Rà soát mô hình kinh doanh của công ty
Chú ý một cách cẩn trọng vào tình trạng kinh doanh tổng thể của
công ty là trọng tâm trách nhiệm của một giám đốc. Trong quá
trình thích ứng với những điều kiện kinh tế đang thay đổi, giám
đốc nên đánh giá khả năng chống chịu của mô hình kinh doanh
mà công ty đang có. Ví dụ, sự sụp đổ của thị trường cho vay
dưới chuẩn năm 2007 của Hoa Kỳ đã gây ra những tổn thất
không nhỏ - một số tổn thất trong đó có thể dự báo được nhưng
phần đa là không thể - đối với nhiều công ty thuộc các ngành
công nghiệp khác nhau, và các tổn thất về mặt tài chính có thể
xảy ra mà không được cảnh báo trước.
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1513 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vai trò của giám đốc khi nền kinh tế bất ổn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vai trò của giám đốc khi
nền kinh tế bất ổn
Trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái, các giám đốc cần duy trì sự
tập trung vào nền tảng căn bản của một công ty: tình trạng kinh
doanh, quản lý và khả năng thanh khoản.
Trong giai đoạn nền kinh tế bất ổn như hiện nay, các giám đốc có
thể kinh ngạc trước sự thay đổi vận mệnh nhanh chóng của công
ty. Công ty có thể rơi vào tình trạng khó khăn mà ban giám đốc
không có bất kỳ sai lầm nào trong điều hành, quản lý. Điều tối
quan trọng trong những trường hợp như thế này là các giám đốc
phải ghi nhớ rằng thậm chí trong giai đoạn khó khăn nhất, nền
tảng cơ bản của vai trò giám đốc vẫn cần phải tiếp tục được áp
dụng: Các giám đốc phải chịu trách nhiệm giám sát công việc
kinh doanh của công ty.
Mặc dù hầu hết các giám đốc đều hiểu và biết, như những khẩu
hiệu hướng đạo sinh, thì chúng ta vẫn cần phải nhắc lại những
điểm căn bản này: Nó chính là trách nhiệm của giám đốc trong
việc giám sát các hoạt động của công ty và đó là công việc điều
hành công ty hoạt động từng ngày. Trong giai đoạn thị trường bất
ổn, có ba lĩnh vực chính nói chung mà các giám đốc cần phải tập
trung chú ý: Tình trạng kinh doanh, chất lượng và chiều sâu quản
lý (bao gồm cả kế hoạch kế nhiệm), và khả năng thanh khoản của
công ty.
Rà soát mô hình kinh doanh của công ty
Chú ý một cách cẩn trọng vào tình trạng kinh doanh tổng thể của
công ty là trọng tâm trách nhiệm của một giám đốc. Trong quá
trình thích ứng với những điều kiện kinh tế đang thay đổi, giám
đốc nên đánh giá khả năng chống chịu của mô hình kinh doanh
mà công ty đang có. Ví dụ, sự sụp đổ của thị trường cho vay
dưới chuẩn năm 2007 của Hoa Kỳ đã gây ra những tổn thất
không nhỏ - một số tổn thất trong đó có thể dự báo được nhưng
phần đa là không thể - đối với nhiều công ty thuộc các ngành
công nghiệp khác nhau, và các tổn thất về mặt tài chính có thể
xảy ra mà không được cảnh báo trước.
Tuy nhiên, nếu ban quản trị của một công ty có thể nhận thức
được những rủi ro tiềm tàng phát sinh từ những điều kiện thị
trường đang thay đổi và sẵn sàng điều chỉnh mô hình cũng như
chiến lược kinh doanh của công ty thích ứng với những thay đổi
này, họ có thể giảm thiểu được tổn thất nếu khủng hoảng xảy ra
hoặc cao hơn còn có thể chặn đứng tình trạng khủng hoảng tiềm
tàng.
Tương tự như vậy, khi các điều kiện kinh tế thay đổi, điều quan
trọng là hội đồng quản trị phải đảm bảo rằng công ty có một đội
ngũ cán bộ quản lý có đủ khả năng và sẵn sàng làm hạ nhiệt sức
nóng của cuộc khủng hoảng. Năng lực và các phẩm chất của ban
quản lý cần phải được đánh giá lại về mặt kinh nghiệm, trình độ
chuyên môn, lòng tận tâm, khả năng lãnh đạo, và chiều sâu. Hơn
thế nữa, hội đồng quản trị cần phải đảm bảo rằng CEO của họ
hiểu rõ anh ta đang nhận được sự ủng hộ của toàn thể hội đồng
quản trị cho định hướng chiến lược của công ty nếu các điều kiện
kinh tế diễn biến theo chiều hướng xấu đi, hoặc giám đốc cần
phải trình bày những mối quan ngại của anh ta nếu có bất kỳ
quan điểm nào khác biệt về định hướng chiến lược của công ty.
Một phần quan trọng trong toàn bộ quá trình này đó là cần phải
đảm bảo rằng hội đồng quản trị thường xuyên được nghe các
báo cáo trực tiếp từ phía CEO, từ đó toàn thể ban quản lý mới có
đủ tự tin trong các quyết định chiến lược. Đây cũng là phần quan
trọng trong quy trình kế hoạch kế nhiệm của hội đồng quản trị.
Những vấn đề này cần phải được thảo luận trong suốt nhiệm kỳ
của CEO bằng cách luôn đưa nó vào chương trình nghị sự trong
mỗi cuộc họp của hội đồng quản trị.
Chăm sóc công ty
Khi giám đốc tự cảm thấy hài lòng rằng mô hình kinh doanh và
chiến lược của CEO là hợp lý, và đội ngũ quản lý hiện thời có đủ
khả năng quản lý hiệu quả tình trạng hiện tại của công ty, thì giám
đốc vẫn cần phải chắc chắn rằng họ hiểu rõ những nhân tố quan
trọng tạo dựng nên kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Các giám đốc cần hiểu nguồn doanh thu của công ty có thể phản
ứng như thế nào với những điều kiện đang thay đổi trong nền
kinh tế nói chung và trong ngành công nghiệp của họ nói riêng.
Ví dụ như giám đốc cần phải có hiểu biết tổng thể nền tảng khách
hàng của công ty và liệu nó có đang thay đổi theo chiều hướng
khả quan hay không. Các giám đốc cũng cần phải có được sự
hiểu biết tổng thể về chi phí hoạt động của công ty, bao gồm cả
nhân công và hàng hoá đã bán cũng như hàng hoá đang bán,
các chi phí quản lý. Các giám đốc nên có một cái nhìn tổng quan
về vị thế thị trường và tài chính của công ty để có thể đưa ra
được phương sách quản lý đúng đắn trước những rủi ro tiềm
tàng trong quá trình hoạt động phụ thuộc vào những bối cảnh
kinh tế khác nhau.
Các thành viên trong hội đồng quản trị cần phải tập trung sự chú
ý vào khả năng thanh khoản của công ty. Vấn đề này là đặc biệt
quan trọng trong môi trường thị trường ngày nay. Hiễu rõ về dòng
tiền mặt của công ty và các sắp xếp tín dụng là tối quan trọng.
Các giám đốc cần nhận thức được liệu công việc kinh doanh của
công ty có phát sinh nhu cầu thời vụ tiền mặt hay không và phải
đảm bảo rằng trong thời điểm công ty có nhu cầu tiền mặt lớn
nhất, công ty vẫn có đủ khả năng tiếp cận với nguồn vốn để đáp
ứng được nhu cầu cho hoạt động kinh doanh. Ban quản lý cần
hiểu rõ điều gì sẽ xảy ra nếu dòng tiền mặt không đủ mạnh như
dự đoán. Và giám đốc nên tự đặt ra câu hỏi rằng nếu một ngành
kinh doanh suy thoái đồng thời trong giai đoạn có nhu cầu tiền
mặt cao nhất, thì khả năng thanh khoản của công ty sẽ bị ảnh
hưởng nghiêm trọng như thế nào?
Khả năng thanh khoản là điểm cốt lõi trong bối cảnh sáp nhập và
mua lại. Sự thất bại trong quá trình mua lại công ty bán lẻ giầy
dép Genesco trước đối thủ cạnh tranh nhẹ ký hơn rất nhiều
Finish Line chính là lời cảnh báo. Finish Line cố gắng mua lại
Genesco bằng một giao dịch mua bán được hỗ trợ tài chính cao.
Giao dịch không có điều kiện tài chính, nhưng cam kết tài chính
của Finish Line phụ thuộc vào khả năng thanh toán của công ty
sáp nhập. Mặc dù giao dịch chiến lược có vẻ như chắc chắn sẽ
kết thúc khi bị phanh phui, từ lâu nó đã không còn là trường hợp
khi mà do tình trạng tụt dốc đột ngột của ngành kinh doanh, khả
năng thanh toán của công ty sáp nhập bị nghi ngờ.
Trong bối cảnh sáp nhập và mua lại, các giám đốc nên cẩn trọng
trong việc kiểm tra khả năng thanh khoản và các rủi ro về khả
năng thanh toán, đặc biệt là trong những giao dịch mua bán có hỗ
trợ tài chính cao – là những giao dịch mà hoạt động tài chính
đang gặp rủi ro - và xem xét ảnh hưởng mà công ty có thể gặp
phải nếu giao dịch đó bị phanh phui, không được thực hiện thành
công.
Các giám đốc cần luôn luôn quan tâm tới kế hoạch kế nhiệm,
chính môi trường kinh tế đầy thách thức làm tăng tầm quan trọng
của kế hoạch này. Nếu một công ty trải qua giai đoạn suy thoái
cùng lúc CEO (hoặc một thành viên quan trọng khác của ban
quản lý) xin từ chức mà không có một người kế nhiệm rõ ràng, đủ
khả năng, chắc chắn hội đồng quản trị và cả công ty sẽ gặp khó
khăn trong việc đối phó có hiệu quả với những thách thức mà
công ty đang phải đối mặt.
Đưa ra quyết định trên cơ sở thông tin đầy đủ
Hệ thống báo cáo và cập nhật thông tin tự động là kẻ thù của
trách nhiệm pháp lý. Mức độ thận trọng đòi hỏi sự thay đổi ở
người giám đốc, phụ thuộc vào tình trạng cụ thể mà công ty đang
phải đối mặt. Các giám đốc cần phải lưu tâm tới các điều kiện
của thị trường và suy nghĩ thấu đáo về cách thức các xu hướng
hay các sự kiện ảnh hưởng tới chiến lược và khả năng kinh
doanh của công ty. Chỉ cần các giám đốc hành động trên cơ sở
nắm bắt thông tin đầy đủ, tự tin, và theo cách khiến họ tin tưởng
rằng lợi ích cao nhất của công ty luôn được đảm bảo, thì các
quyết định kinh doanh của họ sẽ nhận được sự bảo hộ từ phía
luật pháp.
Các giám đốc chủ động tìm kiếm thông tin để được cung cấp
thông tin đầy đủ - đó chính là nguyên lý cốt lõi của trách nhiệm
chăm sóc công ty. Để được cung cấp thông tin đầy đủ, các giám
đốc phải quan tâm đúng mức tới những tài liệu có liên quan, thực
sự suy ngẫm, cân nhắc kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Một
sự thiếu quan tâm đối với công ty – cho dù đó là việc cố ý đưa ra
quyết định khi chưa thu thập đầy đủ thông tin và cân nhắc kỹ
càng hay thông qua việc bỏ qua có hệ thống một rủi ro đã được
biết đến – sẽ không thể thỏa mãn yêu cầu hành động trung thực
và dựa trên nền tảng được cung cấp đầy đủ thông tin đối với một
giám đốc.
Trách nhiệm của các giám đốc là phải đòi hỏi được cung cấp
thông tin họ cần để biến mình thành người đưa ra quyết định dựa
trên thông tin đầy đủ, và đồng thời cũng chính là nghĩa vụ của
nhóm quản lý phải cung cấp đầy đủ thông tin cho giám đốc.
Ngược lại, các giám đốc được quyền dựa vào những thành viên
trong hội đồng quản lý và các chuyên gia khác trong quá trình
đưa ra quyết định. Hơn thế nữa, các giám đốc không nên ngần
ngại tham khảo ý kiến của các chuyên gia tư vấn xem thông tin
họ được cung cấp là đủ để ra quyết định hay chưa.
Bảo hiểm trách nhiệm pháp lý
Trong môi trường tranh chấp, kiện tụng rất dễ xảy ra như hiện
nay, các công ty cần phải đảm bảo có sự chuẩn bị sắp xếp bồi
thường hợp lý và thường xuyên cập nhật dành cho các thành
viên trong hội đồng quản trị và phải đảm bảo rằng công ty đã mua
bảo hiểm trách nhiệm pháp lý cho các cán bộ và giám đốc đầy
đủ.
Những sự sắp xếp này cần phải được rà soát thường xuyên
nhằm đảm bảo rằng các giám đốc được bảo hiểm đầy đủ trước
những rủi ro trách nhiệm pháp lý cá nhân cho những hành động
của họ với tư cách là giám đốc. Mặc dù bảo hiểm trách nhiệm
pháp lý cho cán bộ và giám đốc ngày càng đắt, nhưng chúng bao
gồm bảo hiểm trong hầu hết các trường hợp và các công ty nên
mua loại bảo hiểm này. Những hạn chế và ngoại lệ trong gói bảo
hiểm cần phải được nghiên cứu cẩn thận, qua đó các giám đốc
hiểu rõ họ chỗ nào họ được bảo hiểm và chỗ nào không.
Thêm vào đó, các giám đốc nên cân nhắc tác động của sự phá
sản của công ty trong phạm vi hiệu lực của bảo hiểm.
Quản lý chủ động
Quản lý là sự theo đuổi một cách chủ động. Các giám đốc nên
định kỳ thấy hài lòng rằng công ty đang theo đuổi một định hướng
chiến lược đúng đắn, rằng công việc kinh doanh và khả năng
thanh khoản của công ty là ổn định và công việc quản lý đang
được chuẩn bị để đối phó với những sự kiện bất ngờ xảy ra trong
ngành công nghiệp nói riêng và trong cả nền kinh tế nói chung.
Nếu không có dấu hiệu của tình trạng suy thoái sắp xảy ra đối với
một công ty, thì không cần thiết phải có những cuộc họp hội đồng
bất thường hay tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia bên ngoài
công ty chỉ đơn giản là vì các điều kiện kinh tế đang không ổn
định.
Các giám đốc có thể yêu cầu được cung cấp thông tin từ các
cuộc họp hội đồng quản trị và đưa ra ý kiến cho các CEO hay các
thành viên khác trong hội đồng quản trị một cách hợp lý. Trong
môi trường kinh doanh thường xuyên thay đổi, các giám đốc cần
luôn chủ động trong quá trình thực thi trách nhiệm quản lý của họ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- vai_tro_cua_giam_doc_khi_nen_kinh_te_bat_on_1142.pdf