Tham vấn nghề nghiệp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn luôn được nhà trường xác
định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác hỗ trợ học nghề và tạo việc làm.
Trên thực tế, do nhận thức còn hạn chế hoặc thiếu thông tin, một số em chọn nghề theo bạn bè
và cảm tính mà chưa xuất phát từ nhu cầu, mong muốn, nguyện vọng và khả năng của các em.
Đây là một trong những lý do chính khiến các em chán nản việc học tập tại trường và không
phát huy được tiềm năng của bản thân. Theo số liệu báo cáo tổng hợp tuyển sinh 2008-2013
của Trường TCKT-DL Hoa Sữa, giai đoạn khi đăng ký học tại trường, 86.36% các em được
hỏi đã trả lời chọn nghề theo sở thích, 15.91% trong đó có sự tác động của bố mẹ. Ngoài ra,
các em còn đăng ký học vì yêu cầu của doanh nghiệp đòi hỏi bằng nghề (6.82%) hoặc theo tư
vấn của các bạn khóa trước (4.55%) (Trường TCKT-DL Hoa Sữa, 2013).
Nắm bắt được thực trạng này, nhà trường đã trực tiếp đến cộng đồng phối hợp với
chính quyền địa phương để giới thiệu các ngành nghề đào tạo, chương trình học, nhu cầu thị
trường lao động đối với ngành nghề đó, những phẩm chất và kỹ năng cần thiết để tham gia lao
động nghề, chế độ chính sách và một số thông tin về nhà trường giúp các em chuẩn bị tâm thế
sẵn sàng chọn lựa ngành nghề phù hợp với bản thân. Khi đến với Trường TCKT-DL Hoa Sữa,
các em được tham vấn dựa trên kết quả phỏng vấn, bài kiểm tra đầu khóa, kết quả y tế, kiểm
tra tư vấn tâm lý theo ngành đăng ký. Mỗi khi các em gặp khó khăn trong quá trình học nghề,
nhân viên công tác xã hội và chuyên viên tâm lý luôn hỗ trợ tham vấn cho các em hoặc tác
động để khuyến khích các em tiếp tục học nghề cũng như xây dựng lòng yêu nghề.
Để tham vấn nghề nghiệp thực sự có hiệu quả, nhà trường dựa trên cơ sở năng lực, sở
thích, tính cách, quan điểm, điều kiện và đặc điểm tâm sinh lý của các em. Một số nguyên tắc
tham vấn cơ bản nhất đượ trường áp dụng trong quá trình tham vấn như: nguyên tắc tôn trọng
thân chủ; nguyên tắc chấp nhận, không phán xét mọi hành vi, cảm xúc của thân chủ; nguyên
tắc thấu cảm; nguyên tắc đảm bảo tính bí mật thông tin cho thân chủ. Cùng với đó, là việc sử
dụng một số kỹ năng công tác xã hội như: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng quan sát, kỹ năng thấu
cảm, kỹ năng phản hồi, kỹ năng tham vấn, kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ.
Quá trình tham vấn nghề nghiệp giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn tự nhận thức
được tiềm năng của bản thân, khám phá các giải pháp để giải quyết vấn đề học nghề các em
đang gặp phải. Quá trình này góp phần khẳng định mục tiêu, sứ mệnh ban đầu của nhà trường
là đúng đắn. Qua hơn 20 năm hoạt động và trưởng thành, Trường TCKT-DL Hoa Sữa đã đào
tạo hơn 7.000 thanh niên thoát nghèo, có nghề nghiệp ổn định cuộc sống, nhiều em rất thành
công đã là chủ các doanh nghiệp hoặc có vị trí cao trong các khách sạn, nhà hàng lớn.
5 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 469 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của công tác xã hội học đường cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại trường trung cấp kinh tế - du lịch hoa sữa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II
Trường Đại học Thăng Long 321
VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI HỌC ĐƯỜNG CHO HỌC
SINH CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN TẠI TRƯỜNG TRUNG
CẤP KINH TẾ - DU LỊCH HOA SỮA
TS. Phạm Tiến Nam
Bộ môn Công tác xã hội, Trường ĐH Thăng Long
Tóm tắt: Bài báo thảo luận vai trò của công tác xã hội học đường cho học sinh có
hoàn cảnh khó khăn tại Trường Trung cấp Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa (Trường TCKT-DL Hoa
Sữa), dựa trên ba khía cạnh chính: tham vấn nghề nghiệp, hỗ trợ tâm lý - xã hội và nghiên
cứu, vận dụng chính sách của Nhà nước.
Từ khóa: Công tác xã hội học đường; Học sinh có hoàn cảnh khó khăn; Trường
Trung cấp Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa; Việt Nam.
Nhà văn Lý Lan đã để cho người mẹ nói với con "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới
này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra" (Nguyễn Thị
Phượng, 2009). Quả thật, nhà trường là một thế giới kỳ diệu trong trái tim và tâm hồn của mỗi
chúng ta: thế giới của tri thức, trí tuệ, sự hiểu biết; thế giới của tình bạn, tình thầy trò, tình yêu
thương, lòng nhân hậu, sự quan tâm, giúp đỡ và sẻ chia; thế giới của ý chí, nghị lực, khát
vọng và niềm tin.... Đối với các học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại Trường
Trung cấp Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa (Trường TCKT-DL Hoa Sữa), nhà trường là một thế
giới kỳ diệu hơn thế.
Trường TCKT-DL Hoa Sữa là cơ sở đào tạo chuyên về lĩnh vực Du lịch, với sứ mệnh
xuyên suốt từ khi thành lập trường 1994: “Tham gia vào chương trình xóa đói giảm nghèo của
Việt Nam bằng cách dạy nghề và tạo việc làm miễn phí cho các thanh niên có hoàn cảnh khó
khăn”. Trường ngoài công lập - Trường đào tạo từ thiện – Định hướng Doanh nghiệp Xã hội,
Trường TCKT-DL Hoa Sữa luôn phải đối mặt với những khó khăn và thách thức nhưng nhà
trường luôn theo sát mục tiêu: giúp thanh niên qua đào tạo có việc làm và ổn định cuộc sống.
Công tác xã hội học đường đóng một vai trò quan trọng giúp các em học sinh có điều
kiện và phát huy hết khả năng học tập tốt nhất. Trong bài viết khoa học này, tác giả tập trung
phân tích vai trò của công tác xã hội học đường cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại
Trường TCKT-DL Hoa Sữa trên ba khía cạnh chính: tham vấn nghề nghiệp, hỗ trợ tâm lý xã
hội, nghiên cứu và vận dụng chính sách Nhà nước.
1. Tham vấn nghề nghiệp
Trường TCKT-DL Hoa Sữa bao gồm đối tượng học sinh đến từ nhiều nơi và mỗi em
đều mang theo một hoàn cảnh khó khăn riêng nhưng mục đích chính của các em khi đến với
Hoa Sữa là được đào tạo nghề và có việc làm sau khi tốt nghiệp. Đối tượng là học sinh có
hoàn cảnh khó khăn, bao gồm: con thương binh, liệt sỹ (chiếm 19%), trẻ mồ côi và đường phố
(chiếm 26%), thanh niên dân tộc thiểu số (chiếm 10%), con gia đình nghèo (chiếm 31%),
thanh niên khuyết tật (chiếm 11%), và trẻ gái bị lạm dụng và buôn bán/nạn nhân chất độc da
cam (chiếm 3%) (Trường TCKT-DL Hoa Sữa & WUSC, 2012).
Chương trình đào tạo của Hoa Sữa tính đến thời điểm này gồm 3 hệ: hệ trung cấp
chuyên nghiệp với hình thức đào tạo 2 năm gồm các nghề (kỹ thuật chế biến món ăn, quản trị
nhà hàng, kế toán thương mại), hệ trung cấp nghề với hình thức đào tạo 18 tháng gồm các
Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II
Trường Đại học Thăng Long 322
nghề (kỹ thuật chế biến món ăn, nghiệp vụ lễ tân), hệ sơ cấp nghề với hình thức đào tạo từ 6
tháng đến 12 tháng gồm các nghề (kỹ thuật chế biến món ăn Á, kỹ thuật chế biến món ăn Âu,
nghiệp vụ phục vụ bàn, dịch vụ nhà hàng, nghề bánh mỳ - bánh ngọt, nghiệp vụ lưu trú, nghề
may, thêu (dành cho thanh niên khiếm thính và khuyết tật vận động).
Tham vấn nghề nghiệp cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn luôn được nhà trường xác
định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác hỗ trợ học nghề và tạo việc làm.
Trên thực tế, do nhận thức còn hạn chế hoặc thiếu thông tin, một số em chọn nghề theo bạn bè
và cảm tính mà chưa xuất phát từ nhu cầu, mong muốn, nguyện vọng và khả năng của các em.
Đây là một trong những lý do chính khiến các em chán nản việc học tập tại trường và không
phát huy được tiềm năng của bản thân. Theo số liệu báo cáo tổng hợp tuyển sinh 2008-2013
của Trường TCKT-DL Hoa Sữa, giai đoạn khi đăng ký học tại trường, 86.36% các em được
hỏi đã trả lời chọn nghề theo sở thích, 15.91% trong đó có sự tác động của bố mẹ. Ngoài ra,
các em còn đăng ký học vì yêu cầu của doanh nghiệp đòi hỏi bằng nghề (6.82%) hoặc theo tư
vấn của các bạn khóa trước (4.55%) (Trường TCKT-DL Hoa Sữa, 2013).
Nắm bắt được thực trạng này, nhà trường đã trực tiếp đến cộng đồng phối hợp với
chính quyền địa phương để giới thiệu các ngành nghề đào tạo, chương trình học, nhu cầu thị
trường lao động đối với ngành nghề đó, những phẩm chất và kỹ năng cần thiết để tham gia lao
động nghề, chế độ chính sách và một số thông tin về nhà trường giúp các em chuẩn bị tâm thế
sẵn sàng chọn lựa ngành nghề phù hợp với bản thân. Khi đến với Trường TCKT-DL Hoa Sữa,
các em được tham vấn dựa trên kết quả phỏng vấn, bài kiểm tra đầu khóa, kết quả y tế, kiểm
tra tư vấn tâm lý theo ngành đăng ký. Mỗi khi các em gặp khó khăn trong quá trình học nghề,
nhân viên công tác xã hội và chuyên viên tâm lý luôn hỗ trợ tham vấn cho các em hoặc tác
động để khuyến khích các em tiếp tục học nghề cũng như xây dựng lòng yêu nghề.
Để tham vấn nghề nghiệp thực sự có hiệu quả, nhà trường dựa trên cơ sở năng lực, sở
thích, tính cách, quan điểm, điều kiện và đặc điểm tâm sinh lý của các em. Một số nguyên tắc
tham vấn cơ bản nhất đượ trường áp dụng trong quá trình tham vấn như: nguyên tắc tôn trọng
thân chủ; nguyên tắc chấp nhận, không phán xét mọi hành vi, cảm xúc của thân chủ; nguyên
tắc thấu cảm; nguyên tắc đảm bảo tính bí mật thông tin cho thân chủ. Cùng với đó, là việc sử
dụng một số kỹ năng công tác xã hội như: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng quan sát, kỹ năng thấu
cảm, kỹ năng phản hồi, kỹ năng tham vấn, kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ...
Quá trình tham vấn nghề nghiệp giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn tự nhận thức
được tiềm năng của bản thân, khám phá các giải pháp để giải quyết vấn đề học nghề các em
đang gặp phải. Quá trình này góp phần khẳng định mục tiêu, sứ mệnh ban đầu của nhà trường
là đúng đắn. Qua hơn 20 năm hoạt động và trưởng thành, Trường TCKT-DL Hoa Sữa đã đào
tạo hơn 7.000 thanh niên thoát nghèo, có nghề nghiệp ổn định cuộc sống, nhiều em rất thành
công đã là chủ các doanh nghiệp hoặc có vị trí cao trong các khách sạn, nhà hàng lớn.
2. Hỗ trợ tâm lý - xã hội
Gia đình là một phần quan trọng không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi con người, là
nơi để người ta tìm về khi mệt mỏi, khó khăn. Tuy nhiên, không phải cá nhân nào khi sinh ra
cũng may mắn có một gia đình toàn vẹn và các học sinh tại Trường TCKT-DL Hoa Sữa phần
lớn rơi vào hoàn cảnh ấy. Có nhiều em cha mẹ mất sớm, phải vào ở trong các trung tâm Bảo
trợ xã hội ngay từ bé; do đó, các em thiết hụt về tình cảm và tinh thần. Nhiều em gia đình rạn
nứt, cha mẹ mâu thuẫn, bạo hành, sống ly thân, ly hôn, thiếu quan tâm hoặc bỏ mặc con cái.
Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II
Trường Đại học Thăng Long 323
Thậm chí, có những em có gia đình đầy đủ nhưng bố mẹ lo làm ăn, kiếm tiền không quan tâm
tới con cái, phó mặc hoàn toàn cho nhà trường giải quyết vấn đề khi có chuyện xảy ra. Nhiều
em chia sẻ rằng có những lúc bị rơi vào trạng thái khủng hoảng tâm lý như khó khăn thích
nghi với môi trường học tập mới, mâu thuẫn với bạn bè, nhớ nhà... hay có những em sức khỏe
tâm thần không tốt, dễ bị lừa và bị dụ dỗ. Một số em có những hành vi lệch chuẩn như: ăn
trộm, ăn cắp đồ từ bạn bè và nhà trường; hung hăng, gây gổ với bạn, không kiểm soát được
hành vi của mình; nói dối thầy cô, trốn học; có những dấu hiệu, hành vi tự tử...Các em luôn
được nhân viên công tác xã hội và chuyên viên tâm lý của nhà trường tham vấn và trị liệu tâm
lý qua các buổi nói chuyện, chia sẻ, chơi trò chơi, và tham gia sinh hoạt nhóm. Các hoạt động
này không chỉ giúp các em xóa bỏ sự lo âu, buồn phiền, mặc cảm, tự ti mà còn nâng cao kỹ
năng sống để giải quyết vấn đề trong cuộc sống và công việc như kỹ năng giao tiếp, làm việc
nhóm, giải quyết xung đột, chăm sóc sức khỏe sinh sản...
3. Nghiên cứu và vận dụng chính sách của Nhà nước
Để đảm bảo tính công bằng và bình đẳng trong xã hội, trong những năm gần đây
Trường TCKT-DL Hoa Sữa nghiên cứu và vận dụng chính sách Nhà nước để hỗ trợ học sinh
có hoàn cảnh khó khăn từng giai đoạn trong lĩnh vực học nghề và tạo việc làm.
Hiện nay nhà trường chia các đối tượng được ưu tiên vào 4 nhóm : Đối tượng được ưu
tiên 100%; Đối tượng được ưu tiên 75%; Đối tượng được ưu tiên 50% và Đối tượng được ưu
tiên 25% (Trần Sỹ Nguyên, 2013)
I TNG GIY T CHNG THC
Các đối tượng ưu tiên chỉ áp dụng đối với Hệ Sơ cấp, và Ngành Quản trị Nhà hàng (Hệ Trung
cấp)
A CÁC ĐỐI TƯỢNG ƯU TIÊN 100%
1 Con gia đình nghèo có sổ Sổ công chứng và kiểm tra sổ gốc khi đã vào học tại
trường
Con gia đình nghèo theo QĐ
09/2011-TTg
Xác nhận của địa phương, theo QĐ 09/2011 –TTg và Chỉ
thị 1752/TTg Quy định chuẩn chuẩn nghèo, hộ cận nghèo
giai đoạn từ 2011 - 2015
2 Mồ côi cha mẹ không nơi nương
tựa
Xác nhận nghèo ở địa phương, xác nhận không nơi nương
tựa
3 Học sinh thuộc các tổ chức xã
hội như: SOS, TTBT XH, Làng
trẻ, Mái ấm xã hội.
Có công văn của tổ chức xã hội xác nhận và gửi về trường
3 Dân tộc thiểu số ít người ở vùng
sâu vùng xa biên giới hải đảo
Giấy xác nhận dân tộc hoặc giấy khai sinh
5 Con liệt sỹ, Con nạn nhân chất
độc da cam
Đã được nhà nước hỗ trợ chi phí học và ưu đãi giáo dục
theo nghị định 49/NĐ - TTg Chính phủ
6 Con gia đình có bố mẹ bị khuyết
tật, khó khăn về kinh tế
Có giấy xác nhận nghèo của địa phương (cấp xã, Phường
và Huyện, Quận)
Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II
Trường Đại học Thăng Long 324
B CÁC ĐỐI TƯỢNG ƯU TIÊN 75 %
1 Con gia đình có bố mẹ ly dị,
không nơi nương tựa, hoặc ở với
ông bànhưng kinh tế khó
khăn
Có giấy xác nhận của địa phương (cấp xã, phường và
huyện, quận)
C CÁC ĐỐI TƯỢNG ƯU TIÊN 50 %
1 Học sinh dân tộc ít người Có giấy xác nhận của địa phương (cấp xã, phường và
huyện, quận)
2 Con gia đình nghèo có xác nhận của địa phương nằm trong vùng 60 huyện
nghèo của cả nước theo QĐ30a/2008-TTg
3 Học sinh khiếm thính và khuyết
tật vận động nhẹ (học may và
thêu)
Có xác nhận thực tế. Tùy từng đối tượng, từng hoàn cảnh,
Ban giám hiệu nhà trường sẽ có quyết định điều chỉnh lên
các mức cao hơn cho người học.
4 Con TB 1/4; 2/4 Có giấy xác nhận của địa phương. Được Nhà nước hỗ trợ
chi phí học và ưu đãi giáo dục theo nghị định 49/NĐ - TTg
Chính phủ
5 Con BB 1/3
D CÁC ĐỐI TƯỢNG ƯU TIÊN 25 %
1 Con BB 2/3, 3/3 Có giấy xác nhận của địa phương. Được nhà nước hỗ trợ
chi phí học và ưu đãi giáo dục theo nghị định 49/NĐ - TTg
Chính phủ
4 Con TB 3/4; 4/4
2 Mồ côi một bề Xác nhận ở địa phương
3 Con gia đình cận nghèo Xác nhận của địa phương, theo QĐ 09/2011 –TTg và Chỉ
thị 1752/TTg Quy định chuẩn chuẩn nghèo, hộ cận nghèo
giai đoạn từ 2011 - 2015
5 Người gặp thiên tai, dịch họa
Người bị ngược đãi, bạo hành
Tùy từng đối tượng, từng hoàn cảnh Ban giám hiệu nhà
trường sẽ có quyết định điều chỉnh lên các mức cao hơn
cho người học.
Đối với bất kỳ cá nhân nào trong xã hội, chi phí học tập và ăn ở đều là vấn đề được
quan tâm khi theo học, đặc biệt là với những người có hoàn cảnh khó khăn, những người yếu
thế trong xã hội. Hiểu được những khó khăn này, Ban giám hiệu nhà trường đã đưa ra các
chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện để các em có cơ hội được đến lớp, được học nghề, được
tiếp xúc với thầy cô, bạn bè, được định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm. Có thể nói
rằng những chính sách trên được cán bộ nhân viên, học sinh trong trường nói riêng và các tổ
chức, gia đình và cộng đồng nghèo ủng hộ. Việc này phần nào hoàn thành được mục tiêu xã
hội mà nhà trường đặt ra từ những ngày đầu thành lập.
Tóm lại, trong bối cảnh hiện nay khi các vấn đề xã hội nảy sinh phức tạp và đa dạng
trong trường học thì công tác xã hội học đường trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Qua nghiên
cứu thực tiễn tại Trường TCKT-DL Hoa Sữa, nhân viên công tác xã hội ứng dụng chuyên
nghiệp các giá trị, nguyên tắc, kỹ năng, kỹ thuật/công cụ, và nguyên tắc đạo đức để trực tiếp
Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II
Trường Đại học Thăng Long 325
hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn giải quyết các vấn đề nảy sinh liên quan đến học nghề
tại trường. Tại Trường TCKT-DL Hoa Sữa, công tác xã hội trường học có vai trò rất quan
trọng trong việc tham vấn nghề nghiệp, hỗ trợ tâm lý - xã hội, nghiên cứu và vận dụng chính
sách Nhà nước.
4. Tài liệu tham khảo
[1]. TS. Phạm Tiến Nam. (2014). Mô hình hoạt động Công tác xã hội chuyên nghiệp
tại Doanh nghiệp xã hội Hoa Sữa. Hội thảo Khoa học Quốc tế: Thực tiễn và Hội nhập
trong Phát triển Công tác Xã hội ở Việt Nam. Nhà xuất bản Thanh niên.
[2]. Trần Sỹ Nguyên. (2013). Nghiên cứu và vận dụng chính sách Nhà nước để hỗ
trợ các đối tượng yếu thế từng giai đoạn trong lĩnh vực học nghề và việc làm. Tài liệu
"Hội thảo Phát triển Trường Trung cấp Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa theo định hướng doanh
nghiệp xã hội liên kết".
[3]. Nguyễn Thị Phượng. (2009). Suy nghĩ về vai trò của Nhà trường. VH&TT số
tháng 11-2009.
[4]. Trường Trung cấp Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa (Trường TCKT-DL Hoa Sữa) &
WUSC Việt Nam. (2012). Mô hình đào tạo kỹ năng và tạo việc làm mới dựa trên cộng đồng
tại Việt Nam. Dự án CE-CCEFD.
[5]. Trường trung cấp Kinh tế - Du lịch Hoa Sữa (Trường TCKT-DL Hoa Sữa).
(2013). Báo cáo tổng hợp tuyển sinh 2008-2013 của trường Hoa Sữa.
Abstract: This article discussed about the role of school social work for students in
difficult circumstances at the Hoasua school of Economics and Tourism, based on three main
aspects: profession counselling, psychosocial support, and the State's policies application and
research.
Keywords: School social work; students in difficult circumstances; Hoa Sua School of
Economics and Tourism; Vietnam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vai_tro_cua_cong_tac_xa_hoi_hoc_duong_cho_hoc_sinh_co_hoan_c.pdf