Văn hóa doanh nghiệp của công ty cổ phần chứng khoán Biển Việt

LỜI NÓI ĐẦU: 1

PHẦN HAI: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 2

II.1-Văn hóa là gì? 2

II.2- Văn hóa doanh nghiệp là gì? 2

PHẦN BA: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN BIỂN VIỆT. 4

III.1- Giới thiệu chung về công ty: 4

III.2- Các cấp độ văn hóa trong văn hóa doanh nghiệp của công ty: 5

III.2.1- CÁC QUÁ TRÌNH VÀ NHỮNG CẤU TRÚC HỮU HÌNH CỦA DOANH NGHIỆP: 5

III.2.2-CÁC CẤP THỨ HAI: NHỮNG GIÁ TRỊ ĐƯỢC TUYÊN BỐ-CHIA SẺ: 8

III.2.3-CẤP ĐỘ THỨ BA: NHỮNG QUAN NIỆM CHUNG VÀ GIÁ TRỊ CỐT LÕI: 10

PHẦN THỨ TƯ: TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TỚI HOẠT ĐỘNG KINH KINH DOANH CỦA CÔNG TY. 12

1-Văn hóa doanh nghiệp đã tạo nên lực hướng tâm chung cho toàn doanh nghiệp: 12

2-Văn hóa doanh nghiệp khích lệ quá trình đổi mới và sáng chế: 12

KẾT THÚC VẤN ĐỀ: 14

 

doc15 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1368 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn hóa doanh nghiệp của công ty cổ phần chứng khoán Biển Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU: Một quốc gia không thể tồn tại và phát triển nếu không bảo tồn, gìn giữ được nền văn hóa truyền thống của mình. Một gia đình sẽ không thể đầm ấm sum vầy và đóng góp tích cực cho xã hội nếu không có gia phong, gia giáo. Cũng như vậy một doanh nghiệp sẽ không thể có một sự nghiệp lâu dài, bền vững nếu không có một nền văn hóa đặc thù hoặc tệ hơn, môi trường văn hóa của doanh nghiệp lại là một bầu không khí căng thẳng ức chế hoặc đầy rẫy bất công. Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ những giá trị tinh thần mà doanh nghiệp tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của các thành viên cũng như sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp gắn với đặc điểm từng dân tộc, trong từng giai đoạn phát triển cho đến từng doanh nhân, từng người lao động, do đó, rất phong phú và đa dạng. Song văn hóa doanh nghiệp cũng không phải là vô hình, khó nhận biết mà rất hữu hình , thể hiện rõ một cách vật chất, chẵng những trong hành vi kinh doanh giao tiếp của công nhân, cán bộ trong doanh nghiệp, mà cả trong hàng hóa dịch vụ vủa doanh nghiệp, từ mẫu mã kiểu dáng đến nội dung và chất lượng . Văn hóa doanh nghiệp là cơ sở cho toàn bộ các chủ trương, biện pháp cụ thể trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chi phối kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, có thể nói rằng thành công hay thất bại của doanh nghiệp đều gắn với việc có hay không có văn hóa doanh nghiệp. Ở Việt Nam, Văn hóa doanh nghiệp được hình thành là một phần quan trọng của văn hóa Việt Nam được lưu truyền và bồi đắp từ thế hệ này sang thế hệ khác mà chúng ta cần giữ gìn và bồi đắp tiếp trong giai đoạn công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Văn hóa doanh nghiệp nước ta cần tiếp thu những nhân tố văn hóa kinh doanh hình thành qua nhiều năm của nền kinh tế hàng hóa trên thế giới, đồng thời tiếp thu và phát huy văn hóa trong kinh doanh của cha ông , vận dụng phù hợp với đặc điểm xã hội ngày nay, đó là sự hiện đại hóa truyền thống đi đôi với sự truyền thống hóa hiện đại. Chỉ có như vậy mới kết hợp được tốt truyền thống và hiện đại, đó là sự kết hợp có chọn lọc và nâng cao, từng bước hình thành Văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc Việt Nam. PHẦN HAI: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ‘‘Tôi không muốn ngôi nhà của mình bị vây kín giữa những bức tường và những khung cửa sổ luôn bị bịt chặt, tôi muốn văn hóa của miền đất tự do thổi vào ngôi nhà đó. Nhưng tôi sẽ không bị cuốn đi bởi bất kì ngọn gió nào’’ – Mahatma Gandhi. II.1-Văn hóa là gì? Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa. Theo E.Heriôt thì ‘‘Cái gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi – cái đó là văn hóa ,,. Còn UNESCO lại có một định nghĩa khác về văn hóa: ‘‘Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và của mỗi cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như diễn ra trong hiệ tại, qua bao nhiêu thế kirnos đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống và dựa vào đó từng đan tộc khẳng định bản sắc riêng của mình,,. II.2- Văn hóa doanh nghiệp là gì? Trong một xã hội rộng lớn, mỗi doanh nghiệp được coi là một xã hội thu nhỏ. Xã hội lớn có nền văn hóa lớn, xã hội nhỏ(doanh nghiệp) cũng cần xây dựng cho mình một nền văn hóa riêng biệt. Nền văn hóa ấy chịu ảnh hưởng và đồng thời cũng là một bộ phận cấu thành nên nền văn hóa lớn. Như Edgar Schein, một nhà quản trị nổi tiếng người mỹ đã nói: ‘‘Văn hóa doanh nghiệp (corporate culte) gắn với văn hóa xã hội, là một bước tiến của văn hóa xã hội. Văn hóa doanh nghiệp đòi hỏi vừa chú ý tới năng suất và hiệu quả sản xuất, vừa chú ý đến quan hệ chủ thợ, quan hệ giữa người với người. Nói rộng ra, nếu toàn bộ nền sản xuất ấy đều được xây dụng trên một nền văn hóa doanh nghiệp có trình độ cao, nền sản xuất sẽ vừa mang bản sắc dân tộc vừa thích ứng với thời đại hiện nay’’. Có rất nhiều khái niệm về văn hóa doanh nghiệp dựa trên những quan điểm khác nhau với nhưng cách lý giải rất riêng của từng quan điểm, nhưng khái quát lại chúng ta có thể hiểu một cách chung về văn hóa doanh nghiệp : ‘‘Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ những nhân tố văn hóa được doanh nghiệp chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu tượng trong hoạt động kinh doanh, tạo nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp đó”. PHẦN BA: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN BIỂN VIỆT. III.1- Giới thiệu chung về công ty: Tên công ty: Công ty cổ phần chứng khoán Biển Việt. Tên giao dịch và viết tắt : CBV. Giấy phép hoạt động số 43/UBCK-GPHDKD do chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà Nước cấp ngày 28 tháng 12 năm 2006. Đăng ký kinh doanh số 0103015053 do sở Kế Hoạch Đầu Tư Hà Nội cấp ngày 18 tháng 12 năm 2006. Trụ sở: 19 Nhà Thờ, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam. Call-center:(+84 4) 9306336. Website: WWW.CBV.VN Tổng giám đốc: Tạ Thị Ngọc Mỹ. Phó tổng giám đốc thường trực: Vũ Đức Nghĩa. Tự hào là thành viên Việt Nam đầu tiên của Hiệp Hội Kinh Doanh Chứng Khoán Quốc Tế ISITC-IOA. Tự hào là công ty chứng khoán đầu tiên được chứng nhận có hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000. III.2- Các cấp độ văn hóa trong văn hóa doanh nghiệp của công ty: III.2.1- CÁC QUÁ TRÌNH VÀ NHỮNG CẤU TRÚC HỮU HÌNH CỦA DOANH NGHIỆP: Là một trong những công ty hoạt động trong một lĩnh vực còn rất mới ở Việt Nam, đó là lĩnh vực chứng khoán và tài chính khi nền kinh tế nước nhà mở cửa hội nhập với kinh tế quốc tế. Có thể nói CBV đã đi từng bước vững chắc và dần khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường bằng chính đôi chân và đường lối kinh doanh đúng đắn. Slogan: ‘‘Thành công của bạn,niềm đam mê của chúng tôi”. Câu slogan đã thể hiện rất rõ quan điểm trong hoạt động kinh doanh của công ty đó là : CBV luôn hướng tới khách hàng, gắn chặt sự thành công và lợi nhuận của khách hàng với sự phát triển của công ty. Trong một thị trường nóng bỏng và vô vàn cơ hội cũng như rủi ro với khách hàng, CBV luôn xem đây là dịp để khẳng định khả năng cung cấp các dịch vụ có giá trị nhất cho khách hàng của mình. Khách hàng đến với CBV để nhận được sự phục vụ tận tâm, chính xác được tư vấn để hạn chế rủi ro và gặt hái lợi nhuận tối đa. ‘‘ Chúng tôi muốn trở thành người bạn đồng hành của mỗi khách hàng không phải chỉ trong những thời điểm thuận lợi mà trong cả những lúc khó khăn nhất của thị trường Chứng khoán”. CBV luôn trân trọng giá trị chân thực – tài sản quí giá nhất của công ty, đó là con người. Công ty luôn không ngừng tìm kiếm và kết nạp những thành viên xuất sắc vào hàng ngũ của mình, cung cấp cho họ đầy đủ công cụ và tạo điều kiện làm việc, học tập chuyên nghiệp. CBV cũng như mỗi thành viên luôn tâm niệm sẽ có trách nhiệm xây dựng công ty để CBV ngày càng lớn mạnh, uy tín hơn. Website của công ty: WWW.CBV.VN, có trụ sở ở Hà Nội và chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. CBV tập trung kinh doanh các dịch vụ như: Môi giới chứng khoán. Tư vấn các thông tin phân tích. Lưu kí chứng khoán. Cầm cố chứng khoán. Repo chứng khoán. Ứng trước tiền bán. Ủy thác đấu giá. Tư vấn đầu tư chứng khoán. Tư vấn cổ phần hóa, niêm yết và thay đổi cơ cấu doanh nghiệp. Tư vấn tài chính doanh nghiệp. VĂN HÓA ỨNG XỬ CỦA CÁC CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN VÀ LÃNH ĐẠO: Khi tiếp xúc với mỗi nhân viên CBV, khách hàng dễ dàng cảm nhận được một sự nhiệt tình, một phong cách phục vụ chuyên nghiệp mà nền tảng là một hệ thống kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực mà khách hàng và nhà đầu tư tìm kiếm. Uy tín là nền tảng của mọi mối quan hệ, giao thương và là nền tảng của sự phát triển. Xây dựng cơ sở lòng tin và nâng cao uy tín của công ty phụ thuộc vào hành động cả từng cá nhân và toàn thể công ty. Văn hóa của CBV là văn hóa lãnh đạo. Cách thức CBV xây dựng văn hóa lãnh đạo là tạo dựng một môi trường làm việc mà trong đó các nhà quản lý là những nhà lãnh đạo có khả năng truyền nhiệt tới nhân viên của họ, làm việc hăng say và nhiệt huyết cùng nhau đem lại những kết quả phi thường vượt bậc. Với phương châm: Hướng thị trường: hiểu và thấy trước được nhu cầu khách hàng là yếu tố sống còn trong chiến lược phát triển của CBV. Phải luôn sẵn sàng trước mọi nhu cầu có thể có cầu khách hàng vào bất kì khi nào và bất cứ nơi đâu. Không bao giờ CBV tung ra sản phẩm mới trên thị trường mà chưa có đủ thông tin về ý kiến khách hàng về sản phẩm mới. Truyền tải nhiệt huyết: để có thể khuấy động sự cống hiến và sự nhiệt tình của người khác, các nhà lãnh đạo CBV phải là những người mang nhiệt huyết hiếm có. Tất cả chúng tôi đều có thể thể hiện một sự nhiệt tình và hăng say quá khích vì công việc, vì công ty và vì sự nghiệp của bản thân . Ngọn lửa trong tim của chúng tôi sẽ khích động lòng nhiệt tình của người khác. Xây dựng văn hóa công ty: tất cả những gì chúng tôi đang làm và sẽ nói tới chính là văn hóa CBV, văn hóa lãnh đạo. Một văn hóa mà: +Luôn hướng tới khách hàng. +Luôn có khát vọng cống hiến cho công ty. +Cùng chia sẻ lợi nhuận và là những đối tác không thể thiếu trong công ty. +Luôn truyền bá và phổ biến những ý tưởng hay nhất vào công ty. III.2.2-CÁC CẤP THỨ HAI: NHỮNG GIÁ TRỊ ĐƯỢC TUYÊN BỐ-CHIA SẺ: Có thể nói rằng CBV luôn quan tâm đến việc xây dựng cho mình một phong cách văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc riêng nhưng vẫn giữ gìn cho mình một bản sắc dân tộc đã có từ lâu. Từ đội ngũ lãnh đạo đến nhân viên của CBV luôn làm việc với tất cả trách nhiệm của mình với doanh nghiệp. Với sự tôn trọng năng lực từng cá nhân và ý thức tập thể, có thể nói CBV mong muốn đảm đương vụ dẫn đường chỉ lối cho các bạn hàng của mình cũng như cá nhà đầu tư vào thị trường tài chính tuân thủ theo một tiêu chí hoạt động : 1-Tuân thủ theo qui tắc chuẩn mực đạo đức cao nhất. 2-Tuân thủ theo mọi luật lệ, nội qui của bộ và của ngành, cơ quan chủ quản ban hành ra. 3-Nghiêm chỉnh chấp hành mọi nội qui của công ty. 4-Chính sách tài chính minh bạch với mọi khách hàng và cổ đông. 5-Ghi nhận và giải quyết mọi vướng mắt , khiếu nại của khách hàng một cách nhanh chóng. 6-Phục vụ khác hàng một cách tận tâm, chuyên nghiệp nhằm đem lại sản phẩm dịch vụ tối ưu cho khách hàng. Công ty cổ phần chứng khoán Biển Việt đã và đang xây dựng, áp dụng, duy trì và thường xuyên cải tiến hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng với phương châm: ‘‘Thỏa mãn yêu cầu của khách hàng, tuân thủ pháp luật là trách nhiệm và phong cách chuyên nghiệp của mỗi thành viên trong công ty. CBV hiểu rằng đó chính là sự tồn tại và phát triển bền vững của công ty’’. Chuẩn mực đạo đức kinh doanh của CBV được dựa trên nguyên tắc chính của công ty : khách hàng làm trọng tâm. Đề cao vai trò của từng cá nhân và từng tập thể , đề cao tinh thần trách nhiệm và tính trung thực. Các quy tắc về chuẩn mực đạo đức về đạo đức kinh doanh trong công ty luôn được thông qua bởi Ủy ban thiết lập chính sách của công ty. Tại CBV áp dụng và phát triển hệ thống kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo rằng mọi quy định, luwtj lệ của nhàng đều được tuân thủ chặt chẽ. Các hành vi sai trái sai phạm đề bị kỉ luật thích đáng và luôn có chế độ thưởng cho những cá nhân xuất sắc trong lao động và thi đua: a,Báo cáo tài chính minh bạch. b,Kiểm soát rủi ro. c,Đảm bảo tính bảo mật của khách hàng. Quan trọng hơn cả, chính việc tôn trọng khách hàng là yếu tố tối quan trọng trong việc gây dựng và duy trì lòng tin của khách hàng. Để đạt được điều này cán bộ nhân viên CBV luôn: -Suy nghĩ độc lập. -Phân tích sáng tạo. -Giao tiếp hiệu quả với khách hàng. -Không ngừng tiếp thu ý kiến đóng góp của khách hàng. -duy trì độ tin cậy với khách hàng. III.2.3-CẤP ĐỘ THỨ BA: NHỮNG QUAN NIỆM CHUNG VÀ GIÁ TRỊ CỐT LÕI: 1-Khách hàng định hướng cho các hoạt động của chúng tôi: Khách hàng là Ông Chủ duy nhất của chúng tôi. Mục tiêu hàng đầu của chúng tôi là đem lại các giá trị tối ưu nhất cho khách hàng của mình. Thành công cuối cùng của chúng tôi là sự hài lòng của khách hàng. Chúng tôi đồng thời đưa ra các giải pháp giúp khách hàng đạt được mục tiêu của mình một cách nhanh chóng, dễ dàng và hiệu quả nhất. 2-Sự đổi mới của chúng tôi hình thành tương lai: Chúng tôi luôn đưa ra những ý tưởng mới trong công việc, đổi mới sản phẩm và dịch vụ để đem lại lợi ích cho khách hàng. Chúng tôi khuyến khích sự thử nghiệm và trí tưởng tượng. Sự sẵn sàng và ý chí sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm đã giúp chúng tôi xây dựng một môi trường làm việc mà trong đó các ý tưởng sáng tạo triển vọng luôn được biến thành các giải pháp hữu hiệu. Chúng tôi đồng thời cũng luôn khuyến khích và lắng nghe các ý kiến của mọi khách hàng và thành viên. 3-Lãnh đạo xuất sắc đem lại kết quả tối ưu: Chúng tôi coi năng lực lãnh đạo của các nhà quản ký trong công ty là tài sản quí giá nhất của công ty. Xây dựng và kiên tục phát triển một môi trường và văn hóa để nâng cao năng lực lãnh đạo của các nhà quản lý trở thành những nhà lãnh đạo xuất sắc là trọng tâm của CBV. Các nhà quản lý của chúng tôi đặt ra các mục tiêu rõ ràng, và tham vọng. Chúng tôi luôn nỗ lực để vượt qua chính bản thân mình. Lãnh đạo và quản lý của CBV dựa trên nền tảng của sự nguyên tắc và sự tin tưởng. Chúng tôi luôn đưa ra ý tưởng dám nghĩ dám làm khi cần thiết. 4-Học hỏi không ngừng là chìa khóa dẫn tới thành công: Chúng tôi luôn tự so sánh mình với những công ty hàng đầu thế giới. Mỗi cá nhân chúng tôi luôn cố gắng học hỏi không ngừng nghỉ. Chúng tôi luôn hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp và luôn học hỏi từ những sai lầm của bản thân. Chúng tôi luôn nhanh nhạy trong việc phát hiện tìm tòi ra những cơ hội mới và tự tìm ra giải pháp. Chúng tôi xây dựng một mạng lưới kiến thức toàn cầu mà trong đó mọi các nhân có thể ‘‘Cho và Nhận’’. PHẦN THỨ TƯ: TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TỚI HOẠT ĐỘNG KINH KINH DOANH CỦA CÔNG TY. Có thể nói Công ty cổ phần chứng khoán Biển Việt(CBV) đã nhận thấy rất rõ văn hóa doanh nghiệp có vị trí và vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp mình. Chính việc đã chú trọng trong việc xây dựng cho mình một nền văn hóa doanh nghiệp riêng biệt đã có tác động rất lớn cho quá trình hoạt động kinh doanh cua CBV cụ thể như: 1-Văn hóa doanh nghiệp đã tạo nên lực hướng tâm chung cho toàn doanh nghiệp: Điều này được thể hiện rất rõ trong phong cách làm việc của từng cán bộ công nhân và đội ngũ lãnh đạo của CBV đó chính là sự nhiệt tình trong công việc, mỗi cá nhân tự thấy được trách nhiệm của mình đối với doanh nghiệp . Và cũng chính do vậy mà doanh nghiệp đã thu hút được nguồn nhân lực có chất lương tốt , thu hút được nhiều nhân tài. Tất cả mọi thành viên của CBV luôn luôn cố gắng hoàn thành công việc vì sự phát triển và lớn mạnh của công ty. 2-Văn hóa doanh nghiệp khích lệ quá trình đổi mới và sáng chế: Chúng ta có thể nhận thấy một điều là CBV luôn khuyến khích sự sáng tạo và đưa ra những ý tưởng mới trong công việc với phương châm ‘‘ sự đổi mới hình thành tương lai’’ đã kích thích niềm đam mê công việc cua cá nhân đưa ra những giải pháp mới cho công việc. Coi trọng cá nhân và phát triển khả năng cua cá nhân đã giúp cho công ty có nhiều giải pháp hay và kịp thời trong hoàn cảnh Việt Nam gia nhập Kinh tế Quốc tế, đặc biết là trong lĩnh vực mà rất mới đối với chung ta đó là lĩnh vực chứng khoán. “Trở ngại là những thứ ghê gớm sẽ xuất hiện khi mắt bạn rời khỏi mục đích” - Henry Ford “Hầu hết mọi người đều chấp nhận thua cuộc ngay khi họ sắp thành công. Họ dừng lại ngay trước vạch đích, cách chiến thắng chỉ một bàn chân” - H. Ross Perot KẾT THÚC VẤN ĐỀ: Văn hóa doanh nghiệp là sự tổng hòa của quan niệm giá trị, tiêu chuẩn đạo đức, triết lý kinh doanh, quy phạm hành vi, ý tưởng kinh doanh, phương thức quản lý và quy tắc chế độ được toàn thể thành viên trong doanh nghiệp chấp nhận, tuân theo. Văn hóa doanh nghiệp lấy việc phát triển toàn diện con người làm mục tiêu cuối cùng. Cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp là tinh thần doanh nghiệp và quan điểm giá trị của doanh nghiệp. Trong quá trình phát triển, mỗi doanh nghiệp đều nỗ lực xây dựng một hệ thống quan điểm giá trị để công nhân viên chức chấp nhận, tạo ra sự hài hòa trong nội bộ doanh nghiệp, một không khí văn hóa tích cực để phát huy thế mạnh văn hóa của tập thể, tăng cường nội lực và sức mạnh của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là một giai đoạn phát triển của tư tưởng quản lý doanh nghiệp hiện đại, thể hiện sự chuyển dịch chiến lược phát triển kỹ thuật nhằm tạo nên những sản phẩm hàm chứa hàm lượng văn hóa cao. Bởi thế, có thể coi văn hóa doanh nghiệp là yếu tố tối quan trọng của thực tiễn doanh nghiệp đương đại. Tuy nhiên, trong xã hội tri thức ngày nay, những mặt hạn chế dần được khắc phục bởi trình độ giáo dục của mọi người ngày càng được nâng cao, quan điểm về giá trị cũng có những chuyển biến quan trọng. Cùng với sự thay đổi nhanh chóng của kinh tế thế giới, nhất là khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO, quản lý kinh doanh doanh nghiệp cần phải được tổ chức lại trên các phương diện và giải quyết hài hòa các mối quan hệ: quan hệ thiên nhiên với con người, quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với cộng đồng, giữa dân tộc và nhân loại Ngày nay, doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội mới. Toàn cầu hóa kinh tế đòi hỏi việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp phải có những bước tính khôn ngoan, lựa chọn sáng suốt. Không thể để xảy ra tình trạng quốc tế hóa văn hóa doanh nghiệp, mà phải trên cơ sở văn hóa Việt Nam để thu hút lấy tinh hoa của nhân loại, sáng tạo ra văn hóa doanh nghiệp tiên tiến nhưng phù hợp với tình hình và bản sắc văn hóa Việt Nam. LỜI NÓI ĐẦU: 1 PHẦN HAI: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 2 II.1-Văn hóa là gì? 2 II.2- Văn hóa doanh nghiệp là gì? 2 PHẦN BA: VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN BIỂN VIỆT. 4 III.1- Giới thiệu chung về công ty: 4 III.2- Các cấp độ văn hóa trong văn hóa doanh nghiệp của công ty: 5 III.2.1- CÁC QUÁ TRÌNH VÀ NHỮNG CẤU TRÚC HỮU HÌNH CỦA DOANH NGHIỆP: 5 III.2.2-CÁC CẤP THỨ HAI: NHỮNG GIÁ TRỊ ĐƯỢC TUYÊN BỐ-CHIA SẺ: 8 III.2.3-CẤP ĐỘ THỨ BA: NHỮNG QUAN NIỆM CHUNG VÀ GIÁ TRỊ CỐT LÕI: 10 PHẦN THỨ TƯ: TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TỚI HOẠT ĐỘNG KINH KINH DOANH CỦA CÔNG TY. 12 1-Văn hóa doanh nghiệp đã tạo nên lực hướng tâm chung cho toàn doanh nghiệp: 12 2-Văn hóa doanh nghiệp khích lệ quá trình đổi mới và sáng chế: 12 KẾT THÚC VẤN ĐỀ: 14

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docV0300.doc