Gia đình với tư cách là một thiết chế đóng vai trò quan trọng trọng đời sống xã hội, là môi
trường xã hội hóa đầu tiên của mỗi cá nhân.Gia đình có các chức năng như: điều chỉnh
hành vi tình dục và giới, duy trì sự tái sinh sản từ thế hệ này sang thế hệ khác,chăm sóc và
bảo vệ trẻ em, xã hội hó trẻ em, đảm bảo cung cấp kinh tế gia đình. Trong đó, việc giáo
dục trẻ em nằm trong quá trình xã hội hóa trẻ em là một chức năng quan trọng của gia
đình. Giáo dục của gia đình không chỉ dừng lại ở việc định hướng lựa chọn nghề ngiệp,
giáo dục đạo đức, lối sống, giá trị cảu gia đình cho con cái. mà các gia đình còn cần phải
nên giáo dục cho con cả về giới tính và SKSS. Có như vậy việc giáo dục mới toàn diện và
giúp trẻ phát triển tốt hơn để có kiến thức vào đời. Trong phần này chúng tôi tìm hiểu về
những nội dung giáo dục của cha mẹ, cha mẹ thường giáo dục cho con trai có những nội
dung như thế nào, con gái có những nội dung nhưthế nào, và trình độ học vấn hay vai trò
của bố mẹ có ảnh hưởng ra sao đến nội dung giáo dục cho con cái. Cha mẹ thường tìm
hiểu những nội dung đó ở những nguồn nào?
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2565 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục về sức khỏe sinh sản cho con cái trong độ tuổi dậy thì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rộn với công việc, Con cái thường phải học cả ngày ở trường nên
ít có thời gian chia sẻ với con. Hơn nữa, đây cũng là một vấn đề mà cha mẹ quan tâm
nhưng họ lại không muốn nói quá nhiều về SKSS, họ cho rằng con mình vẫn còn nhỏ để
biết, một số gia đình cho rằng việc giáo dục về SKSS phải do nhà trường.
Qua đó, ta thấy rằng hầu như cả cha và mẹ đều có giáo dục cho con về SKSS
nhưng không thường xuyên. Do rất nhiều lí do như đã nêu trên.
2.1.4 Nhận thức của cha mẹ về giai đoạn giáo dục cho con cái:
Tuy đề tài này nói về vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục SKSS cho con cái trong
độ tuổi dậy thì nhưng ở phần 2.1 này, do nói về nhận thức của cha mẹ nên chúng tôi
muốn đưa vào thêm một số nội dung như là theo các bậc cha mẹ thì việc giáo dục cho con
về SKSS trong giai đoạn nào là tốt nhất? Và giáo dục cho con trai hay con gái là quan
trọng hơn? Chính những điều trên sẽ làm rõ hơn về nhận thức của các bậc phụ huynh để
giáo dục con được tốt hơn khi họ lựa chọn được thời điểm giáo dục, và họ có nhận thức
như thế nào trong việc lựa chọn đứa con nào để giáo dục (nam hay nữ).
Khi được hỏi “Theo ông/bà giáo dục SKSS cho con ở giai đoạn nào là tốt nhất?” thì bảng
số liệu sau sẽ cho thấy các bậc cha mẹ đánh giá giai đoạn nào là thời điểm tốt nhất để giáo
dục.
Bảng 4: Nhận thức của cha mẹ về giai đoạn giáo dục SKSS
30
68
2
Trước tuổi dậy thì
Trong tuổi dậy thì
Sau tuổi dậy thì
Có 68% các bậc cha mẹ cho rằng nên giáo dục con trong giai đoạn tuổi dậy thì, 30%
đồng y giáo dục con trước khi dậy thì là tốt nhất và chỉ có 2% nghĩ rằng giáo dục cho con
sau dậy thì mới là tốt.
Con số 68% đã cho thấy hầu như đối với mỗi cha mẹ thì giáo dục cho con về SKSS
trong thời điểm này là thích hợp, bởi ở lứa tuổi này các em đang có rất nhiều những
chuyển biến, thay đổi về tâm sinh lí, các em lại chưa có đủ kiến thức để trang bị cho mình
những hiểu biết nhất định về SKSS nhưng lại rất tò mò, và cũng rất ngại bàn về SKSS.
Theo các bậc cha mẹ, nên giáo dục con trong độ tuổi khoảng 13-18 là tốt nhất tùy
vào từng cha mẹ mà chọn thời điểm giáo dục. Những điều cha mẹ lo lắng cho con trong
độ tuổi dậy thì là các em vẫn “còn non”, “đang lớn”, sợ rằng nếu không giáo dục các em
sẽ tò mò quá mà ảnh hưởng đến học tập.
Trong bảng hỏi thì 30% cha mẹ cho rằng giáo dục cho con trước tuổi dậy thì. Ngày
nay, các em có một cuộc sống phát triển toàn diện, được nuôi nấng, chăm sóc đầy đủ. Vì
vậy, có nhiều em đã dậy thì trước tuổi. Và điều đó đã khiến các bậc cha mẹ phải có sự
chuẩn bị trước cho các em một số kiến thức về SKSS.
Đây là một quan điểm thể hiện sự nhận thức của cha mẹ còn hạn chế. Giáo dục cho
con về SKSS là một quá trình. Nếu không giáo dục con trong đúng giai đoạn phát triển
của các em thì sẽ khiến cho các em không có sự hiểu biết rõ ràng về cơ thể mình, về
những gì mình muốn biết. Liệu rằng, đợi đến mai sau có gia đình thì các em mới được
hiểu về về SKSS có quá muộn không?
* Nhận thức của cha mẹ về việc giáo dục SKSS cho con trai hay con gái là quan trọng
Trong thời đại hiện nay, sự phân biệt giữa nam và nữ vẫn còn tồn tại trong rất nhiều vấn
đề, lĩnh vực của đời sống. Đề tài của chúng tôi muốn tìm hiểu thêm rằng cha mẹ có phân
biệt giữa việc giáo dục ai là quan trọng hay không? Dù là con trai hay con gái thì việc
giáo dục SKSS cũng là một vấn đề nên giáo dục cho cả hai giới.
Với bảng số liệu sau ta sẽ thấy các bậc cha mẹ có nhận thức như thế nào về việc giáo dục
cho con trai hay con gái.
Bảng 5:
Nhận thức của cha mẹ về việc giáo dục cho con trai hay con gái quan trọng hơn
Bảng 5: Nhận thức của cha mẹ về việc giáo dục SKSS con trai hay con gái là
quan trọng hơn
0
27
73
Con trai
Con gái
Cả hai
Slice 4
Qua bảng số liệu trên ta thấy có một điều đáng mừng là mọi người đều cho rằng nên giáo
dục cả nam lẫn nữ chiếm 73%. Đặc biệt, nên giáo dục con gái quan trọng hơn chiếm 27%.
Còn đối với việc giáo dục cho riêng con trai thì không ai cho rằng đó là quan trọng. Cha
mẹ đã có nhận thức tốt hơn trong việc lựa chọn ai là người nên được giáo dục về SKSS,
cha mẹ không phân biệt nhiều giữa nam và nữ nữa.
Những y kiến trên phần nào thể hiện rõ nhận thức của các bậc cha mẹ, họ đã có những
nhận thức về giai đoạn giáo dục, mức độ giáo dục, và có sự hiểu biết khá sâu sắc khi cho
rằng phải giáo dục cả con trai và gái nhưng với nội dung giáo dục khác nhau. Khác với
những quan niệm trước kia là chỉ chú trọng vào giáo dục cho con gái vì quan niệm có con
gái trong nhà như “quả bom nổ chậm”, còn con trai thì không đáng lo. Điều này thể hiện
được các cha nẹ đã coi giáo dục SKSS là một nhiệm vụ quan trọng bên cạnh việc dạy dỗ
học hành, hướng nghiệp cho con cái.
2.2. NỘI DUNG GIÁO DỤC
Gia đình với tư cách là một thiết chế đóng vai trò quan trọng trọng đời sống xã hội, là môi
trường xã hội hóa đầu tiên của mỗi cá nhân.Gia đình có các chức năng như: điều chỉnh
hành vi tình dục và giới, duy trì sự tái sinh sản từ thế hệ này sang thế hệ khác,chăm sóc và
bảo vệ trẻ em, xã hội hó trẻ em, đảm bảo cung cấp kinh tế gia đình... Trong đó, việc giáo
dục trẻ em nằm trong quá trình xã hội hóa trẻ em là một chức năng quan trọng của gia
đình. Giáo dục của gia đình không chỉ dừng lại ở việc định hướng lựa chọn nghề ngiệp,
giáo dục đạo đức, lối sống, giá trị cảu gia đình cho con cái... mà các gia đình còn cần phải
nên giáo dục cho con cả về giới tính và SKSS. Có như vậy việc giáo dục mới toàn diện và
giúp trẻ phát triển tốt hơn để có kiến thức vào đời. Trong phần này chúng tôi tìm hiểu về
những nội dung giáo dục của cha mẹ, cha mẹ thường giáo dục cho con trai có những nội
dung như thế nào, con gái có những nội dung như thế nào, và trình độ học vấn hay vai trò
của bố mẹ có ảnh hưởng ra sao đến nội dung giáo dục cho con cái. Cha mẹ thường tìm
hiểu những nội dung đó ở những nguồn nào?
* Những nội dung về SKSS mà cha mẹ giáo dục cho con cái
Theo nghiên cứu “Vai trò và trách nhiệm của nam giới trong gia đình và chăm sóc
SKSS” của tổ chức Path Canada tại Việt Nam: cha mẹ thường giải thích về sự thay đổi
tâm lí (42.6% với con trai và 35% với con gái); hướng dẫn vệ sinh thân thể (15.8% với
con trai và 35.3% với con gái); chỉ dẫn con tìm hiểu qua sách báo (11.3% với con trai và
6% với con gái); chỉ có rất ít cha mẹ hướng dẫn con về tình dục an toàn (6.5% với con trai
và 3.1 %với con gái). Có tới hơn 30% cha mẹ chỉ dừng ở hướng dẫn con chung chung
như “tình bạn trong sáng”.Trên đây là những số liệu mà chúng tôi có được thông qua tìm
hiểu về những nội dung giáo dục của cha mẹ dàh cho con cái trên báo “Phụ nữ thủ đô”,
hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, số 51, 989, ngày 23/12/2009. Nội dung giáo dục thể hiện
trong cuộc điều tra của chúng tôi được thông qua bảng số liệu sau
Bảng 6: Nội dung giáo dục SKSS của cha mẹ
28.5
27.7
29.7
14.1 0
Thay đổi cơ thể trong giai
đoạn dậy thì
Thay đổi về tâm sinh lí
Quan hệ bạn bè, người yêu
Quan hệ tình dục và các
biện pháp phòng tránh
(thai, các bệnh lây lan về
tình dục)
KhácỞ đây ta thấy cha mẹ thường giáo dục cho con cái mình trên một số nội dung về sự
thay đổi của cơ thể, tâm sinh lí, quan hệ bạn bè người yêu, quan hệ tình dục. Cha mẹ
không chỉ giáo dục một nội dung mà họ có thể giáo dục nhiều nội dung xen kẽ lẫn nhau
và các nội dung mà cha mẹ lựa chọn để giáo dục cho con mình thì chiếm khá đồng đều, ít
có phần nội dung nào là quan trọng nhất và chiếm phần lớn so với các nội dung khác.
Nhìn vào trong biểu đồ ta thấy rằng, số cha mẹ chọn về nội dung giáo dục cho con về
quan hệ bạn bè, người yêu chiếm nhiều nhất là 29.7%. , tiếp đó là những thay đổi cơ thể
trong giai đoạn dậy thì chiếm 28.5%, và thay đổi về tâm sinh lí chiếm 27.7%. Nhưng về
quan hệ tình dục và các biện pháp phòng tránh (thai, bệnh lây lan qua đường tình dục ) là
được giáo dục ít nhất, chỉ chiếm 14.1%.
Tuy nhiên để thể hiện rõ hơn về vấn đề này ta cần làm rõ hơn về vai trò của từng
người trong gia đình khi giáo dục những nội dung nào cho con cái họ về SKSS.
0
10
20
30
40
Nam Nữ
Bảng 7: Tương quan giới với những nội dung giáo dục SKSS cho
con cái
Thay đổi cơ thể
Thay đổi tâm sinh lí
Quan hệ bạn bè, người
yêu
Quan hệ tình dục và
các biện pháp phòng
tránh
Qua bảng trên ta thấy được sự đồng đều trong giữa nam và nữ trong việc giáo dục
con cái về SKSS. Trong quan niệm trước đây việc giáo dục trong gia đình thường là trách
nhiệm của người phụ nữ, đặc biệt với vấn đề giáo dục “tế nhị” này. Nhưng thực tế hiện
nay trách nhiệm giáo dục cho con cái không chỉ riêng vai trò của người phụ nữ mà vai trò
của người cha chũng rất quan trọng. Người cha cùng người mẹ tham gia vào giáo dục cho
con về những vấn đề SKSS.
Ở nội dung giáo dục là “thay đổi cơ thể” thì tỷ lệ người mẹ vẫn là người chủ đạo
trong việc giáo dục con, chiếm 29.5%, còn người cha chỉ chiếm 26.3%. Ở nội dung “thay
đổi tâm sinh lí” tương ứng với tỉ lệ 26.3% của cha và 28.3% của mẹ. Về “quan hệ bạn bè,
tình yêu” thì cha có tỉ lệ là 36.8%, mẹ là 26.6%. Về “quan hệ tình dục và các biện pháp
phòng tránh” thì tỷ lệ người cha chỉ là 10.8%, mẹ là 15.6%. Như vậy việc giáo dục SKSS
trong các gia đình hiện nay có sự chia sẻ, tham gia của cha lẫn mẹ. Mặc dù tùy vào từng
đứa con mà có những nội dung giáo dục riêng, có sự giáo dục giữa cha và mẹ khác nhau.
Những nội dung giáo dục thường chỉ xoay quanh việc thay đổi tâm sinh lí và quan hệ bạn
bè, tình yêu. Nhưng ta thấy các bậc cha mẹ ít giáo dục về quan hệ tình dục và các biện
pháp phòng tránh. Họ nghĩ rằng con mình còn nhỏ, không nên nói tới vấn đề này quá
sớm.
Chủ yếu các cha mẹ thường giáo dục về vệ sinh như thế nào và xem cơ thể con mình có gì
thay đổi không.
Thông qua phỏng vấn sâu ta thấy các bậc phụ huynh đều giáo dục con mình ở
những nội dung khá cần thiết và sát thực. Khi các em đang lớn thì hầu như các em đều có
những thắc mắc về bản thân, về các mối quan hệ. Trong tầm tuổi này, đối với các cha mẹ
thì các em vẫn chưa đủ lớn để biết về quan hệ tình dụng và các biện pháp phòng tránh. Vì
vậy nên việc lựa chọn nội dung giáo dục của cha mẹ chịu ảnh hưởng từ nhận thức của họ
và sự thắc mắc của con cái họ.
Trình độ học vấn của cha mẹ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến những nội dung
mà họ giáo dục cho con cái họ. Trình độ học vấn thể hiện một phần nhận thức của cha
mẹ. Chúng tôi muốn xem với trình độ học vấn như thế nào thì cha mẹ sẽ giáo dục con ở
nội dung ra sao? Vì vậy, chúng tôi đưa ra bảng sau để thể hiện điều đó.
0
10
20
30
40
THPT TCCN CĐ-ĐH
Bảng 8: Tương quan giữa giới với nội dung giáo dục SKSS cho
con cái
Thay đổi cơ thể
Thay đổi tâm sinh lí
Quan hệ bạn bè, người
yêu
Quan hệ tình dục và các
biện pháp phòng tránh
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng trình độ học vấn của cha mẹ THPT , TCCN, CĐ-
ĐH là có sự khác nhau về nội dung giáo dục SKSS. Về nội dung “thay đổi cơ thể” thì
39.1% tỷ lệ cha mẹ có trình độ THPT, 34.2% trình độ TCCN, 26.6% trình độ CĐ-ĐH.
Nội dung “thay đổi tâm sinh lí”, 26.1% tỷ lệ cha mẹ có trình độ THPT, 27.6% trình độ
TCCN, 25.5% trình độ CĐ-ĐH. Nội dung quan hệ bạn bè, người yêu có 23.9% trình độ
THPT, 32.9% trình độ TCCN, 25.5% trình độ CĐ-ĐH. Nội dung “quan hệ tình dục và các
biện pháp phòng tránh” tỷ lệ là 10.7% trình độ THPT, 5.3% trình độ TCCN, 22.4% trình
độ CĐ-ĐH.
Ta nhận thấy ở trình độ CĐ-ĐH, thì các nội dung giáo dục được giáo dục khá đồng
đều và chú trọng cả bốn nội dung. Nhưng đối với cha mẹ ở THPT và TCCN thì họ lại để
y ít đến nội dung quan hệ tình dục và các biện pháp phòng tránh (10.7% trình độ THPT và
chỉ có rất ít người có trình độ TCCN chọn nội dung này, chiếm 5.3%).
Nội dung quan hệ bạn bè, người yêu lại được cha mẹ có trình độ TCCN chọn phần lớn là
32.9%. Còn cha mẹ có trình độ THPT và CĐ-ĐH lại chọn ít hơn và gần bằng nhau về tỷ
lệ.
Còn nội dung thay đổi tâm sinh lí được các bậc phụ huynh đều chú trọng và không
có sự phân biêt lớn giữa trình độ học vấn của họ với nội dung này. Có thể hiểu rằng vì
hầu hết các cha mẹ luôn quan tâm đến những biến đổi tâm sinh lí của con, va đó cũng là
nội dung cơ bản mà các cha mẹ thường chọn để giáo dục con em mình.
Để có được những nội dung, những hiểu biết về SKSS thì các bậc cha mẹ
thường phải có một quá trình tích lũy.Từ đó mới có thể giáo dục cho đứa con của mình về
những gì mình nhận được. Ở đây, chúng tôi muốn tìm hiểu xem những nội dung giáo dục
của cha mẹ dành cho con cái được lấy ở những nguồn thông tin nào.
0
5
10
15
20
25
30
35
Nam Nữ
Bảng 9: Tương quan giữa giới với những phương tiện để tìm
hiểu nguồn thông tin về SKSS
Phương tiện truyền
thông đại chúng
Qua gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp
Qua kinh nghiệm bản
thân
Qua giáo viên của con
Qua các hình thức
nghệ thuật
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng các bậc cha mẹ thường tìm hiểu những nội
dung về SKSS để giáo dục cho con mình thông qua những hình thức sau: phương tiện
truyền thông đại chúng,gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, kinh nghiệm bản thân, giáo viên
của con và các hình thức nghệ thuật. Nhưng tùy từng quan niệm của nam và nữ mà việc
tìm hiểu các nguồn thông tin này lại có sự khác nhau. Nhìn vào bảng ta có thể thấy được
chủ yếu các cha mẹ đều tìm hiểu thông tin về SKSS qua các phương tiện truyền thông đại
chúng. Vì hiện nay các phương tiện thông tin như báo đài đều rất phát triển, và có rất
nhiều các chương trình đang nói về SKSS. Tỷ lệ tương ứng của nam là 34.7%, nữ là 25%.
Còn qua thông tin từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp thì tương ứng với nó là tỷ lệ
nam chiếm 18.7%, nữ chiếm 21.4%. Bởi đặc điểm về tâm lí của phụ nữ, phụ nữ thường
hay trao đổi và nói chuyện nhiều hơn nam giới nên khi họ tìm hiểu về SKSS họ cũng tìm
hiểu chủ yếu qua những người xung quanh mình nhiều hơn nam giới.
Qua những kinh nghiệm bản thân cũng là một điều mà các bậc phụ huynh dựa
vào những điều mình đã trải qua để giáo dục cho con mình. Tương ứng với nó là tỷ lệ
nam chiếm 28%, nữ chiếm 31.8%. Những người mẹ thường áp dụng những kinh nghiệm
của bản thân vào giáo dục cho con mình nhiều hơn người cha.
Qua giáo viên của con thì được các bậc cha mẹ ít quan tâm hơn. Tỷ lệ nam
tương ứng chỉ chiếm khoảng 12%, nữ là 13.5%. Điều này cho thấy các cha mẹ ít có sự
trao đổi với thầy cô giáo và nhà trường về SKSS. Chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia
đình và nhà trường.
Và cuối cùng là việc tìm hiểu SKSS thông qua các hình thức nghệ thuật là thấp
nhất. Tương ứng với tỷ lệ nam chiếm 6.6%, nữ chiếm 8.3%. Có hai lí do để lí giải điều
này.Thứ nhất, đó là do các hình thức nghệ thuật vẫn ít hướng tới nội dung SKSS, Thứ hai
là quan niệm của cha mẹ rằng các hình thức nghệ thuật không phù hợp với chủ đề SKSS.
Dù tìm hiểu trên bất kỳ kênh thông tin nào thì cha mẹ cũng nên có những lựa chọn phù
hợp với những nội dung mà con cái họ cần được giáo dục. Hiện nay, có rất nhiều những
phương tiện, kiến thức mở ra để phục vụ cho các bậc phụ huynh và con cái mình tìm hiểu,
đặc biệt là những nội dung SKSS. Bên cạnh những mặt tích cực là những mặt tiêu cực.
Các bậc phụ huynh nên giáo dục cho con mình nhiều nội dung hơn trong vấn đề SKSS để
tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra khi chính những bậc phụ huynh lại không đủ kinh
nghiệm, kiến thức để giáo dục cho con cái mình.
2.3. GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN CỦA CON CÁI TRONG ĐỘ TUỔI DẬY
THÌ THÔNG QUA CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
Giáo dục sức khỏe sinh sản cho con cái ở giai đoạn dậy thì là một trong những vấn
đề rất quan trọng của mỗi một gia đình. Và mỗi một gia đình sẽ có những nội dung cũng
như hình thức giáo dục khác nhau. Và để cho việc giáo dục sức khỏe sinh sản cho con cái
đạt hiệu quả cao thì cần phải có những phương pháp giáo dục phù hợp với từng đối tượng,
từng thời kỳ. Giáo dục là một hoạt động có tính liên tục và có tính hệ thống giữa nội dung
và hình thức cần truyền đạt. Chính vì vậy, việc lựa chọn các phương pháp giáo dục hiệu
quả là vô cùng quan trọng. Do vậy, cha mẹ phải có phương pháp giáo dục hiệu quả nhất
để có thể truyền đạt, chuyển giao những kiến thức, kinh nghiệm của bản thân một cách tốt
nhất cho con cái của mình. Tuy nhiên việc tìm ra phương pháp giáo dục tốt nhất là một
điều khó khăn đối với mỗi một gia đình. Vì mỗi một đứa con sẽ có một tính cách cũng
như tâm sinh lý khác nhau. Ngoài ra , trong một gia đình thì giữa người cha và người mẹ
lại có những cách hay những phương pháp giáo dục khác nhau. Do đó, việc lựa chọn
phương pháp giáo dục cho con cái về vấn đề sức khỏe sinh sản cần phải được xem xét,
cân nhắc để đạt hiệu quả cao nhất.
Khi được hỏi về cách thức giáo dục sức khỏe sinh sản của cha mẹ đối với con cái thì
kết quả thu được như sau:
0
5
10
15
20
25
30
35
Nam Nữ
Bảng 10: Tương quan giữa giới với cách thức giáo dục SKSS cho con cái
(%) Trao đổi trực
tiếp với con cái
Mua sách báo
cho con tự tìm
hiểu
Thông qua bạn
bè thân thiết của
con
Cho con tham gia
các khóa học về
SKSS
Cho con tham gia
các CLB liên
quan đến vấn đề
SKSS
Tự cho con tìm
hiểu
Khác
Như kết quả ở trên cho thấy, nội dung giáo dục về quan hệ tình dục là rất ít. Hầu
như các bậc cha mẹ đều ngần ngại khi trao đổi những vấn đề đó với con cái, sợ khi nói
cho con cái biết chúng sẽ tò mò làm theo. Cha mẹ không biết rằng giai đoạn dậy thì là giai
đoạn mà trẻ có những thay đổi về tâm sinh lý, quan hệ tình bạn, tình yêu và có những tò
mò về những điều mà các em chưa biết. Chính vì vậy, cha mẹ càng cấm đoán, càng lảng
tránh thì các em càng có xu hướng tìm hiểu, hành động ngược lại với sự cấm đoán của
cha mẹ để thảo mãn sự tò mò của mình. Do đó, cha mẹ không nên lảng tránh, cấm đoàn
mà nên nhình thẳng vào vấn đề đó, phải thường xuyên cung cấp những thông tin, kiến
thức, kinh nghiệm của mình cho con biết để chúng có những nhận thức và hành vi đúng
đắn. Điều quan trọng nhất là cha mẹ phải biết cách cung cấp, phân tích, giảng giải cho các
em hiểu. Đây chính là phương pháp giáo dục của cha mẹ. Vai trò của cha mẹ thể hiện như
thế nào trong việc lựa chọn phương pháp giáo dục sức khỏe sinh sản cho con cái. Sauk hi
điếu tra thì kết quả cho thấy phương pháp giáo dục được nhiều cha mẹ lựa chọn nhất
chính là trò chuyện trực tiếp với con cái. Đây chính là phương pháp mà cha mẹ cho rằng
sẽ có hiệu quả cao nhất khi giáo dục sức khỏe sinh sản cho con cái. Trong đó có 33,7%
nam giới và 30,1% nứ giới lựa chọn phương pháp này.
Giáo dục sức khỏe sinh sản cho con cái là một vấn đề mà trước đây ít gia đình quan tâm.
Đến nay thì thực trạng trên đã thay đổi, các gia đình đã chú trọng và quan tâm nhiều hơn,
coi đây là một trong những nội dung giáo dục quan trọn. Tuy nhiên, vấn đế sức khỏe sinh
sản là một vấn đề nhạy cảm và tế nhị nên phương pháp trò chuyện, tâm sự với con là một
phương pháp phù hợp. Cha mẹ là những ngưòi gần gũi nhất và có thể chia sẻ mọi vấn đề
với con cái. Khi cha mẹ gần gũi với con, họ sẽ tạo được sự yêu thương, sự sẻ chia những
thắc mắc trong cuộc sống vói cha mẹ. Và những đứa con sẽ cảm thấy thoải mái và dễ
dàng bộc bạch những tâm sự, những vướng mắc của mình với cha mẹ.
Nếu cha mẹ càng gần gũi, quan tâm trò chuyện, trao đổi trực tiếp với con cái thì
việc giáo dục sức khỏe sinh sản cho con cái ngày càng dễ dàng hơn. Con cái sẽ không
cảm thấy khó khăn, ngại ngùng khi trao đổi những vấn đề đó với cha mẹ vì cha mẹ cũng
thường xuyên trao đổi trực tiếp . Khi cả cha mẹ và con cái đã có sự trao đổi, trò chuyện,
tam sự với nhau thì cả hai bên đều cảm thấy vấn đề đó cũng không có gì là khó khăn để
nói ra. Vì vậy, qua phương pháp này thì việc giáo dục sức khỏe sinh sản cho con cái trở
lên dễ dàng và đạt hiẹu quả cao hơn.
Ngoài ra, phương pháp giáo dục bằng cách mua sách báo về cho con tự tìm hiểu cũng là
một trong những phương pháp mà được lựa chọn nhiều thứ hai với tỷ lệ là 22.9% nam
giới và 20,7% nữ giới. Nhiều gia đình ngoài việc giáo dục trực tiếp thì còn mua các sách
báo về cho con tìm hiểu thêm để nâng cao nhận thức. Các con có thể láy thêm những
thông tin mà cha mẹ chưa cung cấp hết hay những thông tin mà cha mẹ giảng giải, phân
tích chưa kỹ. Tuy nhiên, cách thức trò chuyện, trao đổi trực tiếp vẫn được nhiều gia đình
lựa chọn nhất. Đối với họ việc giáo dục một cách tốt nhất để con cái có thể tiếp thu một
cách nhanh nhất và hiệu quả nhất. Tuy nhiên thì việc mua sách báo cho con tìm hiểu thêm
cũng là một phương pháp hay. Nó giúp con cái đọc thêm để có thể kết hợp với những kiến
thức của cha mẹ cung cấp tạo thành một nguồn thông tin đầy đủ. Tuy vậy, nó vẫn không
được nhiều gia đình lựa chọn nhiều. Có thể là do nhiều gia đình không có điều kiện kinh
tế để mua sách báo cho con. Hay cũng có thể là do cha mẹ thấy rằng hiện nay sách báo có
nhiều cái không tốt, không phù hợp với các em nên gia đình không mua để tránh việc các
em dễ bị kích động và làm theo dẫn đến những hành vi xấu. Hiện nay trên nhiều phương
tiện truyền thông đại chúng có nhiều nội dung xấu làm cho các em dễ bị lôi kéo. Do vậy,
cha mẹ cấn phải trang bị cho các em những kiến thức đầy đủ về vấn đề giáo dục sức khỏe
sinh sản một cách đầy đủ nhất để giúp các em phòng và tránh được những hành vi sai
lệch. Ngoài những nội dung đó thì cha mẹ cũng phải giáo dục hậu quả của những vấn đề
đó khi nó xảy ra, phải quan tâm, kiểm soát chặt chẽ hơn với con.
Thông qua bạn bè thân thiết của con để giáo dục sức khỏe sinh sản cho con cái là
một phương pháp cũng được nhiều gia đình lựa chọn. Có tới 14,6% nam giới và 16,6% nữ
giới lựa chọn. Vì không phải lúc nào cha mẹ cũng ở bên cạnh con mình được và không
phải chuyện gì con cái cũng trao đổi với cha mẹ, mà thay vào đó là những người bạn thân
thiết nhất. Vì họ là những người bạn cùng lứa tuổi, có cùng cách suy nghĩ cũng như tâm
lý giống như con của mình. Cho nên, chúng dễ dàng trao đổi và chuyện trò một cách vô
tư, thoải mái hơn. Tuy nhiên, đây cũng không phải là cách hay vì không phải người bạn
nào cũng tốt,cũng có kiến thức về sức khỏe sinh sản. Cho nên, gia đình phải có sự kiểm
soát chặt chẽ và có sự chọn lọc nhưữn ngươờ bạn thân thiết và có sự hiểu biết để tránh
tình trạng bị rủ rê, lôi kéo bởi những người bạn không tốt.
Hiện nay, nhà trường và các tổ chức xã hội đã mở nhiều khóa học tìm hiểu về các vấn đề
sức khỏe sinh sản. Và cũng rất nhiều gia đình cho con tham gia vào các khóa học đó để
cho con tìm hiểu một cách kỹ lưỡng nhất về vấn đề đó. Ngoài ra, các gia đình đều không
có nhiều thời gian để trao đổi với con, giảng giải cho con mọi lúc nên họ đã đăng kí cho
con mình tham gia vào các khóa học như vậy. Theo kết quả điều tra thì có tới 8,4% nam
giới và 15% nữ giới lựa chọn phương pháp như vậy. Và qua số liệu trên cho thấy hiện
nay cha mẹ đã quan tâm rất nhiều đến vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản cho con. Họ
không chỉ giáo dục cho con ở nhà, không chỉ phó mặc cho nhà trường mà họ đã bỏ tiền ra
để cho con tham gia vào các khóa học với một chương trình giáo dục bài bản và hệ thống
như vậy. Và với phương pháp giáo dục như vậy thì hiệu quả giáo dục cũng sẽ rất cao.
Bên cạnh việc cho con tham gia các khóa học thì các gia đình đã kết hợp cả phương
pháp cho con tham gia các câu lạc bộ liên quan đến vấn đề sức khỏe sinh sản như câu lạc
bộ sức khỏe sinh sản hay những câu lạc bộ ở trung tâm giáo dục sức khỏe cho trẻ ở giai
doạn dậy thì…. Có tới 10,9% nam giới và 15% nữ giới lựa chọn phương pháp này
Cách thức tự cho con tìm hiểu ít được các bậc phụ huynh tìm hiểu. Chỉ có 9,6% nam giới
và 2,6% nữ giới lựa chọn. Ở đây, nam giới có tỉ lệ lựa chọn cao hơn nữ giới vì người mẹ
lúc nào cũng quan tâm hơn người cha trong vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản. Vì nam
giới có phần e ngại hơn nữ giới. Tuy nhiên, phương pháp này không phải là một phương
pháp hay vì hiện nay nguồn thông tin rất là phong phú. Tuy nhiên, những thông tin đó lại
có cả mặt tốt và mặt xấu mà các em lại chưa có sự hiểu biết , chưa có kinh nghiệm gì nên
dễ bị ảnh hưởng bởi những thông tin không tốt và sẽ dẫn tới những hành vi xấu. Ngoài
các phương pháp trên thì hầu hết các gia đình không có những phương pháp giáo dục nào
khác nữa.
Khi hỏi các bậc cha mẹ phương pháp nào là quan trọng nhất thì kết quả thu được là
86% cha mẹ lựa chọn phương pháp trao đổi trực tiếp, có 2% lựa chọn phương pháp mua
saác báo cho con tim hiểu và 2% là phương pháp thông qua bạn bè thân thiết của con.
Còn có tới 5% cha mẹ cho rằng cho con tham gia các khóa học về vấn đề sức khỏe sinh
sản và 5% cho con tham gia vào các câu lạc bộ sức khỏe sinh sản là phương pháp quan
trọng nhất. Không có một ai lựa chọn phương pháp tự cho con tìm hiểu là quan trọng
nhất
Bảng11: Phương pháp giáo dục được coi là quan trọng nhất (%)
86
2 5
5 2
0
0
Trao đổi trực tiếp với con cái
Mua sách báo cho con tự tìm hiểu
Cho con tham gia khóa học về SKSS
Cho con tham gia các CLB liên quan đến vấn đề SKSS
Thông qua bạn bè thân thiết của con
Tự cho con tìm hiểu
Khác
Như vậy, phương pháp giáo dục được các bậc cha mẹ lựa chọn nhiều nhất đó
chính là trao đổi trực tiếp với con. Phương pháp này khi kết hợp cũng với các phương
pháp khác sẽ làm cho hiệu quả giáo dục được tốt hơn. Tất cả những điều trên cho thấy vai
trò của cha mẹ là vô cùng quan trọng trong việc giáo dục sức khỏe sinh sản cho con cái.
Và nó cũng cho thấy các bậc phu huynh đã quan tâm nhiều hơn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục về sức khỏe sinh sản cho con cái trong độ tuổi dậy thì.pdf