MỞ ĐẦU . 5
1. Lý do chọn đề tài. 5
2. Ý nghĩa nghiên cứu . 8
3. Tổng quan tài liệu. 9
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu . 16
5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu. . 16
6. Câu hỏi nghiên cứu . 17
7. Gỉa thuyết nghiên cứu . 17
8. Sơ lược địa bàn nghiên cứu . 18
9. Phương pháp nghiên cứu xã hội học . 20
NỘI DUNG CHÍNH . 23
CHưƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI. . 23
1.1 Khái niệm công cụ . 23
1.1.1 Khái niệm thanh niên . 23
1.1.2 Khái niệm tiêu chuẩn, bạn đời, sự lựa chọn bạn đời . 23
1.1.3 Khái niệm hôn nhân . 24
1.1.4 Khái niệm gia đình . 25
1.1.5 Khái niệm nông thôn . 26
1.2. Lý thuyết áp dụng . 26
1.2.1 Lý thuyết lựa chọn duy lý . 26
1.2.2 Lý thuyết xã hội hóa . 28
1.2.3 Lý thuyết nhu cầu . 29
1.3 Khái quát chung một số quan điểm về hôn nhân . 30
CHưƠNG 2 – THỰC TRẠNG VỀ TIÊU CHUẨN LỰA CHỌN BẠN
ĐỜI CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN XÃ HỒNG PHONG, HUYỆN
CHưƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI . 34
2.1 Nhận thức của thanh niên xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ, thành phố
Hà Nội về việc xác định các tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời hiện nay. . 34
35 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 1463 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xã hội học - Tiêu chuẩn lựạ chọn bạn đời của thanh niên nông thôn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rước kia như thế nào? Sự khác biệt giữa tiêu chuẩn kỳ vọng và kết quả
thực tế sau khi kết hôn như thế nào? Để trả lời cho những câu hỏi này, tôi xin
lựa chọn đề tài: “Tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên nông thôn
hiện nay”(Nghiên cứu trường hợp xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ,
thành phố Hà Nội) làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Ý nghĩa nghiên cứu
2.1 Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu này được tiến hành thông qua việc vận dụng một số khái
niệm; Khái niệm thanh niên, tiêu chuẩn, bạn đời, sự lựa chọn bạn đời, khái
niệm hôn nhân, gia đình,.. lý thuyết xã hội hóa, sự lựa chọn duy lý, lý thuyết
nhu cầu,để tìm hiểu và giải thích về tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh
9
niên nông thôn hiện nay như: tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời, những nhân tố ảnh
hưởng đến tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên.
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu được thực hiện nhằm phác họa về những tiêu chuẩn lựa
chọn bạn đời của thanh niên nông thôn hiện nay. Những kết quả nghiên cứu
của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cá nhân, tổ chức quan
tâm khi nghiên cứu về hôn nhân của thanh niên nông thôn.
3. Tổng quan tài liệu
Hôn nhân ở Việt Nam cho tới trước thế kỷ XX là một vấn đề quan
trọng không chỉ riêng đối với cặp vợ chồng mà còn đối với gia đình mở rộng
và hệ thống dân tộc (Đào Duy Anh, 1938; Trần Đình Hượu, 1991). Vì thế, các
gia đình rất quan tâm đến việc lựa chọn con dâu, con rể và lo dựng vợ gả
chồng sớm cho con cái. Tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời theo nghĩa chặt chẽ
không tồn tại bởi lẽ các cá nhân hầu như không có quyền lựa chọn người bạn
đời cho mình, thay vào đó là tiêu chuẩn lựa chọn con dâu, con rể (đặc biệt là
con dâu). Các tiêu chuẩn lựa chọn hôn nhân do gia đình đặt ra vì lợi ích của
gia đình, các cá nhân phải tuân thủ lựa chọn hôn nhân của gia đình. Hôn nhân
là công việc của gia đình chứ không phải là công việc của cá nhân.
Sự can thiệp của các bậc cha mẹ vào việc hôn nhân của con cái được
luật pháp phong kiến thừa nhận và ủng hộ, từ Luật Hồng Đức ở thế kỷ XV,
Luật Gia Long ở thế kỷ XIX, cho đến các bộ luật dân sự thời thuộc Pháp
trước năm 1945. Các đạo luật này cố gắng duy trì những phong tục lạc hậu
trong hôn nhân và gia đình như: quyền gia trưởng tuyệt đối của người cha và
sự lệ thuộc mọi mặt của con cái vào cha mẹ; thừa nhận chế độ đa thê; duy trì
sự bất bình đẳng năm nữ, giữa vợ và chồng, phân biệt đối xử giữa con trai và
con gái. Những người chủ của gia đình có trách nhiệm ký vào khế ước này.
Chữ ký của bản thân đôi nam nữ là không cần thiết (Vũ Văn Mẫu, 1962).
10
Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đất nước đến nay, Đảng và Nhà
nước ta ngày càng quan tâm đến vấn đề gia đình, trong đó có vấn đề hôn nhân
– gia đình như: luật Hôn nhân và Gia đình; luật Phòng, Chống bạo lực gia
đình, 2007; Chỉ thị số 49-CT/TW ngày 21/2/2005 của Ban Bí thư khóa IX về
“xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước”; Văn kiện
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, 2006 nêu rõ “Xây dựng gia đình ấm no,
bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc thật sự là tổ ấm của mỗi người là tế bào lành
mạnh của xã hội là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng, giáo dục
nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp của
dân tộc, tạo nguồn nhân lực xây dựng và bảo vệ tổ quốc”; Chiến lược phát
triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được Thủ tướng Chính
Phủ phê duyệt ngày 29/05/2012 đã nêu rõ “Gia đình là tế bào của xã hội, là
môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách bảo tồn
và phát huy văn hóa truyền thống, chống lại các tệ nạn xã hội tạo nguồn nhân
lực cho sự nghiệp phục vụ và xây dựng đất nước”.
Hôn nhân gia đình Việt Nam nói chung và đối với thanh niên nói riêng
đang là vấn đề quan trọng đối với các gia đình có con trong độ tuổi kết hôn,
thông qua cuộc khảo sát về đề tài: “Tìm hiểu nhận thức, quan niệm về hôn
nhân, gia đình của các thế hệ trong gia đình Việt Nam ở một số vùng thuộc
đồng bằng sông Hồng” (Lê Thi, 2008) cho thấy, những chuẩn mực hôn nhân
trong gia đình đã thay đổi ở các thế hệ cùng với sự biến động, phát triển
không ngừng của xã hội. Gia đình chỉ có thể bền vững khi hôn nhân dựa trên
sự phù hợp, gắn kết của đôi bên và có sự khác nhau giữa thanh niên sống ở
khu vực thành thị và nông thôn. Đa phần thanh niên thành thị thích tự mình
lựa chọn hôn nhân, không chịu sự ràng buộc, sự ép buộc, chi phối từ phía gia
đình điều này trái ngược so với những thanh niên sống ở khu vực nông thôn.
11
Cuộc điều tra về thanh niên lần thứ 2 đã phân tích thái độ và sự biến
đổi của thanh niên về một số vấn đề hôn nhân và gia đình. Kết quả cho thấy
rằng, tình trạng nam nữ sống chung như vợ chồng trước kết hôn được một bộ
phận thanh niên chấp nhận và tỉ lệ chấp nhận có xu hướng tăng lên sau 3 năm.
Đồng thời cũng có sự khác biệt về quan niệm kết hôn giữa thanh niên sống ở
nông thôn và thành thị. Đa phần thanh niên thành thị ủng hộ việc kết hôn tự
do, không chịu sự ràng buộc; chi phối từ gia đình hay xã hội, điều này hoàn
toàn ngược lại với thanh niên sống ở khu vực nông thôn (Savy, 2009).
Hơn nữa trong những năm gần đây hôn nhân gia đình đã có sự thay đổi,
quyền quyết định của cha mẹ trong hôn nhân của con cái giảm dần và vai trò
quyết định của cá nhân tăng lên, nghiên cứu “Nghi lễ hôn nhân trong đời sống
gia đình của người Tày Cao Bằng” (Nông Anh Nga, 2012) cho thấy, hôn nhân
phản ánh rất rõ bản chất của gia đình. Trong gia đình người cha có quyền
quyết định hết mọi công việc. Họ chính là những người quyết định khi nào
một thành viên trẻ trong gia đình sẽ kết hôn, với ai, họ không quan tâm đến
mong muốn của nam nữ thanh niên. Cá nhân phải phục tùng sự sắp xếp của
gia đình, không được tự do lựa chọn, bởi vậy, quan hệ cha mẹ - con cái bao
giờ cũng được coi trọng hơn quan hệ vợ chồng. Bị chi phối bởi chế độ gia
đình phụ quyền gia trưởng, việc nhân duyên của con cái hoàn toàn thuộc
quyền cha mẹ, trong nhiều trường hợp lấy vợ, lấy chồng là do bố mẹ kén chọn
cho. Tiêu chuẩn chọn vợ, chọn chồng phải xứng đáng với địa vị gia đình.
Ngày nay việc kết hôn có sự biến đổi đặt trên cơ sở tình yêu và sự hiểu biết
lẫn nhau của đôi trai gái, thanh niên là người quyết định trong việc hôn nhân.
Cuộc điều tra gia đình Việt Nam (2006), đã tiếp tục khẳng định quyền quyết
định hoàn toàn của cha mẹ đối với hôn nhân của con cái có xu hướng giảm
dần nhưng không có nghĩa rằng, quyết định hôn nhân được hoàn toàn chuyển
giao cho con cái. Họ cũng hiểu rằng để con cái lựa chọn bạn đời sẽ tốt hơn
12
cho cuộc sống hôn nhân sau này. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi quyền
quyết định hôn nhân từ bố mẹ sang con cái làm xuất hiện xu hướng cha mẹ
cùng con cái quyết định với hai hình thức: bố mẹ quyết định có hỏi ý kiến con
cái và con cái quyết định có hỏi ý kiến cha mẹ, trong đó hình thức con cái
quyết định có hỏi ý kiến cha mẹ ưu thế và có xu hướng ngày càng tăng
lêncùng quan điểm trên, tác giả Nguyễn Đức Chiện trong “Chuyển đổi mô
hình kết hôn ở nông thôn Việt Nam trước và sau đổi mới (so sánh 3 xã thuộc
ba vùng đất nước)” cho thấy rằng, có sự chuyển đổi mô hình tìm hiểu trước
kết hôn đang diễn ra theo thiên hướng nghiêng về cá nhân, con cái tự chủ gặp
gỡ tìm hiểu bạn đời. Điều này thể hiện là hình thức tìm hiểu thông qua giới
thiệu của cha mẹ và người mai mối suy yếu và gia tăng hình thức tìm hiểu
cùng học một trường, ở nơi vui chơi giải trí và tự tìm hiểu. Mô hình quyết
định kết hôn cũng đang tiến triển theo hướng quyền lực của cha mẹ quyết
định hoàn toàn hôn nhân của con cái giảm dần, cùng với nó là tính tự chủ của
con cái ngày càng gia tăng. Mô hình quyết định kết hôn điển hình hiện nay
dựa trên “sự thoả thuận, thỏa hiệp để đi đến nhất trí giữa cha mẹ và con cái”;
trong đó, quyền quyết định có xu hướng nghiêng về con cái.
Tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời là một mô hình hôn nhân tự nguyện của
thế hệ trẻ, đó là những kỳ vọng hay là những mong đợi về các đặc điểm, các
phẩm chất của người vợ và người chồng trong tương lai. Những kỳ vọng này
có thể tùy thuộc vào giới tính, nhóm tuổi, nghề nghiệp, học vấn, mức sống,
tôn giáo dân tộc, môi trường sinh sống và truyền thống văn hóa. Điều tra gia
đình Việt Nam (2006), đưa ra 9 tiêu chuẩn cụ thể của người bạn đời kết hợp
cả những tiêu chuẩn truyền thống và những tiêu chuẩn hiện đại thuộc hai
nhóm tuổi 18-60 và 61 tuổi trở lên bao gồm: hình thức khá, khỏe mạnh, có
trình độ học vấn, có thu nhập ổn định, biết cách cư xử/tư cách đạo đức tốt,
đồng hương/cùng quê, biết cách làm ăn, gia đình nề nếp, có lý lịch trong sạch.
13
Việc đề cao các tiêu chuẩn biết cách cư xử/tư cách đạo đức tốt, sức khỏe, biết
cách làm ăn và xem nhẹ các tiêu chuẩn có lý lịch trong sạch, đồng hương cho
thấy giá trị truyền thống trong tiêu chuẩn lựa chọn hôn nhân bị phân đôi, một
số giá trị truyền thống tiếp tục được phát huy trong cuộc sống hiện tại, một số
khác đang có sự thay đổi.
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giao lưu kinh tế và văn hóa
quốc tế làm cho phạm vi kết hôn được mở rộng hơn. Các cá nhân có nhiều cơ
hội tiếp xúc và có thể lựa chọn cho mình một người vợ hoặc người chồng mà
không nhất thiết phải bó hẹp trong phạm vi làng xã. Trong hôn nhân truyền
thống những gia đình giàu có khó chấp nhận người nghèo về làm dâu hoặc
làm rể. Hay gia đình thành phố gốc khó chấp nhận một thành viên xuất thân
từ nông thôn. Nhiều cuộc hôn nhân của nam nữ thanh niên bị phản đối vì sự
khác biệt nghề nghiệp giữa hai bên. Nghiên cứu “Khác biệt về giá trị gia đình
giữa các lớp thế hệ và giữa nam và nữ” (Trịnh Thị Quang, 2009), lại cho thấy
việc thanh niên tự tìm hiểu nhau không phải là yếu tố quan trọng. Tiêu chí
mong muốn ở người yêu hoặc vợ/chồng tương lai ở các thế hệ khác nhau nhìn
chung đều đề cao yếu tố tình cảm, sức khỏe, việc làm ổn định. Theo cảm nhận
của thế hệ người cao tuổi, thế hệ trẻ ngày nay tỏ ra chuộng hình thức hơn, ít
quan tâm đến vấn đề khác. Nam giới trẻ có xu hướng đề cao vẻ đẹp hình thức
hơn và nữ giới trẻ tỏ ra lãng mạn hơn, đề cao tình yêu, lòng chung thủy hơn
và không thụ động. Mặc dù đã có sự thay đổi trong quan niệm của thanh niên,
cha mẹ hiện nay vẫn mong muốn con cái mình lấy vợ/lấy chồng theo các tiêu
chí của họ, đề cao nề nếp gia đình, đạo đức và có nghề nghiệp ổn định.
Ngoài ra còn có sự khác biệt trong quan niệm của thanh niên giữa các
dân tộc liên quan đến tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời. Theo nghiên cứu “Hôn
nhân và các gia đình Tày, Nùng và Thái ở Việt Nam” (Đỗ Thúy Bình, 1994)
cho thấy, ở mỗi dân tộc đều có những khuôn mẫu lý tưởng riêng của mình
14
trong quan niệm về nam nữ. Trong việc lựa chọn bạn đời thanh niên thường
xuất phát từ hàng loạt những đặc tính tâm lý dân tộc cũng như những quan
điểm cá nhân của mình. Ở cả ba dân tộc Tày, Nùng và Thái, những tư chất
của cô gái có vai trò rất lớn trong việc lựa chọn bạn đời như: tính tình, khả
năng lao động, sức khỏe, biết quản lý công việc trong nhà và đặc biệt là tài xe
chỉ và dệt vải. Công việc chính của người phụ nữ là phải biết làm tất cả những
sản phẩm của nghề dệt như quần áo, chăn, gối, đệm Ngược lại, khi lựa
chọn chàng rể người ta thường chú ý những điểm sau: sức khỏe, khả năng lao
động, dũng cảm, biết cưỡi ngựa, bắn cung, nghệ thuật sử dụng kiếm, sử dụng
thuyền. Tóm lại, người chồng phải biết làm mọi việc, làm chủ gia đình sau
này và được mọi người coi trọng.
Bên cạnh đó một nghiên cứu của Lê Ngọc Văn (2007) lại cho thấy, thế
hệ trẻ vẫn rất quan tâm đến hoàn cảnh kinh tế bên gia đình chồng vì sau này
khi kết hôn người con gái sẽ sống chung ở đó lâu dài. Việc lựa chọn bạn đời
chưa hoàn toàn chuyển sang khuôn mẫu chỉ dựa trên cơ sở đặc trưng cá nhân.
Đồng thời hoàn cảnh kinh tế xã hội của hai bên gia đình vẫn còn ý nghĩa trong
sự cân nhắc hôn nhân nên khó có thể cho rằng, sự lựa chọn của cá nhân đã
hoàn toàn đứt đoạn với quá khứ. Hay nói cách khác đi kèm với đặc điểm cá
nhân (trình độ học vấn, nghề nghiệp, tuổi, hoàn cảnh,) thì điều kiện gia
đình hai bên vẫn nằm trong mối quan tâm của mọi người khi lựa chọn bạn
đời. Ngoài ra những tiêu chuẩn về gia đình, nền nếp, đồng hương được xếp
sau 3 tiêu chuẩn trên.
Theo tác giả Lê Thi (2011), “Điểm sách : Sự tương đồng và khác biệt
trong quan niệm về hôn nhân gia đình giữa các thế hệ Việt Nam hiện nay”,
tác giả đã chỉ ra rằng hôn nhân gia đình là một khía cạnh rất quan trọng trong
cuộc sống, nó không chỉ có ý nghĩa sinh học nhằm duy trì nòi giống, mà nó
còn thể hiện những đặc điểm văn hóa của một xã hội nhất định tại một thời
15
điểm. Vì là một biểu hiện văn hóa của những con người trong xã hội, nên qua
việc nghiên cứu và tìm hiểu về hôn nhân gia đình, chúng ta có thể thấy được
những chuẩn mực đạo đức của con người ở các tầng lớp xã hội khác nhau, các
thế hệ khác nhau. Đặc biệt trong hoàn cảnh của Việt Nam, với những đổi mới
về kinh tế và xã hội, những khác biệt và đồng thuận trong nhận thức về hôn
nhân và gia đình là một vấn đề rất thú vị để nghiên cứu.
Mặc dù vậy, các hướng nghiên cứu về hôn nhân gia đình đối với thanh
niên phần nhiều tập chung vào khía cạnh lối sống, bình đẳng về vai trò giữa
vợ và chồng, sự biến đổi trong chuẩn mực hôn nhân hay về vấn đề tình dục
trước khi kết hôn. Cho tới thời điểm hiện tại, chưa có nhiều nghiên cứu tiến
hành tìm hiểu và khai thác các yếu tố liên quan đến nền tảng kết hôn như: tiêu
chuẩn lựa chọn bạn đời, tiêu chuẩn kết hôn, các yếu tố chi phối định hướng
kết hôn ở thanh niên. Trong tương lai, các hướng nghiên cứu về hôn nhân, gia
đình đối với thanh niên cần được chú trọng hơn tới khía cạnh này.
Tóm lại, những tiêu chuẩn được đa số thanh niên lựa chọn sẽ dẫn tới
những ảnh hưởng nhất định đối với việc lựa chọn đối tượng kết hôn của nam
nữ thanh niên. Để chọn được người bạn đời, ngày nay, những đặc điểm tâm
lý, những sở thích cá nhân, giữ một vai trò quan trọng trong quá trình lựa
chọn.
Hôn nhân gia đình ở Việt Nam nói chung và đối với thanh niên nói
riêng đã và đang là chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Ở
từng góc độ khác nhau, vấn đề hôn nhân gia đình đối với thanh niên luôn thể
hiện sự phong phú, đa dạng lại rất phức tạp. các hướng nghiên cứu dưới đây
phần nhiều tập trung mô tả thực trạng vấn đề hôn nhân, gia đình và cho thấy
sự biến đổi quyền tự do tìm hiểu, lựa chọn, quyết định kết hôn đối với thế hệ
trẻ. Ngoài ra các công trình nghiên cứu cũng chỉ ra một cách khái quát các
tiêu chuẩn thanh niên đặt ra đối với người bạn đời tương lai. Do đó, những
16
nghiên cứu xung quanh chủ đề này là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng,
hoàn thiện đề tài nghiên cứu: “Tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên
nông thôn hiện nay”. (Nghiên cứu trường hợp xã Hồng Phong – huyện
Chương Mỹ - thành phố Hà Nội).
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu về các tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên, thấy được sự
khác biệt giữa tiêu chuẩn kỳ vọng và kết quả thực tế cũng như phân tích được các
yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định các tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên
nông thôn hiện nay (Nghiên cứu trường hợp xã Hồng Phong – huyện Chương Mỹ -
thành phố Hà Nội).
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thái độ của thanh niên về tầm quan trọng đối với việc xác định các
tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời.
- Phân tích thực trạng các tiêu chuẩn liên quan đến bản thân, cá nhân và
các tiêu chuẩn liên quan đến gia đình người bạn đời mà thanh niên lựa chọn.
- Tìm hiểu sự khác biệt giữa tiêu chuẩn kỳ vọng và kết quả thực tế sau
khi kết hôn của thanh niên nông thôn.
- Thấy được sự biến đổi trong các tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của
thanh niên hiện nay như thế nào?
- Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời
của thanh niên nông thôn hiện nay.
5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu.
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Thanh niên nông thôn xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ, thành phố
Hà Nội.
5.2 Khách thể nghiên cứu.
17
Thanh niên trong xã Hồng Phong, bao gồm cả thanh niên nam và thanh
niên nữ nông thôn.
5.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung tìm hiểu, phân tích các tiêu chuẩn
lựa chọn bạn đời của thanh niên nông thôn hiện nay.
Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành tại xã Hồng Phong – huyện
Chương Mỹ - thành phố Hà Nội.
Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 5/2016.
6. Câu hỏi nghiên cứu
- Thanh niên nông thôn hiện nay có những tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời
nào?
- Sự biến đổi trong các tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên nông
thôn hiện nay so với trước kia như thế nào?
- Sự khác biệt giữa tiêu chuẩn kỳ vọng và kết quả thực tế sau khi kết
hôn như thế nào?
- Có những nhân tố nào tác động đến tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của
thanh niên nông thôn hiện nay?
7. Gỉa thuyết nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu chúng ta có thể thấy rằng hiện nay thanh niên có
rất nhiều tiêu chuẩn trong việc xác định các tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời như
tiêu chuẩn về phẩm chất, tính cách, trình độ học vấn, tiêu chuẩn về tư cách
đạo đức, ngoại hình, nghề nghiệp, sức khỏe,...
- Cùng với sự phát triển của xã hội, quá trình CNH, HĐH diễn ra mạnh
mẽ đã khiến cho việc xác định các tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên
nông thôn hiện nay so với trước kia có nhiều biến đổi không chỉ biến đổi
trong các tiêu chuẩn liên quan đến bản thân cá nhân người bạn đời mà ngay cả
trong các tiêu chuẩn liên quan đến gia đình người bạn đời mà thanh niên đặt
18
ra. Ngoài những tiêu chuẩn về phẩm chất, tính cách, sức khỏe, ngoại
hìnhthanh niên ngày nay còn được mở rộng hơn trong môi trường gặp gỡ
người bạn đời. Cùng với đó là các tiêu chuẩn về nghề nghiệp,thu nhập, trình độ
học vấn cũng được thanh niên hiện nay quan tâm và kỳ vọng hơn so với thanh
niên trước kia.
- Có sự khác biệt lớn giữa tiêu chuẩn kỳ vọng và kết quả thực tế. Sau
khi kết hôn đa số thanh niên đều cho rằng tiêu chuẩn sức khỏe là quan trọng
và giữ vai trò chủ đạo đối với cuộc sống hôn nhân sau này.
- Có rất nhiều nhân tố tác động đến tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của
thanh niên nông thôn hiện nay trong đó có cả những nhân tố chủ quan và
khách quan, cụ thể như nhân tố về độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học
vấn có ảnh hưởng rất lớn đến tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên.
Ngoài ra còn có các nhân tố khách quan khác tác động như nhân tố các nhóm
xã hội như nhóm gia đình, bạn bè,.. trong đó có thể thấy thanh niên phần lớn
chịu ảnh hưởng nhiều từ phía gia đình. Ngoài ra nhóm bạn bè và các quan điểm
xã hội cũng ít nhiều ảnh hưởng đến việc xác định các tiêu chuẩn lựa chọn bạn
đời của thanh niên.
8. Sơ lƣợc địa bàn nghiên cứu
Xã Hồng Phong tên cũ là xã Yên Khê, năm 1958 được đổi tên là Hồng
Phong. Là một trong 31 xã, thị trấn của huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội
hiện nay. Xã tiếp giáp với xã Phúc Lâm của huyện Mỹ Đức, xã Trần Phú, Mỹ
Lương, Đồng Lạc, Đồng Phú, Quảng Bị của huyện Chương Mỹ. Xã có 6 đơn
vị cấp cơ sở gồm: thôn Mới, thôn Thượng, thôn Trung, thôn Hạ, thôn Cốc,
thôn Trại Cốc. Dân số khoảng 3000 người. Nghề nghiệp chủ yếu là làm
ruộng, bên cạnh đó còn có các nghề phụ khác như buôn bán, xây dựng, làm
đồ mỹ nghệ tre giang đan và thêu tay. Xã Hồng Phong - Chương Mỹ - Hà Nội
là địa phương có vị trí địa lý thuận lợi, hệ thống đường giao thông kiên cố
19
thông suốt với thủ đô Hà Nội là điều kiện để đẩy nhanh sự phát triển kinh tế -
xã hội đồng thời cũng là điều kiện để người phụ nữ trong xã có cơ hội nâng
cao trình độ học vấn cũng như vị thế của mình.
Về kinh tế, sản xuất nông nghiệp, xã luôn đứng trong tốp đầu của
huyện, nhờ có đất đai màu mỡ nên trồng được tương đối nhiều loại cây trồng,
hoa màu. Xã được coi là vùng trọng điểm để sản xuất hàng hóa tập trung 3
vụ/năm đối với các loại cây trồng như: Lúa, ngô, đậu tương, chất lượng
cao. Về chăn nuôi: đàn gia súc, gia cầm vẫn luôn được chính quyền xã vận
động và khuyến khích người dân chăn nuôi nhằm phát triển kinh tế hộ gia
đình, do vậy, con số này vẫn luôn được giữ ở mức ổn định bên cạnh đó công
tác tuyên truyền tiêm phòng và giữ gìn vệ sinh cho đàn gia súc, gia cầm
không ngừng được đẩy mạnh. Vậy nên, các dịch bệnh được kiểm soát chặt
chẽ và không có hiện tượng bị lây lan. Đến nay đàn gia súc, gia cầm toàn xã
phát triển mạnh.
Về văn hóa xã hội, tiếp tục được đẩy mạnh và chuyển biến theo hướng
nâng cao chất lượng, chuẩn hóa và xã hội hóa chất lượng giáo dục một cách
toàn diện. Cơ sở vật chất trang thiết bị của trường học được tăng cường, đội
ngũ cán bộ quản lý giáo dục, đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa. Trường mầm
non được xây dựng với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ giáo viên tham gia
giảng dạy đều đã tốt nghiệp các lớp nghiệp vụ được đào tạo trong các trường
Trung cấp, Cao đẳng, Đại học theo đúng chuyên môn.
Địa bàn xã Hồng Phong gồm 4 xóm là xóm Hạ và xóm Trung, xóm
Cốc và xóm Mới với số dân là 1473 người, lực lượng lao động chính trong
thôn chiếm 60%. Đời sống của người dân trong thôn còn nhiều khó khăn, chủ
yếu sản xuất nông nghiệp. Để giúp các hộ gia đình, trong những năm gần đây
Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách giúp đỡ bà con trong thôn thoát
nghèo như cho các hộ gia đình vay vốn để sản xuất kinh doanh, chính sách
khuyến học hỗ trợ các gia đình khó khăn cho con cái đi học...
20
Điều đáng quan tâm là trong 10 năm trở lại đây, cùng với qúa trình
công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, xã Hồng Phong đã có
nhiều thay đổi về mặt kinh tế cũng như giáo dục. Nhiều công ty xuất hiện kéo
theo số người di cư đến để làm việc khá đông trong đó phần lớn là thanh niên,
cùng với đó, giáo dục cũng được chú trọng hơn rất nhiều dẫn đến việc nhiều
thanh niên trong xã đã di cư ra thành phố học tập và làm việc, do đó mà có rất
nhiều cơ hội để giao lưu, kết bạn. Theo báo cáo tình hình phát triển văn hóa –
xã hội của xã, trung bình 1 năm có từ 100 – 120 cặp kết hôn phần lớn là thanh
niên trong độ tuổi từ 18 – 30, trong đó, có đến 60% thanh niên kết hôn với
người thuộc các xã, tỉnh, huyện khác. Thanh niên ngày càng chủ động hơn
trong việc tìm kiếm người bạn đời, hầu hết thanh niên đều làm chủ cuộc hôn
nhân của mình và không còn theo sự sắp đặt của cha mẹ nữa. Đó cũng là căn
cứ cơ bản để đi sâu phân tích các tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên
nông thôn hiện nay.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu xã hội học
9. 1 Phương pháp quan sát
Sử dụng phương pháp này nhằm thu thập thông tin sơ cấp và tiến hành
quan sát hoạt động giao lưu, kết bạn, tìm hiểu bạn đời của thanh niên tại địa
bàn nghiên cứu.
9. 2 Phương pháp trưng cầu ý kiến
Sử dụng phương pháp trung cầu ý kiến đối với đối tượng là thanh niên
nông thôn bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, do điều kiện tôi đã thực
hiện trưng cầu ý kiến với 160 (trong đó 80 mẫu cho nhóm thanh niên chưa kết
hôn và 80 mẫu cho nhóm thanh niên đã kết hôn cách đây khoảng 10 và trên
10 năm) người trong phạm vi nghiên cứu. Nội dung tập chung chủ yếu của
phiếu trưng cầu ý kiến là đưa ra các tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh
niên để từ đó thấy được sự biến đổi của các tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời trong
thanh niên hiện nay so với trước kia như thế nào. Sau khi tiến hành trưng cầu
ý kiến, phiếu trung cầu được tiến hành xử lý bằng phần mêm SPSS để thấy
21
được sự tương quan giữa hai nhóm thanh niên trong việc đưa ra các tiêu
chuẩn lựa chọn bạn đời.
9.3 Phỏng vấn sâu
Nhằm thu thập các thông tin liên quan đến quan điểm về tiêu chuẩn lựa
chọn bạn đời của thanh niên nông thôn hiện nay. Người phỏng vấn đã tiến
hành phỏng vấn sâu 10 trường hợp chia thành 2 nhóm: 5 đối tượng trong độ
tuổi thanh niên chưa kết hôn và 5 đối tượng trong độ tuổi thanh niên đã kết
hôn cách đây 10 đến 15 năm trở lên để từ đó có thể tìm hiểu sâu hơn về các
tiêu chuẩn mà thanh niên đưa ra khi lựa chọn bạn đời cũng như thấy được sự
biến đổi trong tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên hiện nay so với
trước kia.
22
9.4 Khung phân tích
Điều kiện kinh tế - xã hội
Các nhân tố thuộc
về bản thân người
lựa chọn:
- Độ tuổi
- Giới tính
- Nghề nghiệp
Các nhân tố thuộc
về nhóm xã hội, gia
đình, bạn bè của
người lựa chon:
- Các nhóm xã hội
- Gia đình
- Bạn bè
Các tiêu chuẩn lựa chọn
bạn đời của thanh niên
nông thôn hiện nay
Tiêu chuẩn liên quan đến
bản thân, cá nhân người
bạn đời:
- Phẩm chất, tính cách
- Trình độ học vấn
- Nghề nghiệp, công việc
- Thu nhập
- Ngoại hình
- Độ tuổi
- Sức khỏe
- Khoảng cách quê quán
Tiêu chuẩn liên quan đến
gia đình người bạn đời:
- Truyền thống gia đình
- Số lượng anh, chị em
- Nghề nghiệp của bố mẹ
23
NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.
1.1 Khái niệm công cụ
1.1.1 Khái niệm thanh niên
“Thanh niên Việt Nam là những người từ đủ 16 tuổi đến 30 tuổi; gồm
những người có sức khỏe thể chất đạt đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 02050004725_1_635_2002812.pdf