Mức độ mà các cán bộ quản lý trường hợp cung cấp can thiệp trị liệu tâm lý rất đa dạng
phụ thuộc vào nhóm dân cư được phục vụ và bối cảnh cung cấp dịch vụ. Một cán bộ quản
lý trường hợp làm việc với một tổ chức để cung cấp chỗ ở cho người vô gia cư sẽ tập
trung nhiều hơn vào đánh giá các nhu cầu và tìm ra các nguồn lực cụ thể liên quan đến
nhà ở, trong khi đó một án bộ quản lý trường hợp làm việc với một người có bệnh tâm
thần nghiêm trọng và mãn tính sẽ cung cấp hỗ trợ trị liệu nhiều hơn, bên cạnh việc hỗ trợ
thân chủ tìm kiếm những nguồn lực cụ thể khi cần. Quản lý trường hợp có thể diễn ra ở
nhiều hệ thống khác nhau. Ví dụ, trong hệ thống bệnh viện, đặc trưng là các cán bộ quản
lý trường hợp thường “lập kế hoạch ra viện” vì thế khi các thân chủ ra viện họ sẽ được
kết nối tới các dịch vụ và những hỗ trợ tại chính cộng đồng của mình. Chức danh của các
nhân viên công tác xã hội không cần thiết phải ghi rõ “cán bộ quản lý trường hợp” để họ
có thể cung cấp các dịch vụ như vậy. Trong nhiều hệ thống, quản lý trường hợp được bao
hàm như một phần của các nhiệm vụ công việc khác như được mô tả ở trên trong bài viết
này.
17 trang |
Chia sẻ: trungkhoi17 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của công tác xã hội trong sức khỏe tâm thần và những gợi ý cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g, những gợi
ý dành cho đào tạo công tác xã hội và những gợi ý đối với công tác xã hội và chăm sóc
sức khỏe tâm thần ở Việt Nam với việc thực hiện Đề án 1215 (Văn phòng Thủ tướng Việt
Nam, 2011).
Với mục tiêu của bài viết này, chúng tôi định nghĩa một rối loạn tâm thần là một
rối loạn trong đó một người (ở bất kỳ độ tuổi nào) trải qua một hay nhiều các triệu chứng
sau: a) lo âu chủ quan; b) một mức độ suy giảm hoạt động chức năng tâm lý và/hoặc xã
hội nhất định; c) hoạt động bất thường hay suy giảm trong các chứng năng cảm giác xung
đột với môi trường chung; và/ hoặc d) chức năng tư duy hay nhận thức bất thường xung
đột với văn hóa của cá nhân (Sands & Gelis, 2012). Nghề công tác xã hội, được định
hướng bởi những bằng chứng khoa học và y tế, nhìn nhận nguyên nhân của các rối loạn
tâm thần là một tập hợp các yếu tố phức tạp trong khuôn khổ “sinh học – tâm lý – xã hội”
đã được xây dựng từ mô hình thống nhất về y tế và bệnh tật (Weiner, 1984). Khuôn khổ
này tính đến yếu tố di truyền, tính dễ bị tổn thương và khí chất của cá nhân, các yêu tố
nguy cơ về mặt sinh học và môi trường, và các nguyên nhân gây căng thẳng về sinh học
và môi trường thúc đẩy “sự biểu đạt” của tính dễ bị tổn thương mắc phải, hay yếu tố có
thể gây cản trở hoạt động chức năng lành mạnh của cá nhân (như trường hợp những tác
động của sang chấn nghiêm trọng). Tầm quan trọng nhất định đối với những yếu tố
nguyên nhân được xác định theo văn hóa – các nền văn hóa khác nhau đặt trọng tâm ở
những yếu tố khác nhau (và các kiểu triệu chứng thể hiện) để xác định “không bình
4
thường” hay sức khỏe yếu. Ví dụ, trầm cảm có nhiều khả năng thể hiện ở các triệu chứng
thể chất (ví dụ như đau đầu hay đau bụng) ở những nền văn hóa châu Á hơn là những nền
văn hóa khác nơi mà các triệu chứng rõ ràng nhất thay vì đó lien quan đến cảm xúc và
khí sắc (Eshun & Caldwell-Colbert, 2009). Những triệu chứng và hành vi được xác định
và giải thích như thế nào bị ảnh hưởng bởi những diễn giải mang tính văn hóa về nguyên
nhân của các rối loạn. Điều này quan trọng đối với các nhà thực hành trong lĩnh vực sức
khỏe tâm thần làm việc cùng với các nhóm dân cư đa dạng, vì thiếu hiểu biết về những
bối cảnh văn hóa có thể dẫn đến chấn đoán sai và việc ứng dụng những can thiệp trị liệu
không phù hợp (Adeponle, Thombs, Groleau, Jarvis, & Kirmayer). Tuy vậy, một số yếu
tố gây bệnh có thể phổ biến chung. Các nhà nghiên cứu tiếp tục khám phá những yếu tố
gây bệnh, như là các quá trình sinh học và hóa học thần kinh phổ biến chung đi kèm với
các cảm xúc và những hành vi không bình thường.
Mức độ phổ biến của các rối nhiễu tâm thần
Gánh nặng gây ra bởi các rối nhiễu tâm thần đối với xã hội rất lớn. Ước tính trên
toàn thế giới các rối loạn tâm thần chiếm tới 13% gánh nặng bệnh tật toàn cầu (World
Health Organization, 2013). Trầm cảm nằm trong số các nguyên nhân gây khuyết tật
hàng đầu trên toàn thế giới (trong số các bệnh mãn tính khác). Ở Việt Nam, các rối loạn
tâm thần được ước tính lên đến trên 16% gánh nặng bệnh tật của cả nước (World Health
Organization, 2011). Những chi phí con người đối với những người rối loạn tâm thần, gia
đình họ và cộng đồng không thể tính toán được.
Tại Hoa Kỳ, một nghiên cứu quốc gia lớn đã ước tình rằng 46% dân số có một rối
loạn tâm thần tại một thời điểm nào đó trong đời như được xác định bằng Sách hướng
dẫn chấn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần DSM trong nghiên cứu khảo sát các hộ
5
gia đình (Kessler, và các cộng sự., 2005). Trên thế giới, tỷ lệ mắc phải ước tính có thể
dao động từ 12% đến 36% ở các quốc gia đã được Tổ chức Y tế thế giới khảo sát cho tới
nay (Kessler, và các cộng sự, 2013). Ở Việt Nam, số lượng thống kê dịch tế học được
công bố gần đây nhất về các rối loạn tâm thần là từ năm 2003 (Vuong, Ginneken,
Morris, Ha, & Busse, 2010). Tại thời điểm đó, mười rối loạn phổ biến nhất có tỷ lệ mắc
phải kết hợp của hầu hết 15% dân số, và nghiện rượu và trầm cảm là những rối nhiễu phổ
biến nhất. Với những thay đổi xã hội mà đất nước trải qua kể từ năm 2003 do di cư đô thị
và toàn cầu hóa, dường như những tỷ lệ mắc phải ở Việt Nam hiện nay thậm chí còn cao
hơn.
Vai trò của các nhân viên công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần
Các nhân viên công tác xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch và
cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Hoa Kỳ ( Hiệp hội nhân viên công tác
xã hội quốc gia, 2014) cũng như ở nhiều quốc gia khác. Những kiến thức về sàng lọc,
đánh giá và trị liệu các vấn đề tâm lý quan trọng đối với bất kỳ một nhân viên công tác xã
hội nào, thậm chí đối với cả những ai không làm việc trực tiếp trong các dịch vụ sức khỏe
tâm thần. Ví dụ, hầu hết các nhà thực hành và các học giả thống nhất rằng có sự tương tác
giữa tình trạng khỏe mạnh về thể chất và tâm thần và vì thế các nhân viên công tác xã hội
trong các cơ sở y tế có thể nhận thấy rằng những vấn đề tâm lý thường” xảy ra đồng thời
đối với những người đang phải đương đầu với tình trạng bệnh tật cấp tính và mãn tính,
như được tóm lược trong Auslander & Freedenthal (2006). Các nhân viên công tác xã hội
trong các lĩnh vực bảo vệ trẻ em, các dịch vụ dành cho người cao tuổi, tư pháp hình sự,
phát triển cộng đồng và thậm chí quản trị tổ chức cần có hiểu biết tối thiểu về nhu cầu đối
với các dịch vụ sức khỏe tâm thần dành cho các nhóm dân cư mà họ phục vụ.
6
Các dịch vụ sức khỏe tâm thần được cung cấp ở rất nhiều cơ sở và các nhân viên
công tác xã hội có thể có các vai trò khác nhau như là các nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe
tam thần. Bentley (2002) đã cung cấp một bản tóm tắt nổi bật về những vai trò khác nhau
của các nhân viên công tác xã hội. Chúng ta sẽ thảo luận những vai trò khác nhau của
công tác xã hội trong cung cấp c ác dịch vụ sức khỏe tâm thần đối với các cá nhân, các di
đình, nhóm và cộng đồng.
Các nhân viên công tác xã hội cung cấp chăm sóc trực tiếp như những người chẩn
đoán, người lập kế hoạch trị liệu, nhà tâm lý trị liệu, các nhà tham vấn khủng hoảng và
các nhà quản lý trường hợp (Tran, 2014). Các kỹ năng chẩn đoán bao gồm khả năng thực
hiện các cuộc phỏng vấn có cấu trúc trong đánh giá tâm lý xã hội nhằm xác định những
vấn đề hiện tại, tìm hiểu những bối cảnh tâm lý – sinh lý – xã hội của những vấn đề này;
và xác định những triệu chứng và/hoặc những hành vi phù hợp với các tiêu chuẩn trong
Sổ tay hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối nhiễu tâm thần DSM hay hệ thống chẩn
đoán ICD. (Những hệ thống chấn đoán này áp dụng chủ yếu đối với cá nhân, không áp
dụng với gia đình hay cộng đồng). Thường trong các trường hợp, đặc biệt là với trẻ em và
trẻ vị thành niên, gia đình là tâm điểm chú ý và các hệ thống chẩn đoán thường không
liên quan, trừ phi các rối loạn tâm thần của cá nhân tạo ra những rào cản đối với gia
đình). Việc hình thành chẩn đoán rõ ràng chính xác phải cung cấp đầy đủ thong tin bao
gồm những điểm mạnh và điểm yếu, khả năng sẵn có của các nguồn lực của cá nhân, gia
đình và cộng đồng để xây dựng kế hoạch trị liệu. Những thành tố điển hình của một kế
hoạch trị liệu bao gồm a) các mục đích và mục tiêu trị liệu cụ thể (tốt nhất là những ngôn
từ trực tiếp của than chủ hoặc gia đình – như là “Tôi muốn không còn đau đớn nữa” hay
“Hỗ trợ tôi giúp con mình học tập tốt hơn ở trường”; b) những mục tiêu sẽ đạt được như
7
thế nào (ví dụ, các hoạt động hay các can thiệp cụ thể, như là các tiếp cận trị liệu, các
nhóm giáo dục, lượng giá tâm thần cho thuốc, v.v.); và c) mục tiêu có thể đo lường được
cụ thể để đo được tính hiệu quả của can thiệp (ví dụ “thân chủ báo cáo sự đau đớn giảm
đi trong một tuần” hoặc “giáo viên báo cáo tình trạng tiến triển trong chú ý của trẻ trên
lớp”). Vì đánh giá tâm lý xã hội là một quá trình tiếp diễn, các kế hoạch trị liệu thường
thay đổi qua thời gian vì những mục tiêu ban đầu đã đạt được và những mục tiêu mới
được thực hiện, hay những mục tiêu ban đầu được chọn lọc và tập trung hơn.
Tất cả các nhân viên công tác xã hội, tại một vài thời điểm trong công việc của
mình, sẽ cung cấp tham vấn khủng hoảng do bản chất của nhóm dân cư mà họ phục vụ.
Tham vấn khủng hoảng đòi hỏi những kỹ năng trong cung cấp các đánh giá nguy cơ của
thân chủ, và sử dụng các kết quả đánh giá nhằm thúc đẩy nhanh chóng can thiệp để cải
thiện tình trạng. Những tình huống đặc trưng liên quan đến việc ngăn ngừa tự tử hay bạo
lực, vì thế các nhà tham vấn khủng hoảng thành thạo trong đánh giá mức độ mà một thân
chủ là mối nguy hiểm cho bản thân mình hay những người khác. Trong những tình huống
này, tiến trình chẩn đoán thông thường sẽ được rút ngắn nhằm ưu tiên đánh giá mối nguy
hiểm và xây dựng một kế hoạch an toàn, sử dụng những nguồn lực của gia đình hay cộng
đồng. Khi tình hình trở nên ít nguy hiểm (ví dụ khi nguy cơ nguy hiểm tức thời không
còn) tiến trình chẩn đoán và lập kế hoạch trị liệu có thể tiếp tục trong việc xây dựng một
kế hoạch toàn diện để giải quyết những vấn đề nổi cộm và giảm thiểu các nguy cơ của
những sự kiện nghiêm trọng tiếp theo.
Quản lý trường hợp là một vai trò riêng có của công tác xã hội. Nó đòi hỏi một
tập hợp những kỹ năng phức tạp trong đánh giá các nhu cầu, xác định các nguồn lực đối
với các cá nhân, gia đình và điều phối các nguồn lực giữa các tổ chức hay các dịch vụ.
8
Mức độ mà các cán bộ quản lý trường hợp cung cấp can thiệp trị liệu tâm lý rất đa dạng
phụ thuộc vào nhóm dân cư được phục vụ và bối cảnh cung cấp dịch vụ. Một cán bộ quản
lý trường hợp làm việc với một tổ chức để cung cấp chỗ ở cho người vô gia cư sẽ tập
trung nhiều hơn vào đánh giá các nhu cầu và tìm ra các nguồn lực cụ thể liên quan đến
nhà ở, trong khi đó một án bộ quản lý trường hợp làm việc với một người có bệnh tâm
thần nghiêm trọng và mãn tính sẽ cung cấp hỗ trợ trị liệu nhiều hơn, bên cạnh việc hỗ trợ
thân chủ tìm kiếm những nguồn lực cụ thể khi cần. Quản lý trường hợp có thể diễn ra ở
nhiều hệ thống khác nhau. Ví dụ, trong hệ thống bệnh viện, đặc trưng là các cán bộ quản
lý trường hợp thường “lập kế hoạch ra viện” vì thế khi các thân chủ ra viện họ sẽ được
kết nối tới các dịch vụ và những hỗ trợ tại chính cộng đồng của mình. Chức danh của các
nhân viên công tác xã hội không cần thiết phải ghi rõ “cán bộ quản lý trường hợp” để họ
có thể cung cấp các dịch vụ như vậy. Trong nhiều hệ thống, quản lý trường hợp được bao
hàm như một phần của các nhiệm vụ công việc khác như được mô tả ở trên trong bài viết
này.
Các nhân viên công tác xã hội cũng cung cấp các dịch vụ dành cho các nhóm. Có
một số cách làm dựa trên bằng chứng đối với các nhóm những người có rối loạn tâm
thần. Trị liệu nhóm sử dụng hỗ trợ đồng đẳng, phản hồi đồng đẳng và giao tiếp tương tác
để cung cấp trải nghiệm trị liệu có ý nghĩa cho nhiều người rối loạn tâm thần. Nó có thể
được sử dụng cùng với toàn bộ các mức độ nghiêm trọng của rối loạn, từ làm việc với
những người có khó khăn trong thích ứng với các sự kiện trong đời (những người có thể
không bị coi là bị bệnh tâm thần) đến làm việc với những người có bệnh tâm thần nặng
như chứng rối loạn tâm thần. Đối với một số người, các nhóm có thể cung cấp những hỗ
trợ có tác động mạnh hơn so với những tiế cận cá nhân nếu trọng tâm là cung cấp huấn
9
luyện đồng đẳng từ những người đã bị rối loạn tâm thần nhưng đã phục hồi thành công và
hòa nhập vào xã hội. Trị liệu nhóm có thể được cung cấp trong rất nhiều các hệ thống
khác nhau – các phòng khám ngoại trú, các bệnh viện nội trú, và các cơ sở cộng đồng. Có
rất nhiều các hình thức nhóm không phải trị liệu tâm lý cung cấp đào tạo, hỗ trợ và xã hội
hóa.
Làm việc với cộng đồng
Cộng đồng là những đơn vị xã hội quan trọng có thể là phương tiện trong việc tạo
ra những môi trường để nâng cao tình trạng khỏe mạnh về tâm thần. Tuy nhiên, đôi khi
bản thân cộng đồng là trọng tâm can thiệp. Các cộng đồng hững chịu những thảm họa tự
nhiên hay những sự kiện bạo lực cần hỗ trợ để tái thiết những nguồn lực hỗ trợ tự nhiên
của mình. Trong bối cảnh này, tâm điểm chú ý của các nhân viên công tác xã hội ở các
mức độ khác nhau – cá nhân, gia đình và cộng đồng. Trong khi những nhu cầu của cá
nhân và gia đình cần được giải quyết, các cấu trúc tổ chức cộng đồng cũng cần phải được
tái xây dựng để cộng đồng lấy lại được khả năng để cung cấp hỗ trợ.
Trong trường hợp không có thiên tai hay những sự kiện sang chấn, các nhân viên
công tác xã hội có thể được yêu cầu làm việc cùng các lãnh đạo cộng đồng, chính quyền
địa phương và các tổ chức phi chính phủ để điều phiếu các nguồn lực dành cho những
người rối loạn tâm thần. Ví dụ, khi những người đang sống trong các cơ sở chăm sóc
quay trở về cộng đồng, họ cần rất nhiều hỗ trợ đã hòa nhập đầy đủ trở lại cộng đồng. Đã
trở nên phụ thuộc vào nhân viên của cơ sở chăm sóc, bây giờ họ cần hỗ trợ để duy trì thu
nhập ổn định, xây dựng mạng lưới xã hội và tham gia vào những hoạt động có ý nghĩa để
họ có thể cảm thấy mình có thể đóng góp cho xã hội. Bằng chứng nghiên cứu nhất quán –
con người có thể và chắc chắn phục hồi khỏi bệnh tâm thần với điều kiện là những hỗ trợ
10
phù hợp sẵn có (Corrigan, Mueser, Bond, Drake, & Solomon, 2010). Quản lý trường hợp
cá nhân riêng lẻ có thể không đủ nếu như những nguồn lực không tồn tại hay chưa phát
triển ở cấp cộng đồng, vì thế vai trò của nhân viên công tác xã hội là điều phối sự phát
triển các nguồn lực có thể mang lại lợi ích cho nhiều người. Ví dụ, nếu có một vài người
trong cộng đồng có một rối loạn tâm thần, nhân viên công tác xã hội có thể hỗ trợ họ
trong việc thiết lập một mạng lưới hỗ trợ đồng đẳng, nhân viên công tác xã hội có thể làm
việc với các phòng khám y tế địa phương để đảm bảo rằng các thân chủ tiếp cận được
dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hay nhân viên công tác xã hội có thể kết nối họ với các chùa
hay nhà thờ để có thể cung cấp các hỗ trợ tinh thần và tham vấn.
Liên quan đến các hoạt động phát triển cộng đồng, các nhân viên công tác xã hội
cũng có thể biện hộ cho những người rối loạn tâm thần. Trong số rất nhiều các hình thức
biện hộ có thể được thực hiện như là:
• Giáo dục các cộng đồng, các lãnh đạo chính quyền, các trường học v.v. về bệnh
tâm thần và các bằng chứng về việc phục hồi.
• Những nỗ lực để giảm thiểu kỳ thị xã hội mà người rối loạn tâm thần phải chịu
đựng điển hình thông qua giáo dục cộng đồng
• Làm việc với các nhà lãnh đạo chính quyền để đánh giá những nhu cầu của cộng
đồng và làm cho họ có nhiều nguồn lực và hỗ trợ pháp lý hơn
• Tham gia vào nghiên cứu và lượng giá các chương trình sức khỏe tâm thần để
tăng cường bằng chứng rằng những chương trình như vậy có thể hiệu quả
Những gợi ý về đào tạo nhân viên công tác xã hội
Để một nhân viên công tác xã hội có những kỹ năng đủ để tìm hiểu bối cảnh đầy
đủ của một người có rối loạn tâm thần và đáp ứng một cách phù hợp, việc đào tạo cần
11
phương pháp tiếp cận tâm lý- sinh ly – xã hội trong sàng lọc, đánh giá, lập kế hoạch trị
liệu và can thiệp (Tran, 2014). Định hướng đối với các hệ thống chẩn đoán như là Sổ tay
thống kê và chẩn đoán các rối nhiễu tâm thần, hay DSM-5 ( Hiệp hội tâm thần Hoa Kỳ,
2013) hay Phân loại bệnh quốc tế, ICD-10 (Tổ chức Y tế thế giới, 1992) rất quan trọng.
Những hệ thống này cung cấp một ngôn ngữ chung để phân loại các rối loạn tâm thần,
tuy nhiên, những phân loại này chỉ miêu tả một phần bối cảnh đầy đủ của một rối loạn và
không cung cấp những chủ trị trực tiếp để trị liệu. Phương pháp tiếp cận tâm lý – sinh lý
– xã hội trong công tác xã hội dựa trên “quan niệm điểm mạnh” vận hành theo những giả
định rằng một người không chỉ được xác định độc nhất bởi những thách thức hay triệu
chứng của mình, mà một người, nhóm hay cộng đồng đều có những điểm mạnh có thể
được huy động, và rằng một người, một nhóm hay cộng đồng có khả năng tự định hướng
chăm sóc và phải là một thành viên tích cực trong việc xác định các mục tiêu can thiệp.
Điểm nhấn trong đào tạo này làm cho các nhân viên công tác xã hội khác biệt với các nhà
chuyên môn khác cùng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần.
Đào tạo các can thiệp chuyên sâu (như là trị liệu tâm lý cá nhân, trị liệu hành vi
nhận thức và trị liệu gia đình) được xem là đào tạo ở mức độ nâng cao trong hầu hết các
mô hình đào tạo công tác xã hội phương tây. Các chương trình cử nhân và thạc sỹ điển
hình tập trung vào các kỹ năng “chung” – chuẩn bị cho các sinh viên tham gia vào lực
lượng lao động với các kỹ năng cơ bản về phỏng vấn, đánh giá, lập kế hoạch trị liệu và
quản lý trường hợp. Các tập huấn chuyên sâu hơn thường diễn ra ở tổ chức, phòng khám
hay hệ thống bệnh viện. Kiểm huấn cá nhân cho các mức độ đào tạo chung và nâng cao
do các nhà thực hành sức khỏe tâm thần giàu kinh nghiệm cung cấp rất quan trọn. Trong
kiểm huấn, các sinh viên thảo luận các trường hợp được giao cụ thể trong suột mọi giai
12
đoạn trị liệu. Họ có thể được yêu cầu ghi chép cần thận mỗi buổi gặp thân chủ và chia sẻ
những ghi chép của mình với các kiểm huấn viên trong suốt những buổi thảo luận này.
“Tự phản ánh” được đặc biệt lưu ý – để các sinh viên hiểu những phản ứng cảm xúc của
họ đối với các thân chủ, những điều này giúp họ giữ vững mục tiêu và duy trì sức khỏe
cảm xúc của chính mình. Các kiểm huấn viên nên lượng giá sự tiến bộ của sinh viên sau
khi thương lượng về các mục tiêu học tập với sinh viên khi bắt đầu tập huấn.
Các chương trình trên lớp nhắm tới các năng lực cụ thể để huấn luyện các nhà
thực hành công tác xã hội trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần ở bậc cử nhân và thạc sỹ
cũng cần bao gồm những nội dung sau:
• Các lý thuyết về những nguyên nhân dẫn đến bệnh tâm thần và những lý
thuyết làm cơ sở cho khái niệm phục hồi và những can thiệp hành vi sức khỏe
• Các khuynh hướng dịch tễ trên thế giới và ở Việt Nam cũng như những phát
hiện từ những đánh giá nhu cầu tại địa phương
• Các kỹ thuật thực hành với các cá nhân, các gia đình, nhóm và cộng đồng mà
chuẩn bị cho sinh viên bắt đầu nghề nghiệp và chuẩn bị cho họ trở thành
“người học tập suốt đời” để đảm bảo việc sử dụng tốt nhất những đào tạo
nâng cao khi liên quan đến những nhóm dân cư mà họ phục vụ
• Những nội dung nghiên cứu và lượng giá để các sinh viên học hỏi làm thế nào
để lượng giá một cách phê phán những can thiệp của họ và các kết quả đầu ra
đối với các thân chủ, và trở thành “những người tiêu dùng” các nghiên cứu để
họ cập nhật những bằng chứng mới nhất về các cách thức thực hành tốt nhất
Những gợi ý dành cho Việt Nam
13
Với Nghị định 1212 của Thủ tướng Chính phủ (Văn phòng Thủ tướng Chính phủ
Việt Nam, 2011), bao gồm tổng ngân sách là 8.382 tỷ đồng, Chính phủ Việt Nam đã xây
dựng một kế hoạch đầy tham vọng để xem xét lại toàn bộ hệ thống chăm sóc sức khỏe
hành vi của cả nước. Bên cạnh việc củng cố các cơ quan nhà nước cấp địa phương (Sở
Lao động Thương binh & Xã hội), Nghị định nhấn mạnh đến vai trò của gia đình và cộng
đồng, và chỉ rõ tập huấn những kiến thức và kỹ năng dành cho các gia đình để họ có thể
cung cấp các dịch vụ phục hồi chức năng và chăm sóc phù hợp dành cho người có những
vấn đề về sức khỏe hành vi (Mục II. Các hoạt động cụ thể của Nghị định).
Bước tiếp theo trong định hướng này là xây dựng một mạng lưới các nhà cung
cấp dựa vào cộng đồng cùng với chăm sóc liên tục. Ví dụ các gia đình thay thế có thể
cung cấp nhà cho những người có các vấn đề sức khỏe hành vi nghiêm trọng và mãn tính
những người quay trở lại cộng đồng mà không có gia đình để chung sống hoặc những
người chưa tự quản lý được gia đình của riêng mình. Kế hoạch của Nghị định cũng bao
gồm tăng cường hợp tác với các nguồn lực tâm linh. Người Việt Nam là những người có
tín ngưỡng - ở hầu hết mọi làng xã đều có một ngôi chùa. Với các cộng đồng Thiên chúa
giá ở khu vực Đồng bằng Sông Hồng ở phía Bắc cũng như Sông Mekong ở phía Nam, có
thể thấy các nhà thờ ở khắp mọi nơi. Rất nhiều trong số các tổ chức tôn giáo này đã cung
cấp các dịch vụ từ thiện truyền thống trong nhiều thế kỳ, không có bất cứ nguồn ngân
sách nào từ Chính phủ. Nghị định 1215 chính thức công nhận tầm quan trọng của các
dịch vụ sức khỏe tâm thần và xã hội bởi các tổ chức cộng đồng: trong mục III. Các giải
pháp, Nghị định giải thích rõ ràng nhiệm vụ xây dựng một khung pháp lý để củng cố hỗ
trợ và tham gia của cộng đồng trong chăm sóc và phục hồi cho những người có vấn đề về
sức khỏe hành vi. Điều này có nghĩa là các chính quyền địa phương có thể khuyến khích
14
các tổ chức cộng đồng tham gia vào hệ thống chăm sóc dành cho những người sử dụng
các dịch vụ xã hội. Chính phủ sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, tập huấn và giám sát để hỗ trợ
các tổ chức cộng đồng. Mô hình này sẽ giúp đất nước huy động được những nguồn lực
tài chính cũng như nhân lực rộng lớn hiện đang bị che khuất trong cộng đồng. Mô hình
này, nếu được xây dựng phù hợp sẽ tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức công
và tư.
Những gợi ý của Nghị định 1215 đối với nghề công tác xã hội cũng như đào tạo
công tác xã hội là:
1. Các nhân viên công tác xã hội, với những kỹ năng đặc biệt của họ trong hợp
tác, các nhìn nhận toàn diện của họ về các vấn đề sức khỏe hành vi và phục
hồi, và những giá trị của họ về giảm kỳ thị, ở vào vị trí hợp lý để hỗ trợ trong
việc thi hành Nghị định 1215. Các nhân viên công tác xã hội có thể được tập
huấn về các vai trò ở mọi cấp độ can thiệp – lập kế hoạch chính sách ở cấp
quốc gia và cấp tình, quản trị các tổ chức cung cấp dịch vụ, kiểm huấn sinh
viên và cung cấp dịch vụ chăm sóc trực tiếp cho các cá nhân, các gia đình và
cộng đồng.
2. Nghị định 1215 có tiềm năng năng cao nhóm các nhà chuyên môn công tác xã
hội sức khỏe tâm thần và đội ngũ nhân viên tổ chức có đủ trình độ chuyên
môn. Khi thực hiện, điều này sẽ tạo ra nhiều lựa chọn hơn cho việc thực hành
thực tập là nội dung cần thiết để đào tạo các nhà thực hành sức khỏe hành vi.
Chúng tôi mong đợi rằng, những nỗ lực để nâng cao đào tạo công tác xã hội
cũng sớm bắt đầu có kết quả trong a) số lượng những nhân viên công tác xã
hội lành nghề sẵn sàng làm việc, b) số lượng đội ngũ nhân viên hiện có của
15
các tổ chức có những kỹ năng được nâng cao để cung cấp các dịch vụ công
tác xã hội và c) số lượng các nhân viên công tác xã hội có đủ trình độ những
người có thể kiểm huấn sinh viên.
Về lâu dài, chúng tôi mong đợi rằng sự mở rộng và nâng cao các dịch vụ sức khỏe
hành vi của Việt Nam sẽ đóng góp cho nền tảng kiến thức của nghề. Nghiên cứu công tác
xã hội rất thực tế và mang tính ứng dụng cao. Các trường đại học và các tổ chức dịch vụ
có thể hợp tác để cung cấp các bằng chứng về nhu cầu đối với các dịch vụ và tính hiệu
quả đối với những vấn đề chỉ riêng có ở Việt Nam, nhưng cũng là mối quan tâm lớn đối
với nhiều quốc gia khác nhưu là hậu quả về sức khỏe tâm thần của việc di cư đô thị đối
với các cá nhân và gia đình, làm thế nào để giảm thiếu những hậu quả tâm lý của sang
chấn với những người là nạn nhân, và làm thế nào để đáp ứng những nhu cầu về sức khỏe
tâm thần của những người khuyết tật, là một vài ví dụ được nêu. Theo cách này, việc mở
rộng và cải thiện các dịch vụ sức khỏe hành vi ở Việt Nam sẽ có tác động toàn cầu.
16
Tài liệu tham khảo
Adeponle, A. B., Thombs, B. D., Groleau, D., Jarvis, E., & Kirmayer, L. J. (2012). Using the
cultural formulation to resolve uncertainty in diagnoses of psychosis among
ethnoculturally diverse patients. Psychiatric Services, 63, 147-153.
American Psychiatric Association. (2013). Diagnostic and statistical manual of mental
disorders. (5th ed.). Arlington, VA: American Psychiatric Publishing.
Auslander, W., & Freedenthal, S. (2006). Social work and chronic disease: Diabetes, heart
disease, and HIV/AIDS. In S. Gehlert & T. A. Browne (Eds.), Handbook of health social
work (pp. 23-42). Hoboken, NJ: Wiley.
Bentley, K. J. (Ed.). (2002). Social work practice in mental health: Contemporary roles, tasks,
and techniques. Pacific Grove, CA: Brooks Cole.
Corrigan, P. W., Mueser, K. T., Bond, G. R., Drake, R. E., & Solomon, P. (2010). Principles and
practice of psychiatric rehabilitation: An empirical approach. New York: Guilford.
Eshun, S., & Caldwell-Colbert, T. (2009). Culture and mood disorders. In S. Eshun & R. A.
Gurung (Eds.), Culture and mental health (pp. 181-196). West Sussex, UK: Wiley-
Blackwell.
Kessler, R. C., Aguilar-Gaxiola, S., Alonso, J., Chatterfi, S., He, Y., Heeringa, S., Lee, S., et al.
(2013). Global mental health epidemiology. In E. Sorel (Ed.), 21st century global mental
health (pp. 3-31). Burlington, MA: Jones & Bartlett.
Kessler, R. C., Berglund, P., Demler, O., Jin, R., Merikangas, K. R., & Walters, E. E. (2005).
Lifetime prevalence and age-of-onset distributions of DSM-IV disorders in the National
Comorbidity Survey Replication. Archives of General Psychiatry, 62, 593-602.
National Association of Social Workers. (2014). Social Work Profession Retr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vai_tro_cua_cong_tac_xa_hoi_trong_suc_khoe_tam_than_va_nhung.pdf