Quá trình CNH, HĐH sẽ diễn ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp là
chủ yếu sang công nghiệp và dịch vụ. Trong quá trình đó, các khu công nghiệp, các khu
chế xuất mới, các nhà máy, xí nghiệp mới sẽ ra đời; việc trang bị và trang bị lại kỹ thuật,
công nghệ hiện đại sẽ hình thành nên một đội ngũ công nhân mới đông đảo. Trong quá
trình CNH, HĐH và đô thị hoá, sự chuyển biến cơ cấu giai cấp xã hội từ nông dân trở
thành công nhân sẽ diễn ra một cách nhanh chóng. Cùng với quá trình chuyển hoá từ
nông dân trở thành công nhân, số người từ tầng lớp trí thức gia nhập GCCN cũng tăng
lên. Vì vậy, bên cạnh số lượng công nhân hiện có, số lượng công nhân hiện đại sẽ được
bổ sung vào GCCN. Cơ cấu đội ngũ giai cấp công nhân đa dạng, phong phú, phạm vi
hoạt động của GCCN mở rộng hơn. GCCN có mặt trong mọi ngành kinh tế: công nghiệp,
nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ, bưu chính viễn thông.
trong tất cả các thành phần kinh tế.
109 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2302 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân vào việc xây dựng đội ngũ công nhân Nghệ An trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
triển kinh tế,
văn hoá, phục vụ sự nghiệp giải phóng miền Nam (1973- 1975); khôi phục hậu quả chiến
tranh, vượt qua khó khăn thử thách bước đầu thực hiện công cuộc đổi mới (từ tháng 12
năm 1986).
Đội ngũ công nhân Nghệ An đã phát triển nhanh khi đất nước bước vào thời kỳ đổi
mới và tiến hành sự nghiệp CNH, HĐH. Với quá trình hội nhập quốc tế trong bối cảnh cuộc
cách mạng khoa học khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển mạnh mẽ của cả nước nói
chung và Nghệ An nói riêng sớm có đội ngũ công nhân theo đúng nghĩa của nó. Đó là những
người công nhân ra đời trong nền công nghiệp hiện đại, có tri thức, có tay nghề chuyên môn,
có tác phong làm việc chuyên nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có ý thức cộng đồng,
sống tập trung trong các khu công nghiệp. Điều đó được thể hiện ở chỗ sự tăng lên về số
lượng và chất lượng, là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH, phấn đấu xây dựng
tỉnh Nghệ An thành một tỉnh có công nghiệp hiện đại, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước
mạnh xã hội công bằng dân chủ, văn minh.
Song, nhìn chung vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra khi đội ngũ công nhân Nghệ An
chưa đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ đẩy mạnh CNH- HĐH đất nước. Công nhân lành
nghề, các chuyên gia, cán bộ quản lý giỏi còn thiếu, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao
động, sự hiểu biết về pháp luật... còn nhiều hạn chế. Một số công nhân chưa tha thiết vào
Đảng và tham gia các hoạt động trong các tổ chức chính trị - xã hội...
2.1.1.2. Vai trò của đội ngũ công nhân Nghệ An trong quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá ở Nghệ An
a. Đội ngũ công nhân Nghệ An là lực lượng lãnh đạo trong quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá ở Nghệ An
Với tư cách là giai cấp lãnh đạo thông qua chính Đảng của mình là Đảng Cộng sản
Việt Nam, GCCN Việt Nam đã vạch ra mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, định hướng phát
triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Đội ngũ công nhân Nghệ An là
một bộ phận của GCCN Việt Nam thông qua tập thể lãnh đạo của mình là các cấp uỷ Đảng
cụ thể hóa những mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước vào
tình hình cụ thể ở tỉnh Nghệ An và ở các doanh nghiệp mà họ đang trực tiếp lao động sản
xuất; đề ra những giải pháp thích hợp, sát với thực tiễn nhằm phát huy mọi nguồn lực trên
địa bàn tỉnh. Đội ngũ công nhân Nghệ An cũng thông qua tổ chức Công đoàn tham gia
cùng với các cấp uỷ Đảng tạo điều kiện và môi trường cho các thành phần kinh tế phát
triển; tham gia xây dựng, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chính sách nhằm đẩy mạnh
quá trình CNH, HĐH.
Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới và đẩy mạnh CNH, HĐH do Đảng ta
khởi xướng và lãnh đạo, kinh tế Nghệ An đã có nước phát triển cao, liên tục. Tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân trong 5 năm 2001 – 2005 đạt 10,3%, GDP bình quân đạt 5,59
triệu đồng/người, tăng hơn 2 lần so với năm 2000 [80,tr.12]. Tốc độ tăng trưởng GDP
năm 2007 đạt 10,5% [27,tr.1]. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2008 năm đạt 10,6%
[28,tr.1]. Nghệ An đã xây dựng được cơ sở vật chất đồng bộ để phát triển kinh tế.
Những kết quả quan trọng trên là do sự cố gắng phấn đấu của toàn thể cán bộ và
nhân dân trong tỉnh, trong đó đội ngũ công nhân Nghệ An góp phần rất to lớn thể hiện ở
chỗ: tỷ trọng công ngiệp - xây dựng giai đoạn 2001- 2005 tăng từ 18,6% lên 30,4%
[80,tr.12]. Từ năm 2006 - 2008, công nghiệp duy trì tốc độ tăng trưởng 17,08%/ năm
[28,tr.1]. Điều đó thấy rõ vai trò to lớn của đội ngũ công nhân Nghệ An trong sự nghiệp
phát triển kinh tế của tỉnh.
b. Đội ngũ công nhân Nghệ An là lực lượng sản xuất chủ yếu trong quá trình phát
triển công nghiệp theo hướng hiện đại hoá ở Nghệ An
Để đảm bảo cho thắng lợi của sự nghiệp CNH, HĐH đòi hỏi phải hội đủ nhiều yếu
tố như: đường lối, chính sách phát triển công nghiệp đúng đắn, phù hợp, có vốn, có lao
động... trong các yếu tố ấy, vai trò của đội ngũ công nhân có ý nghĩa then chốt, quyết
định nhất, không ai có thể thay thế họ trong quá trình sản xuất. Đội ngũ công nhân Nghệ
An là lực lượng lao động trực tiếp trong các ngành công nghiệp quan trọng, gồm công
nghiệp quốc doanh trung ương, công nghiệp quốc doanh địa phương, công nghiệp ngoài
quốc doanh và công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nằm trên địa bàn tỉnh mà sự phát
triển của các ngành công nghiệp này có ý nghĩa quyết định tốc độ, tiến trình đi đến thành
công của sự nghiệp CNH, HĐH. Đội ngũ công nhân Nghệ An hiện nay đang nắm giữ
những cơ sở vật chất và các phương tiện, trang thiết bị sản xuất hiện đại; quyết định
phương hướng chủ yếu trong sự phát triển kinh tế của tỉnh. Trong sự nghiệp CNH, HĐH
đất nước, Nghệ An là một trong những nơi diễn ra quá trình đổi mới trang thiết bị với kỹ
thuật hiện đại, đổi mới và chuyển giao công nghệ một cách mạnh mẽ. Bằng khả năng
nhanh nhạy, sáng tạo của mình, với tư cách là lực lượng sản xuất cơ bản, đội ngũ công
nhân Nghệ An trở thành những người đầu tiên trên địa bàn tỉnh lắp đặt, vận hành, điều
khiển, sử dụng máy móc, trang thiết bị hiện đại đó. Họ cũng là người trực tiếp đi đầu
trong việc ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại của thời đại một
cách có hiệu quả vào quá trình sản xuất, là người thực hiện việc chuyển tải khoa học -
công nghệ mới vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động; tạo ra nhiều sản phẩm có
chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng, phong phú của xã hội; tạo ra nguồn thu
nhập và tích luỹ cho đất nước và cho tỉnh Nghệ An. Những vấn đề trên có ý nghĩa quyết
định đến sự phát triển của sản xuất công nghiệp Nghệ An theo hướng HĐH, quyết định
sự nghiệp CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng và góp phần vào sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước nói chung.
c. Đội ngũ công nhân Nghệ An có vai trò to lớn trong việc đẩy mạnh quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở
tỉnh Nghệ An
Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của Nghệ An đã chuyển dịch theo hướng
tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, tỷ trọng công
nghiệp của năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2005, tỷ trọng nông nghiệp giảm từ
44,3% năm 2000 xuống 34,19% năm 2005; tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng từ
18,6% lên 30,4% [80,tr.13]. Năm 2006, trong cơ cấu kinh tế, thì nông nghiệp từ 34,19%
xuống còn 33,09%, công nghiệp - xây dựng từ 30,42% lên 31,09%, dịch vụ từ 35,39%
lên 35,75%. [26,tr.1]. Năm 2007, nông nghiệp từ 33,09% xuống còn 31,03%; công
nghiệp - xây dựng từ 30,42% lên 32,01%, dịch vụ từ 35,75% lên 36,96% [27,tr.1]. Năm
2008, nông nghiệp từ 31,03% xuống còn 28,06%; công nghiệp - xây dựng từ 32,01% lên
34,3%, dịch vụ từ 36,96% lên 37,1% [28,tr.1]. Đội ngũ công nhân Nghệ An là những
người sản xuất và trực tiếp trang bị cho nông nghiệp Nghệ An những tư liệu sản xuất,
máy móc, công cụ, phương tiện và kỹ thuật tiên tiến, cung cấp nguyên vật liệu cho nông
nghiệp.
Đội ngũ công nhân Nghệ An cũng chính là lực lượng thúc đẩy sự giao lưu hàng hoá
giữa công nghiệp và nông nghiệp, thành thị và nông thôn, giải quyết đầu ra cho nông
nghiệp thông qua công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản cho nông
dân. Với vai trò to lớn trong việc phát triển công nghiệp, thông qua đó đội ngũ công nhân
Nghệ An cũng góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và xây dựng
nông thôn mới; hình thành các cụm công nghiệp và dịch vụ; gắn liền với nó là hệ thống kết
cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội như: điện, đường, trường, trạm, thông tin liên lạc, hệ thống
nước sạch góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, mở rộng thành
phần công nhân lao động nông nghiệp, tạo điều kiện để thực hiện quá trình CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Nghệ An.
d. Thông qua mối quan hệ giữa công nghiệp với nông nghiệp và chuyển giao khoa
học kỹ thuật, đội ngũ công nhân Nghệ An đã thắt chặt mối quan hệ với giai cấp nông
dân và đội ngũ trí thức, tạo nên khối liên minh công nhân - nông dân - trí thức là cơ sở
của khối đoàn kết thống nhất chặt chẽ giữa các dân tộc trên địa bàn tỉnh
Thực hiện tốt mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp chính là cơ sở kinh tế
kỹ thuật để tăng cường khối liên minh Công - Nông - Trí. Với sự phát triển mạnh mẽ của
công nghiệp và dịch vụ đã dẫn tới sự phân bố lại dân cư. Nhiều khu công nghiệp mới
được hình thành ở Nghệ An đã thu hút hàng nghìn lao động từ nông thôn, nông dân tham
gia vào sản xuất công nghiệp. Đồng thời cũng đẩy mạnh quá trình phát triển đô thị, làm
cho mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị ngày càng nhích lại gần nhau hơn. Điều đó
làm cho công nhân, nông dân và trí thức có mối quan hệ gần gũi, ảnh hưởng qua lại, gắn
bó với nhau chặt chẽ hơn trên cơ sở có chung lợi ích cơ bản. Khối liên minh Công - Nông
- Trí mà GCCN giữ vai trò lãnh đạo sẽ tạo nền tảng để thực hiện thành công sự nghiệp
CNH, HĐH. Không chỉ liên minh chặt chẽ với nông nhân và trí thức, đội ngũ công nhân
Nghệ An còn là trung tâm đoàn kết, tập hợp các giai cấp và tầng lớp xã hội, các dân tộc
anh em trên địa bàn tỉnh nhằm khơi dậy, phát huy mọi nguồn lực thúc đẩy sự nghiệp
CNH, HĐH nhanh chóng đi đến thắng lợi theo quan điểm Đại hội lần thứ X của Đảng
“Cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [15,tr.121].
e. Đội ngũ công nhân Nghệ An với việc phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội, nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần nhân dân trong tỉnh
Sự lớn mạnh của đội ngũ công nhân Nghệ An gắn liền với xây dựng đường lối
CNH, HĐH tại địa phương trên cơ sở các tiềm năng của tỉnh, đã làm cho tốc độ tăng
trưởng kinh tế của tỉnh dần dần đi vào ổn định, tỷ trọng công nghiệp ngày càng chiếm tỷ
lệ cao và đóng góp vào ngân sách của tỉnh mỗi năm một phát triển. Chính điều đó đã tạo
điều kiện cho Nghệ An có kinh phí để thực hiện tốt các chính sách xã hội, nâng cao đời
sống nhân dân. “Hàng năm toàn tỉnh giải quyết được 122.000 lao động trong tỉnh. Vận
động được 87,7 tỷ đồng cho quỹ vì người nghèo. Tỷ lệ hộ đói nghèo giảm xuống còn
8,0%. Nhà tạm bợ, dột nát đã cơ bản xoá xong ở 16/19 huyện, thành, thị. Tỷ lệ trạm xá xã
phường có bác sĩ đạt 70%. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 41% năm 200 xuống còn
28% năm 2005” [80,tr.18].
Tỷ lệ hộ dùng điện năm 2008 là 98%. Tỷ lệ hộ dùng nước sạch là 87% Các dịch
vụ bưu chính viễn thông được sữa chữa, nâng cấp. Mật độ thuê bao điện thoại tiếp tục
tăng nhanh. 3 tháng đầu năm 2009, thuê bao cố định tăng 6.504 máy, thuê bao di động
tăng 31.547 máy. Đến hết tháng 3/2009 ước đạt chỉ số 41 máy/ 100 dân. Chất lượng phủ
sóng được tăng lên. Dịch vụ Internet phát triển [65,tr.3].
Như vậy, quá trình CNH, HĐH đội ngũ công nhân Nghệ An có vai trò rất to lớn,
họ là lực lượng lãnh đạo, nòng cốt đi đầu quyết định thắng lợi của quá trình CNH, HĐH
trên địa bàn tỉnh. Họ đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, thắt chặt khối liên minh công
nhân - nông dân - trí thức, góp phần nâng cao đời sống xã hội, nâng cao trình độ dân trí
trên địa bàn nhằm tạo môi trường thuận lợi cho quá trình tiến hành sự nghiệp CNH, HĐH
trên địa bàn tỉnh đi đến thắng lợi.
2.1.2. Sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa yêu cầu xây dựng
đội ngũ công nhân Nghệ An lớn mạnh toàn diện
Quá trình CNH, HĐH và sự phát triển của GCCN có mối quan hệ biện chứng với
nhau, tác động lẫn nhau, biểu hiện ở chỗ: CNH, HĐH là điều kiện để GCCN phát triển
lớn mạnh về mọi mặt. Ngược lại, sự phát triển lớn mạnh của GCCN sẽ tác động trở lại
thúc đẩy mạnh mẽ sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. GCCN vừa là sản
phẩm, vừa là chủ thể của quá trình CNH, HĐH đất nước.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã vạch rõ: “Giai cấp vô sản là sản
phẩm của bản thân nền công nghiệp hiện đại” [41,tr.601], GCCN “là đứa con đầu lòng
của nền công nghiệp hiện đại” [42,tr11], công nghiệp đã sinh ra giai cấp công nhân, đồng
thời là cơ sở vật chất thông qua đó GCCN tác động vào quá trình phát triển xã hội như
một lực lượng chủ đạo. Trong lịch sử, GCCN ra đời và phát triển cùng với sự phát triển
của nền đại công nghiệp, mỗi bước tiến của nền đại công nghiệp đòi hỏi sự phát triển
tương ứng về số lượng, chất lượng, hệ thống chính sách pháp luật và các tổ chức chính trị
- xã hội của giai cấp công nhân.
2.1.2.1. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ công
nhân phát triển về số lượng và chất lượng
Đối với nước ta, CNH, HĐH có tầm quan trọng đặc biệt, là bước phát triển tất yếu,
là con đường để đưa nước ta thoát khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước
trên thế giới và khu vực. Mặc dù chúng ta đã giành được những thành tựu to lớn, có ý
nghĩa quan trọng sau hơn 20 năm đổi mới, nhưng đến nay “tốc độ tăng trưởng kinh tế 5
năm qua vẫn thấp hơn so với khả năng và thấp hơn nhiều nước trong khu vực ở thời kỳ đầu
công nghiệp hoá. Quy mô nền kinh tế con nhỏ, thu nhập bình quân đầu người thấp”
[15,tr.163].
Cái thiếu lớn nhất của chúng ta hiện nay vẫn là thiếu một lực lượng sản xuất hiện
đại. Bởi lẽ: “... đặc điểm to lớn nhất của ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước nông
nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội không kinh qua giai đoạn phát triển tư bản
chủ nghĩa” [52,tr.73]. “Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản, từ một
xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất thấp” [12,tr.8].
Ra đời từ một nước có đặc điểm như vậy, GCCN Việt Nam nói chung và đội ngũ
công nhân Nghệ An nói riêng so với GCCN thế giới còn biểu hiện sự hạn chế về nhiều
mặt: nhỏ bé về số lượng, chiếm tỷ lệ thấp trong dân cư cũng như trong lực lượng lao
động xã hội, yếu kém về trình độ khoa học kỹ thuật, về kỷ luật lao động và tác phong
công nghiệp. Những mặt hạn chế, yếu kém đó có nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng
suy cho cùng là do chúng ta chưa có một nền công nghiệp và công nghệ hiện đại. Vì vậy,
để khắc phục tình trạng trên, chúng ta phải tiến hành sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Đồng thời, CNH, HĐH sẽ là điều kiện, tiền đề và yêu cầu để phát triển GCCN về:
a. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ công nhân phát
triển về số lượng
Quá trình CNH, HĐH sẽ diễn ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp là
chủ yếu sang công nghiệp và dịch vụ. Trong quá trình đó, các khu công nghiệp, các khu
chế xuất mới, các nhà máy, xí nghiệp mới sẽ ra đời; việc trang bị và trang bị lại kỹ thuật,
công nghệ hiện đại sẽ hình thành nên một đội ngũ công nhân mới đông đảo. Trong quá
trình CNH, HĐH và đô thị hoá, sự chuyển biến cơ cấu giai cấp xã hội từ nông dân trở
thành công nhân sẽ diễn ra một cách nhanh chóng. Cùng với quá trình chuyển hoá từ
nông dân trở thành công nhân, số người từ tầng lớp trí thức gia nhập GCCN cũng tăng
lên. Vì vậy, bên cạnh số lượng công nhân hiện có, số lượng công nhân hiện đại sẽ được
bổ sung vào GCCN. Cơ cấu đội ngũ giai cấp công nhân đa dạng, phong phú, phạm vi
hoạt động của GCCN mở rộng hơn. GCCN có mặt trong mọi ngành kinh tế: công nghiệp,
nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ, bưu chính viễn thông...
trong tất cả các thành phần kinh tế.
b. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân
Chất lượng GCCN là tổng hợp các yếu tố, thuộc tính cơ bản của GCCN bao gồm
trình độ học vấn, trình độ tay nghề gắn với máy móc hiện đại, kỹ thuật - công nghệ cao;
trình độ và ý thức chính trị, tính tổ chức kỷ luật cao, tính tiên phong, tác phong công
nghiệp, các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội... trong đó trình độ khoa học, kỹ thuật,
công nghệ và chính trị tư tưởng phải đứng hàng đầu trong tiêu chuẩn chất lượng giai cấp và
tính tiên phong của GCCN. Để nâng cao chất lượng GCCN chính là làm cho các yếu tố tạo
nên chất lượng giai cấp được củng cố và phát triển trong những điều kiện mới.
c. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải nâng cao trình độ học vấn và tay
nghề cho đội ngũ công nhân
Sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đặt ra yêu cầu phải có một đội ngũ công nhân kỹ
thuật lành nghề, có trình độ văn hoá, tác phong công nghiệp, có năng lực tiếp thu và sáng
tạo công nghệ mới. Đồng thời CNH, HĐH là môi trường để tuyển chọn và đào tạo nên
đội ngũ công nhân có trình độ học vấn và tay nghề cao. Cùng với sự phát triển của nền
sản xuất công nghệp và công nghệ hiện đại, sẽ từng bước hình thành đội ngũ người lao
động có tri thức, kỹ thuật hiện đại. Trình độ hiện đại của máy móc, kỹ thuật công nghệ
trong sản xuất công nghiệp gắn liền với sự phát triển về chất lượng của GCCN. Công
nhân là người trực tiếp sử dụng máy móc, áp dụng công nghệ hiện đại, do đó cần phải có
trình độ văn hoá, trình độ tay nghề cao. Trình độ phát triển của sản xuất công nghiệp, kỹ
thuật công nghệ hiện đại vừa tác động vừa là sự phản ánh trình độ phát triển về văn hoá,
khoa học kỹ thuật, tay nghề, tác phong công nghiệp của giai cấp công nhân.
Tuy nhiên, bên cạnh một bộ phận công nhân đã thích ứng với cơ chế, khắc phục
khó khăn để học tập, rèn luyện, nâng cao kiến thức, tay nghề, nắm bắt công nghệ mới,
được tri thức hoá, có thể đảm nhận và điều hành các dây chuyền sản xuất công nghệ tự
động ở một số ngành công nghiệp hiện đại góp phần đưa môt số ngành nghề trở thành
mũi nhọn trong kinh tế, thì bên cạnh đó, còn khá nhiều công nhân vẫn bị hạn chế về trình
độ học vấn và trình độ tay nghề, chưa đáp ứng được tốt yêu cầu của sự nghiệp CNH,
HĐH và chuyển giao công nghệ trong giai đoạn sắp tới.
Chính vì vậy, trong tiến trình CNH, HĐH đất nước, cần phải đào tạo một đội ngũ
công nhân có trình độ học vấn và trình độ tay nghề cao để họ có thể làm chủ được các kỹ
thuật và công nghệ sản xuất hiện đại. Đây là một yêu cầu bức xúc, khách quan và là một
trong những yêu cầu quan trọng nhất của sự nghiệp CNH, HĐH ở Nghệ An hiện nay.
d. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải bồi dưỡng, giáo dục trình
độ ý thức chính trị, tính tổ chức kỷ luật, tính tiên phong, tác phong công nghiệp cho đội
ngũ công nhân
GCCN Việt Nam nói chung và đội ngũ công nhân Nghệ An nói riêng ra đời trong
một nền sản xuất nhỏ, dó đó còn những nhược điểm của người sản xuất tiểu nông như: ý
thức tổ chức kỷ luật kém; thiếu tác phong công nghiệp; tính tự do, tuỳ tiện; tính liên kết
cộng đồng còn rời rạc... Để khắc phục tình trạng trên cần đẩy mạnh CNH, HĐH. Bởi vì,
trong nền sản xuất công nghiệp hiện đại, tính chất xã hội hoá của lao động ngày càng cao
sẽ rèn luyện cho người công nhân phải đảm bảo tính chính xác trong lao động từ thời
gian cho đến các thao tác kỹ thuật, đảm bảo tính chính xác của sản phẩm, sự liên kết từ
khâu này đến khâu kia, từ người này sang người khác một cách nhịp nhàng. Điều đó sẽ
từng bước làm cho người công nhân mất dần những hoạt động tự do, tuỳ tiện, phân tán,
tản mạn; hình thành dần tính liên kết chặt chẽ với nhau, tuân theo những quy định chung
của tập thể, tuân theo những yêu cầu về quy trình, quy cách kỹ thuật của sản phẩm làm
ra, tạo cho người công nhân có ý thức cộng đồng cao, chặt chẽ, có ý thức tổ chức kỷ luật,
từ đó tạo nên sức mạnh cho GCCN - sức mạnh của tinh thần đoàn kết, của tính kỷ luật tự
giác cao, của tổ chức chặt chẽ, đảm bảo cho GCCN phát huy vai trò tiên phong của mình
trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Tóm lại, CNH, HĐH là điều kiện để nâng cao trình độ học vấn, trình độ tay nghề,
nâng cao tính tổ chức kỷ luật, tự giác, tác phong công nghiệp, tinh thần đoàn kết cho
GCCN. Quá trình CNH, HĐH tạo môi trường tốt nhất để GCCN nhận thức và rèn luyện ý
thức giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị vững vàng và đó cũng là yêu cầu của sự nghiệp
CNH, HĐH.
2.1.2.2. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải xây dựng các tổ chức chính
trị - xã hội của giai cấp công nhân vững mạnh
Trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, các tổ chức chính trị - xã hội của GCCN đã
phát huy được vai trò trong việc xây dựng GCCN lớn mạnh. Tuy nhiên, “Đảng có chú
trọng xây dựng giai cấp công nhân; nhưng quan tâm chưa đầy đủ, chưa ngang tầm với vị
trí, vai trò của giai cấp công nhân trong thời kỳ mới. Nhà nước ban hành nhiều chính sách,
pháp luật xây dựng giai cấp công nhân, nhưng những chính sách, pháp luật này vẫn còn
nhiều hạn chế, bất cập. Công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác có nhiều đóng góp
tích cực vào việc xây dựng giai cấp công nhân; nhưng hiệu quả chưa cao, còn nhiều yếu
kém” [16,tr.46]. Trước tình hình đó, để xây dựng GCCN vững mạnh, đáp ứng sự nghiệp
CNH, HĐH đòi hỏi phải phát huy mạnh mẽ vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý
của Nhà nước, phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
chính trị - xã hội khác trong xây dựng GCCN. Đặc biệt đối với tổ chức Công đoàn, khi
Việt Nam gia nhập WTO đang đặt ra nhiều vấn đề đối với Công đoàn phải quan tâm giải
quyết. Do vậy, đòi hỏi Công đoàn phải đổi mới nội dung, phương thức tổ chức hoạt động
cho phù hợp với thực tế và đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của công nhân.
2.1.2.3. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải xây dựng và thực hiện
nghiêm hệ thống chính sách, pháp luật đối với đội ngũ công nhân một cách khoa học
và đồng bộ
Luật pháp và các chính sách kinh tế - xã hội do Nhà nước ban hành và tổ chức thực
hiện có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng, bồi dưỡng, phát huy vai trò của GCCN
về số lượng và chất lượng, đảm bảo duy trì đời sống công nhân, gắn bó công nhân với
doanh nghiệp, phát huy tính năng động, tự chủ của công nhân. Vì vậy, xây dựng GCCN
cần phải chú trọng đến hoạch định và thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội, chú trọng
đến vai trò của Nhà nước. Do đó, lãnh đạo xây dựng GCCN đòi hỏi Đảng không những
thông qua hệ thống các cấp bộ Đảng mà còn cần thông qua hoạt động của các cấp chính
quyền, nhất là việc thực hiện các chính sách có liên quan đến GCCN.
2.2. Thực trạng và xu hướng biến động giai cấp công nhân Nghệ An trong tiến trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá
2.2.1. Thực trạng giai cấp công nhân Nghệ An trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá
2.2.1.1. Thực trạng về số lượng và cơ cấu
a. Thực trạng về số lượng
Bước vào thời kỳ đổi mới, Nghệ An là một tỉnh nghèo, công nghiệp kém phát
triển, cơ sở hạ tầng lạc hậu, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông - lâm nghiệp, thu nhập bình
quân đầu người thấp hơn thu nhập bình quân cả nước. Lực lượng công nhân năm 1990,
có 190.000 người, trong đó công nhân trực tiếp sản xuất trong các nhà máy, nông, lâm
trường là 126.000 người, trong số này có tới 53.609 người làm việc trong các cơ sở sản
xuất kinh doanh của trung ương trên địa bàn tỉnh. Số còn lại làm việc trong các cơ sở sản
xuất kinh doanh do tỉnh, huyện quản lý.
Tuy nhiên, thực hiện quyết định 176/HĐBT năm 1991 Nghệ An tiến hành sắp xếp
lại 53 doanh nghiệp và có 41.264 công nhân lao động rời khỏi dây chuyền sản xuất dưới
các hình thức nghỉ theo chế độ “176”, về hưu và nghỉ mất sức. Sự giảm sút trên diễn ra
trên tất cả các ngành, song nhiều nhất là trong khối doanh nghiệp do huyện quản lý.
Sau khi thực hiện quyết định 176/HĐBT, Nghệ An cũng như cả nước tiếp tục thực
hiện Nghị định 388 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp Nhà nước. Sau gần 3 năm
thực hiện (1992 - 1995), Nghệ An có 179/353 doanh nghiệp phải giải thể hoặc chuyển
thể, gần 30.000 công nhân tiếp tục rời khỏi doanh nghiệp.
Trong 10 trở lại đây, đội ngũ công nhân Nghệ An có nhiều biến động, nhưng đã có
bước phát triển mạnh, theo chiều hướng tích cực. Cụ thể là năm 1998 có 109.107 người;
1999 có 109.216 người; 2000 có 109.747 người; 2001 có 109.747 người; 2000 có
109.747 người; 2001 có 92.933 người; 2002 có 100.868 người; 2003 có 104.631 người;
2006 có 121.654 người; 2007 có 145.393 người; 2008 có 152.107 người [31,tr.35]. Trong
sự phát triển đội ngũ công nhân Nghệ An nói chung, thì công nhân sản xuất công nghiệp
chế biến phát triển nhanh nhất. Tiếp đến là công nhân ngành xây dựng, vận tải, thông tin
bưu điện
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 2629 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp
Nhà nước là 106 doanh nghiệp (4,3%); doanh nghiệp ngoài Nhà nước là 2517 (95,74%)
doanh nghiệp ; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 6 (0,23%) doanh nghiệp
[31,tr.12]. Nhìn chung, số lượng công nhân tăng cao nhất là khu vực kinh tế ngoài nhà
nước. Năm 2000 số công nhân trong các doanh nghiệp kinh tế Nhà nước (cả quốc doanh
trung ương và quốc doanh địa phương) chiếm 31,45%, ngoài quốc doanh là 68,21%, kinh
tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 0,36%. Đến năm 2008, số công nhân trong các doanh
nghiệp kinh tế Nhà nước (cả quốc doanh trung ương và quốc doanh địa phương) chiếm
23,5%, ngoài quốc doanh là 74,9%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 1,6%
[31,tr.32]. Tóm lại, quá trình CNH, HĐH đã tạo ra động lực để đội ngũ công nhân Nghệ
An tăng nhanh về số lượng và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đẩy mạnh sản xuất,
thúc đẩy sự phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 74_8984.pdf