Vấn đề phát triển kinh tế trang trại vùng trung du và miền núi phía bắc - Thực trạng và giải pháp

LỜI MỞ ĐẦU 1

I/. Cơ sở lý luận: 2

1.1: Khái niệm và đặc trưng của trang trại 2

1.1.1: Khái niệm: 2

1.1.2: Đặc trưng của trang trại: 2

1.2/ vai trò của trang trại 4

1.3 tiêu chí nhận dạng trang trại 5

1.4/ các điều kiện ra đời và phát triển của trang trại trong nền kinh tế thị trường 6

1.5 các loại hình trang trại 7

II./ thực trạng kinh tế trang trại ở trung du và miền núi phía bắc 9

III./ định hướng và giải pháp 24

3.1/ định hướng 24

IV./ giải pháp 26

Kết luận 30

Danh sách tài liệu tham khảo 31

 

 

doc32 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1283 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vấn đề phát triển kinh tế trang trại vùng trung du và miền núi phía bắc - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tích cực cho việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa. Năm 2005, giá trị sản lượng hàng hóa bán ra bình quân một trang trại là 57,84 triệu đồng, đặc biệt ở tiểu vùng Đông Bắc trang trại là 176,15 triệu đồng nhưng đến tháng 7 năm 2005, giá trị hàng hóa dịch vụ bán ra bình quân một trang trại là 64,15 triệu đồng cao hơn năm 2004 trên dưới 40 triệu đồng/ trang trại tùy theo từng loại hình sản xuất kinh doanh và từng tiểu vùng khác nhau. Các trang trại không chỉ có quy mô giá trị sản phẩm hàng hóa lớn mà tỷ suất hàng hóa dịch vụ cũng rất cao, bình quân một trang trại ở tiểu vùng Đông bắc đạt 84,39%, ở Tây bắc đạt 79,64%. Phát triển KTTT đã góp phần tích cực cho việc thúc đẩy ngành nông nghiệp vùng trung du, miền núi phía Bắc tăng trưởng. Mức tăng GDP bình quân thời kỳ 2000- 2005 trong vùng là 6,18%, riêng sản xuất nông nghiệp có tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 4,8%( cả nước 5,7%) . Nhờ đó đã đưa ngành lương thực trong vùng thoát khỏi sự trì trệ yếu kém. Bình quân lương thực tại các địa phương trong vùng đạt từ 300 đến 350 kg/ người, giải quyết được cơ bản vấn đề đảm bảo lương thực tại chỗ, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm xuống khoảng 3-5 % hàng năm ( cả nước là 2% năm), cơ bản xóa được nạn đói kinh niên ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, quá trình phát triển KTTT vùng trung du, miền núi phía Bắc cũng bộc lộ những hạn chế yếu kém, đó là tốc độ tăng chậm so với các vùng khác trong cả nước. bình quân năm 2003- 2006số lượng trang trại tăng khoảng10,8% trong khi đó ở vùng đồng bằng sông Hồng tăng 11,6%, vùng đông nam bộ tăng khoảng 30,6%, vùng Tây nguyên tăng 46,6%. Số lượng trang trại chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 4,85% so với tổng số 110.813 trang trại của cả nước ( riêng vùng tây bắc chỉ khoảng 0,36% ). Quy mô nhỏ, trong tổng số 3336 trang trại được điều tra năm 2005 có tới 57,2% quy mô dưới 5 ha; Cơ cấu chủ yếu là trồng trọt chiếm 65,92% ( trong đó có 21,48% trang trại trồng rừng). Hiệu quả kinh tế xã hội còn thấp , giá trị hàng hóa dịch vụ bán ra bình quân một trang trại là 65,39 triệu đồng ( cả nước là 112,56 triệu đồng), bằng 33,83% so với vùng đồng bằng sông Hồng và bằng 86,32% so với vùng đông nam bộ. ž Thực trạng phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Phú Thọ: Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi nằm ở đỉnh tam giác châu thổ sông Hồng, nối liền giữa Hà Nội với các tỉnh miền núi phía Bắc, có diện tích tự nhiên 347.679,86 ha, dân số 1.288.799 người và mật độ dân số 386,5 người / km2 ( năm 2003). Nhìn chung Phú Thọ là tỉnh nhiều đồi núi ( chiếm 65,37% diện tích tự nhiên ), địa hình đa dạng và phong phú góp phần phát triển nhanh kinh tế trang trại trong tỉnh/ Theo số liệu báo cáo của tổng cục thống kê đến 6/8/2005 toàn tỉnh Phú Thọ có 450 trang trại, tăng 258 trang trại so với năm 2004 + Phân theo loại hình sản xuất: 2003 đến năm 2004: số lượng trang trại toàn tỉnh đã tăng lên đáng kể, trong đó tăng nhanh nhất là trang trại nuôi trồng thủy sản, và trang trại lâm nghiệp. + Quy mô đất của trang trại: bảng: quy mô cơ cấu đất trong trang trại tỉnh Phú Thọ qua nhiều năm Loại đất 2005 2006 DTBQ (ha) Tỷ lệ % DTBQ (ha) Tỷ lệ % Đất nông nghiệp 2,0 11,3 1,6 12,4 Đất lâm nghiệp 10,6 59,5 7,4 57,5 Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản 5,2 29,2 3,8 30,1 Tổng cồng 17,8 100,0 12,8 100,0 Trong cơ cấu đất của các trang trại ở tỉnh Phú Thọ, đất lâm nghiệp chiếm tỉ lệ cao sau 2 năm phát triển kinh tế trang trại, số lượng trang trại trong tỉnh tăng lên nhưng quy mô, diện tích của trang trại giảm dần diện tích bình quân trang trại giảm từ 17,8 ha ( 2006) xuống còn 12,8 ha (2005) Về lực lực lượng lao động của trang trại: phần lớn trang trại sử dụng lao động của gia đình là chính và thuê thêm lao động theo thời vụ để sản xuất, thu hoạch sản phẩm. Năm 2005 tổng số lao động của trang trại 1.423 người ( như vậy bình quân mỗi trang trại có 2,5 lao động ). Lao động thuê ngoài thường xuyên 395 lao động ( bình quân mỗi trang trại có 2,1 lao động thuê thường xuyên ), lao động thuê ngoài thời vụ 543 lao động. Hình thức trả công lao động theo thỏa thuận giữa 2 bên, hợp đồng lao động bằng miệng là chủ yếu. Giá tiền công thuê theo thời vụ từ 15.000 – 20.000 đ/ngày. Thuê lao động thường xuyên trả công công theo tháng 600- 700 ng đ/tháng + Về vốn đầu tư của trang trại : Tổng số vốn đầu tư đến ngày 1/8/2005 là 17.292,2 triệu đồng. Bình quân mỗi trang trại đã đầu tư 85,44 triệu bình quân mỗi trang trại vay 21,37 triệu đồng. + Về hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại : Nhìn chung các trang trại sản xuất chuyên canh rất ít. Hầu hết các trang trại sản xuất ngành nghề chính. Bên cạnh đó 1 số trang trại còn tổ chức sản xuất tổng hợp, sản phẩm chủ yếu của trang trại trồng cây lâu năm là chè, và 1 số sản phẩm hoa quả như nhãn, vải, xóa. ž thực trạng trang trại ở Yên Bái đến năm 2005 như sau: Trang trại phát triển nhanh và rộng khắp ở các tiểu vùng Tổng số trang trại nông, lâm nghiệp, thủy sản tại thời diểm 1/8/2005 có 7226 trang trại, chiếm 6,5% trong tổng số hộ nông nghiệp, nông thôn toàn tỉnh. Số trang trại ở các huyện, thị là: Huyện/ thị Số trang trại Tỷ lệ / hộ nn-nt Huyện Yên Bình 1930 12,5% Huyện Trấn Yên 1712 8,3% Huyện Văn Yên 1348 6,7% Huyện Văn Chấn 944 3,6% Huyện Lục Yên 818 5,1% Thị xã Yên Bái 393 12,1% Huyện Trạm Tấu 50 2,0% Huyện Mù Cang Chải 14 0,3% Thị xã Nghĩa Lộ 13 1,0% Như vậy các trang trại sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản được hình thành và phát triển ở cả 9 huyện, thị xã trong tỉnh với 158 xã, phường toàn tỉnh, được phát triển ở tất cả các vùng trong tỉnh từ vùng thấp có điều kiện sản xuất thuận lợi đến các xã vùng cao kinh tế khó khăn. Chủ trang trại chủ yếu là nông hộ Về cơ cấu của chủ trang trại: - Cán bộ công nhân viên chức 492 người, chiếm 6,8% - Nông dân 6717 người, chiếm 93,0% - Thành phần khác 17 người, chiếm 0,2% Chủ trang trại chủ yếu là nông dân (93,0%), đó là những người có kinh nghiệm sản xuất lâu năm và tích lũy được vốn nên đã đầu tư phát triển sản xuất- kinh doanh dựa trên kinh nghiệm sản xuất của mình. Một số chủ trang trại là cán bộ đã nghỉ hưu có đầu óc kinh doanh, có trình độ kỹ thuật và tích lũy được vốn đã nhận đất trống, đồi núi trọc để phát triển trồng rừng, theo số liệu điều tra 2/3 số chủ trang trại cán bộ công nhân viên chức là cán bộ công nhân ngành lâm nghiệp. Trong số 7226 trang trại chia theo loại hình sản xuất thì: - Trồng cây hàng năm: 284 trang trại, chiếm 3,9% - Trồng cây lâu năm: 203 “ “ 2,8% - Chăn nuôi: 287 “ “ 4,0% - Nuôi trồng thủy sản: 11 “ “ 0,2% - Lâm nghiệp: 683 “ “ 9,4% - Nông, lâm, thủy sản kết hợp: 5758 “ “ 79,7% Như vậy mô hình trang trại nông, lâm nghiệp, thủy sản kết hợp ( làm ruộng, trồng chè, cây ăn quả, trồng rừng, chăn nuôi ) là mô hình trang trại chủ yếu ( 79,7%). Loại mô hình này rất phù hợp với điều kiện đất đai, vốn đầu tư của các trang trại vì nó có ưu điểm là đã tận dụng được mọi tiềm năng đất đai, lao động, vốn…. Tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa nông nghiệp. Nhiều chủ trang trại cho biết kinh doanh tổng hợp là hình thức lấy ngắn nuôi dài, đi từ nhỏ đến lớn, vốn cần ít, lao động chủ yếu là của gia đình, phù hợp với nông thôn miền núi như là đi từ đất đai, lao động để vươn lên làm giàu chính đáng. Các chủ trang trại chuyên canh là những người có hiểu biết sâu về kỹ thuật chuyên môn, kinh nghiệm sản xuất trồng các loại cây về: lâm nghiệp, cây lâu năm, hàng năm, nuôi lợn, nuôi trâu bò, nuôi cá…. có vốn đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất, biết cách quản lý điều hành trang trại. Quy mô trang trại tương đối lớn Quy mô diện tích và tình hình sử dụng đất của từng loại hình trang trại được thể hiện như sau: + Trang trại trồng cây hàng năm: - Dưới 2 ha: 119 trang trại, chiếm 41,9% - Từ 2 đến dưới 10 ha: 108 “ “ 38,0% - Từ 3 đến dưới 10 ha: 44 “ “ 15,5% - Từ 10 ha trở lên: 13 “ “ 4,6% Trang trại trồng cây hàng năm có 284 trang trại, chiếm 3, 9% trong tổng số. Bình quân 1 trang trại là 2,3 ha diện tích trồng cây hàng năm. Trong đó một số trang trại trồng cây lương thực: lúa, ngô, khoai. Song chủ yếu là trồng cây công nghiệp hàng năm ( như cây mía), đây là mô hình trang trại được phát triển mạnh ở huyện Văn Yên, tập trung ở các xã: Lâm Giang, Đông An, điển hình như trang trại ông Đào Văn Thắng, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Văn Kha, Nguyễn Văn Gia mỗi năm sản xuất được từ 5-10 tấn mật. + Trang trại trồng cây lâu năm và cây ăn quả: - Dưới 2 ha: 83 trang trại, chiếm 40,9% - Từ 2 đến dưới 5 ha: 64 “ “ 31,5% - Từ 5 đến dưới 10 ha: 42 “ “ 20,7% - Từ 10 ha trở lên: 14 “ “ 6,9% Tổng số trang trại trồng cây lâu năm và cây ăn quả có 203 trang trại, chiếm 2, 8% bình quân 1 trang trại có 3, 7 ha trồng cây lâu năm. Loại trang trại này được phát triển ở khắp các địa bàn của tỉnh, chủ yếu tập trung vào trồng các loại cây: quế, chè, nhãn, cam, bưởi. Hiện nay đã hình thành nên một số vùng chuyên canh như vùng quế ở Văn Yên, Trấn Yên, Văn Chấn; Vùng chè: Yên Bình, Văn Chấn, Trấn Yên, Thị xã Yên Bái; Vùng trồng cây ăn quả: Văn Chấn, Lục Yên, Yên Bình. Hàng năm đã sản xuất một lượng hàng hóa cho xuất khẩu và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến của tỉnh. Điển hình là trang trại ông Phúc chyên canh cây cà phê cho huỵện Yên Bình, trang trại trồng chè của ông Ngô Cao Qúy huyện Văn Chấn, trang trại trồng cây ăn quả của ông Phạm Hồng Thất, ông Bốn, bà Hụê huyện Văn Chấn, trang trại trồng quế của ông Nguyễn Văn Tham, ông Hòang Ngọc Lân, ông Lý Kim Thang… huyện Văn Yên. So với cả nước các trang trại trồng cây lương thực đã góp phần đưa ngành lương thực nước ta từ chỗ sản xuất không đủ ăn nay đã có dư thừa để xuất khẩu. Trong 10 năm qua xuất khẩu lương thực bình quân đạt 3 triệu tấn/ năm. Trong nông nghiệp đã xuất hiện nhiều trang trại trồng cây công nghiệp, cây ăn qủa và nuôi trồng thủy sản, nhờ đó đã tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu góp phần tăng thu ngoại tệ cho đất nước. Nổi bật là một số mặt hàng như cao su, cà phê, hạt điều, thủy sản. kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản tăng nhanh nhất trong 10 năm gần đây: Nếu năm 1990 tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản chỉ đạt trên 1,1 tỷ USD thì đến năm 2005 đã lên tới gần 6 tỷ USD. Kết quả xuất khẩu một số nông sản chính như sau: Bảng: Kim ngạch xuất khẩu một số nông sản chính Đ/V tính: Nghìn USD Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Gạo 672 625 726 734 756 Cao su 170 166 263 395 413 Hạt điều 129 152 212 284 298 Cà phê 474 391 317 548 562 Thủy sản 1475 1800 20228 237 246 Nguồn: Tổng cục thống kê + Trang trại trồng cây lâm nghiệp: - Dưới 5 ha: 132 trang trại, chiếm 19,3% - Từ 5 ha đến dưới 10 ha: 60,4 “ “ 60,4% - Từ 10 ha đến dưới 20 ha: 101 “ “ 14,8% - Từ 20 ha đến dưới 50 ha: 34 “ “ 5,0% - Từ 50 ha đến dưới 100 ha: 2 “ “ 0,3% - Từ 100 ha trở lên: 1 “ “ 0,2% Đây là mô hình trang trại có số lượng lớn thứ 2 của tỉnh ( sau trang trại tổng hợp). Với quy mô tương đối lớn, bình quân 1 trang trại là 8,0 ha, có những trang trại diện tích trồng rừng đạt 304 ha. Nhờ được giao đất, giao rừng, các hộ gia đình đã yên tâm đầu tư và phát triển sản xuất. Hiện nay đã hình thành nên các vùng nguyên liệu giấy phục vụ công nghiệp chế biến. Trang trại lâm nghiệp được phát triển rộng khắp các điạ bàn của tỉnh. Điển hình về mô hình trang trại lâm nghiệp có ông Đỗ Thập: 304 ha ở thị trấn Yên Bình; ông Bùi Văn Xuyến: 40,5 ha xã Quy Mông; ông Hoàng Cao Khải, xã Việt Cường; ông Đinh Công Kích, xã Minh Quán; ông Nguyễn Văn Tình, huyện Văn Yên; ông Nguyễn Quang Trọng, huyện Lục Yên…. Phát triển mô hình trang trại lâm nghiệp là phù hợp với điều kiện đất đai của tỉnh ( trên 80% diện tích đất lâm nghiệp) và đảm bảo tạo ra môi trường sinh thái bền vững, mặt khác tạo vùng nguyên liệu gỗ giấy của tỉnh. Tình hình sử dụng đất đai của hộ trang trại: Nhìn chung các hộ trang trại đều sử dụng đất đai hợp lý và có hiệu quả các loại đất được giao, bằng cách chọn cây trồng phù hợp với từng vùng sinh thái. Các mô hình trang trại đã thể hiện sự kết hợp lấy ngắn nuôi dài; sử dụng mô hình canh tác đất dốc hợp lý như trên đỉnh đồi độ dốc cao thì trồng rừng, giữa trồng chè, cây ăn quả, thấp hơn trồng cà phê, đất bằng trồng cây lương thực, thực phẩm. Ruộng lầy thụt hoặc ớm bang thì đào ao, đắp đập thả cá. Đồng thời lấy việc thâm canh và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như giống mới có năng suất cao, sử dụng phân hữu cơ và vô cơ với tỷ lệ thích hợp, biết cách chăm sóc và bảo vệ cây trồng tốt nên kết quả sản xuất – kinh doanh của các chủ trang trại đạt hiệu quả khá. Trang trại có sử dụng lao động làm thuê nhưng với số lượng ít Bình quân 1 trang trại có gần 3 lao động. Đối với các trang trại có quy mô từ 5 ha trở xuống chủ yếu dùng lao động của gia đình mình và kết hợp với làm đổi công trong lúc thời vụ khẩn trương. Đối với các trang trại có từ 50-10 ha, ngoài lao động gia đình và đổi công trong lúc thời vụ còn thuê mướn từ 2-5 lao động trong thời gian từ 1-3 tháng. Đối với trang trại có quy mô từ 10 ha trở lên, ngoài việc sử dụng lao động trong gia đình còn phải thuê mướn lao động làm thời vụ hoặc lao động thường xuyên từ 5-10 lao động. Riêng trang trại ông ông Đỗ Thập, huyện Yên Bình, thuê khoán thường xuyên gần 100 lao động trong năm. về chế độ trả công lao động thuê mướn nhìn chung tương ứng với công sức lao động bỏ ra ở vùng nông thôn. giá trị 1 ngày lao động thu được từ 10-15 nghìn đồng. Như vậy, các hộ trang trại đã tạo công ăn việc làm ổn định và có thu nhập cho gia đình mình, đồng thời thu hút thêm một phần lao động nhàn rỗi trong nông thôn. Vốn đầu tư chủ yếu là vốn tự có Qua điều tra gần 400 hộ trang trại có quy mô sản xuất tương đối lớn của các mô hình trang trại như trang trại cây hàng năm từ 2,0 ha trở lên, trang trại cây lâu năm từ 3,0 ha trở lên, trang trại lâm nghiệp từ 10.0 ha trở lên cho thấy vốn bình quân đầu tư vào một trang trại đến thời điểm 1/8/2005 là 78,0 triệu đồng. Riêng vốn đầu tư trong năm 2003 cho 1 trang trại bình quân là 21,0 triệu đồng . Trong đó vốn tự có là 74,3%, vốn vay là 25,7%, trong đó vốn vay ngân hàng là 13,0%. Đối với vùng nông thôn, việc đầu tư vốn để xây dựng trang trại phát triển sản xuất hàng hóa là hướng đi đúng, phù hợp với điều kiện đất đai và lao động. Nhưng qua điều tra cho thấy khó khăn chính vẫn la vốn, có 37,0% số hộ phải bán tài sản, 51,0% số hộ đi vay để xây dựng và đầu tư cho trang trại. Về nguyện vọng của các hộ trang trại, 65,0% có nguyện vọng vay vốn. Nguồn vốn vay chủ yếu của trang trại là của ngân hàng nông nghiệp và một số của chương trình dự án như: dự án 327, dự án phát triển miền núi, chương trình xóa đói giảm nghèo….Về khả năng trả nợ vốn vay các trang trại nhìn chung đã thanh toán được. Song còn những hộ khả năng trả nợ gặp khó khăn. Lấy sản xuất hàng hóa làm hướng chính Kết qủa điều tra điển hình cho thấy, kinh tế trang trại gia đình lấy sản xuất hàng hóa là chủ yếu, thể hiện ở tỷ suất hàng hóa bán ra của các mô hình trang trại như sau: + Trang trại trồng cây hàng năm 63,56% + Trang trại cây lâu năm 46,5% + Trang trại chăn nuôi 44,6% + Trang trại lâm nghiệp 59,0% + Trang trại thủy sản 77,8% + Trang trại tổng hợp 57,0% Tổng số 55,1% Như vậy sản phẩm hàng hóa của trang trại chiếm 55, 1% so với tổng giá trị thu của trang trại và giá trị hàng hóa bán ra của trang trại đều tăng qua các năm: giá trị sản phẩm bán ra năm 2006 so với năm2005 là 221,6%, sản phẩm hàng hóa năm 2006 so với năm 2005 là 181,9%. Theo đánh giá của các huyện, thị, sản phẩm hàng hóa bán ra của các trang trại bao gồm: chè búp tươi bán năm 2005 chiếm 16,0% sản lượng chè toàn tỉnh, quế vỏ chiếm 30,0%, gỗ rừng trồng cung cấp cho công nghiệp chế biến của tỉnh là 30,0%… Nhìn chung sản phẩm sản xuất ra của các chủ trang trại khi tiêu thụ trên thị trường ổn định, giá cả hợp lý, như búp chè tươi. Một số sản phẩm tiêu thụ còn khó khăn, thị trường không ổn định, giá thấp và còn bị ép giá như: gỗ nguyên liệu giấy, quế vỏ, một số sản phẩm chăn nuôi…. Sản phẩm bán ra của trang trại chủ yếu bán ở dạng sản phẩm thô ( 96,7%), chưa có sự chế biến để làm tăng giá trị sản phẩm và sản phẩm bán ra trên thị trường qua tư thương là chính (53,3%), đồng thời gía bán sản phẩm chưa hợp lý( qua phỏng vấn có 56,7% số hộ trang trại khi bán sản phẩm bị ép giá). Có thu nhập vượt trội so với hộ nông dân Tổng số 7226 trang trại toàn tỉnh có các mức thu nhập thể hiện như sau: - Dưới 30 triệu đồng 7087 trang trại, chiếm 98,0% - Từ 30 triệu đến dưới 50 triệu 120 “ “ 1,7% - Từ 50 triệu đến dưới 100 triệu 17 “ “ 0,23% - Từ 100 triệu đến 500 triệu 2 “ “ 0,07% Theo kết quả điều tra thu nhập của kinh tế trang trại năm 2005 đạt 112,1 tỷ đồng, bình quân 1 trang trại là 17,4 triệu đồng. Trong các mô hình trang trại, trang trại trồng cây lâu năm(21,5 triệu đồng), trang trại thủy sản ( 23,0 triệu đồng) đạt kết quả bình quân có khá hơn. Tuy mức thu nhập chủ yếu của kinh tế trang trại tập trung ở mức dưới 50,0 triệu đồng, song có một số trang trại bước đầu đã thu được kết quả khá… Qua kết quả điều tra cho thấy thu nhập của kinh tế trang trại qua các năm đều tăng khá như : thu nhập năm 2005 so với năm 2004 tăng 20,1%, thu nhập năm 2006 so với năm 2005 tăng 36,5%. Thu nhập bình quân 1 nhân khẩu của trang trại năm 2005 đạt 5,2 triệu đồng/năm, 454 nghìn đông/tháng, cao gấp 2,7 lần thu nhập bình quân của nông dân trên cùng địa bàn nông thôn. Đóng góp cho nhà nước còn ít Xuất phát từ đặc điểm các trang trại nông, lâm nghiệp, thủy sản hiện nay được hình thành trên các vùng đất hoang hóa hoặc khô cằn, chủ trang trại phải đầu tư vốn và lao động để cải tạo đất, xây dựng cơ sở hạ tầng và lấy trồng cây lâu năm, sản xuất nông, lâm kết hợp làm hướng chính, nên phần đóng góp cho Nhà nước còn hạn chế. Năm 2005, bình quân 1 trang trại nộp thuế 0,5 triệu đồng, trong đó trang trại trồng cây hàng năm 0,3 triệu đồng, cây lâu năm đã thu hoạch 0,2 triệu đồng, chăn nuôi 0,2 triệu đồng, lâm nghiệp 0,5 triệu đồng, nuôi trồng thủy sản 0,2 triệu đồng, hỗn hợp 0,12 triệu đồng. Tốc độ tăng hàng năm từ 16-20%. Hầu hết các trang trại lâm nghiệp và trồng cây lâu năm hiện đang trong thời kỳ xây dựng cơ bản, chưa phải nộp thuế sử dụng đất. Hơn nữa, đất của các trang trại phổ biến là đất xấu, thuế suất rất thấp, nên mức độ và tỷ lệ đóng thuế so với thu nhập của trang trại thấp hơn so với các hộ nông dân ngoài trang trại. Tuy nhiên xu hướng này sẽ thay đổi cùng với thời gian, khi diện tích cây lâu năm vào thời kỳ cho sản phẩm . ở Yên Bái, mức đóng góp cho nhà nước ( qua thuế sử dụng đất) của trang trại lâm nghiệp năm2006 tăng gấp 6 lần, trang trại trồng cây lâu năm 2,5 lần so với năm 2004 Mức và tỷ lệ đóng góp của các trang trại cho nhà nước và cho cộng đồng chưa nhiều, nhưng đã và đang mở ra khả năng tăng nhanh trong những năm tới. Điều đáng khích lệ, là nguồn đóng góp này được tạo ra trên nhiều vùng đất xấu, khí hậu khắc nghiệt và chủ yếu bằng nguồn vốn đầu tư của các trang trại, gốc nông dân. Bên cạnh lợi ích về kinh tế, Nhà nước và cộng đồng còn thu được lợi ích về tài nguyên và môi trường. Do phần lớn trang trại trồng cây lâu năm, trồng và chăm sóc rừng nên tốc độ phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bãi bồi ven sông nhanh hơn, rừng và đất rừng được quản lý và bảo vệ tốt hơn. Đóng góp của trang trại về bảo vệ đất đai, tài nguyên rừng, biển và môi trường là vô giá, rất đáng trân trọng và khuyến khích. Các chủ trang trại còn nhiều tâm tư Kết quả điều tra xã hội học 60 chủ trang trại ở Yên Bái cho thấy, nguyện vọng chung của họ là được Nhà nước quan tâm nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi về chính sách và hỗ trợ vốn vay để họ có thể mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh mạnh hơn, yên tâm hơn theo hướng sản xuất hàng hóa, làm giàu cho gia đình và cho đất nước. 68% số trang trại có nguyện vọng được vay vốn với lãi suất thấp, thời gian dài, phù hợp với chu kỳ sản xuất cây lâu năm. Nhu cầu vốn vay bình quân 1 trang trại là 38 triệu đồng/1năm, trong đó 59% muốn vay tín dụng nhà nước. 28% số trang trại có nhu cầu mở rộng diện tích đất và được nhà nước cho thuê để sử dụng lâu dài. Nhu cầu về đất bình quân 1 trang trại hiện nay là 24 ha. Về vấn đề phát triển sản xuất, phát triển thêm ngành nghề thì có 72% trang trại chỉ làm nông, lâm nghiệp, thủy sản, 54% không muốn phát triển ngành nghề dịch vụ. Nguyên nhân chủ yếu của xu hướng này do thiếu vốn, thiếu sự hỗ trợ của nhà nước và nhất là khó khăn về đầu ra, 97% sản phẩm trang trại chỉ bán ở dạng thô, 37,4% sản phẩm bán qua thương lái, 61% sản phẩm bán với giá thấp, chưa hợp lý. Gần 40% số chủ trang trại có nguyện vọng mở rộng sản xuất kinh doanh, lấy nông, lâm nghiệp làm hướng chính. Để mở rộng sản xuất ngành nghề, các chủ trang trại có nguyện vọng đề nghị Nhà nước hỗ trợ vốn, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ giống cây, con, nâng cấp cơ sở hạ tầng, nhất là đường ô tô, điện lưới, thủy lợi và hợp pháp hóa quỹ đất của các chủ trang trại đã khai hoang, phục hóa hoặc nhận chuyển nhượng từ các hộ khác dưới nhiều hình thức tự phát hợp tình nhưng chưa đủ cơ sở pháp lý. Tuy nhiên, nguyện vọng này cũng không giống nhau giữa các loại trang trại và các địa phương: 68,3% số chủ trang trại có nguyện vọng là Nhà nước hỗ trợ vốn. Sau vốn, vấn đề tiêu thụ sản phẩm của các trang trại đang nổi lên và trở thành yêu cầu bức xúc, nhất là các trang trại trồng và chế biến chè. Tuy vậy, do các trang trại chủ yếu là trồng rừng, chăm sóc rừng, sản phâm hàng hóa chưa nhiều nên vấn đề tiêu thụ săn phẩm chưa bức xúc như các địa phương khác, chỉ có 8,2% số trang trại loại này đề nghị Nhà nước hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Các nguyện vọng khác như hỗ trợ kỹ thuật, đầu tư cơ sở hạ tầng, hợp pháp hóa quỹ đất, quan tâm của chính quyền địa phương và cơ sở…cũng được các chủ trang trại đề cập ở mức độ khác nhau, nhưng chưa phổ biến như vấn đề vốn tiêu thụ sản phẩm. Khó khăn và mâu thuẫn mới còn nhiều Kinh tế trang trại ra đời và phát triển sau nghị quyết 10 của Bộ chính trị và là hình thức tổ chức sản xuất cao của kinh tế hộ nông dân trong cơ chế tự chủ. Đến nay, số lượng trang trại đã lên tới hàng trăm ngàn đơn vị và trở thành một thực thể quan trọng, đóng góp xứng đáng vào kết quả sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tạo ra nhiều nông sản hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, là mô hình tốt để khai thác tiềm năng đất đai, lao động các vùng trung du, miền núi, ven biển phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Thế nhưng cho đến nay mô hình này vẫn nằm ngoài sự quản lý và quan tâm của nhà nước. Thực tế trang trại vẫn tồn tại và phát triển cả số lượng, quy mô và kết quả nhưng thực tế đó lại chưa được thừa nhận về mặt pháp lý. Nhà nước chưa có chính sách đối với loại hình kinh tế này, các bộ, ngành chức năng, các cơ quan nghiên cứu kinh tế cũng chưa quan tâm đến trang trại , nên hàng loạt vấn đề lý luận, thực tiễn vẫn chưa đựơc nghiên cứu tổng kết. Ngay cả những vấn đề cơ bản nhất như khái niệm thế nào là trang trại, tiêu chuẩn của nó ra sao? Cũng còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí ngược nhau. Khái niệm khác nhau dẫn đến đánh giá khác nhau về thực trạng và xu hướng phát triển của trang trại ở các vùng, các địa phương. Ví dụ rõ nhất là một tỉnh miền núi phía Bắc nổi tiếng về phát triển kinh tế trang trại và theo khái niệm của địa phương thì số trang trại lên tới trên 11 nghìn, chiếm gần 11% số hộ nông dân, nhưng theo điều tra của ngành chức năng cũng theo khái niệm đó thì số trang trại chỉ có hơn 7 nghìn và nếu theo khái niệm của tổng cục thống kê thì chỉ gần 366 trang trại…. ở các tỉnh khác cũng có tình hình tương tự, làm cho thông tin về trang trại không được thể hiện đầy đủ cả 2 mặt được và chưa được. ở Yên Bái, qua điều tra nghiên cứu thực tế sản xuất kinh doanh của các trang trại, hàng loạt vấn đề khó khăn và mâu thuẫn mới đã được phát hiện, trong đó rõ nét nhất vẫn là mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển của các trang trại theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn với tính chất không rõ ràng, không nhất quán và thiếu đồng bộ trong cơ chế, chính sách và luật pháp hiện hành. Thực tế là các trang trại hiện nay đang đứng trước rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển, trong đó rõ nét nhất là: - Chưa được nhà nước thừa nhận về mặt pháp lý, nên chưa có tư cách pháp nhân trong quan hệ giao dịch với các cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế, nhất là với ngân hàng. Thực tế chủ trang trại chỉ được xem là một chủ hộ nông dân bình thường, trong khi đó quy mô sản xuất của chủ trang trại lớn gấp hàng trăm, thậm chí hàng ngàn lần so với chủ hộ nông dân, nhất là vốn. Thiếu tư cách pháp nhân, chủ trang trại phải chịu thiệt thòi về nhiều mặt, do đó họ chưa yên tâm và không có điều kiện để mở rộng sản xuất kinh doanh. - Các chủ trang trại đều có quy mô ruộng đất vượt hạn điền theo quy định của luật đất đai sửa đổi năm 1993. Hầu hết quỹ đất của trang trại là do khai hoang, phục hóa, và nhận chuyển nhượng từ nguồn vốn và lao động của gia đình họ. Đó là quỹ đất được tích tụ hợp lý, hợp tình nhưng lại chưa được luật pháp thừa nhận. Đến nay Nhà nước vẫn chưa có chính sách về đất đai vượt hạn điền của các trang trại thành nhiều chủ hoặc chuyển nhượng ngầm còn diễn ra phổ biến. - Thiếu vốn nghiêm trọng nhưng nhà nước chưa có chính sách tín dụng hỗ trợ các trang trại, nhất là trong những năm đầu thành lập. - Thiế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docG0095.doc
Tài liệu liên quan