Vận dụng lí luận giá trị sức lao động để chứng minh căn cứ khoa học việc đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của Đảng và trình bày những nội dung chính của đường lối này

Trước cách mạng tháng Tám , sản xuất nông nghiệp của nước ta dựa vào nguồn lao động thủ công là chủ yếu , tập quán canh tác cổ truyền, năng suất lao động thấp, năng suất mùa màng không cao(năng suất chỉ đạt từ 12-13 tạ /ha), tổng sản phẩm không lớn.

Sau khi đất nước thống nhất thì nền nông nghiệp đã và đang được cảI biến rõ rệt . Các hình thức quản lí sản xuất và kinh doanh nông nghiệp mới đã ra đời đang được áp dụng rộng rãi. Những thành tựu của khoa học kĩ thuật đã được ứng dụng phổ biến trong nông nghiệp , từng bước đưa nền nông nghiệp thực hiện hiện đại hoá , cơ khí hoá , cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá. Năng suất lao động và hiệu suất cây trồng được tăng lên rõ rệt, sản lượng lương thực quy thóc năm 1996 đạt trên 29,14 triệu tấn (1980:14,4 triệu tấn); năng suất lúa trung bình năm 1996 đạt 37,8 tạ/ha(1980: 20,8 tạ /ha); bình quân lương thực quy thóc năm 1996 đạt 388kg/người( năm 1985: 304 kg/người). Từ chỗ thiếu ăn triền miên , năm 1988 còn phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo thì nay chúng ta đã vươn lên đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước , có dự trữ và xuất khẩu , góp phần quan trọng vào ổn định đời sống của nhân dân và cải thiện cán cân xuất nhập khẩu .

 

doc9 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1425 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Vận dụng lí luận giá trị sức lao động để chứng minh căn cứ khoa học việc đẩy mạnh Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của Đảng và trình bày những nội dung chính của đường lối này, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài "Vận dụng lí luận giá trị sức lao động để chứng minh căn cứ khoa học việc đẩy mạnh Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn của Đảng và trình bày những nội dung chính của đường lối này ”. lời nói đầu Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá là con đường tất yếu phải tiến hành đối với bất cứ nước nào, nhất là những nước có xuất phát điểm từ nền kinh tế nông nghiệp kém phát triển muốn xây dựng nền kinh tế phát triển hiện đại. Trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn, nông nghiệp nông thôn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, có quan hệ mật thiết với sự phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Hiện nay ở nhiều nước, nhất là các nước đang phát triển, phát triển nông nghiệp nông thôn được coi là vấn đề tất yếu có ý nghĩa chiến lược lâu dài. Đối với Việt Nam một quốc gia lạc hậu, 80% dân số sống ở khu vực nông thôn với một cơ cấu kinh tế độc canh thuần nông, năng suất lao động thấp, nhu cầu việc làm rất bức bách. Đại hội lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định tính đúng đắn đường lối công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta, trong đó đặc biệt coi trọng phát triển nông nghiệp nông thôn. I./ công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Việt Nam 1-/ Cơ cấu kinh tế nông thôn . Trong lịch sử và cho đến nay, cơ cấu kinh tế Việt Nam được tổ chức gắn liền với các ngành nghề và lãnh thổ như sau: - Làng xã thuần nông nghiệp. - Làng nông nghiệp, kiêm thêm nghề phụ. - Làng chuyên các ngành nghề truyền thống, thí dụ như làng gốm sứ, làng dệt, làng thêu ren, làng sơn mài, làng nghề chạm khắc bạc và gỗ, làng luyện đúc kim loại. - Làng nghề mới hình thành (ven đô thị, ven các trục đường giao thông) thí dụ như các làng vận tải, làng xây dựng, làng may mặc, làng làm đồ da dụng cao cấp, làng vật liệu xây dựng, làng chế biến và cung cấp thực phẩm cho các thành phố. - Các cơ sở và doanh nghiệp phi nông nghiệp (trang trại, xí nghiệp phi nông nghiệp ở các thị trấn, thị tứ) thường là quy mô nhỏ, thí dụ như các trạm giấy, trạm sửa chữa cơ khí, ngân hàng huyện, chi nhánh điện, hạt giao thông, bưu điện, trường học, y tế... 2-/ Vai trò của nông nghiệp nông thôn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện công nghiệp hoá. -Bảo đảm nhu câu về lương thực và thực phẩm cho toàn xã hội , tức là bảo đảm nhu cầu về số lượng , chất lượng và cơ cấu bữa ăn cho mọi thành viên của xã hội. Nhu cầu đó thay đổi thường xuyên theo hướng tăng tinh, giảm thô, tăng cao cấp, giảm sơ cấp và ngày càng đa dạng. - Bảo đảm nguyên liệu nông-lâm-hải sản cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Công nghiệp hàng tiêu dùng bao gồm một tổ hợp đa ngành nhằm sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ muôn màu muôn vẻ, mặc, ở, đi lại, học tập, vui chơi, giải trí... Các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ và nhiêu ngành dịch vụ đều phát triển trên cơ sở sử dụng nguyên liệu nông-lâm-hải sản. - Tạo ra nguồn hàng xuất khẩu với khối lượng ngày càng lớn, chủng loại mặt hàng ngày càng đa dạng, chất lượng ngày càng cao, có khả năg cạnh tranh trên thị trường. - Tạo ra tiền đề vững chắc để đẩy mạnh phân công lao động theo ngành và phân công lao động theo lãnh thổ. - Tạo ra nhiều chỗ làm việc mới thu hút lực lượng lao động dư thừa của xã hội , góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế xã hội và chính trị cấp bách hiện nay và trong nhiều thập niên mới. - Phát triển một nền nông-lâm-ngư nghiệp, sinh thái thể hiện xu hướng hiện đại, góp phần đắc lực vào việc giải quyết một cách căn bản và triệt để những vấn đề môi trường cấp bách nhất của nước ta. II -/ thực trạng phát triển công nghiệp hoá-hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Việt Nam Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp đã và đang được tăng cường. Hệ thống thuỷ nông đang từng bước được hoàn chỉnh ở các vùng đồng bằng và một bộ phận ở trung du miền núi , đã bảo đảm cho tưới tiêu chủ động trên 50% diện tích gieo trồng. Bước đầu thực hiện điện khí hoá nông nghiệp(hơn 12% sản lượng đIện trong cả nước dành cho sản xát nông nghiệp). Hoá học hoá trong nông nghiệp cũng được chú trọng phát triển , số lượng phân hoá học và thuốc trừ sâu phục vụ nông nghiệp đã không ngừng tăng lên do tăng cường sản xuất trong nước và nhập khẩu. Mức độ cơ giới hoá nông nghiệp ngày càng tăng. Hệ thống giống cây trồng và vật nuôi mới cho năng xuất cao đã được áp dụng ở nhiều vùng. Nguồn lao động trong nông nghiệp dồi dào( chiếm trên 70% lao động xã hội), tuy nhiên cần nghiên cứu sử dụng hợp lí nguồn lao động này. Yêu cầu tiêu dùng nông phẩm của thị trường trong và ngoài nước đang ngày càng tăng đã tạo ra những điều kiện thuận lợi về chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao khối lượng và chất lượng nông sản , thúc đẩy sự phát triển chuyên môn hoá và đa dạng hoá, đưa nông nghiệp đi lên con đường hiện đại trong cơ chế thị trường. Nền nông nghiệp Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa đuợc thể hiện trong hệ thống sản xuất nông phẩm. Hầu hết các sản phẩm do nông nghiệp nước ta sản xuất ra đều mang có nguồn gốc nhiệt đới: cây lương thực (lúa, ngo, khoai, sắn); cây công nghiệp(cao su, chè, càfê, thuốc lá , dừa, lạc, vừng) ; cây thực phẩm(rau muống, cà , mướp,bầu bí); các vật nuôi(trâu, bò, gà , vịt). Từ một nền nông nghiệp lạc hậu đang xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá, phát triển với tốc độ nhanh, kĩ thuật ngày càng hiện đại, tổng sản phẩm ngày càng lớn, phong phú và đa dạng. Trước cách mạng tháng Tám , sản xuất nông nghiệp của nước ta dựa vào nguồn lao động thủ công là chủ yếu , tập quán canh tác cổ truyền, năng suất lao động thấp, năng suất mùa màng không cao(năng suất chỉ đạt từ 12-13 tạ /ha), tổng sản phẩm không lớn. Sau khi đất nước thống nhất thì nền nông nghiệp đã và đang được cảI biến rõ rệt . Các hình thức quản lí sản xuất và kinh doanh nông nghiệp mới đã ra đời đang được áp dụng rộng rãi. Những thành tựu của khoa học kĩ thuật đã được ứng dụng phổ biến trong nông nghiệp , từng bước đưa nền nông nghiệp thực hiện hiện đại hoá , cơ khí hoá , cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá. Năng suất lao động và hiệu suất cây trồng được tăng lên rõ rệt, sản lượng lương thực quy thóc năm 1996 đạt trên 29,14 triệu tấn (1980:14,4 triệu tấn); năng suất lúa trung bình năm 1996 đạt 37,8 tạ/ha(1980: 20,8 tạ /ha); bình quân lương thực quy thóc năm 1996 đạt 388kg/người( năm 1985: 304 kg/người). Từ chỗ thiếu ăn triền miên , năm 1988 còn phải nhập hơn 45 vạn tấn gạo thì nay chúng ta đã vươn lên đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước , có dự trữ và xuất khẩu , góp phần quan trọng vào ổn định đời sống của nhân dân và cải thiện cán cân xuất nhập khẩu . 3. Cơ cấu ngành trong nông nghiệp đã được thay đổi theo hướng phát triển toàn diện đa dạng hoá sản xuất , xoá bỏ độc canh về lúa, chăn nuôi đang tiến tới cân đối với trồng trọt. Thực hiện phương châm phát triển nông nghiệp toàn diện và đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn làm cho chăn nuôi đã vươn lên trở thành nghành sản xuất chính trong nông nghiệp. Ngành 1955 1976 1985 1990 1994 Tr.trọt Ch.nuôi 84.7 15.3 80.6 19.4 76.6 23.4 75.3 24.7 74.2 25.8 Diện tích cây công nghiệp, bao gồm cả cây ăn quả đã tăng lên trong cơ cấu diện tích các loại cây trồng: Năm 1955 1976 1985 1990 1994 % 4.8 8.0 11.6 16.0 16.9 4. Nền nông nghiệp nước ta đã và đang tạo ra nhiều loại sản phẩm không những thoả mãn yêu cầu tiêu dùng trong nước mà còn đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu chính hiện nay là: Cao su , cà fê, chè , gạo, lạc nhân... Năm 1996 đã xuất khẩu 3 triệu tấn gạo đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo sau Thái Lan(5 triệu tấn). Các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long chiếm 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Năm 1996 sản lượng cao su đạt 146.000 tấn nhưng xuất khẩu tới 121.000 tấn. Cà fê cũng là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Năm 1996 đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu cà fê với 230.000 tấn , tuy nhiên giá trị xuất khẩu chưa tương xứng với lượng xuất khẩu. III-/ Những nội dung chính của đường lối công nghiệp hoá hiện đạI hoa nông nghiệp nông thôn và mục tiêu của đảng : 1-/ Nội dung : - Hình thành mạng lưới dịch vụ, thông tin tư vấn hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn từ tỉnh đến huyện, xã với các hoạt động: tuyên truyền chủ trương chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn. + Cung cấp thông tin thị trường, giá cả cho cơ sở nông nghiệp nông thôn. + Hướng dẫn lựa chọn trang thiết bị, công nghệ phục vụ vấn đề công nghiệp hoá - hiện đại hoá. + Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động. - Tăng cường đầu tư của nông nghiệp cho các chương trình nghiên cứu ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ mới vào phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng hiện đại hoá. - Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển mạng lưới giao thông vận tải, thông tin liên lạc, giáo dục y tế phù hợp với điều kiện sinh thái. - Xây dựng các chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn: + Chính sách về vốn. + Chính sách về thị trường. + Chính sách ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ. + Chính sách tổ chức sản xuất. - Phát triển các làng nghề truyền thống và các làng nghề có liên quan trong vùng. - Các giải pháp về vốn, thủ tục hành chính. thị trường. - Nâng cao trình độ công nghệ: hướng dẫn tư vấn chuyển giao công nghệ mới, nghiên cứu công nghệ phù hợp. - Xây dựng các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung. - Quy hoạch vùng nguyên liệu khai thác. - Hình thành và mở rộng thị trường của công nghiệp nông thôn: đầu vào và đầu ra. - Thúc đẩy sự hình thành và củng cố các quan hệ liên kết với nông nghiệp nông thôn. - Trợ giúp doanh nghiệp công nghiệp nông thôn tạo lập năng lực nội sinh. - Phát triển công nghiệp đô thị hỗ trợ công nghiệp hoá nông thôn. 2-/ Mục tiêu công nghiệp hoá hiện đạI hoá Nông nghiệp nông thôn Việt Nam : - Mục tiêu trước mắt: tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo và giảm các tệ nạn xã hội ở nông thôn hiện nay. - Mục tiêu lâu dài: tạo chuyển dịch cơ cấu một cách tích cực, xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý, tiến bộ, từng bước hiện đại hoá, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh đi lên CNXH. - Cơ cấu kinh tế nông thôn: nông nghiệp 40% (trồng trọt 20%, chăn nuôi 20%) công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 30%, dịch vụ 30%. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn 500 - 600 USD/năm (2010) và 1400 USD/năm (2020). - Tăng cường đầu tư phát triển cơ khí phục vụ các ngành sản xuất, chế biến nông lâm sản, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn. Tỷ lệ cơ giới hoá chung toàn ngành đạt 40 - 50D% (d2005), 60% (2010), 80% (2020). - Đổi mới cơ bản công nghệ lạc hậu, nâng cao các lĩnh vực trọng điểm ngang tầm khu vực và thế giới. Tỷ lệ đổi mới công nghệ hàng năm 10 - 12%. - Tốc độ tăng trưởng của công nghiệp nông thôn đạt 9 - 10%/năm - Lao động dự kiến trong công nghiệp nông thôn đạt 5 triệu (2010), 7-8 triệu người (2020). - Tạo 180.000 - 200.000 việc làm từ tiểu thủ công nghiệp (2020) - Tăng thu nhập ngành tiểu thủ công nghiệp từ 20% lên 70% GDP nông thôn. - Mở rộng thêm 1000 làng nghề mới. - Kim ngạch xuất khẩu từ tiểu thủ công nghiệp đạt (2010) 1 tỷ, 2 tỷ (2020). Kết luận Với tình hình kinh tế của nước ta hiện nay nông nghiệp nông thôn đóng vai trò “chìa khoá” cho công cuộc phát triển toàn diện nông thôn, nó tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, làm tăng năng suất lao động, tạo việc làm tăng thu nhập mở rộng các ngành nghề phi nông nghiệp. Tuy nhiên, quá trình phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam không thể diễn ra một cách suôn sẻ tốt đẹp mà nó gặp phải vô số vấn đề vướng mắc cần tháo gỡ. Nông nghiệp nông thôn Việt Nam vẫn còn trong tình lạc hậu non kém với những thành tựu đã đạt được cùng với việc lộ rõ những khó khăn của quá trình phát triển công nghiệp nông thôn hay chưa có sự phối hợp đồng bộ các bộ phận cơ sở hạ tầng, dịch vụ hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp nông thôn. Trên cơ sở nhận thức rõ vai trò quan trọng của công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, nắm bắt học hỏi kinh nghiệm các nước khu vực và nhận biết những khó khăn thách thức bộc lộ trong quá trình, Đảng và Nhà nước ta đã vạch ra những mục tiêu định hướng cho sự phát triển nông nghiệp nông thôn hướng tới 2010.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKC181.doc
Tài liệu liên quan