Vận dụng các kiến thức liên môn vào việc dạy học môn Vật lí lớp 8 bài 12: Sự nổi

 GIÁO ÁN

Tiết 15:

 Bài 12: SỰ NỔI

I. Mục tiêu:

 * Kiến thức.

 - Nêu đ¬ược điều kiện nổi của vật.

 - Giải thích đ¬ược khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng.

 - Nắm được công thức tính lực đẩy Ác-si-mét khi vật nổi trên mặt chất lỏng.

 * Kỹ năng:

 - Vận dụng kiến thức về sự nổi của vật vào trong sinh hoạt, kĩ thuật và đời sống.

 - Giải thích đ¬ược các hiện t¬ượng vật nổi trong đời sống, xử lí được các tình huống xảy ra liên quan đến sự nổi.

 * Thái độ: Giúp HS có ý thức

 - làm việc theo nhóm, hợp tác với các thành viên trong nhóm.

 - vận dụng kiến thức vào cuộc sống.

 - bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

 - vận dụng kiến thức vật lí, kiến thức liên môn trong việc xử lí các tình huống thực tế.

 

doc14 trang | Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 588 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng các kiến thức liên môn vào việc dạy học môn Vật lí lớp 8 bài 12: Sự nổi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN Sở giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa Phòng giáo dục và Đào tạo Đông Sơn Trường THCS Đông Tiến Địa chỉ : xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hoá Điện thoại: 0373 986 830 Email: thcsdongtien.ds@thanhhoa.edu.vn Họ và tên giáo viên: Phạm Văn Khánh Điện thoại: 01645461328 Email: phamkhanh12031963@gmail.com PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN 1. Tên dự án dạy học: “ VẬN DỤNG CÁC KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO VIỆC DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ LỚP 8. BÀI 12: SỰ NỔI ” 2. Mục tiêu dạy học: * Kiến thức: - Nêu được điều kiện nổi của vật. - Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng. - Nắm được công thức tính lực đẩy Ác-si-mét khi vật nổi trên mặt chất lỏng. * Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức về sự nổi của vật vào trong sinh hoạt, kĩ thuật và đời sống. - Giải thích được các hiện tượng vật nổi trong đời sống, xử lí được các tình huống xảy ra liên quan đến sự nổi. * Thái độ: Giúp HS có ý thức - làm việc theo nhóm, hợp tác với các thành viên trong nhóm. - vận dụng kiến thức vào cuộc sống. - bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. - vận dụng kiến thức vật lí, kiến thức liên môn trong việc xử lí các tình huống thực tế. Dự án tôi mang tới này góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, khắc phục rủi ro liên quan đến sự nổi; cũng như ứng dụng sự nổi vào trong đời sống và sản xuất, vào an ninh quốc phòng; đồng thời giúp học sinh biết liên kết các môn học để giải quyết một vấn đề đặt ra. Để thực hiện bài dạy này cần có sự liên kết với các bộ môn sau: - Môn vật lí: Nắm được điều kiện vật nổi để biết cách sử dụng các dụng cụ và thiết bị có liên quan đến sự nổi, cũng như biết cách chế tạo chúng để phục vụ đời sống và sản xuất một cách hiệu quả, từ đó có ý thức tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường. Đồng thời cũng từ kiến thức đã học được về sự nổi mà biết xử lí và ngăn ngừa tốt các tình huống xảy ra trong thực tế. - Môn toán: Từ điều kiện vật nổi mà biết tính toán thiết kế tàu thuyền có thể tích và trọng tải hợp lí, đảm bảo an toàn khi sử dụng, cũng như tính toán xử lí các tình huống xảy ra liên quan đến sự nổi. - Môn hóa học: + Giúp các em nắm được các chất nhẹ hơn nước như xăng, dầu mỡ, chất thải hữu cơ độc hại nổi trên mặt nước là một trong những tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường, từ đó tìm ra tìm ra biện pháp để giải quyết. + Các em nắm được các khí thải như NO, NO2, CO2, SO, SO2, H2S, nặng hơn không khí nên chúng có xu hướng chuyển xuống lớp không khí sát mặt đất; các chất khí này ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người; qua đó cũng giúp các em tìm ra biện pháp xử lí. - Môn Sinh học: Giúp các em hiểu được ô nhiễm nguồn nước từ các chất thải không những ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe con người, mà còn ảnh hưởng đến điều kiện sống của các loài sinh vật dưới nước, từ đó có biện pháp bảo vệ nguồn nước. - Môn giáo dục công dân: + Giúp các em biết tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác khi tham gia giao thông đường thủy, tư vấn các chủ tàu thuyền không chở người và hàng hóa quá tải. + Giúp các em biết phòng tránh đuối nước khi tập bơi, khi tắm ở ao hồ, sông biển, và cũng biết cách bảo vệ người khác khi cùng tham gia. + Giúp các em có ý thức bảo vệ an toàn hành lang giao thông đường thủy, chung tay cùng cộng đồng bảo vệ nguồn nước, góp phần bảo vệ môi trường. - Môn lịch sử: Từ kiến thức về điều kiện vật nổi, giúp các em liên tưởng tới các trận thủy chiến lừng lẫy của ông cha ta đánh giặc ngoại xâm, như ba trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng (của Ngô Quyền đánh quân Nam Hán năm 938, vua Lê Đại Hành đánh quân Tống năm 981, vua Trần Hưng Đạo đánh quân Nguyên năm 1288). Từ đó mà khơi dậy lòng tự hào dân tộc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ta. 3. Đối tượng dạy học của dự án: Học sinh lớp 8A trường THCS Đông Tiến 4. Ý nghĩa của dự án: Qua thực tế dạy học nhiều năm chúng tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa các môn học “tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình dạy, mà còn cần phải không ngừng trau dồi kiến thức của những môn học khác, để giúp học sinh giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, giúp các em hiểu rộng hơn, sâu hơn vấn đề trong môn học đó. Giáo viên “tích hợp” trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy tính tự học, kích thích sự suy nghĩ, tư duy, sự sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tiễn. Đặc biệt giúp các em có kiến thức tổng hợp về các môn học, biết liên kết các môn học để tìm hiểu, phân tích hoặc giải quyết một vấn đề đặt ra trong cuộc sống, giúp các em hứng thú học tập. Giáo viên biết “tích hợp” tốt trong giảng dạy, là góp phần vào việc giáo dục con người có kiến thức toàn diện, làm cho quá trình dạy học trở nên phong phú và hấp dẫn hơn, các em càng hứng thú học tập hơn. Cụ thể đối với dự án này, khi thực hiện sẽ giúp học sinh nắm được điều kiện vật nổi, ứng dụng sự nổi vào trong đời sống và sản xuất, trong khoa học và kĩ thuật; phắc phục và phòng tránh các rủi ro liên quan đến sự nổi, góp phần bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu. Dự án giúp các em gắn kết các môn học, phát huy được tư duy tổng hợp, tư duy lôgic trong giải quyết vấn đề. Thực tế trong quá trình dạy học, nếu giáo viên kết hợp với kiến thức của các môn học khác, sẽ giúp bản thân tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn và sâu hơn những vấn đề đặt ra trong sách giáo khoa. Từ đó đòi hỏi giáo viên phải đổi mới tổ chức dạy học và hình thức dạy học, bài dạy sẽ trở nên linh hoạt, sinh động hơn; còn đối với học sinh sẽ hứng thú học bài, sẽ được tìm tòi, được khám phá nhiều kiến thức, và được suy nghĩ sáng tạo nhiều hơn, từ đó biết vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn. 5. Thiết bị dạy học, học liệu: * Giáo viên: - Máy chiếu - Một cốc thuỷ tinh to đựng nước, một chiếc đinh, một miếng gỗ nhỏ. - Một ống nghiệm nhỏ đựng cát (làm vật lơ lửng) có nút đậy kín. - Bảng vẽ sẵn các hình trong SGK. - Tranh ảnh về tàu thuyền, tàu ngầm, ô nhiễm nguồn nước do tràn dầu và chất thải, ô nhiễm không khí, tàu thuyền chở quá tải, bơi lội trên sông nước, và tắm biển. - Sưu tầm tư liệu trên mạng internet, tham khảo ý kiến của giáo viên dạy các bộ môn: Toán học, hóa học, sinh vật, giáo dục công dân, lịch sử. * Học sinh: Xem lại bài lực đẩy Ác-si-mét, đọc trước bài sự nổi. 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học: - Các hoạt động dạy học: Bài học được chia ra nhiều hoạt động, tổ chức các hoạt động theo nhóm, cá nhân và cả lớp. - Tiến trình bài dạy: Có giáo án kèm theo (in giáo án trên lớp của mình) 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh: Câu hỏi củng cố: - Câu 1: Nêu điều kiện để vật nổi ? Khi tham gia giao thông đường thủy, em cần tuân thủ yêu cầu gì để đảm bảo an toàn tính mạng ? - Câu 2: Rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi trôi nổi trên sông biển, ao hồ sẽ gây ra hậu quả gì ? Em phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường ? - Câu 3: Trên thế giới có vùng biển (biển chết) mà người không biết bơi vẫn nổi được trên mặt nước, và còn nằm ngửa đọc báo được, em hãy giải thích tại sao ? 8. Các sản phẩm của học sinh: Sau khi chấm bài kiểm tra tôi thấy 100 % học sinh đã hoàn thành bài, đặc biệt các em đã biết kết hợp kiến thức liên môn để trình bày. Kết quả đạt được như sau: tổng số 36 học sinh + 2 học sinh đạt điểm 10 ; 8 học sinh đạt điểm 9 ; 13 học sinh đạt điểm 8 + 10 học sinh đạt điểm 7 ; 2 học sinh đạt điểm 6 ; 1 học sinh đạt điểm 5 Từ kết quả học tập của các em, tôi nhận thấy việc dạy học theo chủ đề và kết hợp kiến thức liên môn vào một môn học nào đó là một việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với học sinh đặc biệt là thu hút sự chú ý học sinh và bản thân các học sinh sau khi học thử ở dự án này đều cảm thấy môn vật lí rất thú vị. Giúp các em học sinh không những giỏi một môn mà cần biết cách kết hợp kiến thức các môn học lại với nhau để trở thành một con người phát triển toàn diện. Đồng thời việc thực hiện những dự án này sẽ giúp người giáo viên dạy bộ môn không ngừng trau rồi kiến thức của các môn học khác để dạy bộ môn của mình tốt hơn, đạt kết quả cao hơn. Tuy nhiên việc vận dụng liên môn vào dạy học vật lí cũng gặp khó khăn, đòi hỏi giáo viện phải luôn học hỏi nâng cao kiến thức, phải có sự đầu tư cho bài học của mình, trong quá trình thực hiện nếu giáo viên tham kiến thức có thể sẽ không hoàn thiện được tiết dạy của mình, đối với học sinh đòi hỏi các em phải vân dụng nhiều hơn. Trên đây là bài dạy thử nghiệm của tôi cùng với sự giúp đỡ của các đồng chí giáo viên bộ môn rất mong được sự ủng hộ đóng góp của các quý thầy, cô để tôi hoàn thiện hơn bài dạy này, và vận dụng tốt hơn ở những bài học sau. Tôi xin chân thành cảm ơn. GIÁO ÁN Tiết 15: Bài 12: SỰ NỔI I. Mục tiêu: * Kiến thức. - Nêu được điều kiện nổi của vật. - Giải thích được khi nào vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng. - Nắm được công thức tính lực đẩy Ác-si-mét khi vật nổi trên mặt chất lỏng. * Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức về sự nổi của vật vào trong sinh hoạt, kĩ thuật và đời sống. - Giải thích được các hiện tượng vật nổi trong đời sống, xử lí được các tình huống xảy ra liên quan đến sự nổi. * Thái độ: Giúp HS có ý thức - làm việc theo nhóm, hợp tác với các thành viên trong nhóm. - vận dụng kiến thức vào cuộc sống. - bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. - vận dụng kiến thức vật lí, kiến thức liên môn trong việc xử lí các tình huống thực tế. II. Chuẩn bị: * Giáo viên: - Máy chiếu - Một cốc thuỷ tinh to đựng nước, một chiếc đinh, một miếng gỗ nhỏ. - Một ống nghiệm nhỏ đựng cát (làm vật lơ lửng) có nút đậy kín. - Bảng vẽ sẵn các hình trong SGK. - Tranh ảnh về tàu thuyền, tàu ngầm, ô nhiễm nguồn nước do tràn dầu và chất thải, ô nhiễm không khí, tàu thuyền chở quá tải, bơi lội trên sông nước, và tắm biển. * Học sinh: Xem lại bài lực đẩy Ác-si-mét, đọc trước bài sự nổi. III. Phương pháp: Nêu vấn đề, vấn đáp gợi mở, thuyết trình, thực nghiệm. IV. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: Viết công thức tính lực đẩy Ác-si-mét, nói rõ các đại lượng trong công thức ? B. Bài mới: Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập GV tổ chức tình huống học tập như phần mở bài trong SGK Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện để vật nổi, vật chìm Hoạt động của GV và HS Ghi bảng - GV: Vật nhúng trong chất lỏng chịu tác dụng của những lực nào, phương chiều của chúng có giống nhau không ? - HS: Vật chịu tác dụng của 2 lực là trọng lực P và lực đẩy FA, 2 lực này cùng phương nhưng ngược chiều. - GV: Có mấy khả năng xảy ra giữa P và FA, hãy biểu diễn các lực đó trên mỗi hình vẽ ? Từ đó rút ra các trạng thái vật chìm, nổi, lơ lửng ứng với các khả năng ? - HS: Có 3 khả năng: FA P (HS biểu diễn lực trên hình vẽ) vật chìm khi FA < P, vật lơ lửng khi FA = P, vật nổi khi FA > P - GV làm thí nghiệm minh họa các trường hợp vật chìm, nổi, lơ lửng trong chất lỏng. - HS quan sát GV làm thí nghiệm. - GV chuyển ý sang mục sau I. Điều kiện để vật nổi, vật chìm, vật lơ lửng: Một vật nhúng trong chất lỏng: + sẽ chìm xuống đáy bình khi: FA FA < P P + sẽ lơ lửng trong chất lỏng khi: FA FA = P P + sẽ nổi lên mặt thoáng khi: FA FA > P P Hoạt động 3: Tính độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng Hoạt động của GV và HS Ghi bảng - GV: Tại sao miếng gỗ thả vào nước lại nổi ? (GV vẽ hình lên bảng) - HS: Vì trọng lượng P của gỗ lớn hơn lực đẩy Ác-si-mét FA tác dụng lên gỗ - GV: Khi miếng gỗ nổi trên mặt nước thì trọng lượng P của nó và lực đẩy Ác-si-mét có bằng nhau không ? Tại sao ? - HS: Trọng lượng P và lực đẩy Ác-si-mét bằng nhau, vì vật nằm cân bằng. - GV: Hãy chỉ ra trên hình vẽ phần thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ, cho biết đó có phải là thể tích phần chìm của vật không, từ đó viết công thức tính lực đẩy Ác-si-mét ? - HS: (chỉ trên hình vẽ)...đó là thể tích phần chìm của vật, công thức: FA = d.Vc II. Độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét khi vật nổi trên mặt thoáng của chất lỏng: FA = d.Vc Trong đó: FA là lực đẩy Ác-si-mét. d là trọng lượng riêng của chất lỏng. Vc là thể tích phần chìm của vật. Hoạt động 4: Vận dụng Hoạt động của GV và HS Ghi bảng - GV yêu cầu các nhóm làm bài tập C6. - GV gợi ý: Từ điều kiện rút ra được ở phần I, thay P = dv.V và FA = dl.V vào hai vế các bất đẳng thức và phương trình, và biến đổi toán học. - HS hoạt động nhóm rồi nhóm trưởng báo cáo kết quả. - GV cùng cả lớp nhận xét đánh giá kết quả ở các nhóm. - GV: Như vậy có mấy cách nhận biết vật chìm hay nổi trong chất lỏng, cách nào nhanh nhất ? - HS: Có 2 cách là so sánh P với FA và so sánh dv với dl , trong đó so sánh dv với dl là cách nhanh nhất. - GV: Hãy giúp Bình trả lời An trong phần mở bài, biết rằng tàu không phải là một khối thép đặc. - HS: Vì tàu có các khoang rỗng nên trọng lượng riêng của tàu nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước, làm cho nó nổi được trên mặt nước. - GV: Thả hòn bi thép vào thủy ngân thì hòn bi nổi hay chìm ? Tại sao ? - HS: Hòn bi nổi, vì trọng lượng riêng của thép nhỏ hơn trọng lượng riêng của thủy ngân (78000N/m3 < 136000N/m3) III. Vận dụng: C6: Vật nhúng ngập vào trong chất lỏng: - sẽ chìm xuống khi: P > FA dv.V > dl.V - sẽ lơ lửng trong chất lỏng khi: P = FA dv.V = dl.V dv > dl dv = dl - sẽ nổi lên mặt chất lỏng khi: P < FA dv < dl dv.V < dl.V Hoạt động 5: Tích hợp kiến thức liên môn, giáo dục bảo vệ môi trường - GV?: Khi đóng tàu, người ta phải tính toán thế nào để lúc hạ thủy nó có thể nổi được ? - HS: Người ta tính toán khối lượng và thể tích của tàu (gồm cả phần rỗng) sao cho trọng lượng riêng của tàu nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước. - GV?: Làm thế nào để tính được khối lượng hàng hóa tối đa mà tàu có thể chở được ? - HS: Khi tàu bắt đầu chìm thì: Pt = FA 10.mt = 10.Dn.Vt mt = Dn.Vt (Vt là thể tích của tàu, gồm cả phần rỗng) Khối lượng tàu lúc không tải là m0 thì khối lượng hàng lúc quá tải là: m = mt – m0 = Dn.Vt – m0 Khối lượng hàng hóa tối đa mà tàu có thể chở được là: mmax < Dn.Vt – m0 - GV?: Tàu ngầm là loại tàu có thể di chuyển ngầm dưới mặt nước, dưới đáy tàu có các khoang rỗng. Muốn tàu chìm, nổi hay lơ lửng, ta làm thế nào ? Tàu ngầm khi nổi lên Tàu ngầm khi lơ lửng - HS: Muốn tàu chìm, nổi hay lơ lửng, ta bơm nước vào, hoặc đẩy nước từ các khoang rỗng ra để thay đổi trong lượng riêng của tàu cho đúng với trạng thái của nó. - GV: Với chất lỏng không hòa tan trong nước, có chất lơ lửng, có chất nổi trên mặt nước như dầu lửa. Hoạt động khai thác, vận chuyển dầu có thể làm rò rỉ dầu lửa. Dầu lửa rò rỉ, chất thải chưa qua xử lí từ các nhà máy xả vào nguồn nước, ảnh hưởng như thế nào tới sự sống của các sinh vật trong nước và con người ? Sự cố tràn dầu ở đảo Lí Sơn Chất thải từ nhà máy sản xuất phân bón chảy vào ao nuôi cá - HS: Dầu lửa rò rỉ nổi trên mặt nước ngăn cản việc hòa tan ôxi vào nước, làm các sinh vật không lấy được ôxi và sẽ chết, chất thải chưa qua xử lí xả vào nguồn nước làm sinh vật bị bệnh mà chết, người dùng nước đó cũng bị bệnh ung thư. - GV?: Vậy biện pháp bảo vệ môi trường ở đây là gì ? - HS: Phải có biện pháp an toàn trong vận chuyển dầu lửa, và có biện pháp ứng cứu kịp thời sự cố tràn dầu. Phải nghiêm cấm việc xả chất thải chưa qua xử lí từ các nhà máy vào nguồn nước cũng như ra môi trường nói chung. - GV: Trong sinh hoạt và sản xuất, con người thải ra môi trường các khí thải, trong đó có khí nặng hơn không khí (NO, NO2, CO2, SO, SO2, H2S, ), và khí nhẹ hơn không khí (CH4, N2O, O3, CFC, CF6, HFCs, PFCs). Các khí này ảnh hưởng như thế nào tới môi trường và sức khỏe con người ? Khí thải từ rác thải sinh hoạt Khí thải từ nhà máy điện chạy than Khí hóa chất màu vàng từ nhà máy SamSung Thái Nguyên bị rò rỉ - HS: Các khí như CO2, CH4, N2O, O3, CFC, CF6, HFCs, PFCs gây hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất nóng lên (CFC còn làm thủng tầng ôzôn). Các khí CO, NO, NO2, SO, SO2, H2S ảnh hưởng sức khỏe con người, như gây các bệnh về hô hấp, huyết áp. - GV?: Vậy các biện pháp bảo vệ môi trường ở đây là gì ? - HS: Các biện pháp bảo vệ môi trường ở đây là: + Nơi tập trung đông người, trong các nhà máy công nghiệp cần có biện pháp lưu thông không khí (có quạt gió, nhà thông thoáng, ống khói cao). + Hạn chế khí thải độc hại, nghiêm cấm xả rác thải và xả khí thải độc hại bừa bãi ra môi trường. - GV?: Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, ông cha ta đã mấy lần sử dụng bãi cọc trên sông Bạch Đằng để làm đắm thuyền giặc? Đó là những trận đánh quân xâm lược nào, vào năm nào, do ai chỉ huy? - HS: Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, ông cha ta đã 3 lần sử dụng bãi cọc trên sông Bạch Đằng để làm đắm thuyền giặc: trận thứ nhất đánh quân Nam Hán do Ngô Quyền chỉ huy vào năm 938, trận thứ hai đánh quân Tống do vua Lê Đại Hành chỉ huy vào năm 981, trận thứ ba đánh quân Nguyên do vua Trần Hưng Đạo chỉ huy vào năm 1288. Mô hình chiến thắng Bạch Đằng năm 938 Mô hình chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 Hoạt động 6: Củng cố Kiểm tra: (Thời gian 6 phút) - Câu 1: Nêu điều kiện để vật nổi trong chất lỏng ? Khi tham gia giao thông đường thủy, em cần tuân thủ yêu cầu gì để đảm bảo an toàn tính mạng ? - Câu 2: Rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi trôi nổi trên sông biển, ao hồ sẽ gây ra hậu quả gì ? Em phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường ? Rác thải trôi nổi ở ao hồ Rác thải trôi nổi ở biển - Câu 3: Trên thế giới có vùng biển (biển chết) mà người không biết bơi vẫn nổi được trên mặt nước, và còn nằm ngửa đọc báo được, em hãy giải thích tại sao ? ĐÁP ÁN Câu 1: Điều kiện vật nổi là dv < dl . Khi tham gia giao thông đường thủy, em cần tuân thủ yêu cầu là mặc áo cứu hộ (áo phao) để đảm bảo an toàn tính mạng. Câu 2: Rác thải vứt bừa bãi gây ra hậu quả là làm ô nhiễm nguồn nước và không khí, ảnh hưởng tới sự sống của các loài sinh vật và sức khỏe con người. Em phải bỏ rác thải đúng nơi quy định, tuyên truyền mọi người không xả rác bừa bãi để bảo vệ nguồn nước và không khí. Câu 3: Vùng biển này có nồng độ muối rất cao nên trọng lượng riêng của nước biển lớn hơn trọng lượng riêng của người. Vì vậy người nổi được trên mặt nước biển, và còn nằm ngửa đọc báo được. Hoạt động 7: Hướng dẫn về nhà - Học thuộc ghi nhớ, đọc “ có thể em chưa biết” - Làm bài tập C9 và bài tập 12.1 - 12.7 trong sách bài tập Hiệu trưởng Đông Sơn, ngày 15 tháng 11 năm 2015 (Kí tên đóng dấu) Giáo viên thực hiện Phạm Văn Khánh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBai 12 Su noi_12440787.doc
Tài liệu liên quan