các công ty xuyên quốc gia xuất hiện. Đặc biệt, khi nền sản xuất tu bản chủ nghĩa chuyển từ xã hội công nghiệp lên xã hội thông tin dưới sự thúc đẩy của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ và quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế đã làm cho số lượng công ty xuyên quốc gia phát triển nhanh chóng và bản chất của nó cũng biến đổi theo hướng thích nghi với tính chất quốc tế hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất. Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, thông qua việc làm chủ sở hữu trong các hãng, công ty của các công ty xuyên quốc gia đã diễn ra nhiều thay đổi lớn trong các quan hệ về sở hữu. Đó là : - Sở hữu độc quyền siêu quốc gia, là hình thức sở hữu hỗn hợp đã được quốc tế hóa. Đây là hình thức sở hữu mang tính khách quan tạo nên bởi quá trình tích tụ, tập trung hóa và xã hội hóa sản xuất trên quy mô quốc tế của chủ nghĩa tư bản dưới sự tác động mạnh mẽ và sâu sắc của cuộc cách mạng khoa học- công nghệ và của các quy luật cạnh tranh, quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Tồn tại dưới hình thức các tổ chức đa ngành khác nhau như consớt và congơlômêrết, hiện nay có tới trên 70% các xí nghiệp chi nhánh của chúng là các xí nghiệp liên doanh với số lượng các chủ sở hữu từ hai tới bốn nước hoặc nhiều hơn nữa với những tỷ lệ góp vốn khác nhau. Điều này phản ánh tính chất đa dạng, phức tạp và tính chất hỗn hợp của loại hình sở hữu xuyên quốc gia. - Sở hữu hỗn hợp, được tạo ra do sự thay đổi căn bản về địa vị, vai trò của người công nhân, trí thức- những người làm việc trực tiếp trong các ngành nghề khác nhau, nhất là những ngành có hàm lượng khoa học và công nghệ cao- là những người quyết định chất lượng của lao động và sản xuất. Loại hình này diễn ra theo hướng tăng đáng kể số người co cổ phần trong công ty nhưng tỷ trọng sở hữu cổ phần trong tổng số vốn kinh doanh không lớn. Đặc trưng Sự biến đổi của hình thức sở hữu trong các công ty xuyên quốc gia là thay đổi rất căn bản trong đặc trưng của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong chủ nghĩa tư bản hiện đại. Có thể tháy rằng, công ty không còn là sở hữu của một người hay một nước nữa, mà là sở hữu của hỗn hợp quốc tế, có “quốc tịch” của một nước nhất định. Về quản lý, việc tổ chức quản lý sản xuất và các hoạt động kinh tế đã dịch chuyển từ kiêu đại trà, được tiêu chuẩn hóa theo hàng loạt lớn sang kiểu sản xuất loạt nhỏ và linh hoạt theo đơn đặt hàng, cũng như sự dịch chuyển từ các tổ chức có quy mô lớn được liên kết theo chiều dọc sang phi liên kết mạng lưới theo kiể chiều ngang giữa các đơn vị kinh tế trong nước và ngoài nước.Sự dịch chuyển này trong điều kiện đổi mới công nghệ như vũ bão đã làm nổi bật vai trò năng động của các doang nghiệp, xí nghiệp có quy mô nhỏ và vừa so với các tập đoàn lớn mang nặng tính chất quan liêu hóa, buộc các công ty xuyên quốc gia phải tự tách mình ra thành các nhân tố của cạnh tranh nhằm tạo ra sự năng động và linh hoạt trong sản xuất kinh doanh. Điều đó dẫn đến sự xuất hiện liên kết các công ty xuyên quốc gia kiểu mới, kiểu các vệ tinh xoay quanh một công ty gốc tạo nên một mạng lưới phủ lên thị trường các nước. Đay là sự chuyển hóa về mặt tổ chức quản lý của mọi hoạt động kinh tế để tăng tính linh hoạt và khả năng thích ứng với thị trường đang được đa dạng hóa và biến đổi từng ngày từng giờ. 4. Các loại hình tổ chức xuyên quốc gia: 4.1 Dựa trên cơ sở phân loại độc quyền quốc gia. Theo cách phân loại này có các công ty xuyên quốc gia thuộc loại cácten, xanhdica, tơrớt, concẻn, và conglomerat. Đó là những nấc thang của sự liên kết từ đơn giản đến phức tạp. Trong đó loại hình tiêu biểu của các công ty xuyên quốc gia hiện nay là concern và conglomerate. Giữa hai loại này có những đặc điểm chung, đó là kinh doanh đa ngành, do đó sản phẩm mang tính đa dạng, song chúng có sự khác nhau, chủ yếu là mức độ đa ngành và đa dạng sản phẩm . Với các concern, mặc dù kinh doanh đa ngành với nhiều sản phẩm khác nhau song vẫn tìm thấy ngành hạt nhân cơ bản và sản phẩm chủ yếu, rong khi với các conglomerate thì điều đó khó xác định bởi tính hỗn tạp của nó, đồng thời xu hướng đi vào kinh doanh trên các thị trường chứng khoán ngày càng biểu hiện rõ. Tuy nhiên sự phân định này vẫn còn mang tính tương đối. 4.2 Dựa trên cơ sở quá trình vận động và phát triển của chúng. Theo cách này, người ta phân chia các công ty xuyên quốc gia thành bốn loại: Loại hình công ty xuyên quốc gia khai thác nguyên liệu, Đây là những công ty xuyên quốc gia có ngay từ thời kì tư bản tự do cạnh tranh. Các công ty này thường hoạt động trong những ngành nông nghiệp, khai khoáng với mục đích khai thác nguyên liệu phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa. Loại hình công ty xuyên quốc gia thương mại, bao gồm những công ty mà những chi nhánh nước ngoài chủ yếu là nhưng “ trạm trung gian” thực hiện việc xuất nhập khẩu hàng hoá, hoặc thưch hiện lắp ráp để xuất khẩu tại chỗ. Loại hình công ty xuyên quốc gia sản xuất. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đây mới chính là các công ty xuyên quốc gia thực thụ vì nó phản ánh một cách đầy đủ đặc điểm cơ bản của quá trình quốc tế hóa. Hỗu hết các công ty xuyên quốc gia cỡ lớn đều thực hiện phân công chuyên môn hoá sản xuất bằng cách chia quy trình công nghệ thành nhiều công đoạn và mỗi chi nhánh thường chỉ thực hiện một vài công đoạn co hiệu quả nhất. Loại hình công ty xuyên quốc gia kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, tài chính, kĩ thuật. Đây là những công ty có tiềm lực khoa học-công nghệ mạnh và thường tồn tại dưới hình thức một tổ hợp công nghiệp-ngân hàng trong các độc quyền tài chính xuyên quốc gia 4.3 Dựa trên cở sở tính chất phức tạp của sản phẩm. Theo cách phân loại này, có các công ty xuyên quốc gia thuộc loại A,B,C,D. tuỳ theo tính chất đơn hoặc đa sản phẩm. Ngoài các cách phân loại trên còn có nhiều tài liệu còn phân chia ra các công ty xuyên quốc gia thuộc tổ hợp quân sự để phân chia với loại hình kinh doanh quân sự, hoặc phân chia các công ty xuyên quốc gia theo lĩnh vực ngành kinh doanh, như công ty xuyên quốc gia kinh doanh công nghiệp, ngân hàng, dịch vụ...Trong công nghiệp lại chia nhỏ theo các ngành như viễn thông, công nghiệp chế biến, công nghiệp thực phẩm... Tuy nhiên việc phân loại trên không mang ý nghĩa tuyệt đối. Một công ty xuyên quốc gia cũng có thể thuộc nhiều loại khác nhau tuỳ theo cách phân loại. Do vậy cần căn cứ vào mục dích nghiên cứu mà lựa chọn cách phân loại thích hợp. B. VAI TRò CủA CáC công ty xuyên quốc gia trong nền kinh tế thế giới. 1. Thúc đẩy đầu tư thế giới : Các Công ty xuyên quốc gia với chức năng là chiếc cầu nối hay là vận chuyển dần thứ tài nguyên chung đến khắp nơi trên thế giới , hình thành mạng lưới kinh tế toàn cầu. Do vậy, sự hoạt động đầu tư trực tiếp của nước ngoài cũng phát triển, càng sôi động thì tác động của các Công ty xuyên quốc gia đến sự phát triển kinh tế thế giới và khu vực càng lớn. Thực tế cho thấy, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trên thế giới những năm gần đây đều tăng lên không ngừng. Thời kỳ nửa cuối những năm 80, đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới tăng với nhịp độ 29% năm, đến năm 1990, do nhiều nước công nghiệp phát triển gặp khó khăn, kinh tế trì trệ dẫn đến đầu tư giảm. Mặc dù các nước công nghiệp phát triển vẫn là nơi chủ yếu nhận đầu tư và đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Tuy nhiên, mấty năm gần đây lại xuất hiện xu thế đầu tư trực tiếp chảy vào các nước đang phát triển tăng nhanh hơn. Chẳng hạn, năm 1993 đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển là 73 tỷ USD tăng hơn năm 1992 là 32,7 %, năm 94,95 tiếp tục tăng hơn năm 93 là 19%. Sự phát triển sôi động của kinh tế Châu Âu và Mỹ Latinh, gần đây là Châu Phi cũng trở thành điểm tăng trưởng kinh tế mới, nhu cầu đầu tư trực tiếp do vậy sẽ ngày càng lớn hơn, vai trò cầu nối hay vận chuyển tải đầu tư trực tiếp của các Công ty xuyên quốc gia sẽ ngày càng gia tăng, tác động thúc đẩy sự phát triển kinh tế thế giới và khu vực của chúng sẽ ngày càng lớn. 2.Thúc dẩy thương mại thế giới : Sự phát triển nhanh mạnh của các Công ty xuyên quốc gia không chỉ biểu thị ở số lượng của chúng ngày càng nhiều, phạm vi hoạt động của chúng ngày càng rộng, chức năng của chúng ngày càng đa dạng, mà quan trọng hơn, cùng với sự mở rộng không ngừng đầu tư trực tiếp nước ngoài ra khắp thế giới. Buôn bán nôi bộ các Công ty xuyên quốc gia phát triển mạnh, thúc đẩy thương mại quốc tế tăng nhanh. Đầu tư trực tiếp nước ngoài do các Công ty xuyên quốc gia bổ sung, thúc đẩy lẫn nhau. Vì cùng với quá trình cải cách trên toàn cầu trong những năm qua là quá trình phát triển hợp tác kinh tế và đầu tư toàn cầu thông qua các Công ty xuyên quốc gia. Đây là kinh doanh quan trọng để dòng đầu tư tr ực tiếp tăng nhanh như hiện nay và trở thành động lực thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá thương mại quốc tế. Một bằng chứng về quan hệ chặt chẽ, thúc đẩy lẫn nhau giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với thương mại quốc tế là tỷ lệ ngày càng cao của buôn bán nội bộ Công ty xuyên quốc gia trong tổng thương mại của một nước. Buôn bán nội bộ Công ty ở đây là buôn bán giữa các Công ty xuyên quốc gia mẹ với chi nhánh của nó và giữa các chi nhánh với nhau. Nếu trong những năm 80, buôn bán nội bộ các Công ty Xuyên quốc gia của 3 nước Mỹ, Nhật, Anh chiếm khoảng 24-40% tổng thương mại thì gần đây, riêng mỹ, xuất khẩu nội bộ Công ty chiếm 36% tổng xuất khẩu của Mỹ. Điều này cho thấy thương mại nội bộ các Công ty xuyên quốc gia Mỹ đã trở thành một bộ phận quan trọng của thương mại quốc tế. Cũng như vậy, các Công ty xuyên quốc gia chi nhánh ở nước ngoài cũng đóng góp một tỷ lệ quan trọng trong xuất khẩu của nhiều nước đang phát triển như Trung Quốc, Malaysia, Mehico, Philipin...Riêng ở Malaysia các Công ty xuyên quốc gia nhánh đóng góp từ 46% xuất khẩu củ nước này, nếu tính riêng linh vực chế tạo, tỷ trọng này lên tới 60%. Còn đất nước Trung Quốc khổng lồ, các Công ty Xuyên quốc gia nhánh cũng đóng góp khoảng 28% tổng xuất khẩu của nước này. Mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với thương mại quốc tế còn thể hiện tổng quát về tình hình phát triển. Nhìn chung, khi đầu tư trực tiếp nước ngoài sôi động, tăng nhanh thì thương mại quốc tế lại có những biểu hiện ngược lại. Mức tăng trưởng Thương mại quốc tế tưang 2,5% năm 93 lên 9,5 % năm 94, gần như tăng 4 lần, nâng tổng kim ngạch lên 4240 tỷ USD. Năm 95 tổng thương mại quốc tế đạt 4875 tỷ USD so với năm trước tăng 49%. Năm 97 tổng khối lượng hàng hoá dịch vụ thế giới tăng 9,4 % so với năm 1996. Vai trò của các Công ty Xuyên quốc gia là to lớn, tích cực đối với nền kinh tế thế giới và khu vực. Sỏ dĩ nó có được điều này là bởi vì nó là tổ chức sản xuất kinh doanh đáp ứng được những đòi hỏi mới của lực lượng sản xuất đã phát triển đến trình độ hoá toàn cầu hiện nay. Song cũng cần thấy tác động tiêu cực của các Công ty xuyên quốc gia đối với sự phát triển kinh tế thế giới, khu vực thậm chí từng quốc gia là không nhỏ. Đó là khả năng gây ra mất ổn định kinh tế, chính trị, phá hoại môi trường...vì lợi ích hẹp hòi của chính các Công ty xuyên quốc gia 3. Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm : Công ty xuyên quốc gia tác động đến phát triển nguồn nhân lực theo 2 cách là trực tiếp và gián tiếp. Cách trực tiếp là thông qua các dự án đầu tư, công ty xuyên quốc gia đào tạo lực lượng lao động địa phương để phục vụ cho nhu cầu hoạt động của dự án. Cách gián tiếp là tạo ra các cơ hội, động lực cho sự phát triển của lựuc lượng lao động theo đuổi mục tiêu thu nhập cao. ở các nước đang phát triển, các tác động này có vai trò rất lớn đối với phát triển nguồn lực lao động, đặc biệt là đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật và quản lý. Đây là tiền đề quan trọng để nâng cao năng suất lao động ở các nước này. Theo ước tính, công ty xuyên quốc gia đã tạo được khoảng 45 triênu lao động vào giữa những năm 1970 và 10 năm sau đạt gần 65 triệu lao động. Con số này còn tăng lên 70 triệu vào giữa những năm của thập niên 90, trong đó có 2/3 số việc làm được tạo ra ở các nước phát triển. Nhìn chung công ty xuyên quốc gia thường tạo việc làmở ngành công nghiệp và dịch vụ hơn là trngngành nông ngiệp và những ngành khác. Tỷ lệ lao động trong các ngành công nghiệp ước tính chiếm khoảng 4/5 tổng số lao động được tạo ra bởi công ty xuyên quốc gia. Điều này phản ánh đặc điểm của công ty xuyên quốc gia chủ yếu đầu tư reong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Nhiều việc làm gián tiếp, theo ước tính chiếm khoảng một nửa tổng số việc làm được tạo ra bởi các chi nhánh công ty xuyên quốc gia ở các nước đang phát triển. Số việc làm được tạo ra một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, ước tính công ty xuyên quốc gia đã tạo ra khoảng 150 triệu lao động, chiếm khoảng 3% lực lượng lao động thế giới 4. Nghiên cứu- phát triển và chuyển giao công nghệ 4.1 Định hướng phát triển Trong chiến lược phát triển của mình, các công ty cuyên quốc gia luôn đặt vấn đề công nghệ lên hàng đầu. Đi đầu trong công nghệ cũng có nghĩa là tiến trước đối thủ cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường. Chính vì vậy, sự phát triển công nghệ đối với mỗi công ty xuyên quốc gia là yéu tố sống còn và hoạt động nghiên cứu và phát triển, luôn là hướng ưu tiên trong chính sách của các công ty xuyên quốc gia trên thế giới . Nghiên cứu-phát triển luôn mang lại cho các công ty xuyên quốc gia sức mạnh cạnh tranh mang tính độc quyền cao. Trước đây, các công ty xuyên quốc gia thường đầu tư lớn cho các phòng thí nghiệm, các thư viện, các viện nghiên cứu để những cơ sở này cho ra những phát minh, sáng chế...và nhiệm vụ của công ty chính thương mại hoá các phát minh, sáng chế. Quá trình thương mại hoá thực chất là dòng chuyển giao công nghệ trong nội bộ các công ty xuyên quốc gia, chủ yếu từ công ty mẹ vao các công ty chi nhánh trên khắp các khu vực trên thế giới. Ngày nay trong các công ty xuyên quốc gia đang diễn ra quá trình quốc tế hoá mạnh mẽ khâu nghiên cứu-phát triển. Công nghệ mới ra đời không chỉ từ các phòng thí nghiệm cứu mà còn từ các trường đại học và ngay tại các xí nghiệp, cơ sở sản xuất của các công ty xuyên quốc gia. Thực tế cho thấy, thực hiện nghiên cứu-phát triểnlà một nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của các công ty được tiến hành chủ yếu ở nước mẹ. Tuy nhiên dưới áp lực của cạnh tranh, nghiên cứu-phát triển đang ngày càng được tiến hành nhiều ở nước ngoài. Các hoạt động FDI và ngiên cứu-phát triển được thu hút vào các khu vực và chúng có các nguồn tri thức đặc biệt tập chung ở các nền kinh tế phát triển. Hiện nay nhiều nước đang phát triển đã xây dựng các cơ sở đào tạo chuyên sâu, các trung tâm nghiên cứu hoặc các khu công nghệ và khoa học và chúng đã trở thành những nước nhận đầu tư vào các ngành sử dụng các đầu vao công nghệ cao. Để nâng cao hiệu quả nghiên cứu-phát triển ngày nay các công ty xuyên quốc gia đã tiến hành liên kết nghiên cứu-phát triển, bao gồm các thoả thuận, trong đó hai hoặc nhiều hãng sẽ cung cấp một mức độ nào đó các loại hợp tác kĩ thuật hoặc một phần hoạt động nghiên cứu-phát triển. Có hai cách kiên kết nghiên cứu-phát triển giữa các công ty, đó là liên kết theo chiều ngang giữa các đối thủ cạnh tranh, nhằm cam kết với nhau về một loại thị trường hàng háo nào đó. Hoặc cùng nghiên cứu chung, nhẩm tránh việc tăng cường khả năng cạnh tranh của đối thủ. Cách thứ hai là liên kết theo chiều dọc giữa các công ty có hoạt động và sabr phẩm tương ứng, hoạt động nghiên cứu-phát triển chung sẽ làm tăng cường đổi mới của các công ty và tránh được cạnh tranh. Phương thức chuyển giao của các công ty xuyên quốc gia thường phân làm hai cấp độ: Thứ nhất, chuyển giao các quy trình công nghệ hiện đại, kĩ thuật mới... trong nội bộ công ty. Thứ hai, chuyển giao các quy trình công nghệ lạc hậu cho các xí nghiệp liên doanh hoặc từ các chi nhánh của mình tới các công ty địa phương của nước chủ nhà. Với phương thức này các công ty xuyên quốc gia luôn có khả năng duy trì được khoảng cách an toàn và bành trướng ảnh hưởng của mình trên quy mô toàn cầu. Xem xét một cách tổng quát chúng ta thấy rằng chính sách chuyển giao công nghệ chính là xuất phát từ sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia, các công ty xuyên quốc gia phải cải tiến kĩ thuật và nâng dần mặt bằng công nghệ trong hệ thống chi nhánh của mình nếu muốn tồn tại lâu dài. Các công ty xuyên quốc gia nào muốn giữ được độc quyền quá lâu một loại công nghệ sẽ mất dần vị thế độc quyền và không còn giữ được sự khống chế của mình trong một số ngành vì, các nước có thể tìm kiếm công nghệ từ các công ty xuyên quốc gia khác; cũng như đang trang bị cho mình những yếu tố cần thiết để có được công nghệ cao. Xu hướng trên cho thấy sự kìm hãm việc chuyển giao công nghệ tiên tiến cũng chỉ mang itnhs tương đối trong chính sách chuyển giao công nghệ của công ty xuyên quốc gia. Tuy nhiên việc xoá bỏ được sự kìm hãm này phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực chủ quan của từng quốc gia chủ nhà. Chính sách chuyển giao công nghệ của từng công ty xuyên quốc gia không bị tách rời mà luôn lằm t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0337.doc
Tài liệu liên quan