Hệ thống quan niệm về quyền lực lãnh đạo, quản lý là cách lý giải về
nguồn gốc, bản chất của quyền lực lãnh đạo, quản lý. Nó đóng vai trò
định hướng cho toàn bộ hoạt động lãnh đạo, quản lý, từ việc xác lập các
chuẩn mực, nguyên tắc đến các phương thức. Đây là cơ sở để người lãnh
đạo, quản lý xác định vị trí của mình trong các quan hệ ứng xử. Nó như
là cách thức kết nối giữa chủ thể và khách thể trong lãnh đạo, quản lý.
Nói cách khác, quan niệm về quyền lực là sự tự ý thức: Quyền lực do
đâu mà có? Nhằm mục đích gì? Được sử dụng ra sao? Cần làm gì để
xứng đáng với quyền lực, ứng xử với quyền lực thế nào?.
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3371 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn hóa lãnh đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Văn hóa Lãnh đạo
Cụm từ “văn hóa” giờ đây đã gần như trở thành phổ biến, được người ta
dùng để diễn đạt một đề tài liên quan đến các yếu tố về nhân văn, mang
tính cộng đồng, thường thấy xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại
chúng, chẳng hạn như “văn hóa điện thoại”, “văn hóa giao tiếp”...
Nhưng có lẽ cụm từ “văn hóa lãnh đạo” ít được đề cập. Thậm chí, có
những vị lãnh đạo còn xa lạ với cụm tù này. Ở một số nước, ngành học
đào tạo lãnh đạo có môn học văn hóa lãnh đạo trở thành một môn học.
Trong bối cảnh hiện nay khi đất nước đang chuyển mình lớn dậy, sánh
vai cùng thế giới, khi quá trình đổi mới và hội nhập thì vai trò của người
lãnh đạo - hay nói cụ thể hơn là vai trò của yếu tố con người - có ý
nghĩa rất quan trọng trong bộ máy quản lý ở mọi cấp, mọi ngành.
Văn hóa lãnh đạo, quản lý là văn hóa của nhà lãnh đạo, quản lý
Tiếp cận từ góc độ giá trị, có thể nghiên cứu vấn đề từ một khái niệm
chung: Văn hóa lãnh đạo, quản lý với ba cấp độ ý nghĩa. Thứ nhất, văn
hóa lãnh đạo, quản lý là khía cạnh tài năng, nghệ thuật, thủ thuật để đạt
đến hiệu quả cao nhất trong hoạt động lãnh đạo, quản lý. Theo quan
niệm này, có thể hiểu văn hóa lãnh đạo, quản lý là nghệ thuật lãnh đạo,
quản lý. Thứ hai, văn hóa lãnh đạo, quản lý là văn hóa của nhà lãnh đạo,
quản lý. Đó là những giá trị toát ra từ hoạt động lãnh đạo, quản lý, làm
nên hình ảnh, nhân cách, đạo đức của người lãnh đạo, quản lý. Theo
cách hiểu này, có thể diễn đạt văn hóa lãnh đạo, quản lý là nhân cách
lãnh đạo, quản lý. Thứ ba, văn hóa lãnh đạo, quản lý là một kiểu hoạt
động trong hệ thống hoạt động xã hội.
Văn hóa lãnh đạo, quản lý là một kiểu quan hệ, đấy là quan hệ tác động
dựa trên quyền lực, gắn liền với nhân cách của người lãnh đạo, quản lý,
biểu hiện ở hệ thống hành động của họ. Ở cấp độ nhà nước, đó là hạnh
phúc của nhân dân và tiến bộ xã hội. Để đạt được hệ giá trị nhất định,
lãnh đạo, quản lý phải dựa trên những nguyên tắc, phương thức, hành
động khoa học, hiệu quả. Vì vậy, văn hóa lãnh đạo, quản lý còn biểu
hiện ở tính chất tiến bộ, phù hợp với quy luật của hệ thống nguyên tắc,
phương thức, hành động lãnh đạo, quản lý. Giá trị cao nhất của hệ thống
này là tính dân chủ.
Một cách nhìn khái quát, có thể định nghĩa văn hóa lãnh đạo, quản lý là
tổng thể giá trị hình thành từ quan niệm, chuẩn mực, nguyên tắc và
phương thức lãnh đạo, quản lý tạo nên mối quan hệ hài hòa giữa chủ thể
và khách thể trong hoạt động lãnh đạo, quản lý để hướng đến một mục
tiêu chung.
Hệ thống quan niệm về quyền lực lãnh đạo, quản lý là cách lý giải về
nguồn gốc, bản chất của quyền lực lãnh đạo, quản lý. Nó đóng vai trò
định hướng cho toàn bộ hoạt động lãnh đạo, quản lý, từ việc xác lập các
chuẩn mực, nguyên tắc đến các phương thức. Đây là cơ sở để người lãnh
đạo, quản lý xác định vị trí của mình trong các quan hệ ứng xử. Nó như
là cách thức kết nối giữa chủ thể và khách thể trong lãnh đạo, quản lý.
Nói cách khác, quan niệm về quyền lực là sự tự ý thức: Quyền lực do
đâu mà có? Nhằm mục đích gì? Được sử dụng ra sao? Cần làm gì để
xứng đáng với quyền lực, ứng xử với quyền lực thế nào?... Khi không
xứng đáng, thậm chí không thích hợp với quyền lực, nếu không vượt lên
được chính mình, người lãnh đạo, quản lý phải có dũng khí từ bỏ quyền
lực. Vì vậy, người lãnh đạo, quản lý phải không ngừng tự học tập để
nâng tầm và rèn tâm, đặc biệt là bồi dưỡng lý tưởng. Quyền lực mà vắng
bóng lý tưởng sẽ rất dễ tự tha hóa, dễ bị lạm dụng. Để xây dựng văn hóa
lãnh đạo, quản lý, một trong những vấn đề quan trọng là giáo dục lý
tưởng cho chủ thể lãnh đạo, quản lý..
Quan điểm Hồ Chí Minh trong văn hóa lãnh đạo, quản lý
Nguyên tắc lãnh đạo, quản lý mà Hồ Chí Minh xây dựng cho toàn bộ hệ
thống chính trị của đất nước ta là tập trung dân chủ. Người giải thích
"Dân làm chủ thì Chủ tịch, Bộ trưởng, thứ trưởng, ủy viên này khác là
làm gì? Làm đầy tớ. Làm đầy tớ cho nhân dân, chứ không phải là làm
quan cách mạng". Người yêu cầu "Nhà nước ta phải phát huy quyền dân
chủ và sinh hoạt chính trị của toàn dân... làm cho mọi công dân Việt
Nam thực sự tham gia vào công việc của Nhà nước". Dân chủ và tập
trung phải đi đôi với nhau. Người khẳng định "Tập thể lãnh đạo là dân
chủ. Cá nhân phụ trách là tập trung. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách,
tức là dân chủ tập trung". Ý nghĩa của nguyên tắc này chính là ở hiệu
quả của công việc chung: "Lãnh đạo không tập thể thì sẽ đi đến cái tệ
bao biện, độc đoán, chủ quan. Kết quả là hỏng việc. Phụ trách không do
cá nhân thì sẽ đi đến cái tệ bừa bãi, lộn xộn, vô chính phủ. Kết quả cũng
là hỏng việc".
Dân chủ vừa là nguyên tắc vừa là giá trị của lãnh đạo, quản lý. Dân làm
chủ nên cán bộ là công bộc, là đầy tớ. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh "đầy
tớ trung thành của nhân dân" là mô hình nhân cách của người cán bộ
lãnh đạo, quản lý. Hệ giá trị bất di bất dịch của người cán bộ lãnh đạo,
quản lý mà Hồ Chí Minh quan niệm là cần kiệm liêm chính, chí công vô
tư.
Tóm lại, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, thước đo của trình độ văn hóa
lãnh đạo, quản lý là hạnh phúc của nhân dân, lợi ích của nhân dân. Quan
niệm của Người về quyền lực, nguyên tắc, phương thức lãnh đạo, quản
lý cũng như nhân cách của người lãnh đạo, quản lý chính là kết quả của
sự tích hợp giữa văn hóa phương Đông và phương Tây, giữa truyền
thống nhân văn của văn hóa dân tộc với tính nhân văn cách mạng và tính
khoa học của chủ nghĩa Mác Lênin. Và chính Người là biểu tượng đẹp
đẽ nhất về văn hóa lãnh đạo, quản lý của Đảng và của Nhà nước ta. Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là cách thức cụ thể
nhất, hiệu quả nhất để mỗi cán bộ đảng viên tự rèn luyện và xây dựng
văn hóa lãnh đạo, quản lý cho mình.
Xét đến cùng, văn hóa lãnh đạo, quản lý là tổng thể giá trị hình thành từ
quan niệm về quyền lực, chuẩn mực, nguyên tắc và phương thức lãnh
đạo, quản lý mà mục tiêu cao nhất là hướng tới sự tiến bộ của cộng
đồng, hạnh phúc của nhân dân. Xây dựng văn hóa lãnh đạo, quản lý của
Đảng và Nhà nước ta là vấn đề mà sinh thời Hồ Chủ tịch hết sức quan
tâm.
Thượng bất chính, hạ tắc loạn
“Thượng bất chính, hạ tắc loạn”, câu của ông bà ta từng nói, đến bây giờ
vẫn còn nguyên ý nghĩa. Người lãnh đạo mà được mọi người, từ cấp
dưới, quần chúng nhân dân, cấp trên, đồng nghiệp “tâm phục khẩu
phục” thì sẽ có điều kiện để phát huy vai trò lãnh đạo của mình, công
việc sẽ “xuôi chèo mát mái” hơn… Tất nhiên, làm được chuyện đó
không phải dễ dàng. Có người nói thì nghe hay, nói nhiều nhưng làm lại
dở hoặc làm ngược lại với những gì đã nói. Cũng có người ít nói nhưng
lại độc đoán, chuyên quyền, ít gần gũi cơ sở, quần chúng… Có người
trước mặt thì được khen ngợi này nọ nhưng sau lưng lại không được nể
phục. Chung quy, cũng phần nhiều liên quan đến tài và đức của người
lãnh đạo.
Người lãnh đạo sẽ có uy, được nể trọng khi bản thân họ tôn trọng mọi
người và khéo léo trong ứng xử với mọi đối tượng mà mình tiếp xúc. Từ
chuyện đơn giản như cái bắt tay (theo kiểu để ban ơn, hờ hững, lỏng lẻo,
làm chiếu lệ) đến chuyện thiếu quan tâm đến cuộc sống, tâm tư tình
cảm của cấp dưới, dù người lãnh đạo ấy có năng lực điều hành và quản
lý tốt. Thậm chí có trường hợp người lãnh đạo không biết cấp dưới gia
cảnh thế nào, nhà ở đâu... mặc dù hằng ngày tiếp xúc với nhau trong
công việc, cũng có khi thấy mặt mà không biết tên cấp dưới, hoặc kêu
nhầm tên. Có lãnh đạo luôn yêu cầu cấp dưới phải tự trọng trong khi bản
thân họ thì ngược lại.
Làm lãnh đạo không ai phủ nhận họ được quyền phê bình, kiểm điểm,
nhắc nhở, khiển trách cấp dưới; nhưng cách phê bình cũng phải thể hiện
sự tôn trọng, không thể quát nạt, xúc phạm họ một cách tùy tiện, nhất là
trước tập thể, đám đông - cho dù họ thật sự có khuyết điểm. Một điều
nữa cũng không nên phát huy là những lãnh đạo đam mê quyền lực, nghĩ
mình là tài giỏi hơn người, không xem cấp dưới ra gì. Cũng có người lại
hay tự đề cao mình, chê bai người khác, bảo thủ, ít chịu tiếp thu ý kiến
trong khi lại hay để ý trù dập cấp dưới, thù dai, thù vặt... Lại có mẫu
lãnh đạo quá xuê xoa, bỗ bã, suồng sã cả trong công tác đối với cấp
dưới. Lãnh đạo không tạo khoảng cách với quần chúng cấp dưới là điều
nên có, nhưng cũng tùy trường hợp, tình huống, không phải lúc nào
cũng dễ dãi, tùy tiện, cẩu thả trong quan hệ. Người lãnh đạo sâu sát thực
tế, không phô trương, toàn tâm toàn ý cho công việc, không xa hoa lãng
phí, biết lắng nghe và thấu hiểu... chắc chắn sẽ tạo được sự tôn trọng,
cảm mến từ nhân viên và người đối diện. Họ “cương” lúc cần cương,
nhưng cũng “nhu” lúc phải nhu.
Về “văn hóa lãnh đạo” có thể còn nhiều điều để nói, nhưng tựu trung
hướng đến mục tiêu : để người lãnh đạo được cấp dưới, quần chúng, đối
tác “tâm phục khẩu phục” chứ không phải chỉ “khẩu phục” nhưng “tâm
không phục”. Không có trường đào tạo lãnh đạo đúng nghĩa, nhưng thiết
nghĩ “trường đời” chính là môi trường tốt thử thách bản lĩnh và là thước
đo “chất lượng lãnh đạo” trên mọi phương diện từ hiệu quả công việc
đến đối nhân xử thế.
Bàn về “văn hóa lãnh đạo”, chỉ mong muốn ngày càng có nhiều lãnh
đạo được nhân dân tin yêu, mến phục. Có như vậy, dân ta mới nhanh
giàu, nước mới nhanh mạnh, đất nước ta vững bền và có vị thế quan
trọng trên trường quốc tế.
Theo: dichvudoingoai.com.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- van_hoa_lanh_dao_7907.pdf