Vay vốn và hiệu quả vốn vay của các hộ nghèo ở xã Phong Hải - Huyện Bảo Thắng - Tỉnh Lào Cai

 

 

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2.Mục đích nghiên cứu 3

3. Ý nghĩa của đề tài 4

4.Phạm vi của đề tài 4

5. Đối tượng, khách thể, thời gian nghiên cứu 5

6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5

7. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 6

8. Kết cấu của khoá luận 8

PHẦN NỘI DUNG CHÍNH

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 9

1.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu 11

1.3 Các khái niệm sử dụng 15

CHƯƠNG II

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2 Thực trạng đói nghèo ở Lào Cai 21

2.1 Nguyên nhân của đói nghèo 28

2.2 Chương trình xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai 29

3. Vốn hỗ trợ cho người nghèo 38

3.1 Nhận thức và sử dụng vốn của các hộ nghèo xã Phong Hải 39

3.2 Hiệu quả sử dụng vốn vay ở xã Phong Hải và hiệu quả từ các dự án 46

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

 

 

 

doc55 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1225 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vay vốn và hiệu quả vốn vay của các hộ nghèo ở xã Phong Hải - Huyện Bảo Thắng - Tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tình trạng một bộ phận hộ gia đình có mức sống dưới mức sống trung bình của cộng đồng ( thiếu ăn, mặc không lành, không đủ ấm, không có khả năng phát triển sản xuất ) Để cụ thể hoá xác định quy mô hộ đói nghèo Bộ LĐ- TBXH căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế và khả năng nguồn ngân sách để thực hiện chính sách hỗ trợ người nghèo đói. huẩn đói nghèo được điều chỉnh theo quyết định số 1143/2000/QĐ ĐTBXH ngày 01/11/2000 của Bộ LĐ - TBXH. Theo quyết định này hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người như sau: - Vùng nông thôn miền núi, hải đảo : dưới 80.000 đồng/ người/ tháng,960.000 đồng/ người/ năm. - Vùng nông thôn đồng bằng : dưới 100.000 đồng/ người/ tháng, 1.200.000 đồng/ người/ năm. - Vùng thành thị : dưới 150.000 đồng/ người/ tháng, 1.800.000 đồng người/ năm. Cũng theo quyết định này hộ đói là hộ có thu nhập dưới 13 kg gạo người/tháng, tương đương với 45.000 đồng ( cho tất cả các vùng ). Chương ii Nội dung nghiên cứu ---------- * * * ------------- vay vốn và hiệu quả vốn vay của các hộ gia đình nghèo ở xã phong hải- bảo thắng - Lào cai. 2.1.1. Thực trạng đói nghèo và chương trình xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Tại các vùng sâu, vùng xa, vùng cao ... đời sống nhân dân còn chịu nhiều cực khổ, lâm vào cảnh đói nghèo không đảm bảo được những điều kiện tối thiểu của cuộc sống. Khi mới tái thành lập tỉnh năm 1991, tỷ lệ đói nghèo toàn tỉnh trên 50%, trong đó tỷ lệ hộ đói là 31%. Đến năm 1995, tỷ lệ hộ đói nghèo toàn tỉnh là 33.75%, trong đó hộ đói khoảng 15%. Theo chuẩn đói nghèo quy định tại Thông báo số 1751 ngày 20/5/1997 của Bộ Lao động- TBXH thì tỷ lệ đói nghèo toàn tỉnh thời điểm cuối năm 1998 còn 24.86%. Ngày 01/11/2000 của Bộ Lao động – TBXH ban hành quyết định số 1143 quy định chuẩn đói nghèo mới. Đầu năm 2001 cả tỉnh đã thực hiện cuộc tổng điều tra kinh tế hộ gia đình xác định hộ đói nghèo theo cả hai tiêu chuẩn trên, kết quả điều tra toàn tỉnh có 113.550 hộ, tình hình đói nghèo như sau: Theo chuẩn đói nghèo tại thông báo số 1751 thì số hộ đói nghèo toàn tỉnh là 16.965 hộ chiếm tỷ lệ 14.94%, trong đó hộ đói là 6.94%, hộ nghèo là 8%. Theo chuẩn đói nghèo quy định tại quyết định số 1143 thì tổng số hộ đói nghèo là 34.016 hộ chiếm tỷ lề 29.96% tổng số hộ toàn tỉnh, trong đó hộ đói là 6.94%, hộ nghèo là 23.02%. Chia theo khu vực thì khu vực thành thị là 4.018 hộ chiếm 16.5% số hộ toàn tỉnh và chiếm 11.81% tổng số hộ đói nghèo, khu vực nông thôn là 29.998 hộ chiếm 33.63% số hộ toàn tỉnh và chiếm 88.19% tổng số hộ đói nghèo. Bảng 1: Hộ đói nghèo ở tỉnh Lào Cai năm 2000 Dân số Số hộ đói nghèo Tỷ lệ(%) hộ đói nghèo Số khẩu Số hộ Tổng Số Hộ đói Hộ nghèo Tổng số Hộ đói Hộ nghèo 595.051 113.350 34.016 7.878 26.138 29.96 6.94 23.02 Căn cứ vào thực tiễn trên, căn cứ vào mong muốn nguyện vọng của nhân dân Đảng và Nhà nước đã phát động nhiều chương trình xoá đói giảm nghèo. Từ những năm 1992 xoá đói giảm nghèo trở thành phong trào ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trên địa bàn tỉnh Lào Cai nhiều mô hình mới xuất hiện và được nhân rộng. Sự phối hợp lồng ghép với các chương trình kinh tế xã hội khác về xoá đói giảm nghèo bước đầu đã đem lại những kết quả đáng kể. Qua hai năm thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xoá đói giảm nghèo đời sống của phần lớn nhân dân đã được cải thiện, thu nhập bình quân theo đầu người năm 1998 là 1.940 triệu đồng/ người đến năm 2000 đạt 2.258 triệu đồng/ người. Số hộ giàu, hộ sản xuất giỏi tăng nhanh, số hộ nghèo, hộ đói thu hẹp. Theo số liệu điều tra họ nông dân và kết quả tổng kết phong trào sản xuất giỏi của các huyện,thị xã năm 2000 trong tổng số 94.545 hộ nông dân toàn tỉnh có 6.467 hộ giàu chiếm 6.84%, có 9.836 hộ khá chiếm 20.98%, có 47.156 hộ trung bình chiếm 49.88%, có 21.081 hộ đói nghèo chiếm 22.30%. Tuy nhiên, phong trào xoá đói giảm nghèo chưa đồng đều ở các địạ phương, chưa có giải pháp xoá đói giảm nghèo hữu hiệu mang tính vi mô trên phạm vi toàn quốc. Hiệu quả xoá đói giảm nghèo chưa cao, tỷ lệ hộ đói nghèo vẫn còn nhiều, tỷ lệ hộ nghèo phát sinh và tái nghèo còn cao. Trong 3 năm toàn tỉnh có khoảng 4.300 hộ nghèo phát sinh chiếm tỷ lệ 3.5%, bình quân mỗi năm khoảng gần 1.2%. Nguồn vốn cân đối hàng năm cho xoá đói giảm nghèo còn thấp so với nhu cầu thực tế ở địa phương. Thực trạng đói nghèo có rất nhiều nguyên nhân, mỗi hộ đói nghèo đều do một hoặc một vài nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, hoặc do chủ quan của người nghèo, hoặc do các yếu tố khách quan. Theo số liệu điều tra các hộ đói nghèo theo tiêu chuẩn mới, trong 34.016 hộ đói nghèo có thể phân loại đói nghèo theo từng nhóm nguyên nhân sau: Bảng 2 : Các nguyên nhân dẫn đến đói nghèo Nguyên nhân Số hộ Tỷ lệ % Chủ Quan Thiếu kinh nghiệm làm ăn 13.059 38.39 Thiếu vốn 23.345 68.78 Đông người ăn và thiếu lao động 9.835 29.9 ốm đau, tàn tật 2.429 6.26 Mắc tệ nạn xã hội 2.78 Khách quan Thiếu đất sản xuất 9.292 27.13 Gặp rủi ro bởi thiên tai, khí hậu 870 2.56 Sản phẩm làm ra không có nơi tiêu thụ 823 2.42 Một số nguyên nhân khách quan có tính bao trùm chung là do: - Điều kiện địa lý xa xôi cách biệt khu trung tâm thị xã, địa bàn là vùng sâu, vùng xa, cơ sở hạ tầng kém, giao thông đi lại khó khăn. - Do trình độ dân trí thấp, thiếu thông tin, giao lưu giữa các vùng, các dân tộc còn hạn chế. - Xác định tiến hành chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với diều kiện của từng vùng còn chậm. - Thời gian lao động ở những nơi sản xuát một vụ còn lãng phí ( trong 1 năm số ngày nhàn rỗi lên tới 90/360 ) Ngoài các nguyên nhân nêu trên còn có các nguyên nhân khác như ăn tiêu lãng phí, lười lao động hoặc do phong tục tập quán lạc hậu, do việc tổ chức thực hiện các chính sách ở cơ sở chưa tốt. Chưa tạo điều kiện thuận lợi trong làm ăn cho người nghèo để họ có điều kiện vươn lên ... Các nguyên nhân đói nghèo thường kết hợp đan xen vào nhau, một hộ đói nghèo có thể là do cùng một lúc bị tác động bởi một vài hoặc tất cả các nguyên nhân, nhất là ở các hộ đồng bào dân tộc ít người, các hộ vùng sâu, vùng xa. Nhóm nguyên nhân khách quan tuy chưa phải là nguyên nhân chính song nó cũng tác động không nhỏ đến tình trạng đói nghèo của một bộ phận dân cư ở các xã vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn của tỉnh. Trên thực tế cho thấy, vấn đề xoá đói giảm nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng của chính sách kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Ngày 25/12/2001 Chính phủ đã ban hành QĐ số 143/2001/QĐ - TTg phê duyệt chương trình mục tiêu xoá đói giảm nghèo và việc làm 2001-2005 nhằm đạt được các mục tiêu sau: Mục tiêu tổng quát: Gắn xoá đói giảm nghèo với phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ người nghèo, xã nghèo trên địa bàn tỉnh Lào Cai phát triển kinh tế, tự vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2005 trên địa bàn tỉnh Lào Cai không còn hộ đói kinh niên, giảm tỷ kệ hộ nghèo xuống dưới 15% ( bình quân mỗi năm giảm 3%) thông qua lồng ghép các nguồn vốn, chương trình để thực hiện mục tiêu hỗ trợ xoá đói giảm nghèo. Nội dung của chương trình này là: - Tập trung cho việc phát triển nông, lâm nghiệp nông thôn, đầu tư cơ sở hạ tầng, khai thác có hiệu quả nguồn vốn ( ngân sách TW, ngân sách địa phương, vốn các đề án và dự án tài trợ của các tổ chức trong nước, Quốc tế, vốn vay, vốn huy động trong nhân dân...) - Tập trung tất cả các nguồn lực triển khai đồng bộ và có hiệu qua các đề án, dự án hỗ trợ trực tiếp các hộ đói nghèo những điều kiện cần thiết để họ phát triển sản xuất, tăng thu nhập, ổn định đời sống tự vươn lên thoát khỏi đói nghèo, Thực hiện thắng lợi chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Lào Cai một cách vững chắc, trên cơ sở lồng gháp các đề án và dự án hỗ trợ xoá đói giảm nghèo chủ yếu sau: - Giải quyết việc làm cho người lao động. - Đào tạo cán bộ cơ sở. - Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng. - Quy hoạch sắp xếp ổn định dân cư. - Phát triển ngành nghề nông thôn. - Vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình. - Hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo. - Tín dụng nông thôn và tín dụng cho người nghèo. - Hỗ trợ giáo dục cho người nghèo. - Hỗ trợ y tế cho người nghèo. Tổng nhu cầu vốn thực hiện chương trình là 119.539 triệu đồng. Trong đó :+ Hỗ trợ trực tiếp cho các hộ đói nghèo: 108.859 triệu đồng + Đào tạo cán bộ quản lý điều hành: 10.680 triệu đồng 2.1.2. Thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai Theo báo cáo đánh giá đề án xoá đói giảm nghèo 3 năm 2001-2003. Cuối năm 2000 theo tiêu chí mới tại quyết định số 1143/QĐ- LĐTBXH của bộ Lao động thương binh xã hội toàn tỉnh còn 34.016 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 29.96% tổng số hộ. Trong 2 năm 200-2002 giảm được 11.8% hộ nghèo, đến hết năm 2002 còn 22.699 hộ nghèo, tỷ lệ còn chiếm 19.19% tổng số hộ. Trong đó năm 2001 giảm 4.19% hộ nghèo, năm 2002 giảm 6.95% hộ nghèo. Năm 2003 theo báo cáo kết quả điều tra hộ nghèo toàn tỉnh giảm 7.585 hộ nghèo / 4.140 hộ vượt gần 83.2% kế hoạch đề ra. Số hộ nghèo còn lại 16.585 hộ chiếm tỷ lệ 13.31% tổng số hộ toàn tỉnh. Như vậy trong 3 năm 2001-2003 gỉm được 17.431 hộ nghèo (giảm hơn một nửa số hộ nghèo), tỷ lệ số hộ nghèo giảm 16.65% (từ 29.96% xuống còn 13.31% ) bình quân mỗi năm tỷ lệ giảm trên 5.5%. Hiện nay chỉ cò 3 huyện có tỷ lệ hộ nghèo trên 20% là Si Ma Cai, Mường Khương, và Than Uyên, 5 huyện tỷ lệ dưới 15%. Có được kết quả trên là do chương trình xoá đói giảm nghèo đã được triển khai đồng bộ, hệ thống cơ chế chính sách xoá đói giảm nghèo được ban hành kịp thời. Tỉnh Lào Cai đã xác định xoá đói giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và có những giải pháp thích hợp để tổ chức thực hiện. Nhiều mục tiêu chung của chương trình và mục tiêu cụ thể của từng dự án được các cấp, các nghành quan tâm nên đạt chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra như: Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng : Trong 2 năm 1999-2000 chương trình 135 đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã nghèo là 473 công trình. Tổng giá trị đã đầu tư cho các công trình là 122.336 triệu đồng. Đã hoàn thành bàn giao và đưa vào sử dụng 360/473 công trình đạt 76% tổng số công trình đầu tư. Chương trình nhân dân tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng cho xã nghèo 2 năm qua đã thực hiện được 1.389.200 ngày công lao động với giá trị là 13.892 triệu đồng. Dự án hỗ trợ sản xuất phát triển nghành nghề : Trong 2 năm tổng kinh phí đầu ư là 9.640 triệu đồng, trong đó ngân sách địa phương là 950 triệu đồng. Riêng hỗ trợ cây con, trợ cước, trợ giá vật tư nông nghiệp cho nông dân là 9.400 triệu đồng, còn lại là hỗ trợ cho phát triển ngành nghề nông thôn như hướng dẫn ngành nghề sản xuất phi nông nghiệp cho 700 hộ gia đình, hỗ trợ 1 làng nghề dệt thổ cẩm ở Tả Phìn – SaPa, hỗ trợ cho nhóm hộ 2 dây truyền chế biến thức ăn gia súc với công suất 500kg/ngày, hỗ trợ 5 lò sao chè cải tiến, 1 cơ sở chế biến chè với công suất 1 tấn chè tươi / ngày. -Dự án khuyến nông khuyến lâm, hướng dẫn làm ăn cho người nghèo: Đã mở 115 lớp khuyến nông hướng dẫn cách làm ăn cho 6.225 lượt người tổng kinh phí thực hiện là 1.695.720 triệu đồng. Xây dựng mạng lưới khuyến nông cơ sở hạ tầng bao gồm 171 khuyến nông viên xã, thành lập được 120 câu lạc bộ khuyến nông xây dựng các mô hình trình diễn để nông dân học tập và làm theo như các mô hình: lúa lai 100 ha cây ngô lai 236.5 ha, cây đậu tương 127.45 ha, cây chè 6 ha, khoai tây 47 ha, mô hình canh tác trên đất dốc, mô hình canh tác tổng hợp, hỗ trợ cung ứng cây ăn quả, sản xuất 4.200 bộ tài liệu tuyên truyền, 400 băng cát sét (tiếng Mông, Dao. Kinh ) để phát cho các câu lạc bộ, hộ nông dân các xã đặc biệt khó khăn, phát hành 50 tờ áp phích, 2000 tờ rơi kỹ thuật, 600 cuốn sách kỹ thuật, hỗ trợ thành lập 150 túi thuốc thú y. -Dự án hỗ trợ định canh, định cư , di dân xây dựng vùng kinh tế mới: Trong 2 năm 1999 – 2000 đã xây dựng và thực hiện 70 dự án với tổng kinh phí đầu tư thuộc ngân sách cấp là 9.964,8 triệu đồng, trong đó: Về định canh, định cư: Chủ yếu là xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xất và hỗ trợ đời sống cho người dân, đã xây dựng được 20 công trình thuỷ lợi và nước ăn, 10 trường học, 4 nhà văn hoá, 1 chợ, 1 công trình điện lưới, hỗ trợ 14 máy làm đất. Đã hỗ trợ sản xuất cho các hộ nông dân được 140 tấn phân bón, 7 tấn giống lúa và ngô mới, 40.500 cây giống ăn quả, 21 cây vạn tuế con và các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y trị giá hàng trăm triệu đồng. Giải quyết có hiệu quả vấn đề dân di cư tự do, tình trạng di dân tự do đã giảm nhanh ( số hộ di dân tự do năm 1999 là 625 hộ đến năm 2000 chỉ còn 85 hộ ). Về công tác điều động dân cư : Đã điều động đưa dân vào các vùng dự án và di dãn dân ra biên giới, trong 2 năm điều động 1.343 hộ gia đình trong đó điều đến xã biên giới là 400 hộ, đến vùng dự án là 943 hộ. - Dự án hỗ trợ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn: Trong 2 năm 1999 – 2000 đã thực hiện 19 dự án với tổng số kinh phí 1.490,2 triệu đồng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng gồm: 4 công trình nước sạch, 4 trường tiểu học, 1 công trình thuỷ lợi, còn lại là hỗ trợ sản xuất cho 2360 hộ. - Dự án hỗ trợ tín dụng cho người nghèo: Tổng nguồn vốn tín dụng cho ngườ nghèo trong 2 năm là 86.910 triệu đồng với 37.802 lượt hộ vay, trong đó: + Nguồn vốn tín dụng quốc tế: Dự án hợp tác Việt - Đức(KFW) về xoá đói giảm nghèo đầu tư cho vay từ năm 1997 ở các huyện Bắc Hà, Bát Xát, Bảo Yên, Than Uyên với tổng số vốn đầu tư cho vay đến hết năm 1998 là 3697 triệu đồng. Trong 2 năm 1999- 2000 có 875 hộ được vay vốn với số vốn 2620 triệu đồng, đã có 839 hộ thoát nghèo. + Nguồn vốn Ngân hàng phục vụ người nghèo : Doanh số cho vay trong 2 năm là 83.097 triệu đồng với 36.565 lượt hộ vay. + Dự án xoá đói giảm nghèo Misereor( CHLB Đức) thực hiện từ tháng 7/1999 tại xã Phong Niên- Bảo Thắng cho 162 hộ nghèo vay vốn với số tiền là 412 triệu đồng, dự án đã giúp cho nhiều hộ thoát nghèo, một số hộ đời sống được nâng lên mức khá và giàu. Cơ bản các hộ nghèo vay vốn đều sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. + Nguồn vốn từ các dự án khác ( OPEC, tài chính vi mô....) cho vay 781 triệu đồng, với 200 hộ vay vốn. Ngoài ra còn có các nguồn vốn tín dụng lồng ghép như: + Vốn vay từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm ( theo Nghị quyết 120/HĐBT) Trong 2 năm thực hiện đã tổ chức cho vay 420 dự án với tổng số vốn là 17.376 triệu đồng, thu hút và hỗ trợ việc làm cho 14.483 lượt người lao động. + Nguồn vốn ngân hàng nông nghiệp cho các hộ sản xuất kinh doanh vay với doanh số mỗi năm hàng trăm tỷ đồng, nguồn vốn của các tổ chức đoần thể 10.680 triệu đồng. Nguồn vốn : thực hiện lồng ghép các nguồn vốn các dự án, đề án hỗ trợ xoá đói giảm nghèo trên địa bàn. + Nguồn vốn ngân hàng nông nghiệp cho hộ sản xuất kinh doanh vay với doanh số mỗi năm hàng trăm tỷ đồng, nguồn vốn của các tổ chức đoàn thể tự huy động đầu tư cho vay phát triển sản xuất, nâng cao đời sống cho các hội viên, tổng doanh số cho vay 2 năm là 7.095 triệu đồng. Về chính sách hỗ trợ lãi suất tín dụng: UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 27/ 1999 QĐ-UB ngày 30/01/1999 quy định việc cấp bù lãi suất tín dụng cho vùng nghèo, vùng sản xuất nhiên liệu. Kết quả trong 2 năm 1999-2000 tỉnh đã thực hiện cấp bù lãi suất cho vay nguồn vốn ngân hàng phục vụ người nghèo là 7.997 triệu đồng, cấp bù lãi suất cho vay vốn xoá đói giảm nghèo Việt - Đức và vốn Misereor là 435.6 triệu đồng. -Dự án nâng cao năng lực cán bộ xoá đói giảm nghèo và cán bộ xã nghèo Đã tăng cường 115 cán bộ cho 115 xã đặc biệt khó khăn theo chương trình 135, cơ bản số hộ này đã hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trong 2 năm đã tổ chức 97 lớp đào tạo cán bộ nghèo và cán bộ cơ sở với 5794 lượt người. Tổng kinh phí đầu tư 1.031 triệu đồng, trong đó nguồn ngân sách Trung ương 952 triệu đồng. Dự án hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo: Trong những năm qua tỉnh đã thực hiện khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo tại các cơ sỏ khám chữa bệnh tuyến huyện, tổ chức quầy bán thuốc chữa bệnh tại các trạm y tế xã. Năm 2000 tỉnh triển khai thí điểm mua thẻ bảo hiểm y tế cho nguời nghèo. Số người được cấp thẻ bảo hiểm y tế là :3.197 người, kinh phí mua thẻ là : 95,37 triệu đồng. Dự án hỗ trợ người nghèo trong giáo dục và đào tạo : Trong hai năm tỉnh đã tiến hành miễn giảm học phí cho 33.212 lượt học sinh, với tổng kinh phí miễn giảm là : 938 triệu đồng. Đã tiến hành hỗ trợ vở viết và sách giáo khoa cho 126.261 lượt học sinh với tổng kinh phí là 2.445 triệu đồng. - Những chương trình , mục tiêu lồng ghép với các dự án chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo: Ngoài việc thực hiện các dự án thuộc chương trình xoá đói giảm nghèo còn có các chương trình, mục tiêu lồng ghép như chuơng trình Dân số – Kế hoạch hoá gia đình, chuơng trình phòng chống HIV/AIDS, chương trình thanh toán một số bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm, mục tiêu hỗ trợ giáo dục miền núi và dân tộc vùng cao, mục tiêu phát triển văn hoá vùng sâu, vùng xa.. Tổng kinh phí đầu tư cho các chương trình là 44.367 triệu đồng. Thực trạng đói nghèo của tỉnh Lào Cai Căn cứ theo chuẩn mực đói nghèo mới do Bộ Lao động- TBXH hướng dẫn văn bản số 1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 01/11/2000 qua điều tra khảo sát năm 2000 của ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo tỉnh Lào Cai cố 34.616 hộ đói, nghèo chiếm tỷ lệ 29.96% tổng số hộ trong tỉnh. Nhìn vào bảng số liệu tổng hợp điều tra thực trạng đói nghèo của tỉnh Lào Cai ta thấy tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao, nan giải, tỷ lệ đói nghèo giữa các huyện thị xã rất khác nhau. Điều đó cho thấy rằng có rất nhiều yếu tố và điều kiện tự nhiên, xã hội ảnh hưởng đến vấn đề phát triển kinh tế ở từng địa phương, huyện, thị xã trong tỉnh. Tỷ lệ hộ dân bị nghèo đói cách xa nhau giữa các huyện gần trung tâm với các huyện vùng sâu, vùng xa, giữa nhóm người buôn bán với nhóm người sống bằng nghề nông, đi làm thuê, giữa nhóm người dân tộc kinh và người dân tộc thiểu số. Xét đói nghèo phân theo khu vực Mặc dù cùng phân bố trên địa bàn tỉnh Lào Cai nhưng hai thị xã của tỉnh có số hộ dân đói nghèo ít hơn các huyện đặc biệt là các huyện vùng sâu, vùng xa. Trong khi thị xã Lào Cai với tổng số hộ là 9.525 thì chỉ có 558 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 5.86%, không có hộ đói và thị xã Cam Đường với tổng số 8.114 hộ thì có 1.114 hộ nghèo đói ( hộ nghèo có 9.18 hộ chiếm 13.31%, hộ đói là 223 hộ chiếm 2.75%) thì các huyện khác trong tỉnh có số hộ nghèo đói chiếm tỷ lệ cao. Cao nhất là huyện Si Ma Cai ( 45.82% ) tiếp theo là các huyện Mường Khương: 44.88%, Than Uyên : 40.45% hộ nghèo đói, huyện Bắc Hà : 43.65%, huyện Bảo Thắng : 33.15% hộ đói nghèo và các huyện Bảo Yên (22.92%), huyện Bát Xát ( 22.84%), huyện Sa Pa (35.98%), huyện Văn Bàn (26.06%). Bảng 3: Thực trạng đói nghèo ở tỉnh Lào Cai STT Huyện Thị xã Tổng số hộ Số hộ nghèo đói Hộ nghèo Hộ đói Tổng Số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ 1 Thị xã Lào Cai 9.525 558 5.86 558 5.86 2 Thị xã Cam Đường 8114 1.141 14.06 9.18 13.31 223 2.75 3 Huyện Bảo Yên 20.748 6.877 33.15 5.671 27.33 1.206 5.81 4 Huyện Bảo Thắng 13.238 3.034 22.92 2.226 16.82 808 610 5 Huyện Bắc Hà 8.227 3.591 43.65 2.934 35.66 657 7.99 6 Huyện Bát Xát 10.186 2.632 25.84 2.142 21.03 490 4.81 7 Huyện Sa Pa 6.312 2.271 35.98 1.855 29.39 410 6.59 8 Huyện Than Uyên 13.590 5.497 40.45 3.994 25.71 20.03 14.74 9 Huyện Mường Khương 7.984 3.583 44.88 2.710 33.94 873 10.93 10 Huyện Văn Bàn 11.778 3.069 26.06 2.365 20.08 704 5.98 11 Huyện Si Ma Cai 3.848 1.763 45.82 1.265 32.87 498 1294 Toàn tỉnh 113.550 34.016 29.96 26.138 23.03 7.878 6.94 Nguyên nhân của tình trạng này là vì thị xã Lào Cai và thị xã Cam Đường ở ngay trung tâm tỉnh, giao thông thuận lợi, tỉnh Lào Cai lại gần cửa khẩu với Trung Quốc nên cũng khá thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hoá cũng như tiếp thu các chính sách của Đảng và Nhà nước kịp thời. Đời sống sinh hoạt của nhân dân nơi đây ở mức cao. Phần lớn các hộ đói nghèo ở thị xã đều rơi vào các hộ già cả, cô đơn hay các gia đình thiếu sức lao động, bệnh tật, không có vốn và thiếu kiến thức sản xuất hoặc các gia đình có người sa vào các tệ nạn xã hội: cờ bạc, nghiện hút. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy trong các huyện tỷ lệ nghèo đói cũng rất khác nhau. Hầu hết các huyện này có địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, giao lưu về mặt chính trị, kinh tế - xã hội bị hạn chế nhiều so với thị xã. Kinh tế ở các huyện chủ yếu phát triển chuyên canh lúa, và nghề dệt thổ cẩm, thu nhập của người dân nơi đây rất thấp. Các hộ gia đình chưa phát huy được hết tiềm năng lao động vì vậy tỷ lệ đói nghèo ở các huyện còn cao. ở huyện Bảo Thắng có 3.034 hộ đói nghèo / 13.238 hộ gia đình, trong đó hộ nghèo là 2.226, hộ đói là 808 hộ. Nguyên nhân của tình trạng này là do mức sử dụng ruộng đất ở đây còn thấp, cơ cấu sử dụng ruộng đất chưa hợp lý. - Về diện tích đất tự nhiên : 1.11 ha - Về diện tích đất ruộng nước : 0.03 ha Trong sản xuất nông nghiệp, đất đưa vào sử dụng chủ yếu là đất ruộng, đất đưa vào gieo trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả gieo trồng còn ít. Cơ sở hạ tầng của huyện nhìn chung còn kém phát triển, chưa được chú ý đầu tư, giao thông đi lại khó khăn nhất là vào những ngày mưa, đường lầy lội, xe máy,ô tô không thể vào được các xã vì đường trơn lại bị lún. Điều này đã hạn chế sự phát triển về kinh tế của huyện. Chính điều này cũng hạn chế lớn đối với việc trao đổi về thông tin, tiếp nhận các tiến bộ của khoa học kỹ thuật, và các chính sách của Đảng và Nhà nước tác động đến người dân để tự phát triển sản xuất, nâng cao đời sống. Mức sống của người dân nơi đây có sự chênh lệch so với mức sống của người dân các vùng thị xã. Bên cạnh đó có một số nhóm hộ trung bình đủ ăn là bộ phận dân cư chiếm số đông, nhóm hộ này có sức lao động, nhạy bén với những cái mới và được giúp đỡ về vốn, làm tốt chính sách khuyến nông, khuyến lâm nếu được cung cấp về thông tin kinh tế, hướng dẫn cách làm ăn mới sẽ vượt qua được khó khăn trở thành hộ khá giả , còn tráI lại nếu gặp chuyện rủi ro, ốm đau, thiên tai, mất mùa thì sẽ rơi vào nhóm hộ đói nghèo. Ngoài ra cũng phải kể đến những nguyên nhân tác động đến nghèo đói ở các huyện này như các điều kiện chủ quan và khách quan. Số dân ở các huyện này đa số người dân có trình độ học vấn thấp lại có quan niệm phải sinh nhiều con để có thêm lao động, họ liên tục đi từ nghèo đói này đến nghèo đói khác như một vòng luẩn quẩn không có lối thoát. Xét đói nghèo xét từ trình độ học vấn Qua đièu tra xã hội học bằng phương pháp phỏng vấn sâu các hộ gia đình ở xã Phong Hải, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai thì đa số người dân đều có trình độ học vấn thấp. Trong tổng số 15 người được phỏng vấn thì có đến 7 người mù chữ ( 5 nữ , 2 nam), 6 người có trình độ cấp I , cấp II, và 2 người có trình dộ cấp III, không coa ai có trình độ đại học. Những thành viên trong hộ gia đình này cũng có trình độ rất thấp, có trường hợp trong gia đình cả vợ và chồng đều bị mù chữ, hoặc trường hơp vợ mù chữ, còn chồng thì chỉ biết qua các mặt chữ. Từ nhận thức về học vấn họ cũng chỉ cho con cáI theo học hết cấp I để biết cáI chữ bởi theo họ “ ở đây học cao cũng chẳng để làm gì, ông to bà lớn chẳng đến lượt mình”. ( Nam, 40 tuổi, xã Phong HảI, Bảo Thắng). “ Học xong về có xin được việc đâu lại quay về làm ruộng thì ở nhà trước còn hơn đỡ tốn tiền.” ( Nam , 42 tuổi , xã Phong HảI ) Cũng phảI kể thêm đến tình hình giáo dục ở đây cũng rất khó khăn. Giáo viên pphảI đến tận nhà động viên để cho học sinh đến trường bởi lẽ “ Nhà neo người con đi học thì lấy ai làm” ( Nam, 45 tuổi, xã Phong HảI, Bảo Thắng) . “Đến trường đi học thì cũng phải ăn, ở nhà làm thì mới có cái mà ăn chứ đi học thì có cái ăn đâu”. ( Nữ 37 tuổi, xã phong Hải) Điều này đã không làm cho chúng tôi ngạc nhiên khi they trong một lớp học chỉ có 15 đến 20 học sinh và đa số lại là học sinh nam. Để lý giải điều này tôi đã tìm hiểu và tận mắt chứng kiến một ngày của các em gái. Sáng dậy sớm, cơm nước, bế em giúp mẹ, rồi lên nương, chiều về chăm các em, cơm nước. PhảI công nhận rằng các em gáI giúp được rất nhiều việc cho bố mẹ hơn hẳn các em trai. Hưn nữa đa số các bậc phụ huynh cho con trai đI học vì theo họ : “ Con trai mới cần biết chữ “ ( Nam 40 tuổi, xã Phong Hải). Như vậy trong ý thức của người dân ở đây vẫn còn tư tưởng” trọng nam khinh nữ “. Để xoá bỏ nếp nghĩ này không phảI là vấn đề một sớm, một chiều, không thể ngay lập tức mà cần phảI có thời gian và biện pháp cụ thể đề họ nhận thức khác đi, sửa đổi những ý kiến cổ hủ lỗi thời lạc hậu. Qua quan sát thực tế chúng tôi thấy đời sống của người dân miền núi quá khó khăn, trong gia đình không có tài sản gì đáng giá, nhiều đồ dùng tối thiểu trong gia đình còn thiếu hoặc có nhưng chất lượng không tốt. Nghèo đói là cái vòng luẩn quẩn, nghèo đói dẫn đến thất học, thất học lại dẫn đến nghèo đói “ vòng luẩn quẩn “ của sự nghèo đói được diễn tả như sau : Nghèo đói -không có tiền đI học - thiếu kiến thức làm ăn - nghèo đói hơn. Hay: Nghèo đói - điều kiện sinh hoạt tồi tàn - bệnh tật - chi phí lớn - càng nghèo hơn. Đây là rào cản lớn nhất trong công cuộc xoá đói giảm nghèo ở nông thôn miền núi hiện nay, khi mà loài người đang bước vào nền

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docC0038.doc
Tài liệu liên quan