Phần I : Các vấn đề về tỷ giá hối đoái
I. Thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái.
1. Sự ra đời của tỷ giá hối đoái .
2. Các khái niệm về tỷ giá hối đoái .
2.1 Tỷ giá hối đoái giao ngay và tỷ giá hối đoái kỳ hạn .
2.2 Tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường .
2.3 Tỷ giá hối đoái yết trực tiếp và tỷ giá hối đoái yết gián tiếp
2.4 Tỷ giá hối đoái tính chéo.
3. Xác định tỷ giá hối đoái .
3.1 Ngang giá vàng .
3.2 Quy luật một giá và thuyết đồng giá sức mua.
3.3 Đồng giá lãi suất.
4. Các chế độ tỷ giá hối đoái .
4.1 Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi .
4.2 Chế độ bản vị vàng- Dollar
4.3 Chế độ tỷ giá hối đoái cố định có điều chỉnh .
4.4 chế độ tỷ giá hối đoái cố định hoàn toàn.
II. Tác động tỷ giá hối đoái đến các biến số kinh tế vĩ mô.
1. Tác động tỷ giá lên cán cân thương mại .
2. Tác động tỷ giá nên lạm phát và sản lượng.
III. Các công cụ điều chỉnh tỷ giá hối đoái .
1. Lãi suất chiết khấu .
2. Nghiệp vụ thị trường hối đoái .
3. Quỹ bình ổn hối đoái đoái .
4. Phá giá tiền tệ và nâng giá tiền tệ.
Phần II : Thực trạng điều hành tỷ giá hối đoái .
I. Tỷ giá hối đoái giai đoạn trước 1989.
1. Hoạt động xây dựng và quản lý tỷ giá hối đoái .
2. Tác đọng tỷ giá hối đoái thời kỳ này .
II. Cải cách chế độ tỷ giá .
1. Giai đoạn 1992- 1996.
2.Giai đoạn 1997 – nay.
III. Những thành công và tồn tại.
1. Thành công.
2. Những tồn tại.
Phần III: Xác định tỷ giá hối đoái trong mối quan hệ tăng trưởng hướng ngoại.
I. Tỷ giá hối đoái trong mối quan hệ với xuất nhập khẩu và cán cân thanh toán quốc tế.
II. Xây dựng và điều hành tỷ giá hối đoái.
1. Quan điểm về tỷ giá hối đoái hợp lý.
2. Một số giải pháp cho việc xác định và điều hành tỷ giá ở Việt Nam trong thời gian tới.
46 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1365 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xác định tỷ giá hối đoái trong mối quan hệ tăng trưởng hướng ngoại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong dó các chính phủ để cá lực lượng thị trường xác định tỷ giá trong ngắn hạn và chỉ can thiệp trong dài hạn khi cần thiết. Chế độ tỷ giá này tương đối linh hoạt và do vậy thường được áp dụng ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển .
Chế độ tỷ giá hối đoái cố định có điều chỉnh và chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết là hai chế độ được áp dụng phổ biến trong thực tế . Sự khác nhau duy nhất giữa chúng là mức độ can thiệp của chính phủ vào quá trình hình thành tỷ gía. Mặc dù đôi khi chính phủ có thể tuyên bố là họ thi hành chính sách này hay chính sách kia, việc phân chia nước nào sử dụng chế độ tỷ giá nào là rất khó . Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết tỏ ra linh hoạt hơn, phản ánh đúng hơn các quan hệ của thị trường và ngăn ngừa các biểu hiện mất cân đối trong nền kinh tế. Song nó kém ổn định, dễ gây những hoảng loạn làm giảm khả năng kiềm chế lạm phát và tạo sự ổn định trong tăng trưởng và phát triển.Do mỗi chế độ tỷ giá có ưu, nhược điểm riêng nên việc lựa chọn đúng tỷ giá trong từng thời kỳ là rất quan trọng .
II. Tác động của tỷ giá nên các biến số kinh tế vĩ mô .
Tác động của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại .
Cán cân thanh toán quốc tế là một, bảng kế toán tóm tắt tất cả mọi hoạt động giao dịch kinh – tài chính của một nước với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định . Cán cân thanh toán gồm các bộ phận sau:
+ Tài khoản vãng lai : Ghi chép các luồng hàng hoá, dịch vụ và chuyển dịch thanh toán cũng như thu nhập ròng giữa một nước và nước khác .
+ Tài khoản vốn : Ghi chép các luồng vốn ra vào biên giới quốc gia qua hình thức cho vay, đầu tư .
+ Dự trữ chính thức : Ghi chép sự thay đổi dự trữ vàng, ngoại tệ của các tổ chức trong nước .
Để hiểu tỷ giá hối đoái tác động đến trạng thái cán cânthương mại như thế nào, chúng ta hãy trở lại với ví dụ về người Anh và người Pháp. Giả sử một chai Hennessy giá 60 FRF. Nếu tỷ giá GBP/VND là 5 thì một chai Hennessy sẽ có giá 60/5 = 12 GBP. Nếu đồng Bảng Anh đột ngột mất giá so với đồng bảng Anh và tỷ giá bây giờ là GBP/FRF = 6 thì một chai Hennessy sẽ chỉ có giá 10 GBP tại Anh . Kết quả, xuất khẩu của Pháp sẽ tăng nên và ngược lại . Như vậy, khi tỷ giá tăng, xuất khẩu có xu hướng tăng trong khi nhập khẩu có xu hướng giảm. Tất nhiên, biến động của tỷ giá ở đây là biến động sức mua thực tế đã loại trừ yếu tố lạm phát chứ không phải tỷ giá hối đoái danh nghĩa.
Tác động của tỷ giá hối đoái lên lạm phát và sản lượng :
Thực ra, tác động của tỷ giá chủ yếu lên xuất nhập khẩu . Nhưng xuất nhập khẩu là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế, ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái không chỉ dừng lại ở đó . Khi tỷ giá tăng lên sẽ nảy sinh :
- Xuất khẩu tăng làm tổng cầu tăng bởi xuất khẩu là một bộ phận của tổng cầu : AD = C+ I+ G+ (X – IM) do đó gây ra 2 ảnh hưởng
+ Cung tăng trong khi cung chưa tăng gây lên tình trạng lạm phát .
+ Nếu nền kinh tế vẫn có nhiều nguồn lực có thể phát huy thì giá tăng sẽ kích thích sản xuất và làm cung tăng. Do đó sản lượng sẽ tăng trong khi đó lạm phất sẽ dần giảm xuống.
Nhập khẩu đắt đỏ sẽ làm giá cả hàng nhập và giá cả hàng hoá có tỷ trọng nguyên liệu nhập ngoại trở lên đắt hơn làm mặt hàng giá thành bị đẩy lên dẫn đến lạm phát . Giá cao khuyến khích sản xuất hàng thay thế hàng nhập khẩu và từ đó sẽ tăng sản lượng. Kết quả , lạm phát có thể xảy ra mà sản lượng cũng có thể tăng. Mức độ lạm phát cao hay thấp phụ thuộc vào khả năng tăng sản xuất. Nếu sản lượng tăng nhiều thì lạm phát giảm . Nếu sản lượng tăng ít thì lạm phát cao.
III. Các công cụ điều chỉnh tỷ giá hối đoái .
1. Lãi suất chiết khấu .
Lãi suất chiết khấu là lãi suất thông qua dó NHTW cho vay chiết khấu hay tái chiết khấu đối với các NHTM . Khi lãi suất chiết khấu giảm xuống, ngân hành sẽ vay chiết khấu nhiều hơn vì nguồn vốn vay rẻ hơn nên lãi suất cho vay của các ngân hàng giảm xuống. Lãi suất của hàng loạt các tài sản tài chính cũng giảm xuống . Do dó , NHTW có thể vận dụng công cụ lãi suất chiết khấu để điều chỉnh lãi suất thị trường . ở điều kiện bình thường ,lãi suất được thiét lập đảm bảo sự cân bằng lãi suất ròng giữa trong và ngoài nước. Khi NHTW nâng cao mức lãi suất chiết khấu, lãi suất thị trường tăng lên . Gửi tiền trong nước trở nên có lợi tạo ra dòng vốn ồ ạt chảy vào trong nước so với lãi suất bên ngoài . Luòng vốn chảy ra ngoài gây áp lực về cầu ngoại tệ và kéo tỷ giá lên .
Tuy nhiên, tác động của lãi suất lên tỷ giá chỉ mang ý nghĩa gián tiếp. Tỷ giá phụ thuộc vào cung cầu ngoại tệ trên thị trường trong khi lãi suất bị giới hạn bởi tỷ suất lợi nhuận bình quân. Hơn nữa lãi suất đôi khi không phải là mục tiêu của nhà đầu tư mà là tính an toàn vốn . Mặt khác, ở nhiều quốc gia có những quy định hạn chế chu chuyển vốn. Vì vậy trong nhiều trường hợp chính sách lãi suất hầu như không ảnh hưởng đến tỷ giá .
2. Nghiệp vụ thị trường hối đoái :
Có một cách có vẻ đơn giản hơn dể các chính phủ tác động vào tỷ giá hối đoái :tham gia trực tiếp vào thị trường với vai trò là người bán hoặc người mua. Khi cung nhỏ hơn cầu, gây sức ép tăng tỷ giá< chính phủ có thể bán ngoại nhằm tăng cung dể giữ vững tỷ giá hối đoái .Khi cung nhỏ hơn cầu gây sức ép giảm tỷ giá hối đoái, chính phủ có thể mua ngoại tệ và kéo tỷ giá lên. Khi muốn thay đổi tỷ giá, chính phủ chỉ việc lựa chọn nên đứng về bên cung hay bên cầu: đứng bên cung khi muốn giảm tỷ giá và đứng bên cầu khi muốn tăng tỷ giá.Hoạt động can thiệp trực tiếp của NHTW vào thị trường ngoại tệ thông qua mua bán gọi là nghiệp vụ thị trường hối đoái.
Quỹ bình ổn hối đoái.
Quỹ bình ổn hối đoái là hình thức tạo ra nguồn vốn tập trung đủ lớn cho hoạt động can thiệp vào thị trường ngoại hối của NHTW. Quỹ này có thể lấy được từ các nguồn :
Phát hành trái phiếu kho bạc bằng nội tệ và dùng số tiền này để mua ngoại tệ khi muốn nâng cao tỷ giá. Số ngoại tệ thu dược sẽ dùng để bán khi muốn ổn định tỷ giá và thu hồi lại các trái phiếu kho bạc đã phát hành ( ví dụ : Anh. Hà Lan)
Dùng dự trữ vàng để lập quỹ.
Bảng: Dự trữ ngoại tệ của một số nước.
Nước
Nhật
Hồng kông
Canada
Italia
Pháp
Mỹ
Anh
Đức
Tỷ USD
223,6
96,7
21,3
52,2
30,9
58,9
33,0
76,8
Nguồn : ASIA WEEK april 17 , 1998
Phá giá tiền tệ.
Phá giá tiền tệ là sự nâng cao tỷ giá hối đoái chính thức mà các chính phủ cam kết duy trì .
Khái niệm phá giá chỉ được dùng trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định hoàn toàn hoặc chế độ tỷ giá hối đoái có điều chỉnh . Đó là sự đánh sụt giá trị đồng bản tệ sau một thời kỳ tương đối ổn định nhằm kích thích xuất khâủ, giảm nhập khẩu và cải thiện tình trạng cán cân thanh toán .
Ví dụ : Chính phủ Mỹ tuyên bố phá giá đồng đô la vào tháng 12/1971 ở mức 7,89 %( Trước đó giá trị đồng đô la cố định vào vàng và một ounce vàng= 35 USD ).
Nâng giá tiền tệ
Nâng giá tiền tệ là sự đánh tụt tỷ giá hối đoái mà các chính phủ muốn duy trì. Nâng giá tiền tệ thường dùng khi có bội chi cán cân thanh toán , lạm phát cao, nợ nước ngoài lớn. Giải pháp này rất ít khi dược sử dụng. Ví dụ : tháng 10/1969, Đức đã nâng giá đồng DEM lên 9,29% so với đồng đô la .
Hiện nay, chúng ta đang bước vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực tế cho thấy chỉ có thể phát triển nền kinh tế thị trường chúng ta mới có thể thành công. Như vậy, chúng ta tất yếu phải tuân theo các qui luật của thị trường. Chính vì vậy trong suốt từ năm 1989 đến nay việc hình thành cơ chế tỉ giá của Việt Nam đã có những bước thay đổi rõ rệt, phụ thuộc vào các quan hệ cung cầu của thị trường, tình hình thay đổi trong khu vực và trên thế giới. Thành công với chiến lược tăng trưởng và phát triển kinh tế của chúng ta không thể bỏ qua một trong những nhân tố cơ bản đó là chế độ tỉ giá hối đoái ổn định linh hoạt. Nhận thức được tầm quan trọng như thế đòi hỏi NHNN phải có nhiều cố gắng trong công tác xây dựng và quản lý hệ thống tỉ giá hối đoái làm cho nó ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt các mục tiêu kinh tế vĩ mô của đất nước.
Phần II. Thực trạng điều hành tỷ giá hối đoái ở Việt Nam
I. Tỉ giá hối đoái- giai đoạn trước 1989.
1. Hoạt động xây dựng và quản lý tỉ giá hối đoái.
Tỉ giá hối đoái chính thức.
Ngay từ những năm 1955, Việt Nam đã chính thức đặt quan hệ thương mại, viện trợ hàng hoá kỹ thuật với Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa nhằm tái thiết và xây dựng MB , đồng thời tiến hành quan hệ buôn bán với các nước ngoài hệ thống xã hội chủ nghĩa như Hồng Kông, ấn Độ, Pháp. Tháng 5/1955 chúng ta đã lựa chọn 34 mặt hàng thiết yếu và sử dụng phương pháp đồng giá sức mua (PPP), so sánh mặt bằng giá tại Hà Nội và Bắc Kinh để xác định tỉ giá hối đoái: NDT/VNĐ là 1470 VNĐ. Mặc dù tại thời điểm đó quan hệ của VN với nước ngoài còn rất hạn chế, nhà nước vẫn đơn phương công bố tỉ giá hối đoái chính thức của đồng Việt Nam và một số ngoại tệ trên cơ sở giá vàng, tiêu biểu là quan hệ thương mại của ta với Hồng Kông trong đó đồng đô la Hồng Kông chọn làm chủ tỉ còn tỉ giá với các đồng tiền khác được xác định bằng phương pháp tính chéo qua đồng đô la Hồng Kông.
Ví dụ: 31/5/1956 ta và Liên Xô thiết lập quan hệ thương mại và ký hiệp định về tỉ giá chính thức giữa đồng Việt Nam và Rup Liên Xô qua đồng NDT bằng phương pháp tính chéo:
NDT/VNĐ=1470 và NDT/Rup =2 suy ra Rup/ VNĐ = 735. Như vậy, chúng ta đã xác định được hệ thống tỉ giá hối đoái, tạo cơ sở cho các quan hệ thương mại quốc tế với các nước mặc dù nó thiết lập khá đơn giản. Tuy rằng nó khá phù hợp với thực trạng nền kinh tế của nước nhà lúc bấy giờ nhưng nó cũng bộc lộ nhiều hạn chế:
- Thứ nhất, việc lựa chọn giỏ hàng hoá so sánh tỉ trọng mỗi mặt hàng còn quá đơn giản do điều kiện thống kê còn nhiều khó khăn làm cho xác định đồng tiền không chính xác.
- Thứ hai, tỉ giá hối đoái giữa VNĐ và một số ngoại tệ không thuộc nhóm xã hội chủ nghĩa thường được xác định chủ quan do ta không có điều kiện so sánh tập hàng hoá và sức mua của đồng tiền đó.
- Thứ ba, sử dụng tỉ giá tính chéo sẽ cho kết quả kém chính xác khi một trong hai hoặc cả hai tỉ giá hối đoái sử dụng cho tính chéo cũng kém chính xác.
Tỷ giá hối đoái trên cũng được giữ ổn định hơn 20 năm cho đến năm 1981, và áp dụng trong quan hệ buôn bán thương mại giữa các nước. Do đó tỷ giá hối đoái này còn gọi là tỷ giá hối đoái mậu dịch. Trong các quan hệ khác như văn hoá ngoại giao, du lịch ...., người ta sử dụng một loại tỷ giá khác: Tỷ giá hối đoái phi mậu dịch. Tỷ giá hối đoái phi mậu dịch là tỷ giá hối đoái được áp dụng trong các quan hệ thanh toán quốc tế không liên quan đến thương mại của Việt Nam với nước khác. Nó được xác định trên cơ sở so sánh sức mua đối nội của các đồng tiền với nhau thông qua chỉ số giá bản tệ của một nhóm hàng hoá thoả thuận giữa nước. Tỷ giá này được phép thay đổi khi mức giá tại các nước thay đổi là 5% và sau đó là 10%. Do nhiều nguyên nhân giữa tỷ giá hối đoái phi mậu dịchvà tỷ giá hối đoái mậu dịch có sự chênh lệch rất lớn. Trong khi đó, khi thanh toán vẫn phải mua bán ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái chính thức. Vì vậy đòi hỏi phải có cơ chế quy đổi thanh toán phi mậu dịch ra thanh toán mậu dịch để cho việc thanh toán được thuận lợi, lấy giá thị trường làm căn cứ. Cơ chế như sau: Các nước xác định hệ số chuyển đổi còn gọi là hệ số đắt đỏ, là chênh lệch giữa giá bán lẻ của mỗi nước với giá NT làm cơ sở cho việc chuyển đổi tỷ giá. Sau một thời gian, các nước có thể thoả thuận lại hệ số chuyển đổi cho sát tình hình. Có thể xác định tỷ giá hối đoái phi mậu dịch thông qua tỷ giá mậu dịch và hệ số cân đối.
Năm 1963, hệ số cố dịnh của VND là 2, hệ số cố định của RUP là 3,4, hệ số mậu dịch của RUP/VND là 3,27. Tỷ giá hối đoái phi mậu dịch của RUP/VND là 3,27*2/3,4= 1,92.
Tỷ giá hối đoái phi mậu dịch giữa RUP và VND qua các lần điều chỉnh là:
Ngày có hiệu lực
1/10/85
1/11/86
1/12/87
20/1/88
TGHĐ mậu dịch RUP/VND
11
25
240
1080
2. Tác động của tỷ giá hối đoái thời kỳ này.
Trong thời kỳ này hoạt động buôn bán của ta chủ yếu là với nước XHCN đặc biệt là Liên Xô và Trung Quốc, giá trị hàng hoá và dịch vụ thay đổi được theo đồng RUP chuyển nhượng, nhưng thực tế, việc thanh toán hàng năm được thực hiện trên hình thức bù trừ và nước mắc nợ phải xuất khẩu hàng hoá để trả nợ. Đồng rúp chỉ là phương tiện thực hiện trao đổi hai chiều giữa các nước, vì vậy, nó không mang nhiều ý nghĩa kinh tế và càng không phải là công cụ kinh tế vĩ mô. Hơn nữa, tỷ giá này cũng không được ngân hàng công bố chính thức. Hơn nữa, tỷ giá được xác định không căn cứ vào sức mua thực tế của các đồng tiền và có nhiều bất hợp lý. Khoảng cách chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái được đưa với tỷ giá hối đoái thị trường tự do do những bất cập và hạn chế như sau:
- Một: TGHĐ xác định theo mục đích của nhà nước, không theo quan hệ cung cầu, tình hình kinh tế trong và ngoài nước, khả năng cạnh tranh, sức mua đồng tiền. Vì vậy nó mang tính chất chủ quan, cứng nhắc nên không thực hiện được chức năng của công cụ chính sách tiền tệ mà chỉ tồn tại danh nghĩa, vì thế không phát huy được vai trò nhiệm vụ là công cụ điều tiết vĩ mô.
- Hai: Tỷ giá cố định được kéo dài trong 20 năm trong khi đó tình hình lạm phát và kinh tế có nhiều thay đổi làm biến động giá trị thực của đồng tiền Việt Nam ảnh hưởng đến quá trình cạnh tranh của hàng Việt Nam, bóp méo quan hệ mậu dịch thương mại và thủ tiêu chế độ hạch toán kinh tế.
- Ba: Sự tồn tại của chế độ đa tỷ giá đã làm mất hết ý nghĩa của công cụ tỷ giá hối đoái. Việc dùng tỷ giá này thực chất là hình thức bao cấp cho hoạt động xuất nhập khẩu, quan hệ thương mại quốc tế nên nó đã thủ tiêu tính khách quan của hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời gây ra tình trạng bội chi NSNN.
- Bốn: quan niệm đồng tiền cao giá chứng tỏ nền kinh tế mạnh đã ăn sâu trong suy nghĩ của những nhà hoạch định chính sách tỷ giá. NHNN Việt Nam đơn phương ấn định tỷ giá hối đoái khá thấp vượt xa sức mua thực tế. Việc xác định tỷ giá mang nặng tính chủ quan đã cản trở sự phát triển của kinh tế thương mại quốc tế, thủ tiêu năng lực sản xuất, gây khó khăn cho nền kinh tế.
Do vậy, chính sách tỷ giá hối đoái thời kỳ này đã tác động tiêu cực đến hoạt động kinh tế trong và ngoài nước, ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân thương mại, xuất nhập khẩu của Việt Nam, gây nên tình trạng mất cân đối cung cầu ngoại tệ. Thể hiện:
Năm 1985, kim ngạch xuất khẩu của ta mới đạt nửa tỷ rúp- đô la, bình quân đầu người chỉ đạt 12 rúp – dôla và đã thể hiện là thấp nhất thế giới. Do chế độ tỷ giá hoạt động kết toán nội bộ xa rời thực tế làm cho xuất khẩu trong thời kỳ này nhìn chung là lỗ và nhà nước phải bù lỗ cho các đơn vị xuất khẩu.
Việc nhà nước giao kế hoạch sản xuất và bao tiêu sản phẩm đã biến các đơn vị sản xuất thành thụ động, ỷ lại vào nhà nước không quan tâm đến chất lượng sản phẩm và thị hiếu người tiêu dùng chỉ quan tâm đến sản lượng chủng loại sản phẩm theo kế hoạch. Nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng, lạm phát gia tăng, rơi vào vòng xoáy sản xuất kém - bội chi- phát hành tiền - sản xuất kém ... vì vậy đòi hỏi phải cải cách mạnh và triệt để hơn.
II. Cải cách chế độ tỷ giá hối đoái.
Trước thực trạng của nền kinh tế đất nước, việc phát huy kém hiệu quả của các công cụ chính sách vĩ mô đã được Đảng và nhà nước xem xét đúng đắn khách quan ngay từ Đại hội lần thứ VI. Đảng nhận thấy cần phải đổi mới nền kinh tế, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN và như vậy tất yếu đòi hỏi phải cải cách chế độ tỷ giá phù hợp với các quy luật kinh tế. Chính sách tỷ giá như một công kinh tế vĩ mô để giải quyết các vấn đề như lạm phát, thân hụt các cân thương mại, thất nghiệp, tạo môi trường kinh tế hấp dẫn, tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách mang tính sống còn. Tuy nhiên trong thời kỳ đầu của cuộc cải cách chúng ta đã gặp nhiệu khó khăn trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan chi phối:
- Hậu quả chiến tranh, sự tan rã của khối đồng minh các nước XHCN làm tác động tiêu cực đến xuất nhập khẩu, ngân sách không có nguồn bù đắp.
- Những sai lầm trong công tác tiền tệ tín dụng, sử dụng biện pháp in tiền để giải quyết tình trạng bội chi ngân sách gây ra tình trạng lạm phát kéo dài nhiều năm. Tình trạng đôla hoá tràn lan không những không kiểm soát được cung cầu ngoại tệ và lượng cung tiền trong lưu thông. Chính sách tiền tệ bất lực trong việc kiểm soát lạm phát và lại rơi vào cơn lốc xoáy giá- tiền.
- Việc duy trì tỷ giá hối đoái bất hợp lý trong thời gian dài làm việc quản lý ngoại tệ rất lộn xộn, sự ra đời của thị trường tiền tệ chợ đen làm sự chênh lệch khá xa với tỷ giá chính thức. Nhà nước đã không có năng lực quản lý sự lưu thông ngoại tệ do đó không thể ổn định được tỷ giá hối đoái và tiền tệ nói chung.
Bảng tốc độ lạm phát của Việt Nam
Năm
1989
1990
1991
1992
Tốc độ lạm phát (%)
76
67,1
67,5
17,5
Nguồn: TGHĐ - phương pháp tiếp cận và điều chỉnh
1987
1988
1989
% so tổng chi
0,1
2,6
10
% so tổng thu
5,4
8,2
11
Đứng trước các vấn đề mang tính chất cấp bách đó, chúng ta đã lựa chọ chế độ tỷ giá nào sẽ phù hợp. Đảng và nhà nước ta đã áp dụng phương pháp đó là giải pháp phá giá tiền tệ để từ đó thực hiện chế độ chuyển đổi tỷ giá. Do tỷ giá được thành lập một cách cứng nhắc trong nhiều năm nên việc phá giá tiền tệ là tất yếu phải xảy ra bởi nó là giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường thế giới từ đó nâng cao xã hội cải thiện tình hình cán cân thanh toán thúc đẩy sản xuất, hạn chế nhập khẩu và bảo vệ tiền công nghiệp non trẻ . Bên cạnh đó nó sẽ làm tăng thêm nguồn dự trữ ngoại tệ, tạo khả năng cho NHNN can thiệp vào thị trường ngoại hối để điều chỉnh tỷ giá.
Nhưng phá giá bao nhiêu là hợp lý? Nếu phá giá không đủ mạnh thì nó sẽ dẫn đến tác dụng ngược và có thể phải phá giá nhiều lần sẽ gây sự mất ổn định kinh tế kèm theo nạn đầu cơ ngoại tệ rất nguy hiểm. Nếu phá giá quá liều sẽ gây sốc cho nền kinh tế, và tác động xấu đến môi trường kinh doanh kéo theo lạm phát và khủng hoảng kinh tế. Để có được bước đi đúng hướng chúng ta cần phải phân tích những thuận lợi và khó khăn để đưa ra mức độ phá giá phù hợp. Thuận lợi của ta là thị trường ngoại tệ tự do đã phát triển, giá cả xác lập dựa trên quan hệ cung cầu. Do đó chúng ta phải lựa chon phương án thả nổi tỷ giá hối đoái, những lợi thế của yếu tố thị trường trong việc xác định và điều chỉnh tỷ giá kết hợp với sự can thiệp hợp lý của nhà nước nhằm ngăn ngừa các cơn sốc tỷ giá có cường độ lớn. Điều này cũng có nghĩa chúng ta lựa chọn phương án chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết. Việc xác định tỷ giá của VND gắn vào USD là cách làm có hiệu quả do USD được sử dụng phổ biến ở nước ta.
Song song với tiến trình chuyển đổi tỷ giá hối đoái, nhà nước cũng tích cực tìm kiếm biện pháp thúc đẩy sản xuất để tăng cung hàng hoá nội địa, giảm sự khan hiếm hàng hoá trên thị trường, khuyến khích mọi thành phần kinh tế, tham gia sản xuất kinh doanh, xoá bỏ độc quyền, tạo điều kiện sản xuất kinh doanh, tăng thụ hút đầu tư nước ngoài. Trong lĩnh vực tiền tệ kinh doanh, để ngăn chặn tình trạng lạm phát cao, NHTƯ đã nâng lãi suất tín dụng là 12%/ tháng và giảm hạn mức tín dụng tối đa đối với nền kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế quốc doanh, giảm chi tiêu chính phủ, chính vì vậy đã làm cho tình hình sản xuất kinh doanh, thu chi ngân sách có nhiều chuyển biến thuận lợi, vừa kiềm chế lạm phát vừa có tác dụng trực cho phá giá, tạo tiền đồ cho việc cải cách chính sách thành công.
1. Giai đoạn 1992- 1996:
Do tác động của nhiều biện của Chính phủ, giá USD đã giảm xuống, tình hình ngoại tệ dẫ bắt đầu ổn định trở lại. Năm 1992, lần đầu tiên chúng ta xuất siêu với kim ngạch 40triệu USD. Thành quả đó có một phần do ảnh hưởnh của tỷ giá đã khuyến khích xuất khẩu, mặt khác do nguồn nhập hàng từ khối SEV giảm làm xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu. Nguồn ngoại tệ cũng bắt đầu vào ngày một nhiều: năm , riêng số vốn đầu tư trực tiếp đã tăng vọt lên tới 1 tỷ 106 triệu USD(so với 398 triệu so với năm 1992 ). Tình hình cung cầu ngoại tệ có nguy cơ đảo ngược so với trước năm 1992 : cung ngoại tệ có nguy cơ lớn hơn cầu ngoại tệ . Điều này ảnh hưởng đến tỷ giá VND/USD và dẫn đến xu hướng lên giá đồng VND . Trong năm 1993 ,tỷ giá có xu hướng lên giá nhẹ. Trong giai đoạn này trung tâm giao dịch ngoại đã có vai trò tích trong hoạt động xác định điều hành tỷ giá. Đây là cơ sở dể NHNN bám sát tình hình cung cầu ngoại tệ trên thị trường đồng thời NHTW có thể mua hoặc bán ra ngoại tệ để điều tiết tỷ giá. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, trung tâm giao dịch ngoại tệ đã bộc lộ những bát cập không nhỏ :
- Các thành phần tham gia vào còn hạn chế chỉ giới hạn ở các NHTM và một số doanh nghiệp lớn có lien quan đến thu chi ngoại tệ. Vì vậy không thể đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế khi mà tốc độ phát triển thương mại và giao lưu quốc tế ngày càng tăng, đồng thời không thể phản annhs xác thực tinh hình cung cầu ngoại tệ .
- Các giao dịch chỉ diễn ra tại 2 trung tâm theo hình thúc tập trung số phiéu giao dịch lại quá ít( Trung tâm giao dịch Hà Nội mở cửa thứ 3,5 ; trung tâm giao dịch TP HCM mở cửa thứ 2,4,6), do đó, gây ra nhiều khó khăn cho quá trình đi lại ,giao dịch, không đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ có tính chất cấp bách, thời điểm. Mặt khác, nhiều ngân hàng hay doanh nghiệp cũng gặp khó khăn khi đến giao dịch tại trung tâm.
Nguồn ngoại tệ trôi nổi mua bán ngoài trung tâm giao dịch ngoại tệ nhiều làm giao dịch tại trung tâm kém hiệu quả, doanh nghiệp và ngân hàng có thể mua tại thị trường tự do nên không mặn mà với 2 trung tâm giao dịch ngoại tệ.
Tính thanh khoản, tính lỏng yếu. Do hoạt động của trung tâm diễn ra không đều đặn và với thành phần hạn chế nên hoạt động mua bán ngoại tệ chưa sôi nổi, người muốn mua có khi không mua được, người muốn bán có khi không bán được. Do đó, nó trở nên kém hấp dẫn với doanh nghiệp và ngân hàng.
Để tạo thuận lợi hơn cho hoạt động giao dịch ngoại tệ và bám sát hơn quan hệ cung cầu trên thị trường, đồng thời hoà nhập vào hệ thống mua bán kinh doanh tiền tệ quốc tế,NHNN ngày 02/09/1994 đã ra quyết định thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ( Interbank ) . Thị trường này chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/4/1994. Đây là thị trường mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ có sự can thiệp của NHTW. Các ngân hàng có thể giao dịch với nhau trong mua bán ngoại tệ bằng nhiều hình thức và bất kỳ lúc nào( trong giờ làm việc), có thể không cần gặp trực tiếp và giao dịch qua các phương tiện liên lạc,Fax, telex... Điều này làm cho các giao dịch ngoại tệ trở lên dễ dàng và linh hoạt hơn, các ngân hàng được chủ động mua bán ngoại tệ trên cơ sở cân đối kết quả kinh doanh của mình. Căn cứ vào tỷ giá trên thị trường, NHTW sẽ công bố tỷ giá chính thức và cho phép các NHTM bán ngoại tệ theo tỷ giá trong biên độ giao động ±0,5% so với tỷ giá chính thức .
Việc ra đời thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là một bước tiên quan trọng nhằm xây dựng và hoàn thiện thị trường hôi đoái ở Việt Nam. Trong giai đoạn 1993-1994, NHNN chủ trương ổn địmh tỷ giá hối đoái tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế.Tỷ giá hối đoái trong thời kỳ này ít biến động và chỉ tăng nhẹ khoảng 4,5%
Bảng: Diễn biến tỷ giá năm 1994(USDS=/VND)
Tháng 3
Tháng 6
Tháng 9
Tháng 12
Tỷ giá chính thức
10924
10971
10992
11003
Tỷ giá thị trường
10947
10983
11008
11056
Chênh lệch(%)
+ 0,21
+ 0,11
+ 0,15
+ 0,48
Nguồn : NHNN Việt Nam
Do cung ngoại tệ vẫn tiép tục lớn hơn cầu ngoại tệ đẩy tỷ giá lên gây khó khăn cho XK và kích thích nhập khẩu trong khi cán cân thanh toán ngày càng thâm hụt trầm trọng, NHTW từ năm 1995 phải can thiệp mua ngoại tệ trên thị trường nhằm hạn chế xu hướng lên giá VND. Dự trữ ngoại tệ của NHNN tăng đáng kể .
Bảng : Dự trữ ngoại tệ NHNN năm 1994- 1996.
Năm
1994
1995
1996
Triệu USD
867
1376
1798
Nguồn : Thời báo kinh tế Việt Nam : Kinh tế 1997-1998
2.Giai đoạn 1997 đến nay.
Do tỷ giá hối đoái USD/VND được duy trì quá lâu trong khi thâm hụt cán cân vãng lai ngày càng trầm trọng với đỉnh cao năm 1996 là 3,888 tỷ USD dẫn tới tin rằng NHNN Việt Nam sẽ phải phá giá.Trên thị trường vào ngày 10/96 có sự khan hiềm ngoại tệ, giá USD bắt đầu tăng làm chênh lệch tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do.Diễn biến tỷ giá USD/VND trong 4 tháng đầu năm 97.
Tháng
TGTC
NHNT Hà Nội
NHNT
Tp HCM
TTTNHà Nội
TTTN
Tp HCM
1
11.070
11.176
11.179
11.331
11.336
2
110.89
11.191
11.194
11.463
11.485
3
11.089
11.534
11544
11529
11.588
4
11.103
11.658
11.655
11.638
11.603
Để giải quyết tình trạng trên, tháng 11 năm 96, NHNN đã cho phép các NHTM được mở rộng biên độ chênh lệch tỷ giá bán với tỷ giá chính thức là cộng trừ 1% và để tăng tính linh hoạt cho tỷ giá nhằm bám sát hơn cung cầu thị trường. Ngày 27/2/97 NHNN Việt Nam đã có quyết định số 45 nâng biên độ dao động lên ±5%. Hoạt động mua bán USD bắt đầu sôi động trên thị trường. ở Hà Nội, giá USD tăng từ 11480VND/USD vào năm 1997 là lên 11620 VND/USD tháng 3/97 và 11680 VND/USD tháng 6/97 tăng 1,74%.
Đầu tháng 7/97, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ bắt đầu nổ ra khi sau khi Thái Lan tuyên bố thả nổi đồng Baht. Các nhà đầu tư mất lòng tin vào thị trường và các đồng tiền. Dân chúng đổ xô đi mua đôla. ở nước ta, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0733.doc