Văn nghị luận - Bệnh vô cảm

Một chuyện cười ra nước mắt nữa là có nỗi oan của một công dân thiêu đốt thời gian hơn 10 năm chạy kiện, lê bước hàng ngàn cây số qua các cửa, viết và sao chụp hàng chục cân đơn từ để đòi lẽ phải, công bằng. Thế mà những người có trách nhiệm xét xử vẫn phán theo một kiểu tư duy kỳ lạ “sống chết mặc bay”!?

Rồi những công chức với vẻ mặt tỉnh khô trước nỗi bức xúc của người dân, những người có trách nhiệm giải quyết, nhưng không quan tâm giải quyết công việc cho người dân, mặc dân phải đến trình bày lần này lượt khác, có khi còn vòi vĩnh rồi mới giải quyết. Họ có thể là người đang ăn lương Nhà nước, lậu Giời. Nhưng giữa họ và cuộc sống đích thực (những vấn đề sát sườn của nhân dân) còn rất xa. Khoảng cách ấy lâu ngày sinh ra căn bệnh vô cảm, vô cảm với chính trách nhiệm của mình và những gì đang diễn ra trong đời sống của cộng đồng.

Nhiều cán bộ đã giàu sang nhưng vẫn tìm cách cướp đất của dân, đuổi dân đi chỗ khác để lấy những mảnh đất đẹp chia nhau như vụ tiêu cực đất đai ở Đồ Sơn và nhiều nơi khác. Trên các báo có đưa nhiều tin về những người bị lấy đất nhưng không được giải quyết thỏa đáng, có người liên tục mấy năm phải đội đơn đi kêu mà không ai giải quyết. Có những cán bộ giải quyết chính sách đã ăn chặn của những thương binh, những gia đình chính sách, của những người tàn tật , những gia đình hộ nghèo như báo chí đã từng nêu lên. Trường hợp một bà mẹ già ở Hà Tĩnh có con nuôi là liệt sĩ mà lãnh đạo xã tìm cách cắt tiêu chuẩn không cho nhận, khiến các nhà báo phải vào cuộc mới giải quyết được.

 

doc3 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 3376 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Văn nghị luận - Bệnh vô cảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Có phải trái tim lúc nào cũng biết yêu thương không bạn? Tôi thường tự hỏi như vậy . Một bà lão ăn xin trên đường , giữa những ngày đông lạnh lẽo, đôi bàn tay run rẩy, những bước chân lê lết nặng nhọc. Nhưng, những con người kia không chút bận tâm, thờ ơ đưa một cái nhìn lạnh lùng. Giữa cả con phố thế này, một bóng già cô độc lẻ loi, cái Tết này liệu có đến với bà? Phải chăng đó là sự vô cảm hả các bạn? Trái tim không chút rung động trước số phận nhọc nhằn kia . Trái tim con người luôn có những góc khuất như yêu và hận, ở cạnh lòng nhân ái là sự vô cảm. Sao lại thế? Sao không chỉ có lòng nhân ái thôi? Khi mà xã hội bon chen xô đẩy, khi mà người ta phải vất vả lo toan với từng bữa cơm, từng manh áo thì còn đâu những phút giây của lòng nhân ái. Những con người ấy quả thực vô cảm! Hãy thử xem xét sự việc quanh chúng ta, ta cũng dễ dàng thấy những biểu hiện của sự vô cảm. Cũng có cả sự vô cảm trong tôi, trong bạn. Tôi nhớ khi tôi còn bé, phải khẳng định tôi không hề vô cảm. Khi mẹ chở đi học tôi nhìn thấy những người bán hàng rong trên hè phố tôi thương họ lắm. Tôi bắt mẹ tôi phải mua cho họ một thứ gì đó nhưng mẹ tôi không mua với lý do rất có lý như: “Đừng ăn mấy thứ đó, mất vệ sinh, đau bụng!”. Tôi im lặng nhưng trong lòng cứ thấy như mình có tội. Một lần đi học, tôi nhìn thấy một người điên đang ngồi bới rác kiếm ăn. người ấy ăn những thứ đã thiu thối tôi thấy lòng mình se lại. Tôi cứ tự hỏi sao cùng là một kiếp người mà họ lại khổ quá như vậy. Khi đến lớp tôi tâm sự điều ấy với mấy người bạn cùng lớp, họ trợn mắt lên nhìn tôi và cười bảo rằng tôi có lẽ bị tâm thần. Bất giác tôi thấy ngường ngượng. Một lần đi chợ thay mẹ tôi thấy có người ăn xin. Tôi cho họ mấy đồng lẻ . Mấy người bán hàng gạt đi và bảo tôi: “Bọn này lười lao động đấy, cho làm gì!” Tự nhiên tôi thấy mình lạc lõng với nhũng người xung quanh. Gần đây đọc báo thấy có vị bác sỹ phạm tội giết người cướp của tôi thấy thương hai người con của ông ấy quá vì ngày mai khi bố đã bị tử hình thì chị em họ sẽ sống ra sao trước búa rìu dư luận và ai sẽ nuôi họ? Người con gái ông ấy lớn lên ai sẽ là người dám bước trên dư luận để có thể yêu thương chị ấy? Tôi hỏi một số người thân trong gia đình thì mọi người nói đó là chuyện xã hội quan tâm làm gì cho nó già người. Việc của tôi là học đi, đừng quan tâm đến chuyện linh tinh. Đi trên xe buýt thấy bọn móc túi lộng hành mà phải nhìn xuống đất vì không dám nói sợ chúng nó rạch mặt, người lớn đã dặn rồi: “Không phải việc của mình thì đừng can thiệp vào!” Đi đường thấy có một vài cô bác không gạt chân chống xe máy khi đang tham gia giao thông, tôi nhắc: “Bác ơi, chân chống xe máy kìa!”. Bác ấy thao láo mắt nhìn lại không một lời cảm ơn. Tôi tự bảo mình rằng: “Lần sau chẳng nhắc nữa, mặc kệ.!”. Đôi khi suy nghĩ lại tôi tự hỏi mình có phải mình là người theo chủ nghĩa Cải lương không vì mình chỉ có thương thôi mà không làm gì được cho người nghèo vì bản thân mình cũng nghèo đang đi học chưa làm ra đồng nào để nuôi bản thân nói gì đến giúp người khác. Lâu rồi tôi không thấy mình thương ai nữa. Thỉnh thoảng trong bữa ăn cơm em tôi có nhắc đến một số chuyện từa tựa như suy nghĩ của tôi ngày bé, tôi gắt lên và bảo nó: “Ăn đi, cứ nói chuyện huyên thuyên!”. Phải chăng tôi cũng đã vô cảm? Cuộc sống quanh ta cũng không thiếu những người vô cảm. Tại sao lại như vậy? Vì ngay từ đầu chúng ta đã vô tâm vô cảm ư? Có lẽ một phần của nền giáo dục hiện nay chỉ chú trọng đến bằng cấp mà quên quan tâm đến đạo đức của một con người. Và cũng có lẽ do con người hiện nay thật giả khó phân biệt khiến người ta luôn nghi ngờ lẫn nhau. Chính xã hội vô cảm đã sinh ra những con người vô cảm, chính bản thân ta vô cảm vô tình đã tạo ra một xã hội vô cảm. Chuyện người ta không sẵn lòng giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, mặc dầu mình có điều kiện giúp đỡ được là chuyện không hiếm. Rất nhiều người, nhất là thanh niên nam nữ, khi thấy những người hành khất thì xua đuổi, dè bỉu. Đi đường gặp người bị tai nạn vẫn bỏ đi không sẵn sàng cứu giúp. Thậm chí có kẻ còn nhân cơ hội tìm cách lấy cắp tiền của người bị nạn. Không ít người thấy người tàn tật không giúp đỡ, không nhường chỗ cho người tàn tật trên xe buýt, ở nơi công cộng, có khi lại còn cười trước những khiếm khuyết của họ. Thấy một vụ tai nạn giao thông, dù chỉ sây sát nhẹ hay phải “đắp chiếu”, mọi người cũng xúm xít kéo đến xem đông nghịt. Thế nhưng, mặc cho các nạn nhân dù đang nằm bất tỉnh, hay đang võ mồm, võ chân, tay với nhau bươu đầu, mẻ trán... ,mọi người vẫn thờ ơ!?  Một chuyện cười ra nước mắt nữa là có nỗi oan của một công dân thiêu đốt thời gian hơn 10 năm chạy kiện, lê bước hàng ngàn cây số qua các cửa, viết và sao chụp hàng chục cân đơn từ để đòi lẽ phải, công bằng. Thế mà những người có trách nhiệm xét xử vẫn phán theo một kiểu tư duy kỳ lạ “sống chết mặc bay”!?  Rồi những công chức với vẻ mặt tỉnh khô trước nỗi bức xúc của người dân, những người có trách nhiệm giải quyết, nhưng không quan tâm giải quyết công việc cho người dân, mặc dân phải đến trình bày lần này lượt khác, có khi còn vòi vĩnh rồi mới giải quyết.. Họ có thể là người đang ăn lương Nhà nước, lậu Giời. Nhưng giữa họ và cuộc sống đích thực (những vấn đề sát sườn của nhân dân) còn rất xa. Khoảng cách ấy lâu ngày sinh ra căn bệnh vô cảm, vô cảm với chính trách nhiệm của mình và những gì đang diễn ra trong đời sống của cộng đồng.  Nhiều cán bộ đã giàu sang nhưng vẫn tìm cách cướp đất của dân, đuổi dân đi chỗ khác để lấy những mảnh đất đẹp chia nhau như vụ tiêu cực đất đai ở Đồ Sơn và nhiều nơi khác. Trên các báo có đưa nhiều tin về những người bị lấy đất nhưng không được giải quyết thỏa đáng, có người liên tục mấy năm phải đội đơn đi kêu mà không ai giải quyết. Có những cán bộ giải quyết chính sách đã ăn chặn của những thương binh, những gia đình chính sách, của những người tàn tật , những gia đình hộ nghèo như báo chí đã từng nêu lên. Trường hợp một bà mẹ già ở Hà Tĩnh có con nuôi là liệt sĩ mà lãnh đạo xã tìm cách cắt tiêu chuẩn không cho nhận, khiến các nhà báo phải vào cuộc mới giải quyết được. Rất nhiều tệ nạn và hiện tượng thể hiện căn bệnh vô cảm không kể hết. Sở dĩ nảy sinh căn bệnh này vì những người đó không tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, không có lòng nhân đạo, thờ ơ với mọi người, ý thức tập thể, ý thức cộng đồng quá kém, không giữ được truyền thống quý báu của dân tộc ta là “thương người như thể thương thân”. Ai cũng trách cuộc đời bất công, nhưng thử hỏi ta đã làm gì cho cuộc đời mà đòi được đáp trả? Họ chỉ biết vô cảm mà thôi! Sao con người ta cứ luôn tham lam, không biết cho mà chỉ biết nhận? Vô cảm từ đâu mà có, làm thế nào để hết được vô cảm trong cuộc sống gấp gáp đầy khó khăn như bây giờ? Ai cũng có thể nói hay, nói tốt. Nhưng bắt tay vào thực tế thì vô cùng khó khăn vì ta hiểu rằng vô cảm không xa xôi, vô cảm ẩn trong mỗi con người chúng ta, trong tôi, trong anh , trong bạn và trong rất nhiều người. Vô cảm là thứ đóng cánh cổng trái tim ta, chôn vùi nó vào băng giá, nhưng nào có mấy ai biết. Nó là bản năng… Cái hạt giống đó đã được gieo sẵn vào lòng người, chỉ chờ lúc sinh sôi. Hạt giống gì? Hạt vô cảm… Hãy nhìn sự việc quanh ta bằng tình yêu thương, hãy thắp sáng những ước mơ, hoài bão để ngăn lại sự sinh sôi của hạt giống “vô cảm”, để tình yêu luôn tràn ngập khắp thế gian và để cuộc sống luôn ý nghĩa, con người luôn hạnh phúc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVăn nghị luận- bệnh vô cảm.doc
Tài liệu liên quan