LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: VỐN KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI TẠO VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1
I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA VỐN KINH DOANH 1
1. Khái niệm về vốn kinh doanh 1
2. Vai trò của vốn kinh doanh 2
3. Những đặc trưng của vốn kinh doanh 2
4. Phân loại vốn kinh doanh trong doanh nghiệp 3
4.1. Căn cứ vào đặc điểm luôn chuyển vốn 3
4.1.1. Vốn cố định 3
4.1.2. Vốn lưu động 4
4.2. Căn cứ vào hình thái biểu hiện của vốn 4
4.2.1. Vốn bằng tiền 4
4.2.2. Vốn hiện vật 5
5. Nguồn vốn kinh doanh 5
5.1. Căn cứ vào quan hệ sở hữu vốn 5
5.1.1. Vốn chủ sở hữu: 5
5.1.2. Nợ phải trả 5
5.2. Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng 5
5.2.1.Nguồn vốn thường xuyên 5
5.2.2. Nguồn vốn tạm thời 5
5.3. Căn cứ vào phạm vi huy động vốn kinh doanh 6
5.3.1. Nguồn vốn bên trong 6
5.3.2. Nguồn vốn bên ngoài 6
II. SỰ CẦN THIẾT VÀ CÁC HÌNH THỨC CHỦ YẾU TẠO VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 6
1. Sự cần thiết phải tạo vốn kinh doanh của doanh nghiệp 6
2. Các hình thức chủ yếu tạo vốn kinh doanh của doanh nghiệp 7
2.1. Vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước 7
2.2. Vốn tự huy động của doanh nghiệp 7
2.2.1. Nguồn vốn bên trong: 7
2.2.2. Nguồn vốn bên ngoài: 8
3. Vai trò của tài chính trong việc tạo vốn kinh doanh ở các doanh nghiệp 10
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỐN KINH DOANH VÀ VẤN ĐỀ TẠO LẬP VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG CHÂU THÀNH 11
I. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH CỦA CÔNG TY 11
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Châu Thành 11
2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 12
2.1. Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty 12
2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty 12
2.3. Bộ máy kế toán của Công ty 13
2.4. Những thuận lợi và khó khăn cơ bản trong sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Châu Thành 14
II. THỰC TRẠNG VỀ VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG CHÂU THÀNH NĂM 2004-2005 15
1. Vốn và nguồn vốn kinh doanh của Công ty 15
1.1. Vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Châu Thành 15
1.2. Nguồn vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Châu Thành 17
2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn ở Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Châu Thành 19
III. NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU TRONG VIỆC TẠO LẬP VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG CHÂU THÀNH 25
1. Những biện pháp nhằm huy động vốn ở công ty 25
1.1. Các biện pháp nhằm huy động vốn từ ngân hàng thương mại 25
1.2. Các biện pháp khai thác vốn từ nguồn bên trong công ty 25
1.3. Các biện pháp nhằm khai thác vốn từ nguồn khác. 27
2. Nhận xét về các biện pháp tạo vốn kinh doanh ở công ty cổ phần vật liệu xây dựng Châu Thành 27
2.1. Những điểm mạnh trong công tác tạo lập vốn ở Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Châu Thành. 27
2.2. Những khó khăn trong công tác tạo lập vốn ở Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Châu Thành 28
CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GÓP PHẦN TẠO LẬP VỐN
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU CHÂU THÀNH 29
1. Phương hướng và mục tiêu kinh doanh của công ty trong thời gian tới. 29
2. Những giải pháp chủ yếu góp phần tạo lập vốn kinh doanh ở công ty cổ phần vật liệu xây dựng Châu Thành 30
2.1. Khai thác tốt nguồn vốn nhàn rỗi từ cán bộ công nhân viên trong công ty 31
2.2. Nâng cao tính khả thi của dự án đầu tư, thực hiện huy động vốn thông qua việc vay vốn dài hạn của các ngân hàng. 31
2.3. Những năm tới cần khơi thông nguồn vốn thuê tài chính nhằm đẩy mạnh hơn việc đổi mới thiết bị công nghệ 32
2.4. Tăng cường huy động vốn thông qua liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài tỉnh. 33
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
50 trang |
Chia sẻ: Huong.duong | Lượt xem: 1219 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vốn kinh doanh và sự cần thiết phải tạo vốn kinh doanh của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.4. Những thuận lợi và khó khăn cơ bản trong sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Châu Thành
* Những thuận lợi
- Sản xuất kinh doanh vật liệu hiện nay là một mũi nhọn để phát triển kinh tế của tỉnh Nam Định. Các đơn vị sản xuất loại vật liệu này không đáp ứng kịp nhu cầu xây dựng hàng năm. Do vậy gạch đất sét nung phục vụ cho xây dựng trong và ngoài tỉnh thiếu rất nhiều về số lượng và chất lượng. Do đó với sản phẩm đa dạng, hình dáng đẹp, chất lượng cao, giá cả phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng đã làm cho việc tiêu thụ sản phẩm của công ty rất dễ dàng. Điều đó cho thấy đầu tư xây dựng của Nhà nước và tư nhân trên địa bàn trong và ngoài tỉnh Nam Định là rất lớn. Chính những điều kiện ấy đã mở ra hướng sản xuất lâu dài và ổn định của Công ty trong những năm tới.
- Tình hình kinh tế chính trị trong nước ổn định, nền kinh tế nước ta đang tăng trưởng tốt. Điều này cho thấy nhu cầu đầu tư xây dựng sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới.
- Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Châu Thành có hệ thống dây chuyền công nghệ hiện đại, lực lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, lành nghề, có trình độ cao. Những điều kiện đó sẽ đảm bảo cho công ty ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
- Sau 7 năm hoạt động, công ty đã tạo dựng được uy tín với khách hàng, nhà cung ứng và các ngân hàng đây là điều kiện thuận lợi đối với công ty.
- Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Châu Thành có địa điểm sản xuất kinh doanh hết sức thuận lợi, có vùng nguyên liệu do sông Hồng bồi tụ.
* Những khó khăn:
- Có những yếu tố khách quan mà Công ty không có khả năng giải quyết đó là giá đất, giá than, giá điện phụ thuộc vào các Công ty sản xuất kinh doanh trong nước và giá nhập khẩu xăng dầu. Chi phí nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùng công cụ trực tiếp cho sản xuất chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí sản xuất.
- Công ty đang gặp phải những khó khăn về vốn đầu tư cho công nghệ mới, cơ sở hạ tầng cũng cần được nâng cấp nhưng vốn vay ngân hàng lãi suất không được ưu đãi.
- Về nguyên vật liệu chính là đất sét bồi tụ đã có quy hoạch song đường vận chuyển không thuận lợi do quy định của Cục đê điều vào mùa lũ từ tháng 8 năm trước đến tháng 2 năm sau không được phép vận chuyển trên đê.
Đồng hành với những khó khăn ấy là những tồn tại mà công ty cần phải khắc phục như vấn đề sử dụng lao động chưa hợp lý trong dây chuyền sản xuất, việc sử dụng nguyên liệu chưa tốt làm cho sản phẩm mộc hư hỏng nhiều dẫn đến lãng phí than, điện trong quy trình sản xuất sản phẩm, công tác tiếp thị chưa hoàn thiện làm ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm.
II. Thực trạng về vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Châu Thành năm 2004-2005
1. Vốn và nguồn vốn kinh doanh của Công ty
1.1. Vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Châu Thành
Ngay từ khi mới hoạt động theo thông tư số 436CT/CĐKT ngày 27/01/1998 để tăng khả năng cạnh tranh đối với các sản phẩm của các doanh nghiệp khác trong và ngoài tỉnh cũng như tạo uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng Công ty đã không ngừng đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm Vì thế quy mô vốn kinh doanh của công ty cũng không ngừng tăng lên. Năm 2003, tổng số vốn kinh doanh của công ty là 126.308.410 (nghìn đồng). Nhưng đến năm 2004 tổng số vốn kinh doanh của công ty đã lên tới 172.770.118 (nghìn đồng). Tuy nhiên, đến năm 2005 vốn kinh doanh của Công ty có giảm so với năm 2004. Để thấy được điều này ta xem xét bảng 1.
Bảng 01: Vốn kinh doanh trong năm 2004 - 2005
Đơn vị: nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Tăng (giảm)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Vốn kinh doanh
172.770.118
157.427.252
-15.342.866
-8,88
Qua bảng 01 ta thấy tổng số vốn kinh doanh của công ty năm 2005 là 157.427.252 (nghìn đồng) giảm 15.342.866 (nghìn đồng) so với năm 2004 tương ứng với tỷ lệ giảm là 8,88%. Tuy nhiên, quy mô vốn kinh doanh năm 2005 giảm so với năm 2004 nhưng không gây ảnh hưởng nhiều tới quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Cụ thể là: về sản lượng sản xuất năm 2005 là 41.342.936 (viên); với tổng doanh thu đạt được trong năm 2005 tăng so với năm 2004 là 5.059.647 (nghìn đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng doanh thu là 2,36%. Tổng lợi nhuận đạt được trong năm 2004 là 3.686.144 (nghìn đồng). Sang năm 2005 tổng lợi nhuận đạt được trong năm 2005 là 3.847.233 (nghìn đồng) tăng 161.089 (nghìn đồng) so với năm 2004 tương ứng với tỷ lệ tăng là 4,37%. Với kết quả này, thu nhập của CBCNV toàn công ty cũng tăng lên đáng kể, năm 2004 thu nhập bình quân người/tháng là 950 (nghìn đồng). Sang năm 2005, thu nhập bình quân người/tháng là 1.200 (nghìn đồng) tăng 250 (nghìn đồng) so với năm 2004 tương ứng với tỷ lệ tăng là 26,31%.
Nguyên nhân của việc giảm quy mô vốn kinh doanh là do trong năm 2005, Công ty đã bố trí lại cơ cấu vốn kinh doanh nhằm tạo ra một cơ cấu vốn hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng của các loại vốn.
Về cơ cấu vốn kinh doanh của công ty trong năm 2004 và 2005 có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng tăng tỷ trọng vốn lưu động và giảm tỷ trọng vốn cố định. Số liệu trong bảng 02 sẽ minh hoạ cụ thể điều này.
Bảng 02: Bảng cơ cấu vốn kinh doanh qua các năm
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
STĐ
Tỷ lệ (%)
Vốn lưu động
66.808.793
38,67
70.783.026
44,96
+3.974.223
5,95
Vốn cố định
105.961.325
61,33
86.644.226
55,04
-19.317.099
-18,23
Cộng
172.770.118
100
157.427.252
100
-15.342.866
-8,88
Qua bảng 02 ta nhận thấy trong năm 2004 tỷ trọng vốn lưu động chiếm 38,67% trong tổng số vốn kinh doanh của công ty. Nhưng sang tới năm 2005 tỷ trọng vốn lưu động tăng lên tới 44,96%. Mức tăng vốn lưu động năm 2005 so với năm 2004 về số tuyệt dối là 3.974.233 (nghìn đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng là 5,95%.
Đối với vốn cố định thì năm 2005 so với năm 2004 lại giảm xuống. Năm 2004 tỷ trọng vốn cố định chiếm trong tổng số vốn kinh doanh của công ty là 61,33% nhưng sang năm 2005 tỷ trọng này chỉ còn ở mức 55,04% với mức giảm vốn cố định về số tuyệt đối là 19.317.099 (nghìn đồng) tương đương với tỷ lệ giảm vốn cố định 18,23%. Từ số liệu phân tích ở trên cho thấy mức giảm về vốn cố định năm 2005 so với năm 2004 lớn hơn rất nhiều so với mức tăng vốn lưu động. Điều này đã làm cho vốn kinh doanh của công ty giảm, về số tuyệt đối là 15.342.866 (nghìn đồng) tương ứng với tỷ lệ giảm là 8,88%. Với cơ cấu vốn như trên là chưa được hợp lý, theo kinh nghiệm của một số đối tác trong khu vực, với ngành sản xuất vật liệu xây dựng ở một số doanh nghiệp thường có cơ cấu vốn tối ưu là mức vốn cố định chiếm khoảng 80% và vốn lưu động chiếm khoảng 20% trên tổng vốn kinh doanh. Nhưng đối với Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Châu Thành thì vốn lưu động không ngừng chiếm tỷ trọng lớn, mà còn tăng lên trong năm 2005. Hơn nữa số vốn này lại chủ yếu nằm trong các khoản phải thu và hàng hoá tồn kho Đây là một vấn đề mà công ty cần xem xét, nhằm bố trí lại cơ cấu vốn kinh doanh của mình, tạo ra một cơ cấu vốn hợp lý, tối ưu hơn cho những năm tới.
1.2.Nguồn vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Châu Thành
Khi được thành lập năm 1998, công ty được Nhà nước đầu tư một nguồn vốn là 11.886.400 (nghìn đồng). Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nhận thức được rằng trong điều kiện mới của nền kinh tế, công ty phải tự chủ động trong việc tìm kiếm nguồn vốn để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới trang thiết bị công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm Thực tế trong những năm qua, công ty đã chủ động và linh hoạt trong việc huy động các nguồn vốn để đáp ứng được yêu cầu về vốn kinh doanh của mình. Bên cạnh việc tận dụng các nguồn vốn huy động có tính chất truyền thống bên trong như bổ sung vốn từ lơi nhuận để lại, huy động vốn từ quỹ chuyên dùng Công ty đã mạnh dạn huy động vốn từ bên ngoài như: vay ngắn hạn, dài hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, huy động vốn liên doanh, liên kết Với các hình thức huy động vốn đa dạng và phong phú Công ty đã tạo lập được một nguồn vốn kinh doanh rất lớn. Tính đến 31/12/2005 tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty là 157.427.252 (nghìn đồng). Tuy nhiên trong thời gian hoạt động, cơ cấu nguồn vốn của công ty luôn có sự thay đổi giữa các năm. Để thấy rõ được điều này ta xem xét bảng 03.
* Nguồn vốn chủ sở hữu: nguồn vốn này bao gồm vốn ngân sách Nhà nước cấp và vốn tự bổ sung. Nguồn vốn này không ngừng tăng lên qua các năm. Nếu năm 2003 tổng nguồn vốn chủ sở hữu mới chỉ khoảng trên 11 tỷ đồng thì đến năm 2004 con số này lên tới 13.286.989 (nghìn đồng) và năm 2005 tăng lên 15.575.448 (nghìn đồng) và tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn cũng tăng lên một mức đáng kể. Năm 2004 tỷ trọng nguồn vốn kinh doanh với mức tăng của năm 2005 so với năm 2004 là 17,22% tương ứng với số tuyệt đối tăng là 2.288.459 (nghìn đồng).
- Vốn ngân sách Nhà nước cấp: năm 2004 và năm 2005 đều không thay đổi và bằng số vốn ngân sách Nhà nước cấp khi thành lập là 11.886.400 (nghìn đồng).
- Vốn tự bổ sung: đây là nguồn cung cấp quan trọng cho nhu cầu vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này chủ yếu là lợi nhuận để tái đầu tư chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty nhưng điều đó đã cho thấy công ty đã tận dụng một cách triệt để nguồn khai thác từ nội bộ. Từ số liệu bảng 3 cho thấy tỷ trọng nguồn vốn tự bổ sung trong tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty qua các năm lên từ 0,82% năm 2004 lên 2,34% năm 2005 tỷ lệ tăng là 163,39%.
* Nguồn nợ phải trả: nguồn này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số nguồn vốn kinh doanh của công ty. Nguồn nợ phải trả bao gồm có nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và các khoản nợ vay ngắn hạn, dài hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Qua bảng phân tích ta thấy tổng nợ phải trả năm 2004 là 159.483.129 (nghìn đồng) chiếm tỷ trọng 92,31% trong tổng nguồn vốn, năm 2005 là 141.631.325 (nghìn đồng) chiếm tỷ trọng 90,11%. Trong năm 2005 so với 2004 tổng nợ phải trả giảm 11,06% tương ứng với số tuyệt đối giảm là 17.631.325 (nghìn đồng).
Trong nợ phải trả thì:
- Đối với vay nợ dài hạn: chiếm tỷ trọng lớn nhất, năm 2004 tổng nợ dài hạn chiếm 60,18% trong tổng nguồn vốn. Sang năm 2005 công ty không tiến hành vay thêm mà thực hiện trả bớt một số các khoản nợ dài hạn đến hạn trả làm cho tổng số nợ dài hạn trong năm 2005 giảm xuống còn 80.907.839 (nghìn đồng) chiếm tỷ trọng 51,39% trong tổng nguồn vốn kinh doanh và giảm so với năm 2004 là 22,18%.
- Đối với các khoản nợ ngắn hạn: bao gồm các khoản vay ngắn hạn phải trả cho người bán, thuế và các khoản phải nộp cho ngân sách, phải trả công nhân viên và các khoản phải trả phải nộp khác. Trong đó vay ngắn hạn chiến tỷ trọng lớn nhất. Tính đến cuối năm 2004 tổng nợ ngắn hạn của công ty là 50.739.375 (nghìn đồng) chiếm tỷ trọng 29,16% trong tổng nguồn vốn. Cuối năm 2005 con số này tăng lên là 55.064.309 (nghìn đồng) chiếm tỷ trọng 34,98%. Ta cũng thấy rằng so với năm 2004 thì năm 2005 không chỉ tổng số nợ ngắn hạn tăng lên mà tỷ trọng của nó cũng tăng lên đáng kể. Cụ thể là tăng 9,3% tương ứng với số tuyệt đối tăng là 4.684.934 (nghìn đồng).
- Các khoản nợ khác: Đây là các khoản công ty nhận ký cược ký quỹ dài hạn khoản này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty. Tính đến cuối năm 2004 nguồn vốn này chiếm 2,97% trong tổng nguồn vốn đến cuối năm 2005 tỷ trọng của các khoản ký quỹ ký cược của công ty là 3,74% tăng 14,42% so với năm 2004.
Qua phân tích chúng ta thấy rằng quy mô và cơ cấu nguồn vốn của công ty trong năm 2004 và 2005 có sự thay đổi lớn. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên trong khi các khoản nợ phải trả lại giảm xuống. Đây là một biểu hiện tích cực. Với việc tăng nguồn vốn chủ sở hữu và giảm các khoản nợ sẽ đảm bảo tính tự chủ hơn cho công ty trong việc sử dụng vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp cho công ty giảm bớt được chi phí sử dụng vốn cũng như tăng khả năng thanh toán.
2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng vốn ở Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Châu Thành
Là một doanh nghiệp cổ phần, công ty có quyền tự chủ và chịu trách nhiệm trước những kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được. Để có thể khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế, cũng như hoàn thành kế hoạch mà công ty đề ra, công ty phải không ngừng nâng cao công tác quản lý vốn nhằm sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả. Thực tế trong một số năm qua, bên cạnh những kết quả mà công ty đạt được, còn tồn tại không ít những mặt hạn chế trong công tác quản lý nguồn vốn kinh doanh của mình dẫn đến tình trạng lãng phí và hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Điều này được biểu hiện thông qua các báo cáo kết quả kinh doanh được lập vào cuối các niên độ kế toán (bảng 04).
Qua bảng 04, ta thấy vốn kinh doanh cũng như nguồn vốn kinh doanh của công ty liên tục giảm xuống từ năm 2003 đến năm 2005,tính đến ngày 31/12/2003 tổng tài sản của công ty là 177.075,830 (NĐ) nhưng đến ngày 31/12/2005 con số này giảm xuống còn 157.427.252 (NĐ). Trong khi đó các khoản phải thu, hàng tồn kho lại tăng lên. Kết quả này cho thấy quy mô sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2003 đến năm 2005 không những không được mở rộng mà có phần bị thu hẹp lại. Tuy nhiên việc đánh giá thông qua bảng cân đối kế toán chỉ mang tính tổng hợp, chưa đánh giá thực chất của vấn đề. Chúng ta cần phải xem xét và đánh giá thực trạng của công ty thông qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm (Bảng 5).
Trong nhiều năm qua, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tăng lên đáng kể với tổng doanh thu đạt được trong năm 2005 tăng so với năm 2004 là 5.059.647 (NĐ) tương ứng với tỷ lệ tăng doanh thu là 2,36%. Kết quả này có được là do trong năm 2005 công ty đã tăng sản lượng sản phẩm và tiêu thụ tổng sản lượng sản xuất được trong năm 2004 là 37.384.516 (viên); sang năm 2005 tổng sản lượng sản xuất được là 41.342.936 (viên) tăng 3.958.420 (viên) so với năm 2004 tương ứng với tỷ lệ tăng là 10,59% . Chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2005 giảm so với năm 2004 là 394.495 (NĐ) tương ứng với tỷ lệ giảm là 1,53%. Đây là kết quả đáng khích lệ mà công ty cần phát huy hơn nữa nhằm góp phần tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho công ty trong những năm tới.
Các khoản giảm trừ trong năm 2005 tăng so với năm 2004. Năm 2004, giá trị khoản giảm trừ doanh thu là 356.987 (nghìn đồng) và năm 2005 là 389.567 (nghìn đồng) tăng so với năm 2004 là 32.580 (nghìn đồng) tương ứng với tỷ lệ tăng là 9,12%. Các khoản giảm trừ doanh thu tăng lên cho thấy một lượng hàng đã bị trả lại do chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Vì vậy, trong thời gian tới công ty cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng
Đối với các khoản chi phí bán hàng năm 2005 giảm xuống so với năm 2004. Năm 2004, chi phí bán hàng là 36.383.515 (NĐ) nhưng tới năm 2005 giảm xuống là 35.197.632 (NĐ) giảm 1.185.883 (NĐ) so với năm 2004 tương ứng với tỷ lệ giảm là 3,26%.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm xuống dẫn tới lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được trong năm 2005 tăng rất lớn so với năm 2004. Năm 2004, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được là 3.318.337 (nghìn đồng). Sang năm 2005, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được là 9.461.594 (nghìn đồng) tăng 6.143.257 (nghìn đồng) so với năm 2004 tương ứng với tỷ lệ tăng là 185,13%. Chính điều đó đã làm cho tổng lợi nhuận đạt được trong năm 2005 vẫn tăng lên mặc dù lợi nhuận từ hoạt động tài chính có giảm xuống. Tổng lợi nhuận đạt được trong năm 2004 là 3.686.144 (NĐ). Sang năm 2005 tổng lợi nhuận đạt được trong năm 2005 là 3.847.233 (NĐ) tăng 161.089 (NĐ) so với năm 2004 tương ứng với tỷ lệ tăng là 4,37%. Với kết qủa này, công ty giành được một số lượng vốn từ lợi nhuận để lại để đầu tư sản xuất. Trên đây là những chỉ số đáng mừng giúp công ty tạo dựng được niềm tin với khách hàng, mở rộng phạm vi hoạt động, bù đắp tái sản xuất kinh doanh và mức sống của cán bộ công nhân viên của toàn công ty cũng được nâng lên đáng kể.
Hiện nay, công ty đang mở rộng hệ thống đại lý, các cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm, công tác quảng cáo, chào hàng đang được áp dụng mạnh mẽ ở công ty.
Có thể nói, những chỉ tiêu kinh tế mà công ty đã đạt được trong năm 2005 về sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng là đáng khích lệ, bởi đó là kết quả của sự cố gắng đồng bộ các mặt công tác của cán bộ công nhân viên toàn công ty để thực hiện mục tiêu "đột phá về tổ chức sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển" được hội đồng quản trị công ty đề ra trong nghị quyết đầu năm. Khẳng định sự chỉ đạo điều hành nhạy bén, cương quyết có hiệu quả của lãnh đạo công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Châu Thành trong việc điều hành sản xuất, tổ chức quản lý công nghệ, chất lượng sản phẩm và công tác thị trường.
Năm 2007, để tăng tốc phát triển phía trước còn không ít khó khăn, thách thức và sự ảnh hưởng chung của nền kinh tế xã hội. Có thể tin tưởng vào khả năng nội lực, sự đoàn kết nhất trí, sự lãnh đạo tập trung quyết đoán. Năm 2007 nhất định công ty sẽ hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch, tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo.
Để đánh giá một cách chính xác hơn nữa kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm, chúng ta cần phải tính toán các chỉ tiêu tài chính đặc trưng. So sánh các chỉ tiêu đó giữa các năm và với các chỉ tiêu của ngành.
Thông qua bảng 04 và bảng 05 ta có các kết quả tính toán sau:
* Khả năng thanh toán tổng quát =
- Khả năng thanh toán tổng quát 2004 = = 1,08
- Khả năng thanh toán tổng quát 2005 = = 1,11
* Khả năng thanh toán hiện thời =
- Khả năng thanh toán hiện thời 2004 = = 1,33
- Khả năng thanh toán hiện thời 2005 = = 1,29
* Khả năng thanh toán nhanh =
- Khả năng thanh toán nhanh 2004 = = 0,03
- Khả năng thanh toán nhanh 2005 = = 0,01
* Hệ số nợ = x 100%
- Hệ số nợ 2004 = x 100% = 92%
- Hệ số nợ 2005 = x 100% = 90%
* Tỷ suất tự tài trợ = 1 - Hệ số nợ
- Tỷ suất tự tài trợ 2004 = 1-0,92 = 0,08
- Tỷ suất tự tài trợ 2005 = 1 - 0,9 = 0,1
* Tỷ suất đầu tư = x 100%
- Tỷ suất đầu tư 2004 = x 100% = 57%
- Tỷ suất đầu tư năm 2005 = x 100% = 55%
* Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ = x 100%
- Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ 2004 = x 100% = 13%
- Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ 2005 = x 100% = 18%
* Số vòng quay hàng tồn kho =
- Số vòng quay hàng tồn kho 2004 =
- Số vòng quay hàng tồn kho 2005 =
* Vòng quay khoản phải thu =
- Vòng quay khoản phải thu 2004 =
- Vòng quay khoản phải thu 2005 =
* Vòng quay vốn lưu động =
- Vòng quay vốn lưu động 2004 =
- Vòng quay vốn lưu động 2005 =
* Vòng quay toàn bộ vốn =
- Vòng quay toàn bộ vốn 2004 =
- Vòng quay toàn bộ vốn 2005 =
* Doanh lợi doanh thu = x 100%
- Doanh lợi doanh thu 2004 = x 100% = 1,72%
- Doanh lợi doanh thu 2005 = x 100% = 1,75%
* Doanh lợi tổng vốn = x 100%
- Doanh lợi tổng vốn 2004 =
- Doanh lợi tổng vốn 2005 =
* Doanh lợi vốn chủ sở hữu = x 100%
- Doanh lợi vốn CSH 2004 =
- Doanh lợi vốn CSH 2005 =
Từ kết quả tính toán trên ta có bảng 06 so sánh các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của cổ phần vật liệu xây dựng Châu Thành năm 2004 - 2005.
Qua số liệu về các chỉ tiêu tài chính đặc trưng ta có một số nhận xét chung về tình hình tài chính và tình hình sử dụng vốn kinh doanh của công ty như sau :
- Đối với nhóm các chỉ tiêu về khả năng thanh toán ta thấy rằng khả năng thanh toán tổng quát của công ty trong năm 2005 tăng một chút so với năm 2004. Nhưng khả năng thanh toán hiện thời và khả năng thanh toán nhanh lại có xu hướng giảm. Nếu xem xét kỹ ta có thể thấy khi TSLĐ tăng lên kịp thời thì các khoản nợ ngắn hạn cũng tăng. Điều này chứng tỏ công ty chủ yếu dùng vốn vay ngắn hạn để đầu tư cho TSLĐ. Việc sử dụng vốn vay ngắn hạn để đầu tư cho TSLĐ là rất hợp lý. Tuy nhiên công ty cần phải có kế hoạch cho việc hoàn trả nợ đúng hạn, phải xây dựng được một cơ cấu vốn hợp lý và cân đối tránh tình trạng mất khả năng thanh toán.
- Đối với các chỉ tiêu phản ánh kết cấu tài chính cho thấy hệ số nợ của công ty còn khá cao, mặc dù có xu hướng giảm vào cuối năm 2005. Điều này chứng tỏ vốn kinh doanh của công ty chủ yếu phụ thuộc vào vốn vay của ngân hàng và các tổ chức tài chính tín dụng. Đây là một hiện tượng không lành mạnh trong kinh doanh, rất dễ dàng đưa đến tình trạng mất khả năng thanh toán, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bị phụ thuộc và không được chủ động trong việc sử dụng các nguồn vốn. Tuy nhiên trong điều kiện vốn ngân sách Nhà nước cấp còn hạn hẹp, vốn tự bổ sung không lớn thì hiện tượng này rất khó tránh khỏi. Nhưng một cơ cấu nguồn vốn như vậy, nếu công ty quản lý tốt và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay, thì nó sẽ có tác dụng như một đòn bẩy tài chính, kích thích tăng doanh lợi vốn chủ sở hữu của công ty và ngược lại nếu công ty không quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn trên sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán thậm chí còn dẫn đến phá sản. Vấn đề đặt ra ở đây ngoài việc công ty cần phải tìm được các nguồn vốn vay ổn định, thời hạn dài để giảm bớt những rủi ro công ty còn phải có những biện pháp nhằm quản lý nguồn vốn vay và sử dụng sao cho có thể đem lại hiệu quả cao nhất.
- Đối với các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho thấy: duy nhất chỉ có vòng quay toàn bộ vốn năm 2005 lên một chút so với năm 2004 còn lại các chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu và vòng quay vốn lưu động đều giảm so với năm 2004 vòng quay hàng tồn kho là 23,58 vòng nhưng sang năm 2005 số vòng quay giảm xuống còn 16,31 vòng. Điều này cho thấy trong năm 2005 số hàng tồn kho của công ty tăng lên rất lớn so với năm 2004. Đây là vấn đề mà công ty cần phải xem xét nhằm giảm bớt số lượng vốn bị ứ đọng do hàng hóa chậm tiêu thụ.
- Đối với các chỉ tiêu về khả năng sinh lời cho thấy giảm mạnh nhất là doanh lợi vốn chủ sở hữu, từ 29,46% năm 2004 xuống còn 26,65% năm 2005.Tuy nhiên, các chỉ tiêu về doanh lợi doanh thu và doanh lợi tổng số vốn tăng lên đã cho thấy chi phí sản xuất đã có phần giảm xuống, hiệu quả sử dụng các loại tài sản đã tăng lên và hơn nữa công ty đã tận dụng được khả năng huy động vốn từ bên ngoài vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
III. Những biện pháp chủ yếu trong việc tạo lập vốn kinh doanh tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng châu thành
1. Những biện pháp nhằm huy động vốn ở công ty
Hiện tại Công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Châu Thành đang áp dụng các biện pháp chủ yếu sau trong việc tạo vốn kinh doanh:
1.1. Các biện pháp nhằm huy động vốn từ ngân hàng thương mại
Công ty đã tìm nhiều phương án tìm nguồn vốn trong đó phải kể đến mối quan hệ với ngân hàng thương mại như ngân hàng công thương, ngân hàng đầu tư và phát triển, ngân hàng nông nghiệp
Chính vì vậy trong thời gian qua nguồn vốn huy động từ các nguồn vay dài hạn và ngắn hạn từ các Ngân hàng của Công ty luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn. Hiện nay, việc cho vay của các tổ chức tín dụng được áp dụng theo quy chế: "Cho vay tín dụng" ban hành theo quyết định số 324/QĐ-NHNH ngày 30/09/1998.
1.2. Các biện pháp khai thác vốn từ nguồn bên trong công ty
Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam phải phụ thuộc nhiều từ nguồn vốn vay ngân hàng, chiếm khoảng 50 - 80% tổng số vốn huy động của các doanh nghiệp. Tuy nhiên phải thừa nhận rằng nguồn vốn có tính chất cố định và thường xuyên ở ngay bên trong doanh nghiệp. Đó là nguồn khấu hao cơ bản và lợi nhuận để lại ý thức được vai trò và tầm quan trọng của 2 nguồn này, trong thời gian vừa qua, công ty đã rất chú trọng và khai thác triệt để nguồn vốn trên.
* Đối với nguồn khấu hao cơ bản:
Vốn cố định của công ty chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư kinh doanh (chiếm 55,04%), do đó số khấu hao cơ bản tính hàng năm là rất lớn. Vì vậy, việc khai thác và quản lý quỹ khấu hao luôn được quan tâm và chú ý trong việc sử dụng, tránh lãng phí sử dụng sai mục đích.
Bảng 07: Khấu hao cơ bản các năm 2004 - 2005
Đơn vị: 1000 đ
STT
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1
Nguyên giá TSCĐ
159.635.871
164.633.806
168.616.960
2
Khấu hao cơ bản
48.666.752
66.321.081
81.972.734
3
Giá trị còn lại của TSCĐ
110.969.119
98.312.725
86.644.256
Theo số liệu trên, số khấu hao cơ bản trong năm là rất lớn. Nhưng do công ty đầu tư vào TSCĐ chủ yếu bằng nguồn vay ngân hàng và vay các tổ chức khác. Thời gian vay chủ yếu là vay trung hạn nên phần lớn số khấu hao cơ bản được sử dụng để trả nợ ngân hàng. Số còn lại để đầu tư đổi mới là rất ít. Tuy nhiên do số lượng lớn về vốn khấu hao mỗi năm vì vậy nguồn đầu tư từ nguồn này là rất quan trọng và có ý nghĩa lớn đến sản xuất kinh doanh của công ty.
* Nguồn đầu tư từ lợi nhuận để lại:
Từ khi thành lập, công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Châu Thành làm ăn luôn có lãi. Năm 2005 tổng lợi nhuận của công ty là 5.147.233 (NĐ). Sau thi thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và tính quỹ theo chế độ tài chính hiện hành, số lợi nhuận còn lại của công ty lên tới 3.847.233 (NĐ), con số này vào năm 2004 là 3.686.144 (NĐ). Với những kết qủa đó, công ty giành được một số lượng vốn từ lợi nhuận để lại để đầu tư sản xuất kinh doanh.
* Khai thác nguồn vốn nhàn rỗi từ cán bộ công nhân viên trong công ty:
Vốn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5613.doc