Vốn và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần y tế Đức Minh

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 2

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG 2

1. 1. VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 2

1. 1.1. Khái niệm 2

1.1.2. Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp 3

1.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN: 3

1.2.1.Quan điểm về hiệu quả sử dụng vốn: 3

1.2.2.Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sử dụng vốn: 5

1.3: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG. 11

1.3.1: Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp: 12

1.3.2: ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh 14

CHƯƠNG 2 15

THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN Y TẾ 15

ĐỨC MINH 15

2.1.Khái quát chung về công ty cổ phần y tế Đức Minh 15

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 15

2.1.2. Đặc điểm hoạt động của công ty 15

2.1.3. Thị trường và đối thủ cạnh tranh 17

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. 18

2.2.1.Tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định 22

2.2.2. Tình hình thanh toán của công ty 35

2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty 37

2.2.4. Đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần y tế Đức Minh 41

CHƯƠNG 3 43

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN Y TẾ ĐỨC MINH 43

3.1. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 43

3.2. Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cấp hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty 44

3.2.1. Hoàn thiện công tác tổ chức vốn bằng tiền. 44

3.2.2. Hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho. 44

3.2.3. Quản lý các khoản phải thu. 45

3.2.4. Quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ. 46

3.2.5. Thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa vốn lưu động. 46

3.2.6. Thực hiện tốt công tác quản lý chi phí. 47

3.3. Một số kiến nghị mang tính chất hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty. 48

3.3.1. Kiến nghị đối với công ty . 48

3.3.2. Kiến nghị với nhà nước. 48

KẾT LUẬN 51

 

 

doc51 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1848 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Vốn và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần y tế Đức Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ây Chi nhánh Cần Thơ-Công ty cổ phần y tế AMV GROUP THAILAND- BIOGENETECH CAMBODIA-AMV-CAMBODIA OFFICE LÀO-AMV LAOS OFFICE Công ty cung cấp sản phẩm cho hầu hết các bệnh viện và các đại lý thuốc lớn nhỏ trên các khu vực trên và đang ngày càng mở rộng thị trường hơn nữa. 2.1.3.2. Đối thủ cạnh tranh. Trên thị trường có khá nhiều doanh nghiệp chuyên kinh doanh các sản phẩm phục vụ y tế, đối thủ cạnh tranh trên thị trường được công ty đánh giá là rất lớn, tuy nhiên với những kinh nghiệm đã có cộng với quan hệ rất tốt với các đối tác và bạn hàng, Công ty vẫn đảm bảo về lợi nhuận và khả năng thanh toán các khoản chi phí cũng như thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước. Công ty đã dự báo trong những năm tới khả năng phát triển các công nghệ sản xuất và cung cấp cho các dịch vụ y tế là rất lớn cho nên các công ty đang cạnh tranh rất lớn trong việc phát triển thị trường. Để đối phó với tình hình này, ban lãnh đạo công ty đã xây dựng cho mình những chiến lược kinh doanh cơ bản và có những đối sách kịp thời với từng biến động của thị trường trong từng thời điểm cụ thể. 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Kết quả hoạt động kinh doanh là sự quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế cao sẽ giúp doanh nghiệp có cơ hội mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao uy tín của bản thân doanh nghiệp. Ngược lại, lỗ sẽ làm cho doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất, giảm uy tín. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến phá sản. Bảng kết quả kinh doanh phản ánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay của nước ta, sự linh hoạt nhạy bén trong nền kinh tế và quản lý chính là chìa khóa cho sự tồn tại và phát triển của công ty.Với một doanh nghiệp bất kỳ, khi nhìn vào kết quả sản xuất kinh doanh ta sẽ thấy doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hay không. Có thể nhận thấy tầm quan trọng của tài chính đối với doanh nghiệp. Bởi vì thông qua tài chính nó phần nào đã tổng quát nên được quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nhìn vào bảng kết quả 3 năm gần đây ta có thể thấy doanh thu của công ty không chỉ liên tục tăng trưởng mà còn được duy trì được các thành quả đã đạt được.Theo số liệu tổng quát thì tổng lợi nhuận trước thuế năm 2008 tăng 27.040.696 đồng về số tuyệt đối và tăng 24.36% về số tương đối so với năm 2007 và đến năm 2009 thì con số này vẫn tiếp tục tăng lên so với năm 2008 là 11.236.881 đồng về số tuyệt đối và 8.14% về số tương đối. Điều này đã phần nào nói lên được sự cố gắng của công ty trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận,ngày càng nâng cao tổng tài sản và tổng nguồn vốn,đồng thời nó cũng cho thấy sự phát triển của công ty trong quá trình kinh doanh. Về tình hình sử dụng chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty ta nhận thấy qua các năm đều tăng dần,cụ thể năm 2008 so với năm 2007 tăng 512.641.711 đồng về số tương đối và tăng 22.69% về số tuyệt đối,năm 2009 so với năm 2008 tăng 172.612.750 đồng về số tương đối và tăng 6.23% về số tuyệt đối. Và nhìn chung thì chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi phí của công ty. Điều này thể hiện công ty đã có nỗ lực trong việc cải tiến sắp xếp lại bộ máy quản lý và cơ chế hoạt động vì vậy cơ chế quản lý đã đi vào nề nếp. Trong khi đó chi phí bán hàng hàng năm so với tổng chi phí là rất nhỏ,cụ thể năm 2007 chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng 3.23%,năm 2008 chiếm 2.9% và năm 2009 là chiếm 2.8%. Việc chi phí bán hàng nhỏ như vậy trong một cơ chế thị trường cạnh tranh là một bất hợp lý với một doanh nghiệp nhưng có thể hiểu con số của công ty là một yếu tố đặc thù. Tuy nhiên không phải chi phí bán hàng càng nhỏ càng tốt,trong nhưng năm tới công ty nên tăng chi phí cho việc xúc tiến bán hàng,mở rộng thị trường. 2.2.1.Tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định 2.2.1.1.Cơ cấu tài sản cố định của Đức Minh Tài sản cố định là hình thái biểu hiện vật chất của vốn cố định vì vậy việc đánh giá cơ cấu tài sản cố định của doanh nghiệp có một ý nghĩa khá quan trọng trong khi đánh giá tình hình vốn cố định của doanh nghiệp. Nó cho ta biết khái quát về tình hình cơ cấu tài sản của doanh nghiệp cũng như tác động của đầu tư dài hạn của doanh nghiệp, về việc bảo toàn và phát triển năng lực sản xuất của công ty. Bảng 2 : Cơ cấu tài sản của công ty Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 NG GTCL NG GTCL NG GTCL Nhà, TSCĐ 351.988.152 61.069.254 234.583.104 67.327.507 280.761.544 78.736.657 Máy, thiết bị 23.173.597 4.186.781 17.627.632 10.847.773 23.243.875 5.087.599.398 Phtiện VTải 209.188.688 67.421.611 160.456.651 266.222.444 291.771.800 134.215.717 Ph tiện QLý 41.963.001 11.694.112 39.323.180 107.592.843 15.903.704 24.226.663 Tổng 626.313.439 144.371.759 451.990.568 200.379.488 611.680.924 242.266.638 Bảng 3 : Tỷ lệ % về cơ cấu tài sản của công ty Đơn vị: % Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 NG GTCL NG GTCL NG GTCL Nhà, TSCĐ 56.2 42.3 51.9 33.6 45,9 32.5 Máy, thiết bị 3.7 2.9 3.9 2.4 3.8 2.1 Phtiện VTải 33.4 46.7 35.5 58.9 47.7 55.4 Ph tiện QLý 6.7 8.1 8.7 5.1 2.6 10 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Qua bảng thống kê trên thì ta có thể nhận ra tỷ trọng vốn được dùng cho nhà cửa, kho tàng, phương tiện vận tải của công ty là khá lớn. Tỷ trọng của nhà cửa, kho bãi năm 2007 chiếm 56.2% nguyên giá tài sản cố định, và 42.3% giá trị còn lại của tài sản cố định. Tuy nhiên năm 2008 thì giảm xuống còn 51.9%, giá trị còn lại chiếm 33.6% và đến năm 2009 thì tỷ trọng này lại giảm chỉ còn chiếm 45.9% tổng giá trị của tài sản cố định và 32.5% giá trị còn lại. Bên cạnh đó thì tài sản cố định là phương tiện vận tải bao gồm xe con, xe tải lại tăng đều đặn ở mức 33.4% , 35.5% , và 47.7%, ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản dài hạn, đây là loại tài sản có vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy công ty cũng cần phải có sự quan tâm hơn tới loại phương tiện này nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế cho công ty. Bên cạnh đó tỷ trọng máy móc thiết bị trong doanh nghiệp lại khá khiêm tốn chỉ nằm ở khoảng 3.7% đến 3.9% trong cả ba năm, điều này là hợp lý vì doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nên máy móc thiết bị không cần phải đầu tư nhiều mà chủ yếu chỉ là các loại máy phục vụ văn phòng như máy in,máy photo hay các máy chuyên dụng bảo quản thuốc… 2.2.1.2.Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty y tế Đức Minh Để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp ta có thể căn cứ vào tình hình cũng như năng lực của tài sản cố định thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định như hiệu suất sử dụng tài sản cố định, sức sinh lợi của tài sản cố định... Bảng 4: Tình hình sử dụng TSCĐ Đvị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh thu thuần 18.846.464.268 21.224.038.300 25.610.927.682 Lợi nhuận trước thuế 110.960.768 138.001.464 149.238.345 Nguyên giá bình quân TSCĐ 486.872.299 539.152.003 531.835.746 Vốn cố định bình quân 170.851.891 172.375.623 221.323.063 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 38.71 39.36 48.16 Sức sinh lời TSCĐ 0.23 0.26 0.28 Hiệu suất sd VCĐ 110.30 123.13 115.72 Hiệu quả sd VCĐ 0.65 0.8 0.67 Có thể nhận xét về tình hình sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp đã thực hiện trong những năm gần đây như sau: Chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp năm 2008 tăng so với năm 2007, nếu năm 2007 hiệu suất sử dụng tài sản cố định của công ty là 38.71 thì 2008 tăng lên là 39.36, điều này được tiếp tục phát huy qua năm 2009 với con số 48.16; chúng ta có thể thấy chỉ tiêu này đạt mức rất cao mà chủ yếu là do nguyên giá bình quân TSCĐ khá nhỏ so với doanh thu. Điều này cũng là hợp lý vì công ty là doanh nghiệp kinh doanh nên vốn đầu tư cho TSCĐ là không đáng kể, chủ yếu là các phương tiện vận tải, nhà cửa kho bãi với giá trị không thực sự cao. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp luôn sử dụng rất tốt nguồn vốn cố định, chỉ số này tăng cao chứng tỏ nguồn vốn của doanh nghiệp không bị ứ đọng. Tuy nhiên ta liệu chỉ số này cao có thực sự thể hiện Công ty sử dụng tài sản cố định có thực hiệu quả hay không ta có thể phân tích thêm chỉ tiêu sức sinh lời của tài sản cố định. Năm 2007, chỉ tiêu sức sinh lời của TSCĐ trong doanh nghiệp là 0.23 đồng để có 1 đồng doanh thu thuần, nhưng đến năm 2008 doanh nghiệp lại phải bỏ ra 0,26 đồng để có 1 đồng doanh thu thuần. Tương tự như vậy, năm 2009 Công ty phải bỏ ra 0,28 đồng để có 1 đồng doanh thu thuần. Qua hai chỉ số trên ta có thể thấy doanh nghiệp đang sử dụng rất tốt nguồn vốn cố định tuy nhiên lại chưa thực sự mang lại hiệu quả, chỉ số sức sinh lời TSCĐ vẫn còn thấp. Tuy nhiên, vì là doanh nghiệp kinh doanh nên nguồn vốn của doanh nghiệp chủ yếu dùng để đầu tư cho tài sản lưu động nên hệ số sức sinh lời TSCĐ thấp cũng là điều tất yếu. Ta cũng có thể thấy được điều này thông qua hiệu quả sử dụng vốn cố định qua các năm cũng ở mức tương đối thấp, đều từ 0.65 đến 0.8 đồng vốn cố định để có được 1 đồng lợi nhuận. Với lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty là kinh doanh dược phẩm và các thiết bị y tế thì hầu hết tài sản của doanh nghiệp đều tập trung ở tài sản lưu động và vốn lưu động, liệu doanh nghiệp có sử dụng tốt nguồn vốn lưu động này, chúng ta hãy cùng xem xét đến Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần y tế Đức Minh. Năm 2007 tổng tài sản và nguồn vốn của công ty là 7.205.649.713 đồng thì đến năm 2008 đã bị giảm xuống còn 4.515.924.584 đồng. Mức giảm tương đối là 2.689.695.129 đồng tương ứng với 37.3% về số tuyệt đối. Điều này là do trong năm 2008 tình hình kinh tế biến động mạnh,ảnh hưởng không tốt tới nền kinh tế. Từ đó đã tác động trực tiếp nên hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và công ty cũng không tránh khỏi điều này. Nhưng đến 31/12/2009, tổng tài sản và tổng nguồn vốn của doanh nghiệp tăng khá cao( tăng 73.72%). Cuối kỳ tổng tài sản doanh nghiệp quản lý và sử dụng là 7.845.414.444 đồng trong đó tài sản lưu động là 7.642.201.616 đồng chiếm 97.41%, tài sản cố định là 203.212.828 đồng chiếm 2.59%. Điều đó cho thấy quy mô về vốn tăng lên. Khả năng về cuối kỳ quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng.Công ty đã cố gắng nhiều để phát huy và khắc phục những hậu quả còn sót lại trong năm 2008 để tiếp tục tăng trưởng và phát triển. Trong tổng tài sản của doanh nghiệp, TSLĐ chiếm phần lớn mang đặc thù của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, tỷ trọng vốn kinh doanh năm 2007 tăng từ 42.99% lên 68.36% năm 2008. Đây là con số tăng tương đối cao nhưng so sánh một cách tuyệt đối giữa hai năm thì cũng không có biến động nhiều.Chỉ giảm 10.246.289 đồng về số tương đối là giảm 0.33%. Bước sang năm 2009 thì con số này lại giảm mạnh từ 68.36% năm 2008 xuống còn 38.11%. Đây là do việc giảm vốn chủ sở hữu làm cho nguồn vốn kinh doanh giảm. Bên cạnh đó tỷ trọng nợ phải trả cũng giảm từ 57.01% năm 2007 xuống còn 31.64% năm 2008 và bước sang năm 2009 thì tỷ trọng này lại tăng lên là 61.89% so với năm 2008 là 31.64% và hầu hết các khoản nợ này là phải trả người bán,điều này là bình thường đối với một doanh nghiệp kinh doanh thương mại theo hình thức tập đoàn như Đức Minh,bên cạnh đó nó còn thể hiện doanh nghiệp biết lợi dụng được nguồn vốn từ các chủ hàng nước ngoài( vì hầu hết các nguồn hàng đều được nhập từ nước ngoài),giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh,thị trường. 2.3.1.2. Cơ cấu vốn lưu động của công ty cổ phần y tế Đức Minh Để quản lý và sử dụng vốn lưu động với hiệu quả tốt nhất, các doanh nghiệp cần có một cơ cấu vốn lưu động hợp lý, tối ưu so với nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình. Cơ cấu vốn lưu động giúp ta thấy được sự liên hệ giữa các thành phần trong tổng vốn lưu động của doanh nghiệp. Đối với công ty Đức Minh, cơ cấu vốn lưu động được xây dựng dựa vào tính chất, đặc điểm các loại tài sản lưu động của công ty. Qua các năm 2007,2008 và 2009, cơ cấu vốn lưu động của công ty có sự biến đổi sau: So sánh năm 2008/2007 ta thấy doanh thu của năm 2008 tăng so với 2007 nhưng vốn lưu động lại giảm mạnh 2.620.313.563 đồng về số tương đối là giảm 38%.Doanh thu tăng và vốn lưu động giảm điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2008 hiệu quả hơn 2007. Phân tích ta thấy năm 2008 vốn bằng tiền giảm mạnh là 1.251.734.572 đồng về số tương đối là giảm 93.29%, khoản phải thu giảm 2.173.630.561 đồng về số tương đối là 64.51%,hàng tồn kho lại tăng là 804.470.106 đồng về số tương đối là 37.14%. Điều này là do năm 2008 gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh nên các hợp đồng buôn bán cũng giảm đáng kể vì thế khoản phải thu giảm mạnh và hàng tồn kho cũng tăng nhẹ. Nhưng sang năm 2009 doanh thu của công ty vẫn tiếp tục tăng thêm 4.386.889.382 đồng về số tương đối là 20.66%. Và tốc độ tăng vốn lưu động cũng tăng nhanh hơn doanh thu cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động đang có dấu hiệu đi xuống. Qui mô vốn lưu động tăng là do sự tăng đột biến của của hầu hết các yếu tố trong cơ cấu vốn lưu động của công ty.Đi sâu vào phân tích ta thấy vốn bằng tiền năm 2009 tăng 1.008.308.509 đồng về số tương đối là tăng 1120.15% so với năm 2008,khoản phải thu tăng 3.714.090.641 đồng về số tương đối tăng 310.55%. Ngược lại là sự giảm thiểu đáng kể lượng hàng tồn kho giảm 1.339.911.127 đồng về số tương đối giảm 45.11%.Điều này thể hiện Đức Minh đang sử dụng các nguồn tài chính tập trung vào thương mại,đẩy mạnh buôn bán và cung cấp các dịch vụ y tế. Bên cạnh đó là việc giảm thiểu được hàng tồn kho và tăng rất mạnh tiền mặt tạo điều kiện cho công ty trong công tác thanh toán dễ dàng. Đây là điều rất tốt trong công tác sử dụng vốn của công ty,tạo điều kiện tiếp tục phát triển và mở rộng các dịch vụ trong thời gian tới. 2.3.1.3. Tình hình quản lý vốn lưu động của Đức Minh Trong năm 2008 nền kinh tế thế giới đã có nhiều biến động xấu gây ảnh hưởng chung cho toàn bộ nền kinh tế Việt nam cũng như các nước trong khu vực.Từ đó tác động xấu đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhìn vào bảng trên ta thấy hầu hết các chỉ tiêu trong cơ cấu vốn của Đức Minh đều thấp hơn so với năm 2007. Đây cũng là tình trạng chung của các doanh nghiệp hoạt đông kinh doanh. Vì vậy ta sẽ đi sâu vào phân tích các nỗ lực và thành quả đạt được cũng như hạn chế còn tồn tại của Đức Minh về việc sử dụng vốn lưu động trong năm 2009 so với năm 2008 như sau: a.Tình hình quản lý vốn bằng tiền Trong quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp luôn có nhu cầu dự trữ vốn tiền mặt hay tiền tương đương ở một mức nhất định. Trong tài sản của doanh nghiệp, vốn bằng tiền là loại tài sản có tính lưu động nhất, có thể sử dụng được ngay để mua hàng hóa, nguyên vật liệu, thanh toán các khoản công nợ, trang trải chi phí trong quá trình hoạt động kinh doanh. Năm 2008, vốn bằng tiền của công ty ở mức 90.015.194 đồng, chiếm tỷ trọng 2.11% trong tổng vốn lưu động. Sang năm 2009 lượng tiền mặt của công ty là 1.008.308.509 đồng, tương đương 14.37% trong tổng vốn lưu động. Đây là dấu hiệu rất tốt, việc tăng vốn bằng tiền một cách rất nhanh làm tăng khả năng chủ động trong thanh toán, tăng khả năng tự chủ về tài chính của công ty. Vốn bằng tiền là một bộ phận quan trọng của công ty. Tại Đức Minh, khoản mục vốn bằng tiền bao gồm các khoản mục tiền mặt tại quĩ và tiền gửi ngân hàng Công ty không có khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn và tiền đang chuyển. Năm 2009 vốn bằng tiền của Đức Minh tăng đáng kể là 1.008.308.509 đồng tương đương mức tăng 1120.15% so với năm 2008. Việc tăng này là do sự tăng mạnh của tiền mặt tại quĩ và tiền gửi ngân hàng. + Tiền mặt: Tiền mặt tại quĩ là khoản quan trọng không thể thiếu đối với mọi doanh nghiệp, nó làm động lực cho sự phát triển năng động của công ty. Tại Đức Minh lượng tỷ trọng lượng vốn này trong tổng lương vốn bằng tiền là không cao, đến cuối năm 2009 tổng quĩ tiền mặt chỉ chiếm 2.24% tổng vốn lưu động . Đây có thể coi là một điểm bất hợp lý trong công tác quản lý tiền mặt chung của các doanh nghiệp. Lượng tiền mặt quá nhỏ không kịp thời đáp ứng các nhu cầu hoạt động thanh toán thường xuyên của doanh nghiệp có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đối với hoạt động của công ty. Nhưng riêng với Đức Minh lại là một điểm đặc thù vì hầu hết các hoạt động về tài chính của công ty đều được thực hiện qua hệ thống giao dịch ngân hàng. Nên lượng tiền mặt tại quỹ chiếm tỷ trọng nhỏ như vậy là cũng hợp lý.Trong bảng kết cấu nêu trên ta có thể thấy đến 31/12/2009 lượng tiền mặt tại quĩ của Đức Minh là 171.240.489 đồng, tăng 145.992.557 đồng tương đương 578.23% so với năm 2008. + Tiền gửi ngân hàng: Trong kết cấu vốn bằng tiền, lượng vốn này chiếm phần lớn. Tiền gửi của Đức Minh tại ngân hàng có xu hướng tăng với tốc độ rất cao là 1331.41% tương đương 862.315.952 đồng. Tỷ trọng chiếm 14.37% tổng vốn lưu động năm 2009 so với 2.11% năm 2008. Việc tăng cơ cấu tiền gửi ngân hàng là một tín hiệu tốt đối với Đức Minh. Có nghĩa năm 2009 công ty có nhiều giao dịch qua ngân hàng đồng nghĩa với việc tăng mạnh các giao dịch đối với các chi nhánh,đại lý,khách hàng…trên toàn quốc cũng như các chi nhánh nước ngoài của công ty. Cụ thể thông qua bảng sau: b.Tình hình quản lý các khoản phải thu Các khoản phải thu là chỉ tiêu phản ánh số vốn lưu động mà công ty bị khách hàng, các tổ chức cá nhân khác chiếm dụng trong quá trình thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Số lượng các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ công ty càng bị chiếm dụng nhiều. Năm 2008 các khoản phải thu có giá trị lớn thứ hai trong tổng vốn lưu động của công ty nhưng sang năm 2009 các khoản mục phải thu là chiếm phần lớn trong tổng vốn lưu động cụ thể là tăng 3.714.090.641 đồng tương đương với tốc độ tăng 310.55%. Tỷ trọng tăng mạnh từ 28.09% lên 64.25% nguyên nhân là do khoản phải thu khách hàng tăng mạnh chiếm phần lớn trong các khoản phải thu. Cụ thể năm 2009, giá trị khoản phải thu khách hàng là 4.535.807.921 đồng tăng 3.461.142.165 đồng so với năm 2008 , ứng với tốc độ tăng là 76.31%. Trong các khoản phải thu thì khoản bán chịu cho khách hàng hay các đại lý,nhà phân phối chưa kịp chuyển tiền vào tài khoản công ty là chủ yếu. Sự biến động của khoản phải thu khách hàng có liên quan đến chính sách bán hàng và công tác quản lý thu hồi nợ của công ty. Cùng với mức doanh thu tăng, việc tăng các khoản phải thu khách hàng là do công tác quản lý nợ không tốt. Công ty cần xem xét lại công tác quản lý và thu hồi nợ một cách thận trọng.Bên cạnh việc tăng các khoản phải thu, còn có biến động giảm của khoản mục trả trước cho người bán. Năm 2009 khoản mục này là 228.305.300đồng. Khoản mục này chiếm tỷ lệ khá trong tổng vốn lưu động 2.98%. Công ty cần chú ý điều chỉnh khoản mục này cho hợp lý hơn. c.Tình hình quản lý hàng tồn kho Hàng tồn kho là khoản mục chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn lưu động của công ty Đức Minh . Năm 2009, khoản mục hàng tồn kho của công ty giảm mạnh cả về tỷ trọng lẫn giá trị trong tổng vốn lưu động. Do Đức Minh là công ty thương mại không sản xuất nên kết cấu hàng tồn kho của công ty chỉ là hàng hóa.Có thể thấy rằng trong năm 2009 mức tồn kho của công ty giảm rất nhanh mức giảm là 1.339.911.127 đồng, tương đương với tốc độ giảm là 45.11%. Nguyên nhân của mức giảm này là do lượng hàng hóa giảm mạnh từ 2.970.294.649 đồng cuối năm 2008 xuống 1.630.383.522 đồng năm 2009. Việc giảm giá trị hàng tồn kho cũng làm giảm tỷ trọng của khoản mục này trong tổng vốn lưu động từ 69.77% xuống còn 21.33%. Có thể thấy hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối lớn nhất trong tổng vốn lưu động đối với một doanh nghiệp thương mại như Đức Minh là có thể chấp nhận được. Mặt khác năm 2009 công ty còn giảm khá nhanh lượng hàng tồn kho,điều này đồng nghĩa với việc giảm thiểu vốn ứ đọng,làm tăng tiền mặt hay tiền gửi ngân hàng tạo điều kiện cho công ty tiếp tục mở rộng quy mô và phát triển trong năm 2010. Đây là dấu hiệu thể hiện việc sử dụng vốn của công ty đang tiến triển tốt. d. Tình trạng quản lý TSLĐ khác Tài sản lưu động khác chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng vốn lưu động của công ty. Năm 2008 là 581.464 đồng chiếm tỷ trọng 0.03% tổng vốn lưu động, sang năm 2009 các chỉ số tương ứng là 3.443.590 đồng tương đương 0.05%. Công ty Đức Minh vẫn luôn quan tâm tới chỉ tiêu này và đã có những biện pháp sử dụng nó hiệu quả hơn nữa. Tóm lại trong năm 2009, Vốn lưu động của công ty Đức Minh đã có những biến đổi khá lớn. Bên cạnh những dấu hiệu tích cực vẫn còn những điểm yếu kém tồn tại. Vì thế công ty cần có sự quan tâm hơn nữa đến công tác quản lý và có sự điều chỉnh thích hợp để khắc phục những điểm chưa hợp lý đang tồn tại. 2.3.2. Tình hình thanh toán của công ty Các khoản phải trả: Trong tổng nguồn vốn của công ty các khoản phải trả chiếm một tỷ lệ tương đối cao. Tính đến cuối năm 2009 lên đến 4.855.194.012 ồng tương đương 61.89%. Không có nợ dài hạn, các khoản phải trả của công ty Đức Minh hoàn toàn là nợ ngắn hạn. So sánh năm 2008/2007 ta thấy tổng nợ ngắn hạn của công ty giảm tương đối điều này đồng nghĩa với lượng vốn bị chiếm dụng ít đi.Bước sang năm 2009 tổng nợ ngắn hạn tăng 3.417.516.179 đồng, ứng với 237.71% so với năm 2008. Việc này cho thấy công ty đang có những biện pháp tăng cường lượng vốn từ những nguồn ngoài. Trải qua năm 2008 biến động lãi suất lớn,đã làm hạn chế nhiều cơ hội của các doanh nghiệp cũng như của Đức Minh, sang năm 2009 đứng trước nhu cầu sản xuất kinh doanh lớn, việc vay thêm vốn có thể coi là hợp lý. Bên cạnh đó lượng vốn chiếm dụng từ các nhà cung cấp cũng khá lớn 3.940.867.950 đồng. Lượng vốn này rất hữu ích đối với công ty, tuy nhiên công ty cũng cần xem xét điều chỉnh chỉ tiêu này ở mức hợp lý, tránh gây tổn hại uy tín cho công ty, không có lợi cho hoạt động lâu dài. Bên cạnh đó ta còn thấy khoản thuế và phải trả người lao động năm 2009 tăng mạnh so với năm 2008 lần lượt là 2.687.955 đồng ứng với 1230.29% và 97.082.600 đồng ứng với 418.78%. Điều này là do năm 2009 công ty tuyển thêm nhiều lao động và các khoản trả cho ngượi lao động tăng, thể hiện nhu cầu mở rộng phát triển của công ty là rất cao và đang không ngừng phát triển. Điều này đã làm thuế và các khoản phải nộp ngân sách NN cuối năm tăng mạnh. Do lợi nhuận tăng cao. Đây là điều tốt với công ty. Chi tiết ta xem bảng sau: Các khoản phải thu: Ở Đức Minh các khoản phải thu chủ yếu là trong ngắn hạn.So với năm 2008, giá trị các khoản phải thu năm 2009 tăng 3.714.090.641 đồng tương đương với tốc độ tăng là 310.55%. Điều này có nghĩa lượng vốn của công ty bị chiếm dụng đã tăng lên, điều này là không tốt vì sẽ làm ứ đọng vốn trong khâu thanh toán,ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty. Công ty cần xem xét lại vấn đề này một cách thận trọng. Như vậy, trong năm qua, công ty đã đạt được những thành tích nhất định trọng công tác quản lý các khoản phải trả nhưng bên cạnh đó vẫn có những hạn chế trong công tác quản lý khoản phải thu.Ta có thể thấy lượng vốn bị chiếm dụng của công ty tuy tăng lên, nhưng công ty đã có những biện pháp tăng cường vốn hoạt động bằng vay ngắn hạn từ những gói ưu đãi hay từ những nguồn bên ngoài(nhà cung cấp..). Đến cuối năm 2009 lượng vốn đi chiếm dụng xấp xỉ bằng lượng vốn bị chiếm dụng, cho thấy công ty đang có những giải pháp cân bằng khả năng thanh toán. Bên cạnh đó cũng có thể thấy, lượng vốn từ khoản phải trả người bán của công ty là rất lớn. Tuy mang ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh nhưng lượng vốn này gây một áp lực, rủi ro gây ảnh hưởng không tốt lên cơ cấu vốn của Đức Minh. Công ty cần phải có những biện pháp để giảm thiểu mức rủi ro này.Cần điều chính chỉ tiêu vốn chiếm dụng của bạn hàng, tránh làm ảnh hưởng đến uy tín lâu dài của công ty. 2.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty 2.3.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán Bảng 9: Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh 2008/2007 So sánh 2009/2008 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Khả năng thanh toán ngắn hạn 2.01 2.96 1.57 0.95 47.26 -1.39 -46.96 Khả năng thanh toán nhanh 1.38 0.89 1.24 -0.49 -35.5 0.35 39.32 Khả năng thanh toán tức thời 0.39 0.06 0.23 -0.33 -84.61 0.17 283.33 Khả năng thanh toán ngắn hạn Hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty từ năm 2007 đến năm 2008 có xu hướng tăng thì đến năm 2009 lại giảm. Nếu như trong năm 2008, một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 2.96 đồng tài sản; thì năm 2007 là 2.01 và đến năm 2009 chỉ tiêu này giảm xuống 1.57 đồng. Đây là một chỉ số cho thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty là rất tốt. Tuy nhiên nếu so với mặt bằng chung, với các doanh nghiệp cùng ngành nghề thì chỉ số thanh toán ngắn hạn của công ty đang ở mức cao ( các doanh nghiệp khác chỉ ở mức xấp xỉ 1,1 ) . Như vậy có thể thấy việc đầu tư vào tài sản ngắn hạn của công ty đang khá cao, do đó có thể dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp. Khả năng thanh toán nhanh Năm 2007 một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1.38 đồng tài sản có thể chuyển đổi thành tiền nhanh.Cuối năm 2008 chỉ tiêu này là 0.89 đồng,về số tương đối giảm 0.49 và về số tuyệt đối

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docVốn và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần y tế Đức Minh.doc
Tài liệu liên quan