Webmaster và kiến thức tối ưu website cho google

Trước đây trong trang kết quả của Google, nó có thể

hiển thị đến 2 kết quả cho các tên miền con của một

tên miền chính. Nhưng đôi khi có những trang kết

quả rất dài chỉ liên quan tới một tên miền chính và

nhiều Webmaster đã khai thác việc này bằng cách cắt

nhỏ site của họ ra làmnhiều tên miền con. Giờ đây

thuật toán của Google đã thay đổi và danh sách kết

quả quá dài liên quan chỉ tới một tên miền chính

không còn thấy trên Google.

pdf8 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1537 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Webmaster và kiến thức tối ưu website cho google, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Webmaster và Kiến thức Tối ưu Website cho Google Trong quá trình xây dựng cả phần kỹ thuật và nội dung Website, chắc các bạn đều băn khoăn và có nhiều đắn đo trong việc sử dụng kỹ thuật nào để tối ưu nhất trong việc quảng bá website tới người dùng thông qua công cụ tìm kiếm. Hoặc cũng có thể bạn khám phá ra lần đầu những lưu ý rất nhỏ sau đây nhưng lại ảnh hưởng lớn tới thứ hạng trang Web của bạn. Bài này chúng tôi sẽ cùng các bạn phân tích những băn khoan thường gặp của các Webmaster và cùng tìm hiểu phương án tối ưu nhất cho Google. Gạch ngang (-) và gạch dưới (_) Trong quá trình tạo thư mục và đường dẫn chắc nhiều Webmaster sẽ băn khoăn không biết sử dụng dấu gạch ngang ( Dashes -) hay dấu gạch dưới (Underscores _). Google thường chia các từ riêng rẽ nên nếu bạn sử dụng các ký tự ngăn cách này thì bạn sẽ giúp Google phân tích cú pháp của đường dẫn URL dễ dàng hơn. Trước đây Google chỉ sử dụng dấu gạch ngang (-) như từ phân cách chứ không tính đến từ gạch dưới (_). Nhưng với thuật toán hiện nay thì sự khác biệt giữa hai ký tự phân cách này trở nên ít hơn. Ngay cả trong trường hợp không có từ ngăn cách thì từ chuỗi từ khóa liền nhau đôi khi cũng có thể được tách lọc. Ví dụ “thuthuat” có thể được hiểu là “thu thuat” chứ không phải “thut huat”. Việc sử dụng ký tự phân cách như đã nói ở trên là một thói quen tốt, tuy nhiên không phải vì vậy mà bạn phải chuyển đổi toàn bộ các đường dẫn đã tồn tại nhằm chuyển từ gạch dưới sang gạch gang. Từ khóa trong đường dẫn URL Trong quá trình xây dựng trang Web, có nhiều người thắc mắc với vietSEO về vai trò của từ khóa trong đường dẫn URL. Như trong loạt bài về thủ thuật quảng bá Web thì bạn nên đưa ra các mô tả chi tiết và toàn diện về trang Web : từ phần tiêu đề, thẻ meta, thẻ alt và đương nhiên cả trong đường dẫn URL. Việc này giúp ích cho người đọc trước tiên và sao đó là các máy tìm kiếm để họ hiểu được nội dung sơ lược của tài liệu. Hình dung nếu như bạn chụp một tấm ảnh một bông hoa hồng (hôm này là ngãy lễ tình yêu nên nghĩ đến :D), chiếc máy ảnh sẽ tự động đặt một cái tên như “IMG_1402.jpg”. Trước khi xem nó, bạn sẽ không có thêm thông tin gì hết ngoài biết đó là một file ảnh. Máy tìm kiếm thì khác người dùng thường, nó không hiểu được nội dung của bức ảnh (ít nhất là cho đến bây giờ 14-02-2008 :D). Vì vậy bạn nên đổi tên nó thành “hoa-hong-valentine.jpg”, việc này giúp người dùng khiếm thị (gồm máy tìm kiếm) hiểu tốt hơn nội dung tài liệu. Tương tự nếu bạn viết một bài về quà ngày lễ tình yêu thì có lẽ người đọc hiểu rõ nội dung trong bài viết với đường dẫn chứa cái tên “qua-cho-ngay-le- tinh-yeu” hơn là một đường dẫn URL kết thúc bằng “postid=1234″. Tên miền thứ cấp và thư mục con (Subdomains vs. Subdirectories) Trước khi tìm hiểu kỹ hơn chúng ta hãy định nghĩa thế nào là tên miền thứ cấp và thế nào là thư mục con : Lấy ví dụ : “subdomain.example.com/subdirectory/”, trong đường dẫn này “subdomain” chính là tên miền thứ cấp còn “subdirectory” chính là thư mục con. Để hiểu rõ hơn các bạn có thể tham khảo thành phần đường dẫn URL. Nếu nội dung của bạn nằm trong một thư mục con thì toàn bộ code của nó đều được đặt chung trên cùng một thiết bị lưu trữ. Điều này giúp bạn dễ dàng tìm kiếm, biên tập hay thay đổi code. bạn cũng dễ dàng hơn khi di chuyển code thừ chỗ này đến chỗ khác. Tuy nhiên, đối với tên miền thứ cấp, thường là đích danh của hệ thống quản lý tên miền DNS. Cấu hình của nó thường gây ít nhiều khó khăn cho người quản trị Web. Tên miền con có thể giúp bạn tách riêng một phần nội dung của site (khi quyết định dùng DNS để tạo tên miền con mà từ đó có thể truy cập phần nội dung trên site) nhưng lại gây khó khăn khi di dời (phải thay đổi cấu hình DNS thay vì chỉ di chuyển thư mục một cách đơn giản). Trước đây trong trang kết quả của Google, nó có thể hiển thị đến 2 kết quả cho các tên miền con của một tên miền chính. Nhưng đôi khi có những trang kết quả rất dài chỉ liên quan tới một tên miền chính và nhiều Webmaster đã khai thác việc này bằng cách cắt nhỏ site của họ ra làm nhiều tên miền con. Giờ đây thuật toán của Google đã thay đổi và danh sách kết quả quá dài liên quan chỉ tới một tên miền chính không còn thấy trên Google. Việc sử dụng tên miền con hay thư mục con là tùy thuộc vào nhu cầu, nội dung của từng site với các thành phần khác nhau. Tuy nhiên theo vietSEO, khi bạn sử dụng tên miền con thì Google coi đó như là một tên miền mới và bạn phải làm lại từ đầu chiến dịch SEO. Trong khi việc sử dụng thư mục con sẽ mang lại cho bạn lợi thế thứ hạng đến từ trang chính và giúp bạn dễ dàng hơn trong thao tác quản lý và chỉnh sửa. Di chuyển tới địa chỉ IP mới Khi bạn quyết định thay đổi địa chỉ IP, phổ biến nhất là trường hợp di chuyển host, bạn nên làm theo các bước sau một cách trình tự nhằm đảm bảo các máy tìm kiếm quét và đánh chỉ số trang Web của bạn một cách liên tục và tránh các bộ lọc chống spam có thể áp dụng cho tên miền liên quan : 1. Thay đổi tham số TTL (Time To Live) xuống giá trị thấp hơn bằng cách cấu hình hệ thống quản lý tên miền DNS. Ví dụ bạn có thể đặt 5 phút (300 seconds). Giá trị này cho phép trình duyệt của bạn tự kiểm tra lại địa chỉ IP của trang mỗi 5 phút sau. 2. Sao chép nội dung đến host mới và chắc rằng nó hoạt động trên địa chỉ IP mới. 3. Thay đổi cấu hình DNS sao cho tên miền trỏ tới địa chỉ IP mới. 4. Xem tệp tin logs để chắc rằng bọ tìm kiếm Googlebot bắt đầu rà quyết trên địa chỉ IP mới. Bạn có thể dùng công cụ Webmaster Tools của Google để tìm ra các lỗi. 5. Đảm bảo rằng mọi người đều được thông báo chuyển địa chỉ và ngó qua địa chỉ IP cũ một lần cuối trước khi rờ bỏ hoàn toàn. Sử dụng proxies Nhiều Webmaster nhận thấy rằng trang Web của họ được đánh chỉ số với bản cóp pi nội dung thông qua các proxy Web. Nếu bạn quan sát kỹ thì thường có nhiều nội dung trùng lặp cho cùng một trang trong kết quả tìm kiếm. Phiên bản gốc gần nhất thường có thứ hạng cao hơn phiên bản cóp pi từ proxy

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfwebmaster_va_kien_thuc_toi_uu_website_cho_google_2981.pdf
Tài liệu liên quan