Việc làm của nữ thanh niên ở các huyện ngoại thành Hà Nội

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC LÀM CỦA

NỮ THANH NIÊN Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH 8

1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài có liên quan tới đề tài 8

1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước có liên quan tới đề tài 16

1.3. Tổng quan các kết quả nghiên cứu đã đạt được liên quan tới đề tài và

các vấn đề đặt ra 23

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC LÀM CỦA NỮ

THANH NIÊN Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH 28

2.1. Khái niệm và đặc điểm việc làm của nữ thanh niên 28

2.2. Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm của nữ thanh niên ở

các huyện ngoại thành 44

2.3. Phương thức tạo việc làm và tiêu chí đánh giá việc làm của nữ thanh

niên ở các huyện ngoại thành 53

2.4. Kinh nghiệm của một số nước và địa phương về giải quyết việc làm

của nữ thanh niên ở các huyện ngoại thành trong quá trình phát triển

kinh tế - xã hội 65

Chương 3: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA NỮ THANH NIÊN Ở CÁC

HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2010 - 2018 76

3.1. Những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội các

huyện ngoại thành Hà Nội ảnh hưởng đến việc làm của nữ thanh niên 76

3.2. Thực trạng việc làm của nữ thanh niên ở các huyện ngoại thành

Hà Nội 87

3.3. Đánh giá chung về việc làm của nữ thanh niên ở các huyện ngoại

thành Hà Nội 111

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VIỆC LÀM

CỦA NỮ THANH NIÊN Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ

NỘI ĐẾN NĂM 2025-2030 118

4.1. Phương hướng phát triển việc làm của nữ thanh niên ở các huyện

ngoại thành Hà Nội 118

4.2. Những giải pháp chủ yếu để phát triển việc làm của nữ thanh niên ở

các huyện ngoại thành Hà Nội 129

KẾT LUẬN 143

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN

ĐẾN LUẬN ÁN 145

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 146

PHỤ LỤC 154

pdf167 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 15/03/2022 | Lượt xem: 310 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Việc làm của nữ thanh niên ở các huyện ngoại thành Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khích phát triển hoạt động này để thu hút lao động nông nhàn trong đó chính sách tập trung vào khuyến khích các hoạt động chế biến nông sản và các tài nguyên thiên nhiên tại địa phương. 69 Bốn là, hỗ trợ xây dựng nhà máy ở nông thôn Nhờ đẩy mạnh đầu tư phát triển, công nghiệp ở đô thị đã đạt mức toàn dụng về quy mô vào những năm 1970, vì vậy các nhà máy được khuyến khích chuyển về khu vực nông thôn để giải quyết việc làm và tạo thêm thu nhập phi nông nghiệp cho nông dân. Tuy nhiên, thực hiện chính sách di dời nhà máy về nông thôn theo phương châm "mỗi làng một nhà máy" không đạt được như mục tiêu đã đề ra do chi phí quá cao về xây dựng cơ sở hạ tầng để đặt nhà máy tại từng làng. Dự án phát triển cụm công nghiệp nông thôn đầu tiên được thực hiện vào năm 1984 là dự án đầu tiên trong triển khai thực hiện Luật Pháp Nguồn thu nhập phi nông nghiệp. Nhờ rút ra bài học kinh nghiệm từ chính sách hỗ trợ đưa nhà máy về từng làng ở nông thôn của thập kỷ trước, dự án cụm công nghiệp nông thôn đã giảm được nhiều chi phí. Các dự án này đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao mức thu nhập cho người dân, góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn. 2.4.2. Kinh nghiệm của một số thành phố trong nước 2.4.2.1. Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh Cùng với thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh là một trong hai đầu tàu kinh tế lớn nhất của cả nước. Theo Niên giám thống kê năm 2015 của Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay thành phố có 24 quận huyện, trong đó có 19 quận và 5 huyện ngoại thành. Thành phố Hồ Chí Minh rộng 2.095 km2 thì tổng diện tích 5 huyện ngoại thành đã chiếm hơn ba phần tư (1.601 km2) và dân số ở 5 huyện ngoại thành là hơn 1,6 triệu người [33, tr.10]. Quá trình ĐTH đã khiến cho lao động từ các địa phương di cư đến Thành phố Hồ Chí Minh tìm việc làm có xu hướng gia tăng. Vì vậy, giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh cũng là vấn đề hết sức nan giải. Dưới đây là một số giải pháp Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện nhằm giải quyết việc làm cho TNNT ngoại thành. Thứ nhất, PTKT trang trại ở các huyện ngoại thành Theo số liệu của Chi cục Phát triển nông thôn Thành phố (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 2.294 trang 70 trại với 6.370 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 3.200 tỷ đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho khoảng 6.700 lao động [33, tr.47]. Trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, trang trại nuôi trồng thủy sản là loại hình trang trại có mức đầu tư cao và hiệu quả lớn, thu nhập có thể lên đến vài trăm triệu đồng/ha/năm. Sự xuất hiện của những trang trại này đã tạo ra sự chuyển dịch mạnh mẽ của vùng đất Cần Giờ và Nhà Bè. Nhưng hiện nay, trang trại trồng lan, cây kiểng và cá cảnh lại nổi lên với mức thu nhập cao nhất và phù hợp với nền nông nghiệp đô thị. Xu hướng phát triển các loại hình phát triển trang trại như: trang trại hạt nhân, hợp tác xã của những chủ trang trại, trang trại sinh thái kết hợp du lịch ngày càng cao. Mô hình trang trại này phù hợp với lao động nông thôn, trong đó có cả NTN nên tạo ra rất nhiều công ăn việc làm cho họ. Thứ hai, đào tạo nghề cho thanh niênở các huyện ngoại thành Một mặt, chính quyền thành phố kết hợp với tổ chức đoàn TNCS Thành phố Hồ Chí Minh triển khai thực hiện tích cực các phong trào của Trung ương đoàn về việc làm của NTN, cụ thể:Với hạn chế trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp thấp, vấn đề đào tạo và giải quyết việc làm cho NTN đang là yêu cầu cấp bách đặt ra cho các tổ chức chính quyền, đặc biệt là các tổ chức Đoàn từ Trung ương đến cấp cơ sở. Thanh niên nói chung, NTN nói riêng là nguồn nhân lực quan trọng trong quá trình phát triển KT-XH. Nữ thanh niên đang có hạn chế lớn là trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp thấp Phần lớn NTN hiện nay thiếu việc làm, ít có cơ hội được đào tạo nghề nghiệp. Thực tế này đặt ra nhiệm vụ quan trọng của tổ chức Đoàn trong việc tập hợp và giải quyết việc làm cho lực lượng này. Trước những khó khăn trong lập nghiệp tại địa phương, rất nhiều bạn trẻ đã tìm giải pháp thoát ly lên thành phố. Tỷ lệ NTN xa quê hương đi làm ăn xa chiếm 20-30%. Song, do phần lớn NTN có trình độ học vấn và tay nghề thấp nên chỉ tìm được những công việc không ổn định, thu nhập bấp bênh và gặp rất nhiều rủi ro như bán hàng rong, hoặc lao động tại các KCN với mức lương thấp. Hầu hết NTN hiện nay chỉ tìm được những công việc đơn giản, làm theo thời vụ, với mức thu nhập thấp. Ngay cả đối với những bạn trẻ trụ lại ở địa phương, để PTKT 71 gia đình cũng chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, không áp dụng được những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp nên năng suất và sản lượng không cao. Ðể giải quyết thực trạng này, Trung ương Ðoàn TNCS HCM đã đề ra nhiều giải pháp. Trong đó, Nghị quyết số 04 về tăng cường vai trò của Ðoàn thanh niên trong việc vận động, tổ chức thanh niên tham gia PTKT, phát động TNNT thi đua thực hiện phong trào "Bốn mới" nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, gồm: kỹ thuật mới, ngành nghề mới, thị trường mới và mô hình mới tại các địa phương trong cả nước. Ðoàn thanh niên phối hợp các ngành chức năng tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về khuyến nông, lâm, ngư cho hàng triệu đoàn viên, phối hợp Ngân hàng chính sách xã hội tín chấp cho thanh niên vay vốn phát triển sản xuất. Mô hình thanh niên xung phong tham gia PTKT xã hội tiếp tục được các cấp bộ Ðoàn triển khai, như: Dự án 18 làng thanh niên lập nghiệp dọc đường Hồ Chí Minh, trồng mới 5 triệu ha rừng, xóa 1.000 cầu khỉ ở đồng bằng sông Cửu Long... Các hoạt động này đã góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cổ vũ tuổi trẻ làm giàu chính đáng trên quê hương mình. Trong bối cảnh đất nước đang hội nhập mạnh mẽ nền kinh tế thế giới, nhiều cơ hội mới mẻ đang mở ra cho tuổi trẻ Việt Nam, song cũng đòi hỏi thanh niên phải vận động mạnh mẽ, chủ động, năng động, sáng tạo hơn. Chính vì thế, các cấp bộ Ðoàn cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động đang triển khai, đồng thời, nghiên cứu tìm ra những cách làm mới hỗ trợ TNNT giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao. Mặt khác, Thành phố Hồ Chí Minh còn thực hiện một số giải pháp như tăng cường quản lý nguồn lao động ở các huyện ngoại thành, xác định nghề nghiệp và việc làm có ưu tiên cho NTN được làm việc tại khu, cụm công nghiệp trên địa bàn; ưu tiên về các điều kiện vay vốn khởi nghiệp... Đồng thời, thực hiện chương trình việc làm ở khu vực ngoại thành trong quá trình đô thị hóa như đào tạo nghề, bố trí việc làm, tư vấn và giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn (đặc biệt là NTN) gắn đào tạo nghề khu vực ngọai thành với xuất khẩu lao động. Giải quyết việc làm cho lao động nữ ở khu vực nông thôn theo dự án nhỏ, vay 72 vốn từ quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm. Hình thành các nguồn quỹ hỗ trợ việc làm ở khu vực ngoại thành như: quỹ hỗ trợ đào tạo nghề của các hội và đoàn thể (Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn TNCS HCM). 2.4.2.2. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng Ðà Nẵng là địa phương có tốc độ ĐTH cao. Ðằng sau hàng nghìn dự án được đầu tư, làm mới hiện nay ở thành phố này là cuộc sống của hàng chục nghìn người dân bị ảnh hưởng, đặc biệt là cuộc sống của những người lao động nông thôn bị thu hồi đất để phục vụ cho quy hoạch thành phố. Cũng giống như thủ đô Hà Nội, Đà Nẵng cũng phải đứng trước bài toán giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, trong đó có NTN khi mở rộng quy hoạch thành phố. Để tạo việc làm cho lực lượng NTN, thành phố Đà Nẵng đã và đang thực hiện các giải pháp như sau: Một là, chủ động trong quy hoạch, phối hợp nhịp nhàng giữa chính quyền với doanh nghiệp và người dân để tạo việc làm của NTN Công khai hóa các quy hoạch về sử dụng đất nông nghiệp, các kế hoạch thực hiện dự án xây dựng, bàn giao đất, phương án đền bù, vấn đề tái định cư để người dân nắm rõ các chủ trương từ đó chuẩn bị tâm lý trước, có thời gian để chuyển đổi ngành nghề và có ý thức chủ động trong việc phát triển sinh kế cho gia đình, tránh tâm lý trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước và những nguồn hỗ trợ từ bên ngoài, như vậy mới có thể đảm bảo an sinh xã hội một cách bền vững. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng phối hợp với các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội của từng địa phương chủ động, tích cực tuyên truyền, phổ biến cho người lao động thấy được lợi ích của việc học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp, tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm. Đồng thời tăng cường phối hợp giữa Nhà nước, doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề trong việc tổ chức các lớp dạy nghề để chuẩn bị cung cấp nguồn lao động khi dự án hoàn thành, ưu tiên đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho gia đình có nhiều ruộng đất bàn giao, gia đình chính sách, gia đình có nhiều lao động phổ thông Sở lao động, thương binh và xã hội có bộ phận chuyên trách chủ động hợp tác với doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình, giáo trình, tư vấn và giới thiệu, tạo việc làm cho học viên sau khi tốt 73 nghiệp. Đồng thời thành phố ban hành chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và xã hội hóa trong công tác đào tạo nghề; chuyển đổi dạy nghề theo nhu cầu xã hội và phù hợp với trình độ, năng lực hiện tại của người lao động nông thôn. Hai là, các cấp chính quyền thành phố tạo cơ chế chính sách phù hợp để xã hội hóa phương thức tạo việc làm của NTN Trong chính sách phát triển KT-XH của thành phố hàng năm có trích một tỷ lệ ngân sách nhất định để hỗ trợ các chương trình tạo việc làm cho lao động nông thôn, trong đó phối hợp với tổ chức Đoàn của địa phương để ưu tiên NTN là đối tượng có tính đặc thù.Khuyến khích các tổ chức tín dụng trên địa bàn cho vay vốn ưu đãi về lãi suất, thời gian và các điều khoản về tài sản thế chấp để NTN có thể tự tạo việc làm, chuyển đổi ngành nghề. Cho vay hỗ trợ đối với NTN được tuyển dụng xuất khẩu lao động về các khoản phí có liên quan đồng thời đơn giản hóa một số thủ tục trong quy trình vay vốn. Nhân rộng mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm có hiệu quả, cụ thể là nguồn vốn vay, lãi suất cho vay, hỗ trợ kinh phí để hướng dẫn kỹ thuật, tìm đầu ra cho sản phẩm, đăng ký thương hiệu sản phẩm, hỗ trợ một số cơ sở hạ tầng thiết yếu như nhà xưởng, trang thiết bị phục vụ sản xuất. Đặc biệt, đẩy mạnh Chương trình xây dựng NTM, quy hoạch xây dựng phát triển sản xuất, quy hoạch vùng nguyên liệu và ngành nghề nông thôn làm cơ sở dự báo, xây dựng kế hoạch phát triển các mô hình phát triển sản xuất và dạy nghề sát hơn với nhu cầu thực tế tại địa phương. Ba là, phát triển các làng nghề truyền thống, làng nghề mới và nhân rộng những mô hình kinh tế làm ăn có hiệu quả Đây là một trong những biện pháp ổn định lâu dài để tạo việc làm cho người lao động nhất là đối với lao động NTN, lao động diện di dời giải tỏa có trình độ học vấn thấp hoặc chưa qua đào tạo nghề. Các cấp đảng ủy và chính quyền cần có chính sách hỗ trợ về nguồn vốn để mở rộng quy mô sản xuất, hỗ trợ về thị trường tiêu thụ, mặt bằng sản xuất đồng thời có chính sách khen thưởng những hộ gia đình làm ăn giỏi, động viên họ trong việc giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương. Đô thị hóa là một yêu cầu khách quan, mang tính tất yếu để mở rộng 74 không gian và phát triển đô thị. Giải phóng mặt bằng, thu hồi đất sản xuất nông nghiệp để xây dựng các KCN và phát triển cơ sở hạ tầng đã làm cho Đà Nẵng thay da đổi thịt từng ngày. Song hành với công tác quy hoạch, chỉnh trang đô thị, thành phố Đà Nẵng cũng đã có những chủ trương, chính sách để tạo việc làm cho người lao động nông thôn, góp phần đảm bảo an sinh, xã hội trên địa bàn thành phố. Thông qua những giải pháp nêu trên, thành phố giải quyết hiệu quả hơn vấn đề việc làm cho lao động nông thôn, lao động diện di dời, giải tỏa trong quá trình CNH, ĐTH. 2.4.3. Những bài học kinh nghiệm về phát triển việc làm của nữ thanh niên ở các huyện ngoại thành Hà Nội Có thể thấy, phát triển việc làm của thanh niên nói chung, NTN nói riêng được rất nhiều địa phương ở trong và ngoài nước chú trọng. Qua nghiên cứu một số kinh nghiệm phát triển việc làm của NTN ở trên, có thể rút ra một số bài học như sau: - Thứ nhất, phải tích cực đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho NTN. Đặc biệt gắn công tác đào tạo nghề với việc làm. Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, nâng cấp trường dạy nghề của địa phương; khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề; nâng cao chất lượng dạy nghề tại các cơ sở dạy nghề ở địa phương, từng bước nâng cao kỹ năng thực hành nghề để tập trung đào tạo nghề cho người lao động, đặc biệt là lao động NTN. Công việc này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương với doanh nghiệp và người lao động nông thôn trong công tác đào tạo nghề. Chính quyền địa phương đứng ra phụ trách khâu kiểm tra, giám sát chất lượng lao động của NTN. Doanh nghiệp đảm bảo việc làm cho họ còn bản thân NTN phải không ngừng học hỏi, tham gia tích cực vào các khóa dạy nghề, phấn đấu vượt qua những bài kiểm tra về tiêu chuẩn chất lượng mà doanh nghiệp và chính quyền địa phương kiểm soát. - Thứ hai, tận dụng những lợi thế có sẵn của làng nghề truyền thống để tăng số lượng việc làm cho NTN. Quan tâm đầu tư, hỗ trợ về nhiều mặt như đầu tư kết cấu hạ tầng, vốn, khoa học kỹ thuật, nguyên liệu đầu vào, tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Phát triển làng nghề truyền thống của thành phố, thu hút đối 75 là lực lượng NTN tham gia làm nghề truyền thống, có việc làm thường xuyên lúc nông nhàn. - Thứ ba, nghiên cứu các chính sách kinh tế vĩ mô như các chính sách ưu đãi thuế cho doanh nghiệp tuyển dụng lao động NTN, ưu đãi thuế cho các đối tượng NTN tự khởi nghiệp. Hỗ trợ NTN khởi nghiệp bằng chính sách vay vốn lãi suất thấp, giảm các thủ tục giấy tờ để NTN dễ dàng tiếp cận với nguồn tài chính lập nghiệp. - Thứ tư, hỗ trợ các mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi, liên kết thanh niên ở địa phương để tạo thành các câu lạc bộ cùng nhau khời nghiệp. Duy trì các hoạt động giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm ở địa phương, tạo động lực thúc đẩy sức trẻ và tinh thần ham học hỏi của thanh niên. - Thứ năm, phát triển việc làm của NTN thông qua các chính sách về xuất khẩu lao động. Xuất khẩu lao động là xu thế khách quan hiện nay, cũng là kênh thu hút người lao động, giúp họ nâng cao trình độ lao động và thu nhập. Xuất khẩu lao động giúp người lao động có thêm nhiều hiểu biết, được cọ xát với nhiều môi trường mới, qua đó dần nâng cao tay nghề, trình độ cùng những kiến thức khác về ngôn ngữ, luật pháp, văn hóa nước bạn. - Thứ sáu, thúc đẩy xây dựng bình đẳng giới. Phụ nữ cũng có khả năng lao động tốt như nam giới nếu như họ được tạo điều kiện để phát triển. Việc phân biệt nam nữ nói chung, trong lao động nói riêng hạn chế khả năng lao động của nữ giới, gây ra nhiều tổn thương cho phái yếu. Cần nâng cao nhận thức cho mọi người về bình đẳng giới, khuyến khích phụ nữ hang say lao động sản xuất, góp phần nâng cao đời sống cho bản thân cũng như góp phần vào công cuộc xây dựng quê hương. 76 Chương 3 THỰC TRẠNG VIỆC LÀM CỦA NỮ THANH NIÊN Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2010- 2018 3.1. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LÀM CỦA NỮ THANH NIÊN 3.1.1. Điều kiện tự nhiên các huyện ngoại thành Hà Nội Nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng sông Hồng, Hà Nội được xem là vùng đất hội tụ nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển thành trung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị - xã hội của cả nước. Kể từ khi mở rộng địa giới năm 2008, tốc độ phát triển của Hà Nội ngày càng tăng mạnh, đồng thời cũng kéo theo rất nhiều vấn đề khó khăn về kiểm soát dân cư, các điều kiện hạ tầng xã hội, đất đai, môi trường... Trong đó, tạo việc làm cho người lao động các huyện ngoại thành Hà Nội cũng là một áp lực lớn đối với thủ đô nói chung, chính quyền các huyện ngoại thành nói riêng. Để góp phần tìm kiếm giải pháp tạo việc làm cho NTNNT, đòi hỏi phải phân tích những mặt thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý của các huyện ngoại thành Hà Nội. - Vị trí đia lý: Hà Nội là thủ đô của cả nước, nơi có vị trí vô cùng thuận lợi cho giao thương cũng như gìn giữ nhiều giá trị văn hóa, lịch sự. Về vị trí tiếp giáp, phía Bắc Hà Nội là tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, phía Nam là tỉnh Hà Nam, Hòa Bình, phía Đông là tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên và cuối cùng phía Tây là tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ. Tháng 8/2008 thành phố Hà Nội mở rộng, nâng tổng diện tích toàn thành phố lên 3.324,92 km2 [36]. Hà Nội hiện có 17 huyện ngoại thành với 380 xã và 21 thị trấn. Các huyện ngoại thành là cửa ngõ kết nối trực tiếp với các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ nên có nhiều thuận lợi trong việc liên kết, hợp tác đầu tư, trao đổi hàng hoá với các địa phương này. Ngoài ra, các huyện ngoại thành Hà Nội còn là nơi quy tụ của nhiều danh thắng đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho PTKT du lịch như Làng cổ Đường Lâm, vườn quốc gia Ba Vì, Việt phủ Thành Chương 77 Hình 3.1: Bản đồ địa giới hành chính các huyện ngoại thành thành phố Hà Nội Nguồn: [36]. - Khí hậu: Khí hậu các huyện ngoại thành Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít. Ðặc điểm khí hậu rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa, nhiệt độ trung bình 29,2ºC. Từ tháng 11 đến tháng 3 nǎm sau là mùa đông, thời tiết khô ráo, nhiệt độ trung bình 15,2ºC. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10). Cho nên có thể nói rằng các huyện ngoại thành Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông. Bốn mùa thay đổi như vậy đã làm cho khí hậu thêm phong phú, đa dạng. Điều này rất thuận lợi cho các huyện ngoại thành PTKT nông nghiệp, đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi. - Sông ngòi, đầm, hồ: Cùng với Hà Nội, các huyện ngoại thành Hà Nội nằm trong khu vực hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, phân bố không đều 78 giữa các vùng, có mật độ thay đổi trong phạm vi khá lớn. Nhờ có nhiều hồ, đầm tự nhiên và hệ thống sông, kênh đào để tiêu và tưới nước nên có giá trị trong phát triển ngành thủy sản, du lịch sinh thái... - Đất đai: Đất đai ở khu vực các huyện ngoại thành Hà Nội chủ yếu là đất nông nghiệp. Trước đây, tỉ lệ đất nông nghiệp ở các huyện chiếm hơn một nửa, nhưng hiện nay, do chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nhiều nơi nên diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi cơ cấu sử dụng rất nhiều, chủ yếu phục vụ cho giao thông vận tải và xây dựng đô thị. Dù vậy, Hà Nội vẫn có tỉ lệ đất nông nghiệp khá cao, tập trung nhiều ở các huyện ngoại thành phía Bắc, song do đô thị hóa mạnh mẽ, đất nông nghiệp đang bị chuyển đổi dân sang đất xây dựng. Bảng 3.1: Cơ cấu đất sử dụng tính đến 31/12/2016 Đơn vị tính: % Tổng diện tích Trong đó Đất sản xuất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở Thành phố Hà Nội 100 46,8 6,6 18,7 11,9 Toàn vùng 100 50,3 9,5 17,4 11,7 - Sóc Sơn 100 47,2 13,1 14,7 17,3 - Đông Anh 100 53,2 - 19,0 13,5 - Gia Lâm 100 50,9 0,3 19,1 12,5 - Thanh Trì 100 38,1 - 22,7 15,5 - Mê Linh 100 56,9 0,1 16,7 12,4 - Ba Vì 100 42,1 24,1 11,1 4,1 - Phúc Thọ 100 49,2 - 12,4 13,5 - Đan Phượng 100 43,9 - 14,8 13,6 - Hoài Đức 100 52,0 - 18,3 23,9 - Quốc Oai 100 53,0 7,4 17,9 12,5 - Thạch Thất 100 40,6 13,8 28,7 10,1 - Chương Mỹ 100 59,5 1,3 16,8 6,9 - Thanh Oai 100 63,6 - 16,8 6,9 - Thường Tín 100 50,3 - 19,1 11,7 - Phú Xuyên 100 52,7 - 18,8 8,2 - Ứng Hòa 100 60,4 - 15,2 8,6 - Mỹ Đức 100 41,7 15,6 13,1 8,2 Nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội 2016 [31]. 79 Diện tích đất ở khu vực đồi núi thấp của huyện Sóc Sơn trong tương lai có thể chuyển sang phát triển lâm nghiệp với mục tiêu chủ yếu là bảo vệ môi trường. Diện tích đất phù sa dọc theo các sông lớn chảy qua thủ đô sẽ là những khu vực phù hợp cho phát triển công nghiệp. Diện tích nuôi trồng thủy sản chủ yếu nằm trên địa bàn các huyện ngoại thành trong đó tập trung cao nhất ở Thanh Trì. Điều này cũng phù hợp với sự phân bố địa hình trong khu vực Hà Nội. Thanh Trì là huyện có độ cao địa hình thấp nhất với diện tích mặt nước khá lớn nên kéo theo sự phát triển của ngành nuôi thủy sản. Ngược lại Sóc Sơn là huyện có độ cao địa hình lớn, chủ yếu là dạng địa hình gò đồi thấp nên không có điều kiện phát triển ngành nghề này. Có thể khái quát điều kiện tự nhiên các huyện ngoại thành Hà Nội có ảnh hưởng hai mặt đến việc làm của NTN trên địa bàn. Thứ nhất, về thuận lợi: Diện tích rộng, hệ thống giao thông đa dạng thuận lợi, khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng 4 mùa rõ rệt, đất đai mầu mỡ, địa hình khá bằng phẳng... có thể phát triển nhiều ngành nghề cả nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ... Đây là thuận lợi căn bản tạo ra nhiều việc làm, trên nhiều lĩnh vực cho NTN các huyện ngoại thành Hà Nội Thứ hai, về khó khăn: Sự phân chia 17 huyện ngoại thành theo địa giới hành chính về 4 hướng Đông - Tây - Nam - Bắc. Trong đó, có huyện đồng bằng, huyện đồi núi và huyện đan xen... với các điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, giao thông... khác nhau. Từ đó, các phương thức tạo việc làm của NTN cũng khác nhau, trong điều kiện phân bổ các nguồn lực và chính sách việc làm được thực hiện từ một trung tâm. Điều này tất yếu có những bất cập trong triển khai thực hiện.Vì vậy, các nội dung liên quan đến việc làm cuả NTN các huyện ngoại thành càn phải tính đến các yếu tố đặc thù. 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội các huyện ngoại thành Hà Nội 3.1.2.1. Về kinh tế Sau khi được sát nhập vào thủ đô, rất nhiều huyện ngoại thành Hà Nội có sự tăng trưởng kinh tế nhanh. Bảng 3.2 cho thấy, tốc độ tăng trưởng bình quân của các huyện ngoại thành sau khi Hà Nội mở rộng là gần đạt 11,5%. Đến năm 2010, con số này giảm xuống còn 11,3% và giảm hơn nữa vào năm 2016 là còn 10,5%. Như vậy, sau khi mở rộng một thời gian, tốc độ tăng trưởng của các huyện ngoại thành Hà Nội có xu hướng chậm lại hơn so với lúc mới sát nhập. 80 Kết quả từ chương trình xây dựng NTM đã thay đổi bộ mặt KT-XH các huyện ngoại thành, đem lại mức thu nhập ngày càng cao cho người dân. Thu nhập của người dân tăng rõ rệt từ 5,8 triệu năm 2005 lên 23,50 triệu năm 2016. Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu kinh tế chính giai đoạn 2005 - 2016 2005 - 2010 2010 2016 2010 - 2016 Tốc độ tăng trưởng (%) 11, 49 11,3 10,5 10,83 Cơ cấu kinh tế (%) 100 100 100 100 - Nông, lâm, thủy sản 38,33 27,56 18,43 23,0 Trồng trọt, lâm nghiệp 59,34 45,50 41,14 43,32 Chăn nuôi, thủy sản 39,47 52,30 55,89 54,10 Dịch vụ nông nghiệp 1,19 2,20 2,97 2,59 - Công nghiệp - Xây dựng 40,84 43,93 53,03 48,47 - Thương mại - Dịch vụ 20,83 28,51 28,54 28,53 Thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng/người/năm) 5,80 14,00 33,00 23,50 Nguồn: Tổng hợp và tính toán dựa trên Báo cáo kinh tế - xã hội hàng năm của các huyện ngoại thành Hà Nội [13]. Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế ở các huyện ngoại thành được đánh giá là theo xu hướng giảm xuống, đồng thời các ngành công nghiệp và dịch vụ theo xu hướng tăng lên. Giai đoạn 2005-2010, cơ cấu nông, lâm và thủy sản đạt 38,33% thì giai đoạn 2010 - 2016 chỉ còn 23%. Trong khi đó, công nghiệp và xây dựng tăng từ 40,84% lên 48,47%. Còn thương mại và dịch vụ cũng tăng hơn 8% từ 20,83% giai đoạn 2005 -2010 lên 28,53% giai đoạn 2010 - 2016. Có thể thấy, ngành dịch vụ đã và đang có sự phát triển đáng kể, đóng góp lớn vào sự tăng trưởng kinh tế của các huyện ngoại thành Hà Nội và đây chính là ngành có thể tạo ra nhiều việc làm cho NTN trong tương lai, song sự phát triển hiện tại chưa tương xứng với tiềm năng về điều kiện tự nhiên, lịch sử - văn hóa của vùng; chưa đáp ứng yêu cầu quy hoạch là vành đai xanh và du lịch sinh thái của thành phố Hà Nội. 3.1.2.2. Đặc điểm xã hội - văn hóa Tổng dân số thành phố Hà Nội năm 2017 là 7.742.200 người, trong đó các huyện ngoại thành tính đến là 3.843,9 nghìn người, chiếm 49,64% dân số toàn 81 thành phố, mật độ dân số đạt 1.359 người/km2, thấp hơn nhiều so với mật độ dân số trung bình của thành phố Hà Nội (2.222 người/km2). Sau khi mở rộng, dân số Hà Nội tăng thêm khoảng 70 nghìn người dân tộc thiểu số. Trong đó, NTN người dân tộc thiểu số chiêm hơn 1/3 tổng số này và có điều kiện sống hết sức khó khăn. Phần lớn NTN dân tộc thiểu số không học hết trung học cơ sở, thiếu rất nhiều kĩ năng lao động và tự ti trong giao tiếp với bên ngoài. Sự phân bố dân cư ở các huyện ngoại thành Hà Nội không có sự đồng đều, nơi đồng bằng thì nhiều người hơn, ví dụ như ở Đông Anh, Gia Lâm, trong k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfviec_lam_cua_nu_thanh_nien_o_cac_huyen_ngoai_thanh_ha_noi.pdf
Tài liệu liên quan