- Đối với chính sách ngoại thương: Nhà nước đã có rất nhiều biện pháp để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp được trực tiếp xuất nhập khẩu bằng cách chính sách như thuế xuất nhập khẩu, chính sách tỷ giá, hạn ngạch. Tất cả những điều này luôn ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và địa vị của doanh nghiệp trên thương trường. Vì vậy nhà nước phải căn cứ vào những điều kiện cụ thể, và tình hình thế giới, khu vực để đề ra thuế suất sao cho phù hợp tạo đà cho doanh nghiệp kinh doanh có lãi.
- Đối với các cơ quan tài chính: Cho phép các doanh nghiệp có phương pháp khấu hao tài sản, hạch toán, kiểm toán một cách hợp lý phù hợp với điều kiện cụ thể ở từng doanh nghiệp. sao cho đảm bảo cả một vòng đời của máy móc, cũng như sản phẩm để có lãi bù đắp phần chi phí hữu hình cũng như vô hình.
70 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1208 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vốn lưu động và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại xí nghiệp chế biến và kinh doanh nông thổ sản - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các khâu trung gian.Với phương châm mua tận gốc bán tận gọn.
- Giảm các chi phí trong sản xuất , sử dụng tối đa năng xuất may móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển, đổi mới kỹ thuật công nghệ áp dụng cac công nghệ quản lý tiên tiến trên thế giới.
- Cho thuê các cơ sở và phương tiện thừa hoặc trong thời gian chưa sử dụng, tổ chức liên doanh, liên kết, sử dụng hết năng lực các nguồn vốn.
3.3.Tăng cường công tác quản lý tài chính khoa học, năng động... ở doanh nghiệp .
- Tổ chức hạch toán khoa học, theo dõi đầy đủ, chính xác, cập nhập toàn diện thu chi ngan sách trong doanh nghiệp .
- Chấp hành tốt pháp lệnh kết toán, thống kê của Nhà nước.
- Tăng nhanh vòng quay của vốn, đặc biện là vốn lưu động. Giảm các chi phí lãi vay ngân hàng...
- Tổ chức quản lý chặt chẽ vốn, chống tham ô lãng phí, thất thoát vốn.
Giảm bớt các thiệt hại do vi phạm các hợp đồng kinh tế.
3.4. Tổ chức dự trữ hàng hoá hợp lý.
Trong bảng tổng kết tài sản- tài sản có phản ánh số vốn, theo cơ cấu cho biết vốn lưu động được dùng làm gì. Tỷ trọng của từng loại, tài sản sẽ cho chúng ta đánh giá một cách khái khoát trình độ sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Sự biến động cho phép ta đánh giá doanh nghiệp đã đi đúng hướng hay chưa để có biện pháp khăc phục. Trong cơ cấu vốn lưu động, ta cần xem xét tỷ trọng của tài sản dự trữ vốn bằng tiền, khoản phải thu trong tổng tài sản lưu động bao nhiêu là hợp lý nhất.
Trong tài sản dự trữ. Cần xem xét sự thay đổi các loại dự trữ thông qua tỷ trọng của nó. Tuy nhiên khi đánh giá tình hình phải lưu ý quy mô sản xuất kinh doanh và chủng loại hàng hoá sản phẩm. Xét sự tăng giảm của từng loại dự trữ, xác định tính chất hợp lý của dự trữ trên cơ sở tính chất và quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh bởi dự trữ là chỉ tiêu phân tích quan trọng nhất không thể thiếu được. Các doanh nghiệp luôn phải có các khoản dự trữ căn bản để đáp ứng nhu cầu xuất nhâp đảm bảo an toàn tránh lãng phí do thiếu hụt nguyên vật liệu hay hàng hoá khi có nhu cầu.
3.5. Tổ chức thu hút vốn đầu tư, liên doanh liên kết.
- Đây là điều kiện ảnh hưởng trực tiếp đến nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.Vì nó giúp doanh nghiệp giảm được khoản vốn phải đi vay.
- Liên doan, liên kết giúp doanh nghiệp đổi mới được máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất .... giúp doanh nghiệp học hỏi được các phương thức quản lý mới, hiện đại. Từng bước hội nhập với thị trường khu vực và trên thế giới...
Tóm lại nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách, giúp doanh nghiệp ngày càng đạt kết quả kinh doanh cao hơn, thu nhập của doanh nghiệp lớn hơn và đời sống của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp cũng ngày càng được cải thiện.
Tuy nhiên việc áp dụng các phương pháp nào còn phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp và trình độ quản lý và của người lãnh đạo.
Chương II
Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại Xí nghiệp chế biến và kinh doanh Nông thổ sản - Hà Nội
I. Quá trình hình thành và kết quả đạt được của Xí nghiệp trong những năm qua.
1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp.
Xí nghiệp Chế biến và Kinh doanh Nông thổ sản Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thương mại thuộc Công ty Chế biến và Kinh doanh Nông thổ sản I - Bộ Thương mại.
Xí nghiệp được thành lập theo quyết định số 79/NTS1/TCHC ngày 11/03/1996 của công ty Nông sản I và quyết định số 753/TM - TCCB ngày 9/9/1995 của Bộ Thương mại qui định điều lệ hoạt động, tổ chức bộ máy công ty Nông sản I.
Trên cơ sở sát nhập trạm trung chuyển Hà Nội với cửa hàng 65 Ngô Thì Nhậm thuộc công ty Nông thổ sản - Hà Nội ngày nay.
Trụ sở của Xí nghiệp : 251 phố Minh Khai quận Hai Bà Trưng - Hà Nội (nằm trong khuôn viên tổng kho công ty Nông sản I - Hà Nội)
Điện thoại: 8.624.355; 8.624.270
Xí nghiệp Chế biến và Kinh doanh Nông thổ sản Hà Nội là đơn vị kinh tế trực tiếp sản xuất gia công, chế biến hàng Nông sản, xuất khẩu và kinh doanh tổng hợp. Xí nghiệp thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc trong tổng thể công ty, được quyền mở tài khoản tại ngân hàng và được sử dụng con dấu riêng, theo thể thức qui định của nhà nước.
Thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo có lãi để tái sản xuất mở rộng nhằm bảo tồn và phát triển số vốn đựơc giao. Đồng thời giải quyết tốt công ăn việc làm cho CBCNV.
Thực hiện nguyên tắc dân chủ và chế độ thủ trưởng trong đơn vị, quản lý điều hành sản xuất kinh doanh trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ tập thể của CBCNV trong Xí nghiệp. Không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước.
2. Hệ thống tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong Xí nghiệp.
Chịu trách nhiệm mọi hoạt động của Xí nghiệp là Giám đốc Xí nghiệp. Giúp việc cho Giám đốc Xí nghiệp có 1 phó giám đốc và 1 kế toán trưởng.
Quyền hạn của Giám đốc Xí nghiệp:
a. Căn cứ vào kế hoạch, nhiệm vụ công ty giao, xây dựng, đề xuất phương án tổ chức sản xuất, chế biến kinh doanh theo các chức năng , nhiệm vụ của Xí nghiệp. Ký kết các hợp đồng kinh tế theo uỷ quyền của Giám đốc công ty Nông thổ sản I và chịu trách nhiệm thực hiện các hợp đồng đã ký, các phương án đã duyệt.
b. Đựơc quyết định các khoản chi phí theo quyền hạn phân cấp, các quyết định của công ty và Bộ Tài chính (như chi lương, thưởng và các chi phí khác)
c. Được quyền sắp xếp, bố trí lao động trong phạm vi Xí nghiệp.
d. Đề nghị công ty nâng lương, đề bạt cán bộ, khen thưởng, kỷ luật, tuyển dụng lao động, tạm dừng, tạm hoãn các hợp đồng lao động, giải quyết các chính sách cho CBCNV theo qui định.
2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Xí nghiệp.
Giúp việc cho Giám đốc trong công tác quản lý, sản xuất, kinh doanh có:
ã 1 Phó giám đốc phụ trách bộ phận sản xuất kinh doanh
ã 1 Kế toán trưởng, giúp Giám đốc tổ chức thực hiện tốt pháp lệnh kế toán thống kê của nhà nước và các qui định về hạch toán phụ thuộc công ty.
Sơ đồ bộ máy Xí nghiệp
Chế biến và kinh doanh Nông thổ sản - Hà Nội
Các Phó giám đốc
Giám đốc
Bộ phận kinh doanh
Bộ phận HC - Kế toán
Cửa hàng, quầy hàng
Bộ phận gia công chế biến
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban trong Xí nghiệp
a. Bộ phận kế toán tài vụ
ã Nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Xí nghiệp
ã Có trách nhiệm quản lý toàn bộ nguồn vốn kinh doanh của Xí nghiệp.
ã Hạch toán chi tiết tình hình sản xuất, kinh doanh của Xí nghiệp
ã Lập các báo cáo, quyết toán hàng quý, hàng năm...
Cơ cấu tổ chức của bộ phận kế toán tài vụ cho phòng kế toán tài vụ gồm có:
ã Một kế toán trưởng (trưởng bộ phận kế toán tài vụ)
ã Một kế toán kho
ã Một kế toán quỹ thu chi
Nhiệm vụ cụ thể của các nhân viên kế toán tài vụ:
ã Kế toán kho:
- Theo dõi tình hình xuất nhập hàng hoá hàng ngày, hàng kỳ
- Thống kê lao động vật tư sử dụng trong kỳ.
- Tổ chức bảo quản hàng hoá và các kế hoạch dự trữ hàng hoá trong kỳ kinh doanh...
ã Kế toán quĩ thu chi:
- Theo dõi tình hình thu, chi hàng ngày, quý.
- Theo dõi các khoản phải thu
- Theo dõi, quản lý quỹ của Xí nghiệp và các khoản vay ngắn hạn và dài hạn.
- Lập các báo cáo tồn quỹ tiền mặt hàng kỳ
b. Bộ phận kinh doanh
ã Cũng chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc Xí nghiệp qua Phó giám đốc phụ trách sản xuất kinh doanh.
ã Tổ chức, bố trí các mạng lưới bán hàng của Xí nghiệp hợp lý, các kênh tiêu thụ hàng hoá.
ã Tổ chức thu mua, tạo nguồn hàng đầu vào của Xí nghiệp
ã Tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế.
c. Cửa hàng, quầy hàng
ã Tổ chức mạng lưới bán hàng, bố trí các kênh tiêu thụ hàng hoá hợp lý trực tiếp và gián tiếp.
ã Bố trí xây dựng các cửa hàng, quầy hàng bán hàng văn minh, lịch sự, thuận tiện cho khách hàng.
ã Tìm hiểu các nhu cầu, tâm lý tiêu dùng của khách hàng để có phương thức đáp ứng tốt nhất.
3. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng tới việc huy động vốn lưu động và sử dụng vốn lưu động trong Xí nghiệp.
Xí nghiệp được thành lập ngày 11/03/1996 thì đầu năm 1997, Xí nghiệp mới ổn định về mặt tổ chức, quản lý, tổ chức mạng lưới bán hàng, con người và phương hướng biện pháp cụ thể cho hoạt động kinh doanh nhưng Xí nghiệp đã xây dựng đựơc phương hướng kinh doanh cụ thể là:
- Kinh doanh hàng hoá tổng hợp (hàng Nông sản và hàng thực phẩm công nghệ)
- Kết hợp với kinh doanh dịch vụ cho thuê của hàng và kho.
Do Xí nghiệp hoạt động kinh doanh tổng hợp nhưng với mặt hàng chủ yếu là hàng hoá Nông thổ sản nên việc kinh doanh của Xí nghiệp không được ổn định luôn bị ảnh hưởng bởi thời tiết, thiên tai và giá cả hàng Nông thổ sản không ổn định do sự biến động trên thị trường... đã ảnh hưởng lớn đến doanh số kinh doanh của Xí nghiệp.
Tình hình kinh tế xã hội năm 1997 không thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp. Thương mại, tốc độ phát triển xã hối có biểu hiện chậm lại, sức mua trong dân có giảm. Chỉ số giá, đặc biệt là giá Nông thổ sản thấp, có tới 70% số doanh nghiệp trong ngành thương mại hoạt động thua lỗ hoặc hoạt động không có hiệu quả.
Hoạt động kinh doanh của công ty Nông thổ sản I quá bé, không có tính chiến lược, mặt hàng kinh doanh đơn điệu. Trong khi đó đỗ tương mặt hàng kinh doanh truyền thống của Xí nghiệp lại bị mất mùa, chất lượng xấu, hạn chế đến lượng hàng kinh doanh trong năm do đó đã ảnh hưởng chung đến doanh thu của Xí nghiệp. Phần vốn huy động của công ty cho Xí nghiệp cũng còn hạn chế, do vậy công ty cũng như Xí nghiệp chưa có được tỷ lệ thị phần hàng Nông sản trên thị trường phía Bắc. Do vậy có phần hiệu quả kinh doanh chưa cao chỉ mang tính chất giải quyết công ăn việc làm cho CBCNV.
Đến năm 1998 thì tình hình kinh tế Việt Nam lại phải chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, thời tiết thiên nhiên diễn biến thất thường. Do đó tốc độ tăng trưởng giảm, thị trường lại co hẹp dần, sức mua chung có phần giảm sút, đặc biệt kinh doanh hàng Nông sản lại càng khó khăn.
Xí nghiệp Chế biến và Kinh doanh Nông thổ sản - Hà Nội, hoạt động sang năm thứ 3 nên phần nào đã ổn định về mặt tổ chức, mạng lưới và mặt hàng kinh doanh. Xí nghiệp có tài sản địa điểm kinh doanh tại 251 Minh Khai rất thuận lợi cho việc bán buôn, bán lẻ.
Xí nghiệp kinh doanh hàng Nông sản nên lượng vốn lưu động đòi hỏi rất lớn và lượng hàng dự trữ trong kho khá lớn. Đòi hỏi Xí nghiệp phải có một kế hoạch, phương án dự trữ hàng hoá hợp lý theo mùa vụ, tránh tồn đọng và hư hỏng...
4. Thực trạng, nguyên nhân, kết quả và những đổi mới về mặt tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh mà Xí nghiệp đạt được trong những năm gần đây.
Xí nghiệp Chế biến và Kinh doanh Nông thổ sản - Hà Nội hoạt động sang năm thứ 3 nên đã ổn định được mặt tổ chức, mạng lưới và mặt hàng kinh doanh...
Trong hoạt động kinh doanh với phương châm kết hợp hài hoà song chặt chẽ giữa kinh doanh dịch vụ và kinh doanh hàng hoá Nông sản thực phẩm công nghệ đảm bảo an toàn và hiệu quả. Kinh doanh thuần tuý là mặt hàng Nông sản, Xí nghiệp đã mở rộng sang đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh, kết hợp mặt hàng truyền thống như đỗ tương, chè, cà phê... với các mặt hàng mới như đường, rượu, bia... tạo việc làm ổn định và sự quay vòng của vốn tăng nhanh.
Với định hướng kinh doanh đúng đắn cùng với sự thống nhất đoàn kết của lãnh đạo Xí nghiệp mà với một doanh nghiệp thương mại non trẻ ra đời giữa sự biến động đầy phức tạp của nền kinh tế thị trường, Xí nghiệp đã đứng vững trong kinh doanh và từng bước lớn mạnh chiếm lĩnh thị trường hàng Nông sản. Trong mấy năm qua Xí nghiệp đã đạt được một số thành tựu đáng kể như sau:
4.1. Những kết quả đạt được.
a. Doanh số mua bán năm 1998
Biểu I: Doanh số bán hàng - 1998
Đơn vị : Triệu đồng
TT
Mặt hàng
Mua
Bán
So với năm 1997
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Tổng giá trị so với KH
16.576
17.308
(102)% KH
127% (13,7)
1
Đường các loại
1.497 T
9.185
1.496
9.293
138%
2
Đỗ tương
1.258T
5.823
1.268
5.979
175%
3
Chè các loại
271
401
74%
4
Rượu các loại
59.760
509
63.377
556
80%
5
Bánh các loại
213Th
38
439Th
72
20%
6
Nước ngọt, bia
2.395Th
291
3.590
473
172%
7
Cà phê các loại
52
199
41%
8
Vừng vàng
11,5T
128
118
129
9
Ngô
51T
106
51T
110
10
Đỗ xanh
3,4T
21
11
Thuốc lào
7.425 kg
73
7.425kg
75
129%
(Dự kiến doanh số Xí nghiệp bằng 15 tỷđồng)
ã Hàng Nông sản bán ra= 6.715 (tr) = 39%
ã Hàng thực phẩm công nghệ = 10.593 (tr) = 61%
ã Doanh thu dịch vụ = 172.362.300đ
b. Thực hiện nộp ngân sách và nghĩa vụ
- Thuế doanh thu: 53.846.123 đ
- Thuế thuê đất: 9.063.900đ
- Bảo hiểm xã hội và y tế: 20.788.011đ (chưa có khoán)
- Khấu hao TSCĐ: 18.955.000đ
- Công đoàn: 2.905.320đ
Tổng cộng : 105.557.000đ
(Dự kiến nộp: 100.000.000đ)
c. Lãi thực:
Năm 1998 = 15.979.961 (vnđ)
Năm 1997 = 13.381.965 (vnđ)
d. Thu nhập của CBCNV:
- Tổng quỹ lương được phép chi = 145.266.010
- Số lao động bình quân = 19 người
- Lương bình quân = 637.000đ/người
(Dự kiến lương 600.000đ/ng/tháng)
e. Thực hiện đầu tư:
- Xây dựng : 55.000.000đ
- Sửa chữa: 16.000.000đ (kho + văn phòng)
- Mua sắm: 9.000.000đ
Trong năm 1997 Xí nghiệp thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong doanh nghiệp. Quản lý tài chính theo đúng luật doanh nghiệp, công tác phòng chống bão lụt, phòng cháy, chữa cháy thường xuyên được duy trì. Do vậy trong những năm qua không xảy ra vụ gây tổn thất tiền, hàng trong quá trình kinh doanh.
Biểu II: Kết quả kinh doanh của Xí nghiệp trong năm 1997 -1998
Các chỉ tiêu
Năm 1997
Năm 1998
Doanh số
13.740.000.000
17.480.362.300
Lợi nhuận
13.381.965
15.979.961
Nộp ngân sách
80.000.000
105.557.000
Lương bình quân
614.000
637.000
4.2. Đánh giá về một số mặt hàng kinh doanh
+ Mặt hàng đường các loại:
Năm 1998 bán ra gần 1.500tấn = 9.293.000.000 đ. Đây là mặt hàng có số lượng lớn, doanh số cao và thời gian gần như quanh năm. Xí nghiệp có địa điểm thuận lợi để kinh doanh hàng tại 251 Minh Khai. Nếu Xí nghiệp có đủ vốn chủ động thì sẽ mở rộng hơn nữa về doanh số và hiệu quả kinh doanh đường, đặc biệt là vào mùa hè. So với năm 1997 tăng mạnh từ 1.123 T đến 1.496 T.
+ Mặt hàng đỗ tương:
Đây là mặt hàng truyền thống của công ty và Xí nghiệp. Năm 1998 Xí nghiệp bán ra được 1.268 tấn = 5.979.000.000. Tổng số so với năm 1997 là 725 tấn chủ yếu là qua công ty.
Số lượng năm 1998 tăng mạnh do nguồn của công ty, chất lượng đỗ tốt, có doanh số lớn. Quay vòng vốn nhanh song chênh lệch và hiệu quả còn hạn chế.
Năm 1999 tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh đỗ tương, phấn đấu bán ra 1.500 tấn.
+ Mặt hàng chè các loại:
Đây cũng là mặt hàng truyền thống của công ty, song tại Hà Nội chỉ có một Xí nghiệp kinh doanh với qui mô nhỏ, bán lẻ. Doanh số năm 1998 đạt 401.000.000 đ(năm 1997 = 395.000.000đ), chủ yếu là vào dịp tết âm lịch và bán lẻ tại 65 Ngô Thì Nhậm, song đây là mặt hàng kinh doanh có hiệu quả cao.
+ Mặt hàng rượu, bia, nước ngọt:
Doanh số năm 1998 = 1.029.000.000đ. Tập trung chủ yếu vào dịp cuối năm và tết âm lịch, song trong năm qua hiệu quả kinh doanh thấp. Năm 1999 sẽ kinh doanh vừa phải do cung đã vượt cầu.
+ Mặt hàng cà phê:
Doanh số thực hiện năm 1998 = 199.000.000đ (so với năm 1997 = 475.000.000đ), chủ yếu là cà phê sữa bán lẻ vào dịp cuối năm tại 65 Ngô Thì Nhậm. Đây là mặt hàng sẽ phải mở rộng để có doanh số và hiệu quả.
+ Ngô hạt:
Năm 1998 Xí nghiệp mới thực hiện kinh doanh 51 tấn. Đây là mặt hàng dễ kinh doanh, vốn ít, quay vòng nhanh, hiệu quả cao song vẫn quan tâm về chất lượng và thị trường. Năm 1999 Xí nghiệp sẽ tiếp tục kinh doanh ngô mở rộng mặt hàng này đạt số lượng 500 tấn.
+ Vừng vàng:
Số lượng ít, khó kinh doanh, không nắm chắc được giá do vậy không mở rộng kinh doanh.
+ Đỗ xanh:
Là mặt hàng kinh doanh thường xuyên Xí nghiệp chưa có kinh nghiệm và không nắm được thị trường nên bế tắc kinh doanh mặt hàng này. Năm 1999 sẽ tiếp tục nghiên cứu thị trường để mở rộng mặt hàng này.
+ Một số măt hàng thực phẩm công nghệ:
Dầu, bánh, mì chính... có kinh doanh song doanh số thấp, có điểm kinh doanh song không có đủ điều kiện cạnh tranh do đặc điểm mặt hàng và tính chất doanh nghiệp. Tiếp tục duy trì kinh doanh, nắm diễn biến thị trường, có điều kiện làm thì thực hiện.
+ Thuốc lào:
Bán đại lý cho công ty năm 1998 có tăng so với năm 1997, tiếp tục giải quyết tồn đọng mặt hàng này cho công ty.
4.3. Thực trạng, nguyên nhân đạt được kết quả trên của Xí nghiệp.
Để đạt được những kết quả trên là do một số yếu tố sau:
+ Xí nghiệp được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám đốc công ty và các phòng chức năng về thủ tục pháp lý vay vốn kinh doanh, hỗ trợ hàng hoá và chỉ đạo kịp thời trong suốt cả năm 1998.
+ Xí nghiệp đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của con người, cơ sở vật chất, tài sản, địa bàn kinh doanh. Trong quá trình hoạt động kinh doanh vừa đảm bảo nguyên tắc chặt chẽ vừa dần mở rộng kinh doanh, trên cơ sở nắm vững thị trường và mặt hàng kinh doanh sẵn có. Xác định rõ sức mạnh tổng hợp song phải lấy con người làm chính. Giữ đúng nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp của nhà nước.
+ Ban lãnh đạo Xí nghiệp cùng CBCNV đã đề ra phương hướng kinh doanh đúng, kinh doanh hàng hoá tổng hợp kết hợp với kinh doanh dịch vụ. Trong kinh doanh kết hợp hàng Nông sản truyền thống (đỗ tương, chè, cà phê...) với việc mở rộng kinh doanh hàng thực phẩm như: đường, bánh... vòng quay của vốn nhanh, nâng cao hiệu quả của đồng vốn cũng như tài sản được giao.
+ Trong kinh doanh chủ yếu lấy bán buôn là chính, kết hợp hàng đi thẳng không qua kho. Đồng thời có dự trữ hợp lý trong mùa vụ như đường và các mặt hàng phục vụ Tết.
II. Phân tích tình hình huy động vốn lưu động tại Xí nghiệp.
Là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại lại hoạt động đặc thù trong lĩnh vực kinh doanh hàng hoá Nông thổ sản.Vì vậy để Xí nghiệp kinh doanh có hiệu quả đòi hỏi Xí nghiệp phải luôn có một nguồn vốn kinh doanh lớn và ổn định, đặc biệt là nguồn vốn lưu động.
Cũng như mọi doanh nghiệp kinh doanh thương mại khác, vốn lưu động của Xí nghiệp luôn chiếm tỷ trọng rất lớn (>80%) trong nguồnvốn kinh doanh.
Vốn lưu động của Xí nghiệp được đầu tư từ khâu tạo nguồn mua hàng đầu vào, dự trữ... đầu ra... Nguồn hàng mua vào của Xí nghiệp lại không ổn định, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thời vụ, thời tiết, thiên tai...
Để kinh doanh được ổn định và liên tục Xí nghiệp đã phải đầu tư một lượng vốn lưu động rất lớn vaò khâu tạo nguồn hàng, vào khâu dự trữ... mà nguồn vốn lưu động của Xí nghiệp lại nhỏ bé, không được chủ động. Chính vì vậy Xí nghiệp luôn bị rơi vào tình trạng thiếu vốn, làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh.
Để biết được thực trạng hoạt động của Xí nghiệp ta dựa chủ yếu vào các số liệu của bảng tổng kết tài sản và kết quả kinh doanh của đơn vị trong các năm qua. Và vấn đề được đặt ra là làm thế nào để Xí nghiệp huy động hiệu quả nguồn vốn lưu động phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh của đơn vị mình. Trên thực tế đã có rất nhiều giải pháp khác nhau, nhưng do những đặc điểm riêng mà đơn vị đã có những giải pháp như sau: Tăng vốn tự có, tăng nguồn vốn chủ sở hữu, tăng vốn ngắn hạn, tăng lợi dài hạn....
Dựa vào bảng tổng kết tài sản của Xí nghiệp năm 1998 ta biết được cơ cấu nguồn vốn như sau:
Bảng tổng kết tài sản
Ngày 31 tháng 12 năm 1998
Tài sản
Mã số
Dư đầu năm
Dư cuối năm
A. TSCĐ & ĐTNH
100
2.220.425.430
2.638.032.001
I. Tiền
110
217.206.852
138.863.824
1. Tiền mặt
111
213.225.042
130.302.296
2. Tiền vay ngân hàng
112
3.981.810
3.996.962
3. Tiền luân chuyển
113
4.563.900
II. Các khoản phải thu
120
433.543.330
484.218.660
1. Phải thu của khác hàng
121
252.685.800
162.659.900
2. Phải thu khác
122
139.438.400
143.698.400
3.ứng trước cho người bán
123
41.419.130
177.860.360
III. Hàng hóa
130
1.438.089.422
1.852.957.850
1. Công cụ dụng cụ
131
61.114.000
60.860.000
2. Giá mua hàng hoá
132
1.339.342.622
1.792.097.856
3. Chi phí thu mua hàng hoá
133
41.632.800
IV. Tài sản lưu động khác
140
131.585.826
161.991.661
1. Tạm ứng
141
37.630.600
68.020.100
2. Chi phí trả trứơc
142
93.955.226
93.971.561
B. TSCĐ & ĐTDH
200
161.440.880
184.574.119
I. TSCĐ
210
161.440.880
104.574.119
1. Tài sản dùng trong sản xuất
211
161.440.880
161.440.880
2. Hao mòn TSCĐ
212
(56.866.761)
II. XDCB
220
80.000.000
1. Xây dựng
221
55.000.000
2. Sửa chữa
222
16.000.000
Tài sản
Mã số
Dư đầu năm
Dư cuối năm
3. Mua sắm
223
9.000.000
Tổng tài sản
300
2.381.866.310
2.822.606.120
A. Nợ phải trả
400
2.343.636.133
2.704.375.943
I. Nợ ngắn hạn
410
1. Phải trả người bán
411
955.824.647
1.404.826.037
2. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
412
25.921.400
20.650.952
3. Phải trả nội bộ
413
1.141.372.502
1.068.823.873
4. Phải trả phải nộp khác
414
220.517.584
210.075.441
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
500
118.230.117
1. Vốn kinh doanh
511
80.000.000
Tổng nguồn vốn
600
2.381.866.310
2.822.606.120
Biểu IV: Phân tích cơ cấu tài sản của Xí nghiệp
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Đầu năm
Cuối năm
Chênh lệch
Tiền
Tỷ trọng
%
Tiền
Tỷ trọng
%
Tiền
Tỷ trọng
%
A. TSLĐ & TCNH
2.220,4
93,22
2.638
93,45
+417,6
118,8
I. Tiền
217,2
9,11
138,8
4,91
- 78,4
63,3
II. Các khoản phải thu
443,5
18,2
484,2
17,15
+50,7
111,69
II. Hàng hóa
1.438
60,37
1.852,9
65,64
+4,49
128,85
IV. TSLĐ khác
131,5
5,52
161,9
5,73
+30,4
123,11
B. TSCĐ và ĐTDH
161,4
67,7
184,5
6,53
+23,1
114,31
I. TSCĐ
161,4
6,77
104,5
3,7
-56,9
64,74
II. XDCB
80
2,83
+80
80
Tổng tài sản
2.381,8
100
2.822,6
100
440,8
118,5
Qua bảng IV trên cho chúng ta thấy cơ cấu vốn của Xí nghiệp trong năm qua đã có sự tăng lên đáng kể, cụ thể như sau:
Đầu năm là 2.381,8 (tr) đồng, đến cuối năm đã tăng thêm 440,8 triệu đồng...
Tuy nhiên, là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại và dịch vụ cho nên tỷ lệ tăng giảm khác nhau trong năm.
Vốn lưu động của Xí nghiệp chiếm tới 92,22% tổng nguồnvốn kinh doanh, còn vốn cố định chỉ chiếm 6,77%.
Năm 1998 kinh doanh hàng Nông sản (39%) và hàng thực phẩm công nghệ (61%) là hoạt động chính của Xí nghiệp. Nguồn vốn lưu động được Xí nghiệp huy động tối đa vào vòng quay kinh doanh nhưng do nguồn vốn chủ sở hữu còn quá bé nên Xí nghiệp luôn rơi vào tình trạng thiếu vốn làm đơn vị bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh.
Để khắc phục những khó khăn về thiếu vốn, Ban lãnh đạo Xí nghiệp đã rất năng động, nhạy bén.... và lại được sự quan tâm giúp đỡ, chỉ đạo kịp thời của Ban giám đốc công ty và các phòng chức năng về thủ tục pháp lý,vay vốn kinh doanh, hỗ trợ hàng hoá... giúp Xí nghiệp ổn định được kinh doanh, lợi nhuận trong năm tăng so với năm trước.
Nguồn vốn lưu động của Xí nghiệp tăng lên một cách đáng kể là nhờ đơn vị đã áp dụng tốt các biện pháp huy động vốn lưu động.
1. Giải pháp tăng vốn tự có.
Vốn tự có (hay vốn cho sử hữu) là số tiền vốn của các chủ sở hữu của các nhà đầu tư đóng góp vào đơn vị không phải thanh toán. Do vậy vốn chủ sở hữu không phải là khoản nợ.
Nguồn vốn chủ sở hữu của Xí nghiệp được tài trợ chủ yếu từ ngân sách Nhà nước cấp cho Xí nghiệp thông qua công ty Nông sản I, nhưng rất khiêm tốn. Công ty cấp vốn cho Xí nghiệp chỉ có tài sản cố định như kho tàng, các cửa hàng, quầy hàng... ở các địa điểm khác nhau. Còn vốn kinh doanh Xí nghiệp phải tự soay sở lấy bằng cac nguồn vốn cho vay khác.
Vốn tự có của Xí nghiệp trong năm 1998 chí có vốn cố định được cấp ban đầu là: 161,4 triệu và nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản là 80 triệu và nguồn vốn kinh doanh là 38,2 triệu.
Và do Xí nghiệp là một đơn vị kinh doanh độc lập, tự chủ... nhưng vẫn nằm trong hệ thống kế toán phụ thuộc trong tổng thể công ty, cho nên kết quả kinh doanh hàng năm đều có lãi nhưng đều phải nộp lên công ty. Xí nghiệp không được tái đầu tư và bổ xung vào vốn tự có từ phần lợi nhuận này.
2. Giải pháp tăng vốn ngắn hạn.
Thực chất tăng vốn ngắn hạn là tăng thêm các khoản nợ trong thời gian, thường là 1 chu kỳ kinh doanh hay 1 năm. Đây là một giải pháp hữu hiệu đã giúp Xí nghiệp giảm bớt được những khó khăn về vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Vốn ngắn hạn của Xí nghiệp bao gồm các khoản nợ ngắn hạn:
- Vay vốn ngắn hạn.
- Phải trả người bán
- Thuế và các khoản nộp
- Phải trả, phải nộp khác
- Người mua trả tiền trước
- Phải trả nội bộ
Trong năm qua Xí nghiệp đã huy động nguồn vốn ngắn hạn bằng các nguồn chủ yếu sau đây:
Đầu năm nguồn vốn ngắn hạn là 2.343,6 triệu chiếm98,3%, đến cuối năm nợ ngắn hạn đã tăng lên 2.704,3 triệu đồng, chiếm 95,8% nguồn vốn.
Như vậy là số nợ ngắn hạn của Xí nghiệp đã tăng lên về số tuyệt đối, nhưng lại giảm về số lượng đối.
Bao gồm các khoản nợ sau:
a. Vay ngắn hạn ngân hàng:
Đây là hình thức huy động vốn lưu động chủ yếu của Xí nghiệp đáp ứng kịp thời cơ hội kinh doanh. Mỗi khi cần vốn kinh doanh Xí nghiệp phải lập một hợp đồng vay vốn thông qua sự bảo lãnh của công ty. Vì vậy vốn vay ngân hàng chỉ là vay ngắn hạn, thường là 6 tháng. Nhiều khi không đảm bảo vòng quay của hàng hoá bán ra.
Vốn vay ngắn hạn này thường ngắn nên Xí nghiệp luôn phải quan tâm nhiều đến hiệu quả của vốn vay đem lại.
Đảm bảo kinh doanh có lãi thì Xí nghiệp mới quyết định vay vì vậy cuối năm khoản vốn ngắn hạn vay ngân hàng Xí nghiệp không có số dư.
b. Phải trả người bán:
Đầu năm là: 955,8 triệu, cuối năm khoản nợ này đã tăng lên là: 1.404,8 triệu. Như vậy Xí nghiệp đã tăng được
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- C0042.doc