* Hoạt động tích hợp:
- GV thông báo: Không khí bị ô nhiễm, làm việc tại nơi thiếu ánh sáng quá mức, làm việc trong tình trạng kém tập trung (do ô nhiễm tiếng ồn), làm việc gần nguồn sóng điện từ mạnh là nguyên nhân dẫn đến suy giảm thị lực và các bệnh về mắt.
- GV: Vậy em có những biện pháp gì để bảo vệ mắt từ những nguyên nhân trên ?
- HS hoạt động nhóm và trả lời: Em có các biện pháp bảo vệ mắt là:
+ Luyện tập để có thói quen làm việc khoa học, tránh những tác hại cho mắt.
+ Làm việc tại nơi đủ ánh sáng, không nhìn trực tiếp vào nơi ánh sáng quá mạnh.
+ Giữ gìn môi trường trong lành (không khí, nước, ánh sáng, trong lành).
+ Kết hợp giữa hoạt động học tập và lao động, nghỉ ngơi, vui chơi.
20 trang |
Chia sẻ: binhan19 | Lượt xem: 509 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng các kiến thức liên môn vào việc dạy học môn Vật lí lớp 9, bài 48: “Mắt”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1. Tên hồ sơ dạy học.
VẬN DỤNG CÁC KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO VIỆC
DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ LỚP 9, BÀI 48 “MẮT”
2. Mục tiêu dạy học.
* Kiến thức: Giúp HS
- nêu được mắt có các bộ phận chính là thể thuỷ tinh và màng lưới.
- nêu được sự tương tự giữa cấu tạo của mắt và máy ảnh.
- nêu được mắt phải điều tiết khi muốn nhìn rõ vật ở các vị trí xa, gần khác nhau.
* Kỹ năng: Giúp HS biết
- so sánh mắt và máy ảnh, từ đó có kĩ năng giải bài tập đơn giản về mắt.
- các nguyên nhân làm suy giảm thị lực và các bệnh về mắt, từ đó có kĩ năng bảo vệ mắt như: thời gian làm việc khoa học, và ở nơi đủ ánh sáng; không nhìn trực tiếp vào nơi ánh sáng mạnh; giữ gìn môi trường trong lành; kết hợp học tập với lao động, nghỉ ngơi, vui chơi.
* Thái độ: Giúp HS có ý thức
- làm việc theo nhóm, hợp tác với các thành viên trong nhóm.
- vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.
- bảo vệ môi trường trong lành (không khí, nước, ánh sáng, ...trong lành).
- vui chơi lành mạnh (không chơi các trò chơi nguy hiểm tới mắt).
- vận dụng kiến thức vật lí, kiến thức liên môn (toán, hóa, sinh, GDCD) để bảo vệ mắt, bảo vệ sức khỏe.
Dự án tôi mang tới này góp phần bảo vệ môi trường, đồng thời giúp học sinh biết liên kết các môn học để bảo vệ mắt, bảo vệ sức khỏe, giúp cuộc sống có chất lượng và ý nghĩa hơn. Để thực hiện bài dạy này, cần có sự liên kết với các bộ môn sau:
- Môn vật lí: HS biết làm việc ở nơi có đủ ánh sáng; tránh làm việc gần nguồn sóng điện từ mạnh, làm việc trong tình trạng kém tập trung (do ô nhiễm tiếng ồn); để giảm thiểu tối đa sự điều tiết của mắt. Đồng thời HS biết đọc sách báo, viết và xem ti vi đúng khoảng cách cần thiết; biết được khi lặn xuống nước nên đeo kính để mắt nhìn thấy mọi vật, và có thể bảo vệ mắt.
- Môn toán: HS biết kết hợp kiến thức vật lí với toán học để thiết kế các ngôi nhà thoáng khí, có đủ ánh sáng tự nhiên; trang bị các bóng đèn trong nhà đảm bảo ánh sáng, và xắp xếp các vật dụng ở các vị trí hợp lí để không làm suy giảm thị lực của mắt.
- Môn hóa học: HS nắm được Vi-ta-min A giúp tăng cường thị lực của mắt, từ đó biết cách bổ sung thức ăn giàu Vi-ta-min A trong các bữa ăn hàng ngày để đảm bảo sức khỏe và tốt cho mắt.
- Môn Sinh học: HS nắm được chi tiết cấu tạo của mắt, chức năng từng bộ phận, nhờ đó mà có ý thức bảo vệ mắt; cũng như phòng tránh, xử lí các bệnh về mắt.
- Môn giáo dục công dân:
+ Giúp các em có ý thức luyện tập để có thói quen làm việc khoa học (có giờ giấc hợp lí), biết kết hợp giữa hoạt động học tập và lao động nghỉ ngơi, vui chơi để bảo vệ mắt.
+ Giúp các em có ý thức giữ gìn môi trường trong lành (không khí, nước, ánh sáng, ...) để bảo vệ mắt, bảo vệ sức khỏe.
+ Giúp các em có ý thức lựa chọn các hoạt động vui chơi lành mạnh, không nguy hại hoặc ảnh hưởng tới thị lực của mắt, đồng thời biết ngăn ngừa các hành vi nguy hiểm có thể làm hại mắt.
3. Đối tượng dạy học của bài học.
Học sinh lớp 9A trường THCS Đông Tiến
4. Ý nghĩa của bài học.
- Qua bài học này học sinh nắm được cấu tạo, sự điều tiết, khoảng nhìn rõ và vai trò quan trọng của mắt trong cuộc sống sinh hoạt và sản xuất, từ đó biết cách bảo vệ mắt trong mọi hoạt động hàng ngày (ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, )
- Từ kiến thức đã học được về mắt, học sinh biết kết hợp với các môn học khác (toán, hóa, sinh, giáo dục công dân) để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống như: thiết kế các ngôi nhà thoáng khí, có đủ ánh sáng tự nhiên; trang bị các bóng đèn trong nhà đảm bảo ánh sáng, và xắp xếp các vật dụng ở các vị trí hợp lí để không làm suy giảm thị lực của mắt; bố trí thời gian làm việc hợp lí và ở nơi có đủ ánh sáng, kết hợp học tập với lao động, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí để bảo vệ mắt. Đồng thời bảo vệ môi trường sống trong lành (không khí, nước, ánh sáng, ), tạo cho học sinh các trò chơi lành mạnh, đặc biệt ngăn cấm và xử lí nghiêm các trò chơi hoặc hành vi nguy hiểm tới mắt cũng như tới sức khỏe của các em, giúp các em có điều kiện học tập tốt hơn.
- Việc liên kết môn vật lí với các môn học khác để giải quyết một vấn đề, sẽ giúp học sinh phát triển năng lực tư duy lô gic, tổng hợp; từ đó có cách nhìn toàn diện, sâu sắc một vấn đề đặt ra, và giải quyết nó sao cho hiệu quả nhất.
- Giáo viên “tích hợp” kiến thức liên môn trong dạy học, sẽ làm cho quá trình dạy học trở nên phong phú và hấp dẫn; các em hứng thú học tập hơn, hiểu bài nhanh hơn và sâu sắc hơn, kiến thức thu lượm được cũng toàn diện hơn.
5. Thiết bị dạy học, học liệu.
* Giáo viên:
- Máy chiếu.
- Tranh vẽ con mắt bổ dọc (hình 48.1), tranh vẽ hình 48.2 và bảng thử thị lực.
- Các hình ảnh minh họa cho bài học.
- Sưu tầm tư liệu trên mạng internet, tham khảo ý kiến của giáo viên dạy các bộ môn: Toán học, hóa học, sinh vật, giáo dục công dân.
* Học sinh: Xem lại bài “Máy ảnh”, đọc trước bài “Mắt”.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học.
A. Các hoạt động dạy học:
Bài học được chia ra nhiều hoạt động, tổ chức các hoạt động theo nhóm, cá nhân và cả lớp.
* Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
GV: Tục ngữ có câu: “Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay”, hay “Con mắt là cửa sổ tâm hồn”, và có người còn nói mỗi chúng ta có hai máy ảnh thu nhỏ. Vậy mắt có cấu tạo như thế nào, có gì giống máy ảnh không, vai trò của nó như thế nào đối với mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt, và đời sống tình cảm của con người ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi trên, đó là bài “Mắt”.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của mắt
- GV: Yêu cầu HS nhớ lại môn sinh học ở lớp 8 và quan sát hình 48.1 để chỉ ra các bộ phận chính của mắt, và nói rõ đặc điểm của các bộ phận này ?
- GV: Yêu cầu HS đọc C1, thảo luận nhóm để tìm ra những điểm giống nhau về cấu tạo giữa mắt và máy ảnh.
- GV: Tích hợp về chiết suất của thể thủy tinh so với chiết suất của nước (gần bằng nhau) nên khi lặn xuống nước mắt người không thể nhìn rõ mọi vật, nếu không đeo kính.
- GV lưu ý: Khi tắm lặn phải không để vật cứng nhọn va chạm vào mắt, để bảo vệ mắt nói chung và thể thủy tinh nói riêng, và điều này cũng tương tự khi ta làm các việc khác trong sinh hoạt và sản xuất.
- GV: Giới thiệu một số hình ảnh thợ lặn thám hiểm dưới nước giúp các em biết thêm những phong cảnh thú vị dưới nước, và có thể trải nghiệm khi có điều kiện.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu sự điều tiết của mắt
- GV: Cho HS tìm hiểu sự điều tiết của mắt
- GV: Hướng dẫn HS thảo luận nhóm để trả lời C2
- GV: Lưu ý HS khi mắt nhìn vật ở xa thì tiêu cự tăng nên thể thủy tinh dẹt lại (tức là co lại), khi mắt nhìn vật ở gần thì tiêu cự giảm nên nó dãn ra (tức là phồng lên).
- GV: Tích hợp về các yếu tố là nguyên nhân dẫn đến suy giảm thị lực và các bệnh về mắt như: Không khí bị ô nhiễm, làm việc tại nơi thiếu ánh sáng quá mức, làm việc trong tình trạng kém tập trung (do ô nhiễm tiếng ồn), làm việc gần nguồn sóng điện từ mạnh.
- GV: Tổ chức cho HS hoạt động nhóm để tìm ra các biện pháp bảo vệ mắt.
- HS: Các biện pháp bảo vệ mắt là:
+ Luyện tập để có thói quen làm việc khoa học, tránh những tác hại cho mắt.
+ Làm việc tại nơi đủ ánh sáng, không nhìn trực tiếp vào nơi ánh sáng quá mạnh.
+ Giữ gìn môi trường trong lành (không khí, nước, ánh sáng, trong lành).
+ Kết hợp giữa hoạt động học tập và lao động, nghỉ ngơi, vui chơi.
- GV: Cho HS quan sát một số hình ảnh về không khí, nước bị ô nhiễm, những ngôi nhà thiếu ánh sáng, mà điều này ta cần phải khắc phục.
- GV bổ sung thông tin: Để không ảnh hưởng tới thị lực của mắt thì các ngôi nhà khi xây dựng phải đảm bảo về chiều cao, chiều rộng, có các cửa để đón ánh sáng tự nhiên, các vật dụng trong nhà bố trí hợp lí để dễ dàng quan sát. Đặc biệt các bóng đèn phải có công suất phát sáng phù hợp (đủ ánh sáng cần thiết, không dùng bóng công suất quá cao).
- GV: Cho HS quan sát một số hình ảnh ngôi nhà đẹp, có nhiều ánh sáng tự nhiên, giúp các em có thêm những trải nghiệm bổ ích.
* Hoạt động 4: Tìm hiểu về điểm cực cận và điểm cực viễn
- GV: Cho HS tìm hiểu về điểm cực viễn và khoảng cực viễn của mắt.
- GV: Điểm cực viễn của mắt tốt (mắt ở trạng thái bình thường, không có tật) ở rất xa mắt (ở vô cực). Khi nhìn vật ở cực viễn, thì tiêu cự của thể thủy tinh như thế nào ? Mắt khi đó ra sao ?
- HS: Khi nhìn vật ở cực viễn, thì tiêu cự của thể thủy tinh dài nhất, và mắt không phải điều tiết, nên nhìn rất thoải mái.
- GV thông báo: Nếu nhìn rõ những vật cách mắt từ 5m trở ra thì mắt có thể nhìn rõ được các vật ở xa. Nên trong ngành y, để thử thị lực, người ta để bảng thử thị lực cách mắt 5m. Nếu mắt nhìn rõ các dòng chữ C ngược xuôi trên bảng này, ở các mức độ 10/10 thì là mắt tốt.
- GV: Cho HS đọc và trả lời C3, sau đó cho các em tìm hiểu về điểm cực cận và khoảng cực cận của mắt.
- GV: Yêu cầu HS thảo luận đưa ra cách xác định điểm cực cận của mắt.
- HS: Để xác định điểm cực cận của mắt, ta nhìn dòng chữ nhỏ trên trang sách, rồi đưa trang sách lại gần mắt đến khi nhìn thấy dòng chữ bị mờ. Lúc đó dòng chữ nằm ở điểm cực cận của mắt.
- GV: Khi nhìn vật ở điểm cực cận thì mắt phải điều tiết như thế nào? Vì sao?
- HS: Khi nhìn vật ở điểm cực cận thì mắt phải điều tiết mạnh nhất, vì tiêu cự ngắn nhất, nên thể thủy tinh dãn nhiều nhất, và mắt sẽ chóng mỏi.
- GV: Yêu cầu HS trả lời C4 rồi chốt lại: Khoảng cực cận của mắt tốt là từ 25cm đến 30cm.
- GV: Khoảng nhìn rõ của mắt là gì ?
- HS: Khoảng nhìn rõ của mắt là khoảng cách từ điểm cực cận đến điểm cực viễn.
- GV tổ chức hoạt động tích hợp: Khi đi chơi, đi tham quan du lịch, nếu đưa mắt nhìn ra xa ngắm cảnh ta cảm thấy rất thoải mái. Vì sao lại như vậy ?
- HS: Khi nhìn vật ở xa, tức là ở cực viễn của mắt, ảnh của vật nằm ở tiêu điểm, mà tiêu điểm lúc này lại nằm trên màng lưới. Vì vậy mắt không phải điều tiết, nên ta cảm thấy rất thoải mái.
- GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm để tìm ra một số biện pháp bảo vệ mắt, trong các hoạt động học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí,..., và việc bổ sung thức ăn giàu Vi-ta-min A trong các bữa ăn hàng ngày để đảm bảo sức khỏe, và giúp tăng cường thị lực của mắt.
- GV: Cho HS quan sát một số hình ảnh về hoa quả và thực phẩm giàu Vi-ta-min A.
* Hoạt động 5: Vận dụng
- GV yêu cầu HS đọc, tóm tắt và vẽ hình C5
- GV hướng dẫn HS trả lời C5, trình bày lời giải, cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV yêu cầu HS đọc và thảo luận nhóm để trả lời C6.
* Hoạt động 6: Củng cố
GV cho HS làm bài kiểm tra đánh giá kết quả học tập trong thời gian 5 phút.
* Hoạt động 7: Hướng dẫn về nhà
GV yêu cầu HS về nhà:
- Học thuộc ghi nhớ, đọc “Có thể em chưa biết”
- Làm bài tập bài 48 trong sách bài tập.
B. Tiến trình bài dạy:
Có giáo án kèm theo (in giáo án trên lớp của mình)
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh:
Câu hỏi củng cố:
- Câu 1: Khi nhìn vật ở xa, gần tiêu cự của thể thủy tinh của mắt như thế nào ?
- Câu 2: Em có những biện pháp nào bảo vệ mắt trong sinh hoạt, học tập và vui chơi ?
8. Các sản phẩm của học sinh.
Sau khi chấm bài kiểm tra tôi thấy 100% học sinh đã hoàn thành bài, đặc biệt các em đã biết sử dụng kiến thức liên môn để trình bày. Kết quả đạt được như sau:
Số bài kiểm tra
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
35
8
22,9
23
65,7
4
11,4
0
0
0
0
Từ kết quả học tập của các học sinh, chúng tôi nhận thấy việc tích hợp kiến thức liên môn vào một môn học là việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với học sinh. Đặc biệt là thu hút sự chú ý của học sinh, bản thân các em sau khi học dự án này đều cảm thấy môn vật lí thú vị. Vì ngoài vật lí, các em còn được biết thêm các môn học khác, và được mở rộng kiến thức nhiều hơn.
Việc thực hiện những dự án này sẽ giúp người giáo viên dạy bộ môn không ngừng trau rồi kiến thức của các môn học khác, để dạy bộ môn của mình tốt hơn, và đạt kết quả cao hơn.
Tuy nhiên việc vận dụng liên môn vào dạy học vật lí cũng gặp khó khăn, đòi hỏi giáo viện phải luôn học hỏi nâng cao kiến thức, phải có sự đầu tư cho bài học của mình; còn đối với học sinh, đòi hỏi các em phải hoạt động nhiều hơn.
Trên đây là bài dạy thử nghiệm của tôi cùng với sự giúp đỡ của các đồng chí giáo viên bộ môn rất mong được sự ủng hộ đóng góp của các quý thầy, cô để tôi hoàn thiện hơn bài dạy này, và vận dụng tốt hơn ở những bài học sau. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hiệu trưởng Thanh Hóa, ngày 10 tháng 12 năm 2017
(Kí tên, đóng dấu) Giáo viên thực hiện
Phạm Văn Khánh
GIÁO ÁN
Tiết 57: Bài 48: MẮT
I. Mục tiêu.
* Kiến thức: Giúp HS
- nêu được mắt có các bộ phận chính là thể thuỷ tinh và màng lưới.
- nêu được sự tương tự giữa cấu tạo của mắt và máy ảnh.
- nêu được mắt phải điều tiết khi muốn nhìn rõ vật ở các vị trí xa, gần khác nhau.
* Kỹ năng: Giúp HS biết
- so sánh mắt và máy ảnh, từ đó có kĩ năng giải bài tập đơn giản về mắt.
- các nguyên nhân làm suy giảm thị lực và các bệnh về mắt, từ đó có kĩ năng bảo vệ mắt như: thời gian làm việc khoa học, và ở nơi đủ ánh sáng; không nhìn trực tiếp vào nơi ánh sáng mạnh; giữ gìn môi trường trong lành; kết hợp học tập với lao động, nghỉ ngơi, vui chơi.
* Thái độ: Giúp HS có ý thức
- làm việc theo nhóm, hợp tác với các thành viên trong nhóm.
- vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.
- bảo vệ môi trường trong lành (không khí, nước, ánh sáng, ...).
- vui chơi lành mạnh (không chơi các trò chơi nguy hiểm tới mắt).
- vận dụng kiến thức vật lí, kiến thức liên môn (toán, hóa, sinh, GDCD) để bảo vệ mắt, bảo vệ sức khỏe.
II. Chuẩn bị.
* Giáo viên:
- Máy chiếu.
- Tranh vẽ con mắt bổ dọc (hình 48.1), tranh vẽ hình 48.2 và bảng thử thị lực.
- Các hình ảnh minh họa cho bài học.
- Sưu tầm tư liệu trên mạng internet, tham khảo ý kiến của giáo viên dạy các bộ môn: Toán học, hóa học, sinh vật, giáo dục công dân.
* Học sinh: Xem lại bài “Máy ảnh”, đọc trước bài “Mắt”.
III. Phương pháp. Các phương pháp được sử dụng:
- Phương pháp nêu vấn đề
- Phương pháp vấn đáp gợi mở
- Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp trực quan
IV. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học.
* Kiểm tra bài cũ.
- Nêu hai bộ phận quan trọng của máy ảnh ?
- Ảnh của vật hiện trên phim trong máy ảnh có đặc điểm gì ?
* Bài mới.
Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
Tục ngữ có câu: “Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay”, hay “Con mắt là cửa sổ tâm hồn”, và có người còn nói mỗi chúng ta có hai máy ảnh thu nhỏ. Vậy mắt có cấu tạo như thế nào, có gì giống máy ảnh không, vai trò của nó như thế nào đối với mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt, và đời sống tình cảm của con người ? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi trên, đó là bài “Mắt”.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo của mắt
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
- GV: Khi học môn Sinh học ở lớp 8, ta đã biết mắt có nhiều bộ phận. Nhưng mắt có mấy bộ phận chính, đó là những bộ phận nào?
(GV cho HS quan sát hình 48.1)
- HS: Mắt có hai bộ phận chính là thể thủy tinh và màng lưới.
- GV: Hãy nói rõ đặc điểm của thể thủy tinh và màng lưới?
- HS: Thể thủy tinh là một thấu kính hội tụ, làm bằng chất trong suốt và mềm, nó có thể phồng lên hoặc dẹt xuống để thay đổi tiêu cự.
Màng lưới còn gọi là võng mạc, nằm ở đáy mắt, tại đó ảnh của vật mà ta nhìn thấy hiện lên rõ nét.
- GV: Yêu cầu HS đọc C1, thảo luận nhóm và trả lời.
- HS: Điểm giống nhau về cấu tạo giữa con mắt và máy ảnh là:
+ Thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh.
+ Màng lưới đóng vai trò như phim trong máy ảnh.
I. Cấu tạo của mắt.
1. Cấu tạo:
Mắt có hai bộ phận chính:
Thể thủy tinh
Màng lưới
- Thể thủy tinh (là một thấu kính hội tụ)
- Màng lưới (còn gọi là võng mạc)
2. So sánh mắt và máy ảnh:
Điểm giống nhau về cấu tạo giữa con mắt và máy ảnh là:
- Thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh.
- Màng lưới đóng vai trò như phim trong máy ảnh.
* Hoạt động tích hợp:
- GV: Thể thủy tinh của mắt làm bằng chất có chiết suất 1,34 (xấp xỉ chiết suất của nước) nên khi lặn xuống nước mà không đeo kính, mắt người không thể nhìn thấy mọi vật, điều này rất nguy hiểm nếu mắt va chạm vào vật cứng nhọn dưới nước. Vì vậy khi tắm ở sông suối hoặc ao hồ, nếu không đeo kính và không rõ địa hình dưới nước nông sâu thế nào,thì ta không nên tắm, lặn bừa bãi để bảo vệ mắt và tránh bị đuối nước. Tốt nhất là ta chỉ tắm, lặn nếu biết bơi, hiểu rõ địa hình, hoặc có người chỉ dẫn, giám sát. Trong các việc làm hàng ngày ta cũng chú ý bảo vệ mắt.
- GV: Giới thiệu một số hình ảnh thợ lặn thám hiểm dưới nước giúp các em biết thêm những phong cảnh thú vị dưới nước, và có thể trải nghiệm khi có điều kiện.
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự điều tiết của mắt
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
- GV: Để nhìn rõ một vật thì ảnh của vật đó phải hiện rõ nét trên màng lưới. Muốn vậy thì thể thủy tinh phải như thế nào?
- HS: Thể thủy tinh phải co giãn để thay đổi tiêu cự, làm cho ảnh của vật hiện rõ nét trên màng lưới.
- GV: Quá trình trên là sự điều tiết của mắt. Vậy sự điều tiết của mắt là gì?
- HS: Sự điều tiết .....(ghi bảng)
- GV: Cho HS đọc C2, thảo luận nhóm và trả lời.
- GV: Hướng dẫn HS
+ Xét các cặp tam giác đồng dạng, rút ra tỉ số.
+ Tìm mối liên hệ các tỉ số.
+ Biến đổi tìm mối liên hệ giữa tiêu cự và khoảng cách từ vật tới mắt (thể thủy tinh).
+ Biện luận công thức.
- HS: Lên bảng trình bày câu trả lời.
* GV lưu ý HS: Tiêu cự tăng thì thể thủy tinh dẹt lại (co lại), tiêu cự giảm thì nó dãn ra (phồng lên).
II. Sự điều tiết của mắt.
Sự điều tiết của mắt là sự co giãn của thể thủy tinh để thay đổi tiêu cự, làm cho ảnh của vật hiện rõ nét trên màng lưới.
B’
A
B
I
F
O
F’
A’
Thể thủy tinh
Màng lưới
- C2:
XétOA’B’ ~OAB:
XétB’A’F’~IOF’:
(*)
Từ (*) ta thấy: A’O không đổi, nên khi AO tăng thì OF’ tăng và ngược lại.
Vậy khi nhìn vật ở xa, tiêu cự của thể thủy tinh dài, nhìn vật ở gần thì tiêu cự ngắn.
* Hoạt động tích hợp:
- GV thông báo: Không khí bị ô nhiễm, làm việc tại nơi thiếu ánh sáng quá mức, làm việc trong tình trạng kém tập trung (do ô nhiễm tiếng ồn), làm việc gần nguồn sóng điện từ mạnh là nguyên nhân dẫn đến suy giảm thị lực và các bệnh về mắt.
- GV: Vậy em có những biện pháp gì để bảo vệ mắt từ những nguyên nhân trên ?
- HS hoạt động nhóm và trả lời: Em có các biện pháp bảo vệ mắt là:
+ Luyện tập để có thói quen làm việc khoa học, tránh những tác hại cho mắt.
+ Làm việc tại nơi đủ ánh sáng, không nhìn trực tiếp vào nơi ánh sáng quá mạnh.
+ Giữ gìn môi trường trong lành (không khí, nước, ánh sáng, trong lành).
+ Kết hợp giữa hoạt động học tập và lao động, nghỉ ngơi, vui chơi.
Không khí ô nhiễm không những gây bệnh đường hô hấp mà còn làm suy giảm thị lực của mắt
- GV: Dưới đây là một số hình ảnh về không khí, nước bị ô nhiễm, những ngôi nhà thiếu ánh sáng, chúng ta cần phải khắc phục tình trạng này.
Nguồn nước bị ô nhiễm gây bệnh cho người và sinh vật, trong đó có cả bệnh về mắt
Nhà ở chật hẹp thiếu ánh sáng gây khó khăn cho sinh hoạt và ảnh hưởng tới thị lực của mắt
- GV nói thêm: Để không ảnh hưởng tới thị lực của mắt thì các ngôi nhà khi xây dựng phải đảm bảo về chiều cao, chiều rộng, có các cửa để đón ánh sáng tự nhiên, các vật dụng trong nhà bố trí hợp lí, đặc biệt các bóng đèn phải có công suất phát sáng phù hợp (đủ ánh sáng cần thiết, không dùng bóng công suất quá cao).
- GV: Cho HS quan sát một số hình ảnh ngôi nhà đẹp, có nhiều ánh sáng tự nhiên, giúp các em có thêm những trải nghiệm bổ ích.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về điểm cực cận và điểm cực viễn
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
- GV: Điểm cực viễn của mắt là gì ?
- HS: ........(phần ghi bảng)
- GV: Khoảng cực viễn của mắt là gì ?
- HS: ........(phần ghi bảng)
- GV thông báo:
+ Điểm cực viễn của mắt tốt ở rất xa. Khi nhìn vật ở điểm cực viễn, mắt không phải điều tiết nên nhìn rất thoải mái.
+ Trong ngành y, để thử mắt, người ta đặt bảng thử thị lực cách mắt 5m, mắt nhìn vào dòng chữ ứng với mức độ 10/10. Nếu nhìn rõ tất cả các chữ C ngược, xuôi trên dòng đó thì mắt là mắt tốt.
- GV: Yêu cầu HS đọc và trả lời C3
- HS: Em sẽ đến bệnh viện kiểm tra thị lực để xem có bị cận hay không.
- GV: Điểm cực cận của mắt là gì ?
- HS: ........(phần ghi bảng)
- GV: Khoảng cực cận của mắt là gì ?
- HS: ........(phần ghi bảng)
- GV thông báo:
+ Để xác định điểm cực cận của mắt, ta nhìn dòng chữ nhỏ trên trang sách, rồi đưa trang sách lại gần mắt đến khi nhìn thấy dòng chữ bị mờ. Lúc đó dòng chữ nằm ở điểm cực cận của mắt.
+ Khi nhìn vật ở điểm cực cận thì mắt phải điều tiết mạnh nhất, vì tiêu cự ngắn nhất, nên thể thủy tinh dãn nhiều nhất, và mắt sẽ chóng mỏi.
- GV: Yêu cầu HS đọc và trả lời C4.
- HS: Điểm cực cận của mắt cách mắt 25cm, 26cm, ..., 30cm.
*GV chốt lại: Như vậy, khoảng cực cận của mắt tốt là từ 25cm đến 30cm.
III. Điểm cực cận và điểm cực viễn.
1. Điểm cực viễn.
- Điểm xa mắt nhất mà khi có một vật ở đó, mắt không điều tiết có thể nhìn rõ được gọi là điểm cực viễn (kí hiệu là Cv).
- Khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn gọi là khoảng cực viễn.
- Điểm cực viễn của mắt tốt ở rất xa (ở vô cực).
- Khi nhìn vật ở xa thì mắt không phải điều tiết nên nhìn rất thoải mái.
2. Điểm cực cận.
- Điểm gần mắt nhất mà khi có một vật ở đó, mắt có thể nhìn rõ được gọi là điểm cực cận (kí hiệu là Cc).
- Khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận gọi là khoảng cực cận.
- Khi nhìn vật ở điểm cực cận thì mắt phải điều tiết mạnh nhất.
- Khoảng cách từ cực cận đến cực viễn là khoảng nhìn rõ của mắt.
* Hoạt động tích hợp:
- GV: Khi đi chơi, đi tham quan du lịch, nếu đưa mắt nhìn ra xa ngắm cảnh ta cảm thấy rất thoải mái. Vì sao lại như vậy?
- HS: Khi nhìn vật ở xa, tức là ở cực viễn của mắt, ảnh của vật nằm ở tiêu điểm, mà tiêu điểm lúc này lại nằm trên màng lưới. Vì vậy mắt không phải điều tiết, nên ta cảm thấy rất thoải mái.
- GV: Để tránh bị cận thị, khi đọc sách báo hay học bài, ta nên đặt mắt cách trang giấy khoảng bao nhiêu cm ? Nếu xem ti vi thì nên ngồi cách bao nhiêu ?
- HS: Khi đọc sách báo hay học bài, ta nên đặt mắt cách trang giấy khoảng 25cm đến 30cm. Nếu xem ti vi thì nên ngồi cách khoảng 2m trở lên.
- GV: Khi đùa nghịch hoặc chơi các trò chơi ta nên chú ý điều gì để không ảnh hưởng tới mắt ?
- HS: Tuyệt đối không được đùa nghịch và chơi các trò chơi nguy hiểm tới mắt, như: bắn súng đồ chơi, súng cao su, ném nhau, chơi khẳng, chơi cù,...
- GV: Để giữ vệ sinh cho mắt và phòng tránh các bệnh về mắt ta phải làm gì ?
- HS: Ta phải rửa mặt bằng nước sạch, khăn sạch, hạn chế tối đa tiếp xúc với người bệnh, khi tiếp xúc nên có khẩu trang, tránh dùng chung đồ dùng với người bị đau mắt, và nếu bị bệnh thì phải chữa trị kịp thời theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- GV: Để tăng cường thị lực của mắt và đảm bảo sức khỏe, trong các bữa ăn hàng ngày ta nên bổ sung thức ăn nào ?
- HS: Trong các bữa ăn hàng ngày ta nên bổ sung thức ăn giàu Vi-ta-min A, để tăng cường thị lực của mắt, và đảm bảo sức khỏe.
Đu đủ
Cà chua
Gấc
Cà rốt
- GV: Dưới đây là một số hình ảnh về hoa quả và thực phẩm giàu Vi-ta-min A.
Cà chua
Đu đủ
Gấc
Bí đỏ
Cam
Dưa hấu
Súp lơ
Bưởi
Xoài
Chanh
Thịt bò
Cá
Trứng gà
Hoạt động 5: Vận dụng
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
- GV: Yêu cầu HS đọc, tóm tắt và vẽ hình C5
- GV: Để tính A’B’ ta phải làm gì ?
- HS: Ta xét các tam giác đồng dạng, rút ra tỉ số, từ đó tìm A’B’.
- GV: Yêu cầu HS lên bảng trình bày lời giải, cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV: Yêu cầu HS đọc, thảo luận nhóm trả lời C6.
- HS: Khi nhìn vật ở xa, tiêu cự của thể thủy tinh dài. Khi nhìn vật ở gần thì tiêu cự ngắn.
Do đó khi nhìn một vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thủy tinh dài nhất.
Khi nhìn một vật ở điểm cực cận thì tiêu cự của thể thủy tinh ngắn nhất.
Tóm tắt:
AO = 20m
OA’ = 2cm AB = 8m
A’B’ = ?
B’
A
B
I
F
O
F’
A’
C5:
Giải:
Xét OAB ~OA’B’ (gg):
Vậy ảnh của cột điện trên màng lưới cao 0,8cm.
C6: Khi nhìn một vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thủy tinh dài nhất.
Khi nhìn một vật ở điểm cực cận thì tiêu cự của thể thủy tinh ngắn nhất.
Hoạt động 6: Củng cố
GV cho HS làm bài kiểm tra để đánh giá kết quả học tập (trong thời gian 5 phút)
- Câu 1: Khi nhìn vật ở xa, gần tiêu cự của thể thủy tinh của mắt như thế nào ?
- Câu 2: Em có những biện pháp nào bảo vệ mắt trong sinh hoạt, học tập và vui chơi ?
ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA
- Câu 1: Khi nhìn vật ở xa tiêu cự của thể thủy tinh dài, khi nhìn vật ở gần tiêu cự của thể thủy tinh ngắn.
- Câu 2: Em có những biện pháp bảo vệ mắt trong sinh hoạt, học tập và vui chơi là:
+ Giữ gìn môi trường trong lành (không khí, nước, ánh sáng không bị ô nhiễm).
+ Chú ý bổ sung thức ăn giàu vitaminA trong các bữa ăn hàng ngày để tăng cường thị lực cho mắt.
+ Vệ sinh mắt sạch sẽ để phòng tránh các bệnh về mắt.
+ Xắp xếp thời gian học tập hợp lí, kết hợp với nghỉ ngơi.
+ Học ở nơi có đủ ánh sáng, đặt mắt cách trang giấy từ 25cm đến 30cm.
+ Không chơi các trò chơi nguy hiểm tới mắt, không nhìn trực tiếp vào nơi có ánh sáng quá mạnh (Mặt Trời, đèn cao áp, đèn xì, ...).
Hoạt động 7: Hướng dẫn về nhà
GV yêu cầu HS về nhà:
- Học thuộc ghi nhớ, đọc “có thể em chưa biết”.
- Làm bài tập bà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai 48 Mat_12440789.doc