Ong cái (hình 12), thân dài 5,0-6,5 mm; cánh trước dài 3,5-7,0 mm, râu đầu có 40-44 đốt, râu môi có đốt thứ 4 dài hơn 1,6-2,5 lần đốt thứ 3, râu hàm dài bằng chiều dài đầu, nhìn phía trước mắt kép có đường viền mờ (hình 22); nhìn từ phía sau mắt kép dài bằng 2,1 lần thái dương (hình 21), ba mắt đơn lớn, tỷ lệ khoảng cách giữa hai mắt đơn sau (POL): đường kính mắt đơn sau (OD): khoảng cách từ mắt đơn sau đến rìa mắt kép (OOL)=12:10:13 (hình 21).
Mặt khá phẳng và có chấm lõm nhăn ngang rõ từ phía dưới hốc gốc râu (hình 22), mảnh gốc môi trên khá lồi có chấm lõm; chiều dài má (khoảng cách từ gốc hàm đến mắt kép) dài bằng 0,9 lần chiều rộng của gốc hàm, góc trên gốc hàm thấp hơn rìa dưới của mắt kép (hình 22).
Chiều dài đốt ngực bằng 1,4 lần chiều cao, sườn bên của ngực trước (pronotum) nhẵn, ở giữa có khía và phía sau nhăn lưới (hình 12), nhìn từ phía trên hai rãnh lưng sâu có khía (hình 24), các thùy của meoscutum có chấm lõm nhỏ; rãnh lõm ngang sườn ngực giữa và phía dưới rãnh này có hình nhăn lưới dày, phần còn lại phía trên nhẵn trừ một số chấm lõm ở sát khớp nối sườn ngực giữa và sườn ngực sau; sườn ngực sau nhẵn có nếp nhăn ở nửa dưới; mặt đốt trung gian có hình nhăn lưới mịn khá dày trừ dải hẹp phía trước nhẵn với một gờ dọc ngắn. Cánh trước (hình 14) có tỷ lệ các gân r:3-SR:SR1=6:10:47, gân SR1 hơi lồi cong; gân cu-a lệch về phía sau gân 1-M, tỷ lệ các gân 2-SR:3-SR:r-m=10:10:6, có đoạn gân 2A phát triển phía gốc cánh trước với lông măng dày (hình 16)
11 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2428 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Về hai loài ong ký sinh quan trọng trên sâu non sâu khoang nhóm sâu đo xanh và sâu xám hại trên đậu đỗ và lạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ura (Fabricius). The two parasitoids are also described and illustrated.
I. Mở ĐầU
Các loài sâu xám Agrotis ypsilon Rottemberg, nhóm sâu đo xanh Plusia eriosoma Doubleday P. intermixta Warren, P. ni Hubner và sâu khoang Spodoptera litura (Fabricius) thuộc họ ngài Đêm (Noctuidae) là các loài sâu hại gặp trên đậu đỗ và lạc. Nhóm sâu hại này gây hại cho đậu đỗ và lạc nhưng khó xác định chính xác thời kỳ phát sinh trên cây trồng, vì vậy việc phòng trừ những đối tượng này cũng không dễ dàng.
Cho đến nay, các loài ong ký sinh từ nhóm sâu hại trên gần như chưa được điều tra nghiên cứu kỹ. Riêng đối với sâu khoang Spodoptera litura, gần đây chúng tôi đã hệ thống 10 loài ong ký sinh thuộc giống Microplitis Foerster (Khuất Đăng Long, 2007). Tuy nhiên trên nhóm sâu xám A. ypsilon và nhóm sâu đo xanh Plusia eriosoma, Plusia ni, P. intermixta thì chưa thấy tài liệu nào ở trong nước đề cập đến các loài ong ký sinh của chúng.
Trong bài này, chúng tôi đưa ra kết quả điều tra về hai loài ong ký sinh thuộc họ Braconidae gặp ở sâu non các loài: sâu khoang, sâu xám và sâu đo xanh hại trên đậu đỗ, lạc và rau ngót. Đồng thời mô tả những đặc điểm hình thái để nhận biết loài ong ký sinh quan trọng này.
II. PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU
Sử dụng vợt để điều tra trên đồng ruộng trồng đậu đỗ và lạc ở những khu vực rất ít sử dụng thuốc trừ sâu (Sóc Sơn, Hà Nội). Nuôi sinh học các loài sâu hại thu được từ đậu đỗ, lạc và rau ngót trong phòng thí nghiệm để kiểm tra vật chủ của hai loài ong ký sinh. Phân loại các phân giống và loài theo tài liệu của van Achterberg (1997). Trong hình vẽ sử dụng mũi tên để chỉ ra sự khác nhau rõ rệt giữa hai loài.
Công trình này là kết quả của đề tài NCCB mã số 6 017 06.
III. KếT QUả NGHIÊN CứU
Ngoài 10 loài ong ký sinh thuộc giống Microplitis Foerster gặp trên sâu khoang Spodoptera litura đã được chúng tôi hệ thống trước đây (Khuất Đăng Long, 2007), trong bài báo này, chúng tôi bổ sung hai loài Homolobus (Apatia) elabagalus (Nixon, 1938) và Homolobus (Apatia) truncatoides van Achterberg, 1997 (Hymenoptera: Braconidae: Homolobinae). Như vậy, ngoài danh sách 10 loài ký sinh thuộc giống Microplitis gặp ở sâu khoang, hai loài này là ghi nhận mới từ khu hệ ong ký sinh của Việt Nam. Đây là nhóm ký sinh quan trọng đối với sâu khoang Spodoptera litura, nhóm sâu đo Plusia eriosoma, P. intermixta, Plusia ni và sâu xám Agrotis ypsilon hại trên đậu đỗ, lạc và rau ngót.
1. Vị trí phân loại học
Hai loài Homolobus (Apatia) elabagalus (Nixon) và Homolobus (Apatia) truncatoides van Achterberg thuộc phân họ Homolobinae trong họ ong ký sinh Braconidae. Phân họ Homolobinae gồm những loài ong nội ký sinh có kén đơn gặp ở sâu non nhiều loài côn trùng thuộc bộ cánh Vảy (Lepidoptera). Homolobus Foerster là một giống phổ biến thuộc phân họ này, giống Homolobus gồm có 5 phân giống: Apatia Enderlein, Chartolobus van Achterberg, Homolobus Foerster, Oulophus van Achterberg và Phylacter Reinhard. Các loài thuộc giống Homolobus thường gặp ký sinh ở sâu non các loài thuộc họ ngài Đêm (Noctuidae), còn gặp chúng ký sinh ở các loài côn trùng thuộc họ ngài Sâu đo (Geometridae) và ngài Cuốn lá héo (Lasiocampidae).
2. Đặc điểm hình thái
Homolobus (Apatia) elabagalus (Nixon,1938) (hình 1-11)
Ong cái (hình 1), thân dài 6.0-6,5 mm; cánh trước dài 6,5-6,8 mm; râu đầu có 42-44 đốt; râu môi có đốt thứ 4 dài hơn 1,1 lần đốt thứ 3; đốt râu 3 và 4 dài tương ứng bằng 3,2 và 3,0 lần chiều rộng của chúng, đốt râu đỉnh vuốt nhọn hình kim ở cuối, đốt 4 râu môi dài bằng 3 lần đốt 3 (hình 6), râu hàm dài bằng 1,2 lần chiều dài của đầu, rìa phía trong mắt kép có viền ít (hình 8). Đầu nhìn phía sau có chiều dài mắt kép bằng 3,7 lần chiều dài thái dương, tỷ lệ khoảng cách giữa hai mắt đơn sau (POL): đường kính mắt đơn (OD): khoảng cách từ mắt đơn sau đến rìa mắt kép (POL)=7:8:5. Trán gần như phẳng và nhẵn, đỉnh đầu nhẵn, mặt khá phẳng, giữa có chấm lỗ nhăn mịn hai bên nhẵn gần như da, mảnh gốc môi trên nhẵn.
Chiều dài đốt ngực bằng 1,2 lần chiều cao (nhìn bên sườn), sườn bên ngực trước nhẵn trừ một số khía nổi ở phía trước và khía nhăn ở phía sau (hình 1), rãnh lõm ở sườn ngực giữa có chỗ lõm với chấm nhăn lưới, phần sườn ngực phía trên rãnh lõm này nhẵn, rãnh lưng khá nông (hình 11). Thùy giữa và hai thùy bên mảnh ngực giữa nhẵn trừ một số chấm lõm mịn, phần phía trước đốt trung gian nhẵn, gốc đốt trung gian có gờ ngắn dọc giữa, phần giữa và sau có gờ khía ngang.
Cánh trước có tỷ lệ các gân r:3-SR:SR1= 10:13:60, gân SR1 hơi cong ở giữa, gân cu-a cong ở gốc (hình 2), tỷ lệ các gân 1-CU1:2-CU1=2:24, tỷ lệ các gân 2-SR:3-SR:r-m=11:13:7, cánh trước có gân 2A phát triển rõ (hình 2). Cánh sau có gân r phát triển, gân này chia đôi ô rìa trên cánh sau làm 2 phần bằng nhau (hình 3), gân 2-SC+R nằm hơi ngang (hình 3) nhưng đôi khi nằm dọc (hình 9), gân SR cong ở gốc (hình 3, 9).
Mặt trong các móng chân đầu có lông răng lược (hình 4 và 5), cựa trong và ngoài ống chân giữa tương ứng dài bằng 0,6 và 0,5 lần đốt bàn 1 chân giữa, cựa trong và ngoài ống chân sau tương ứng bằng 0,5 và 0,4 lần đốt bàn 1 chân sau.
Tấm lưng bụng 1 dài bằng 2,7 lần chiều rộng ở đỉnh đốt này (hình 10), trên mặt tấm lưng bụng 1 nhẵn, bao máng đẻ trứng bằng 0,07 lần chiều dài cánh trước (hình 1).
Hình 1.11. Homolobus (Apatia) elabagalus (Nixon,1938) (theo van Achterberg, 1997)
1- Ong cái, 2- cánh trước, 3- cánh sau, 4- mặt ngoài móng chân trước
5- mặt ngoài móng chân giữa, 6- râu hàm và râu môi, 7- đầu nhìn phía sau,
8- đầu nhìn phía trước, 9- phần giữa cánh sau, 10- tấm lưng bụng 1, 11-mesonotum.
Cơ thể màu vàng hơi nâu, râu đầu (trừ phần gốc nhạt màu hơn) và phần giữa 3 mắt đơn (stemmaticum) màu nâu tối, mắt cánh có màu hơi vàng.
Trong nước, loài này có phân bố ở Hà Nội, Hòa Bình, Thái Nguyên. Trên thế giới loài này có phân bố ở ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Philipin. ở những nước này, vật chủ của ong ký sinh được xác định là sâu cuốn lá Selepa celtis.
2. Homolobus (Apatia) truncatoides van Achterberg (hình 12-25)
Ong cái (hình 12), thân dài 5,0-6,5 mm; cánh trước dài 3,5-7,0 mm, râu đầu có 40-44 đốt, râu môi có đốt thứ 4 dài hơn 1,6-2,5 lần đốt thứ 3, râu hàm dài bằng chiều dài đầu, nhìn phía trước mắt kép có đường viền mờ (hình 22); nhìn từ phía sau mắt kép dài bằng 2,1 lần thái dương (hình 21), ba mắt đơn lớn, tỷ lệ khoảng cách giữa hai mắt đơn sau (POL): đường kính mắt đơn sau (OD): khoảng cách từ mắt đơn sau đến rìa mắt kép (OOL)=12:10:13 (hình 21).
Mặt khá phẳng và có chấm lõm nhăn ngang rõ từ phía dưới hốc gốc râu (hình 22), mảnh gốc môi trên khá lồi có chấm lõm; chiều dài má (khoảng cách từ gốc hàm đến mắt kép) dài bằng 0,9 lần chiều rộng của gốc hàm, góc trên gốc hàm thấp hơn rìa dưới của mắt kép (hình 22).
Chiều dài đốt ngực bằng 1,4 lần chiều cao, sườn bên của ngực trước (pronotum) nhẵn, ở giữa có khía và phía sau nhăn lưới (hình 12), nhìn từ phía trên hai rãnh lưng sâu có khía (hình 24), các thùy của meoscutum có chấm lõm nhỏ; rãnh lõm ngang sườn ngực giữa và phía dưới rãnh này có hình nhăn lưới dày, phần còn lại phía trên nhẵn trừ một số chấm lõm ở sát khớp nối sườn ngực giữa và sườn ngực sau; sườn ngực sau nhẵn có nếp nhăn ở nửa dưới; mặt đốt trung gian có hình nhăn lưới mịn khá dày trừ dải hẹp phía trước nhẵn với một gờ dọc ngắn. Cánh trước (hình 14) có tỷ lệ các gân r:3-SR:SR1=6:10:47, gân SR1 hơi lồi cong; gân cu-a lệch về phía sau gân 1-M, tỷ lệ các gân 2-SR:3-SR:r-m=10:10:6, có đoạn gân 2A phát triển phía gốc cánh trước với lông măng dày (hình 16). Cánh sau không có gân r, gân SR hơi cong, gân 2-SC+R nằm ngang, gân SC+R khá ngắn và hơi cong (hình 15 và 17).
Hình 12-25. Homolobus (Apatia) truncatoides van Achterberg
(theo van Achterberg, 1997)
12-Ong cái, 13-các đốt râu đỉnh, 14- cánh trước, 15- cánh sau, 16- gốc cánh trước
17- gân 2-SC+R cánh sau, 18- cựa ống chân sau (ong đực), 19- mặt trong móng chân sau, 20- mặt ngoài móng chân sau, 21- đầu nhìn từ phía sau
22- đầu nhìn từ phía trước, 23- đỉnh bao máng đẻ trứng
24- đốt ngực (mesoscutum), 25- tấm lưng bụng 1+2
Đốt háng sau có chấm lỗ rõ, mặt trên đốt háng sau nhăn, mặt trong móng chân không có lông hình răng lược chỉ ở mặt ngoài móng chân sau có lông măng nhọn (hình 19, 20), đốt đùi, ống chân sau và đốt bàn 1 chân sau tương ứng dài bằng 7, 10 và 9 lần chiều rộng của chúng; cựa ngoài và cựa trong ống chân sau tương ứng dài bằng 0,6 và 0,5 lần chiều dài đốt bàn 1 chân sau, ở ong đực, cựa ống chân sau cắt cụt rõ ở đỉnh (hình 18).
Tấm lưng bụng 1 dài bằng 3,2 lần chiều rộng ở đỉnh đốt này (hình 25), mặt tấm lưng bụng 1 có khía nhăn lưới dày, gốc tấm lưng bụng 2 có hình tam giác ngược nhỏ và nhẵn bóng, tấm lưng bụng 2 và 3 nhẵn. Bao máng đẻ trứng ngắn, bằng 0,05-0,08 lần chiều dài cánh trước và bị cắt cụt ở đỉnh (hình 23).
Cơ thể có màu nâu vàng; râu đầu (trừ mặt trong đốt gốc râu và đốt quay), toàn bộ các đốt bàn chân, thùy giữa mesoscutum, một phần tấm ngực sau (metanotum), tấm lưng bụng 1+2 lẫn màu hơi nâu, màng cánh trong; mắt cánh màu nâu sáng.
Trong nước, loài này có phân bố ở Hà Nội, Nghệ An. Trên thế giới loài này có phân bố ở Ai Cập, ả Rập Saudi, Etiopia, Madagaxca, Nam Phi, Nigiêria, Italia, Tây ban Nha, Sri Lanka, Trung Quốc, Malaixia. ở những nước này, vật chủ của ong ký sinh được xác định là sâu khoang Spodoptera litoralis.
3. Sinh cảnh/cây trồng
Cả hai loài ong ký sinh này đều xuất hiện và hoạt động trên sinh quần trồng cây đậu đỗ, lạc và rau ngót. Trong đó, loài Homolobus (Apatia) elabagalus thu được trên rau ngót trong vườn, còn loài Homolobus (Apatia) truncatoides thu được trên ruộng đậu đỗ và lạc. Đặc biệt, chúng chỉ còn gặp ở những ruộng không hoặc rất ít phun thuốc trừ sâu. Rõ ràng chúng là những loài rất nhạy cảm với tác động của thuốc trừ sâu hóa học.
Đặc điểm kén của hai loài này tương đối giống nhau, kén đơn, khá mỏng, kén có màu nâu sáng hoặc nâu vàng nằm bám trên lá. Thường quan sát thấy ấu trùng thành thục của ong ký sinh chui ra ở tuổi 3, 4 và 5 rất ít thấy ấu trùng ký sinh xuất hiện ở sâu non tuổi 6 (sâu khoang). Như vậy, có khả năng ong cái ký sinh đẻ trứng vào sâu non tuổi 1, 2 và tuổi 3.
IV. KếT LUậN
Homolobus (Apatia) elabagalus (Nixon) và Homolobus (Apatia) truncatoides van Achterberg là hai loài ong ký sinh ở pha sâu non nhóm sâu hại thuộc họ ngài Đêm (Noctuidae) là sâu xám Agrotis ypsilon Rottemberg, nhóm sâu đo xanh Plusia eriosoma Doubleday, P. intermixta Warren, P. ni Hubner và sâu khoang Spodoptera litura (Fabricius) gây hại chủ yếu trên đậu đỗ, lạc và rau ngót. Hai loài ong ký sinh này xuất hiện không thường xuyên ở những sinh quần cây trồng ít hoặc không sử dụng thuốc trừ sâu hóa học. Vì vậy, việc nhận biết được sự tồn tại của chúng trên đồng ruộng rất có ý nghĩa trong việc duy trì và phát triển tại chỗ, góp phần phòng trừ nhóm sâu hại khá quan trọng trên đậu đỗ và lạc.
TàI LIệU THAM KHảO
Achterberg van C., 1979. Tijdschrift voor Entomologie, 122:241-479.
Achterberg van C., 1995. Zoologische Mededelingen, 69(24):307-328.
He J.H., Chen X.X., Ma Y., 2000. Hymenoptera Braconidae, Fauna Sinica. Insecta Vol. 18. Science Press, Beijing, China. 757 pp.
Chen Xuexin; He Junhua; Ma Yun, 1991. Acta Agriculturae Universitatis Zhejiangensis, 17(2):192-196.
Chou L.Y., Hsu T.C., 1995. Journal of Agricultural Research of China, 44(3): 357-378.
Khuất Đăng Long, 2007. Báo cáo khoa học về Sinh thái và tài nguyên sinh vật. Hội thảo quốc gia lần thứ hai, Nxb NN, H.10/2007:140-152.
Nixon G.E.J., 1938. Bulletin of Entomological Research, 29(4):415-424.
Yu D. S., Achterberg K. van & Horstmann K., 2005: Ichneumonoidea 2004 (Biological and taxonomical information), Taxapad Interactive Catalogue, Vancouver.
Virtako 40 WG - thuốc trừ sâu đục thân lúa mới
rất thân thiện với môi trường
Đào Xuân Cường
Công ty Syngenta
Virtako 40 WG là thuốc trừ sâu mới do Công ty Syngenta phát triển vaứ saỷn xuaỏt. Khi tieỏp xuực hoaởc aờn phaỷi thuốc, sâu sẽ ngừng gaõy haùi ngay lập tức. Đây là thuốc trừ sâu theỏ heọ mụựi. Thaứnh phaàn goàm 2 hoaùt chaỏt, 200 gr CTPR + 200gr Thiamethoxam trong 1 kg thuoỏc. Thuoỏc có tính nội hấp, có phổ tác động rộng, hiệu lực kéo dài và mức độ an toàn với môi trường, thieõn ủũch cao.
Các nghiên cứu treõn theỏ giụựi cho thấy thuốc Virtako 40 WG có hiệu quả trừ được nhiều loài sâu hại lúa như bọ cánh cứng ăn lá Oulema oryzae, bọ vòi voi đục gốc lúa Lissorhoptrus oryzophilus, rầy xám Laodelphax striatellus, rầy nâu Nilaparvata lugens, rầy xanh đuôi đen Nephotettix cincticeps, rầy lưng trắng Sogatella furcifera, sâu đục thân 5 vạch đầu đen Chilo polychrysus, sâu keo Spodoptera frugiperda, sâu cuốn lá Cnaphalocerus sp., sâu cuốn lá Lerodea eufala, sâu đục thân mình hồng Sesamia inferens, sâu đục thân 5 vạch đầu nâu Chilo suppressalis, sâu đục thân mình trắng Scirpophaga innotata, sâu đục thân mình vàng Scirpophaga incertulas.
Kết quả khảo nghiệm ở Việt Nam cho thấy thuốc Virtako 40 WG có hiệu quả cao đối với sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis, rầy nâu Nilaparvata lugens, và sâu đục thân mình vàng Scirpophaga incertulas. Với liều lượng dùng 37,5 -75 g/ha, hiệu lực đối với sâu cuoỏn laự đạt từ 85% đến hơn 90%. ễÛ lieàu 50-75g/ha, hieọu quaỷ trửứ saõu ủuùc thaõn luựa ủaùt tửứ 80% ủeỏn 90%.
Đối với thiên địch, thuốc có mức độ an toàn cao. Kết quả đánh giá ở Hoa Kỳ cho thấy với liều lượng dùng 25 -50 g CTPR/ha thuốc không gây ảnh hưởng đến bọ mắt vàng Chrysoperla carnea, bọ rùa Hippodamia sp. (Cameron et al., 2005). Nhiều khảo nghiệm ở Brazil cho thấy với liều lượng dùng 50-100 g CTPR/ha thuốc không gây ảnh hưởng đến bọ mắt vàng Chrysoperla externa, bọ rùa Harmonia axyridis, nhện nhỏ bắt mồi Amblyseius herbicolus, Iphiseiodes zulugai, Euseius citrifolius (Rebelles et al., 2005); với liều lượng dùng 50 g CTPR/ha thuốc không gây ảnh hưởng đến ong mắt đỏ Trichogramma pretiosum, ong vàng Bracon hebetor, ong đa phôi trên vẽ bùa cam Ageniaspis citricola (Parra et al., 2004). Tại Australia và ấn Độ với liều lượng 30-60 g CTPR/ha, thuốc không làm ảnh hưởng đến bọ rùa Hippodamia sp., bọ xít bắt mồi Nabis kimbergii, ong ký sinh rệp táo Aphelinus mali, ong mắt đỏ Trichogramma chilonís (Cole et al., 2005; Sharma et al., 2005).
ở Việt Nam, trong vụ mùa 2007 đã tiến hành đánh giá ảnh hưởng của thuốc Virtako 40 WG đối với các thiên địch phổ biến trên đồng lúa tại 3 tỉnh (Ninh Bình, Hưng Yên và Hải Phòng). Thuốc Virtako 40 WG (Trước đây có tên là Intra 40 WG) được sử dụng với liều lượng 37,5 g/ha; 50 g/ha và 75 g/ha.
Về thành phần loài thiên địch trên các ruộng phun và không phun thuốc Virtako 40 WG tại 3 địa điểm thí nghiệm đều tương tự nhau. Số lượng các loài thiên địch đã thu được tại Ninh Bình, Hưng Yên và Hải Phòng tương ứng là 18, 13 và 16 loài.
Theo dõi về mật độ các loài bắt mồi phổ biến trên ruộng lúa thí nghiệm cho thấy quần thể của chúng bị giảm nhẹ vào thời điểm sau phun thuốc 3 - 5 ngày. Thí dụ, nhện sói vân hình đinh ba (Pardosa pseudoannulata) là loài bắt mồi rất phổ biến và quan trọng trên đồng lúa. Sau khi phun thuốc Virtako 40 WG, mật độ quần thể của nhện sói vân hình đinh ba ở các nơi thí nghiệm đều bị giảm. Vào thời điểm 3 ngày sau phun thuốc, mật độ quần thể của nhện sói vân hình đinh ba bị giảm với tỷ lệ 4,38 - 9,00% ở Ninh Bình; 6,23 - 5,84% ở Hưng Yên và 4,77 - 8,59% ở Hải Phòng. Tỷ lệ giảm của mật độ quần thể nhện sói vân hình đinh ba vào thời điểm 5 ngày sau phun thuốc ở các điểm thí nghiệm tại Ninh Bình, Hưng Yên và Hải Phòng tương ứng là 5,98 - 16,74; 7,17 - 7,28 và 6,25 - 10,46%. Tương tự, vào ngày thứ 7 sau phun thuốc tỷ lệ giảm của mật độ quần thể nhện sói vân hình đinh ba ở các địa điểm thí nghiệm tương ứng là 3,12 - 14,27; 4,43 - 5,19 và 3,59 - 9,98%. Đến thời điểm 10 ngày sau phun thuốc, tỷ lệ giảm của mật độ quần thể nhện sói vân hình đinh ba ở các địa điểm thí nghiệm tương ứng chỉ là 2,74 - 9,84; 2,92 - 3,73 và 2,87 - 5,52% (bảng 1). Như vậy, vào ngày thứ 7 sau phun thuốc, tỷ lệ giảm của mật độ quần thể nhện sói vân hình đinh ba ở các địa điểm thí nghiệm đã có xu hướng thấp hơn so với thời điểm 5 ngày sau phun thuốc và xu hướng này càng biểu hiện rõ ở ngày thứ 10 sau phun thuốc. Điều này nghĩa là mật độ quần thể nhện sói vân hình đinh ba ít nhiều đã có xu hướng phục hồi sau phun thuốc, mặc dù mật độ con mồi đã bị thuốc tiêu diệt cơ bản. Sự ảnh hưởng của thuốc Virtako 40 WG đối với các thiên địch phổ biến khác như nhện sói bọc trứng trắng Pirata subpriraticus, nhện linh miêu vân xiên Oxyopes javanus, bọ rùa đỏ Micraspis discolor, ba khoang 4 chấm trắng Ophionea indica, bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis, nhện lớn hàm to chân dài Tetragnatha sp. và nhện lưới lớn Argiope catenulata (bảng 1).
Bảng 1. Mức độ suy giảm quần thể của một số thiên địch phổ biến
trên ruộng lúa phun thuốc Virtako 40 WG (vụ mùa 2007)
Tên thiên địch
Tỷ lệ mật độ quần thể bị giảm (%) vào các thời điểm sau phun thuốc
3 NSP
5 NSP
7 NSP
10 NSP
NB
HY
HP
NB
HY
HP
NB
HY
HP
NB
HY
HP
P.p
4,38-
9,00
6,23-
5,84
4,77-
8,59
5,98-
16,74
7,17-
7,28
6,25-
10,46
3,12-
14,27
4,43-
5,19
3,59-
9,98
2,74-
9,84
2,92-
3,73
2,87-
5,52
P.s
5,38
-
7,89
8,75
-
8,39
10,83
-
3,78
4,92
-
2,87
O.j
5,38-
7,04
5,84-
6,23
3.61-
5.91
8,15-
8,75
7,17-
7,28
4.75-
7.46
3,41-
10,83
4,43-
5,19
3.49-
4.98
3,66-
4,92
2,92-
3,73
2,19-
3,52
M.d
13,04
12,91
15,41
14,21
21,63
15,86
11,96
15,37
9,27
9,29
10,15
8,28
O.i
5,83
9,83
12,37
10,20
13,63
14,39
9,29
10,27
12,13
7,50
10,71
10,27
C.l
4,38
-
3,89
8,09
-
7,32
7,76
-
2,89
3,47
-
3,21
T.sp.
-
12,91
9,89
-
21,63
13,32
-
15,37
10,89
-
10,15
9,21
A.c
9,0
-
-
16,74
-
-
14,27
-
-
9,84
-
-
CĐ
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
1
Ghi chú: NB = Ninh Bình; HY = Hưng Yên; HP = Hải Phòng;
P.s = P. pseudoannulata; P.p = P. subpriraticus; O.j = O. javanus;
M.d = M. discolor; O.i = O. indica; C.l = C. lividipennis;
T.sp. = Tetragnatha spp.; A.c = A. catenulata CĐ = Cấp độc
Độc cấp 1 = không độc, sau phun thuốc mật độ thiên địch giảm dưới 25% (IOBC, 1985).
Tỷ lệ giảm mật độ quần thể cao nhất của nhện sói vân hình đinh ba đạt 16,74% vào ngày thứ 5 sau phun thuốc Virtako 40 WG ở thí nghiệm tại Ninh Bình. Chỉ tiêu này đối với nhện sói bọc trứng trắng là 10,83% vào ngày thứ 7 sau phun thuốc Virtako 40 WG cũng ở thí nghiệm tại Ninh Bình. Tương tự, tỷ lệ giảm mật độ quần thể cao nhất của nhện linh miêu vân xiên, bọ rùa đỏ, ba khoang 4 chấm trắng, bọ xít mù xanh, nhện lớn hàm to chân dài và nhện lưới lớn tương ứng là 10,83; 21,63; 14,39; 8,09; 21,63 và 16,74% (bảng 1). Những thuốc sau khi phun chỉ làm giảm mật độ của thiên địch với tỷ lệ dưới 25% được IOBC (1985) xếp vào nhóm độc cấp 1. Như vậy, mức độ độc của thuốc Virtako 40 WG đối với các thiên địch phổ biến trên đồng lúa chỉ xếp ở cấp 1. Những thuốc có độ độc cấp 1 là không độc đối với thiên địch (IOBC, 1985).
Ong đen kén trắng Apanteles cypris là một ký sinh tương đối chuyên tính và phổ biến trên sâu non cuốn lá nhỏ Cnaphalocrocis medinalis. Kết quả theo dõi thí nghiệm ở cả ba địa điểm cho thấy tỷ lệ ký sinh của ong kén trắng Apanteles cypris trên ruộng dùng thuốc bị giảm nhẹ vào thời điểm sau phun thuốc 3 - 5 ngày. Tỷ lệ này có xu hướng gia tăng trở lại từ thời điểm 7 ngày sau phun thuốc. Nhìn chung, tỷ lệ ký sinh của ong kén trắng Apanteles cypris trên ruộng dùng thuốc ở cả ba địa điểm thí nghiệm đều thấp hơn so với ruộng đối chứng (không phun thuốc). Tuy nhiên, ở cùng nơi thí nghiệm, tỷ lệ ký sinh của ong kén trắng Apanteles cypris trên ruộng dùng thuốc Virtako 40 WG và đối chứng có sự khác nhau không nhiều (bảng 2).
Bảng 2. Tỷ lệ sâu non cuốn lá nhỏ bị ký sinh trên ruộng phun thuốc
và không phun thuốc Virtako 40 WG (vụ mùa 2007)
Nơi thí nghiệm
Công thức thí nghiệm
Tỷ lệ ký sinh (%) của ong vào các thời điểm
TP
3 NSP
5 NSP
7 NSP
10 NSP
Ninh Bình
Phun thuốc
6,67
3,33
6,7
10,0
10,0
Đối chứng
10,0
10,0
13,3
16,7
13,3
Hưng Yên
Phun thuốc
13,6
12,6
11,1
15,4
11,2
Đối chứng
13,8
14,7
12,6
12,3
11,7
Hải Phòng
Phun thuốc
15,6
14,8
9,3
9,7
15,9
Đối chứng
17,9
18,2
15,1
16,4
17,2
Ghi chú: TP = Trước phun; NSP = Ngày sau phun
Trong vụ xuân 2008, đã tiến hành một thí nghiệm diện rộng sử dụng thuốc Virtako 40 WG trên lúa để trừ rầy lưng trắng và sâu cuốn lá nhỏ. Thí nghiệm được tiến hành tại xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Thí nghiệm tiến hành trên giống lúa Bắc Thơm số 7 (Tẻ Thơm). Thí nghiệm đã phun 2 lần thuốc Virtako 40 WG: lần đầu phun ngày 15/5/2008 và lần 2 phun ngày 31/5/2008. Thuốc Virtako 40 WG được dùng với liều lượng 50 g/ha và 75 g/ha.
Trong thời gian từ giữa tháng 5 đến đầu tháng 6 năm 2008, trên ruộng lúa thí nghiệm với giống Bắc Thơm số 7 gieo trồng tại xã Trưng Trắc có thành phần thiên địch nghèo nàn. Tuy số lượng loài thiên địch đã ghi nhận được trên các công thức thí nghiệm gần như nhau (14 - 15 loài), nhưng rất khác nhau về từng loài cụ thể trong từng công thức. Phổ biến hơn cả là bọ xít mù xanh Cyrtorhinus lividipennis, bọ rùa đỏ Micraspis discolor, nhện hàm to bụng tròn Dyschiriognatha tenera, nhện sói vân đinh ba Pardosa pseudoannulata và nhện sói bọc trứng trắng Pirata subpriraticus. Tuy nhiên mật độ của chúng và các loài bọ xít mù xanh và bọ rùa đỏ cũng không cao. Trong mẫu điều tra hầu như chỉ bắt gặp loài nhện sói vân đinh ba và nhện sói bọc trứng trắng. Vì vậy, trong thí nghiệm này chỉ đánh giá được ảnh hưởng của thuốc Virtako 40WG đối với sự tích luỹ quần thể của nhện sói vân đinh ba và nhện sói bọc trứng trắng (được gọi chung là nhện sói).
Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy, trong cả 3 công thức thí nghiệm sau hai lần phun thuốc Virtako 40 WG (cách nhau 15 ngày), nhện sói vân đinh ba và nhện sói bọc trứng trắng có mật độ chung tương đối cao. Chỉ tiêu này trong công thức I (dùng thuốc với liều lượng 50 g/ha) thay đổi từ 77,9 con/m2 (trước phun lần 1) đến 117,0 con/m2 (ngày thứ 10 sau phun lần 1) và là 86,9 con/m2 (ngày thứ 14 sau phun lần 2). Tương tự, mật độ chung của 2 loài nhện sói này ở công thức 2 (dùng thuốc với liều lượng 75 g/ha) biến động trong phạm vi từ 77,9 con/m2 (trước phun lần 1) đến 140,9 và 120,2 con/m2 tương ứng vào ngày thứ 3 sau phun lần 2 và ngày thứ 14 sau phun lần 2. Tại công thức không phun thuốc (công thức 3), mật độ của 2 loài nhện sói cũng có diễn biến tương tự như ở các công thức phun thuốc Virtako 40 WG (bảng 3).
Vào ngày thứ 15 sau phun thuốc lần 1 hay thời điểm trước phun thuốc lần 2, mật độ chung của nhện sói vân đinh ba và nhện sói bọc trứng trắng tại công thức 1 và công thức 2 bị giảm so với công thức 3 nơi không phun thuốc Virtako 40 WG (bảng 3, hình 1). Sự giảm mật độ chung của 2 loài nhện sói này tại công thức 1 và công thức 2 vào ngày thứ 15 sau phun lần 1 hay thời điểm trước phun lần 2 có lẽ do thiếu thức ăn. Vì trước đó, vào thời gian từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 10 sau phun thuốc lần 1, mật độ rầy lưng trắng (vào lúc thí nghiệm là con mồi chính của 2 loài nhện sói) trên các công thức 1 và công thức 2 đã bị giảm xuống còn rất thấp (do tác động của thuốc) so với ở công thức 3.
Bảng 3. Mật độ nhện lớn bắt mồi trên ruộng thí nghiệm thuoỏc Virtako 40 WG
(Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên, vụ xuân, 2008)
Ngày tháng
Ngày sau phun thí nghiệm
Mật độ nhện lớn trong các công thức thí nghiệm (con/m2)
Công thức 1
Công thức 2
Công thức 3
15/5/2008
Trước phun lần 1
77,9
77,9
81,0
17/5/2008
3 ngày sau phun lần 1
102,2
86,9
84,2
20/5/2008
5 ngày sau phun lần 1
84,2
120,2
111,2
25/5/2008
10 ngày sau phun lần 1
117,0
104,9
108,0
31/5/2008
Trước phun lần 2
81,0
84,2
117,0
03/6/2008
3 ngày sau phun lần 2
144,0
140,9
135,0
07/6/2008
7 ngày sau phun lần 2
86,9
117,0
104,9
14/6/2008
14 ngày sau phun lần 2
86,9
120,2
104,9
Ghi chú: Công thức 1: dùng thuốc Virtak 40WG với liều lượng 50 g/ha
Công thức 2: dùng thuốc Virtak 40WG với liều lượng 75 g/ha
Công thức 3: không dùng thuốc trừ sâu.
Sự gia tăng mật độ chung của 2 loài nhện sói này tại công thức 1 và công thức 2 vào ngày thứ 3 sau phun thuốc lần 2 do từ thời điểm này trên các công thức thí nghiệm bắt đầu xuất hiện rầy nâu lứa cuối cùng trên vụ lúa xuân 2008. Tuy mật độ rầy nâu lúa này không cao, song là nguồn thức ăn quan trọng để phục hồi và duy trì quần thể nhện sói vân đinh ba và nhện sói bọc trứng trắng đến cuối vụ lúa xuân (hình 1).
Hình 1. Diễn biến mật độ chung của 2 loài nhện sói trong thí nghiệm thuốc Virtako 40 WG
(Trưng Trắc, Văn Lâm, Hưng Yên, vụ xuân, 2008)
Mặc dù có những biến động khác nhau về mật độ như phân tích ở trên, nhưng kết quả xử lý thống kê sinh học bằng phần mềm SAS cho thấy những biến động về mật độ chung của 2 loài nhện sói này trong các kỳ điều tra ở ba công thức thí nghiệm là sự khác biệt không có ý nghĩa. Như vậy, kích thước quần thể của 2 loài nhện sói vân đinh ba và nhện sói bọc trứng trắng ở cả ba công thức thí nghiệm đều như nhau. Điều này có nghĩa là việc phun thuốc Virtako 40 WG ở công thức 1 và công thức 2 không gây ảnh hưởng rõ ràng đến sự tích luỹ số lượng của loài nhện sói vân đinh ba và nhện sói bọc trứng trắng
Như vậy, thuốc Virtako 40 WG sử dụng với liều lượng 37,5 g/ha; 50 g/ha và 75 g/ha cho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Về HAI LOàI ONG Ký SINH QUAN TRọNG Trên SÂU NON.doc