Xây dựng bài thuyết minh tuyến điểm Huế

Lời nói đầu

Phần I: Cảm nhận sau chuyến đi

- Công tác chuẩn bị

- Cảm nhận về các điểm đến

+ Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam

Phần II: Các điều kiện phát triển du lịch ở Huế

- Điều kiện tự nhiên:

- Môi trường xã hội con người

- Các di tích

- Các chính sách phát triển du lịch

Phần III: Xây dựng bài thuyết minh về Huế

- Tổng quan về Huế

- Đại Nội

- Lăng Khải Định

- Lăng Tự Đức

Kết luận

Phụ Lục

Mục lục

 

doc34 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 8168 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng bài thuyết minh tuyến điểm Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
òng 1h đồng hồ rồi quay ra xe về Đà Nẵng. Do thời gian gấp gáp nên chúng tôi chỉ kịp đi loanh quanh vài con phố chính nơi được mệnh danh là điểm buôn bán giữa các thương gia một thời. Điều đặc biệt ở đây như tôi nhận thấy đặt trước cửa nhà nào cũng treo đèn lồng khác hẳn với con đường rẽ vào khu phố. Món ăn ở đây rất rẻ và người dân ở đây rất niềm nở, hòa nhã với khác. Tôi trộm nghĩ Hội An không chỉ thu hút khách về thành phố di sản và còn do sự cởi mở của người dân xứ Quảng Nam nói chung và Hội An nói riêng. Đúng 9h30' tối thì chúng tôi lên xe quay trở về khách sạn Đà Nẵng để chuẩn bị cho cuộc hành trình trở ra Bắc vào sáng hôm sau. Theo lịch trình đoàn chúng tôi sẽ về thăm quê bác trên đường đi chúng tôi đã ghé vào khu nghĩa trang Trường Sơn nơi yên nghỉ của hơn 1 triệu liệt sĩ. Chúng tôi đã dâng hướng tưởng niệm với tấm lòng biết ơn các anh hùng đã hy sinh vì nền độc lập tự do hôm nay của chúng tôi. Chúng tôi đến Nghệ An mảnh đất đã sản sinh ra nhiều danh nhân lịch sử, nhà khoa học và nhà văn hóa nổi tiếng. Nhưng Mai Hắc Đế, Hồ Xuân Hương... Đặc biệt nơi đây đã sản sinh ra danh nhân văn văn hóa một anh hùng dân tộc, vĩ đại Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ thành phố Vinh theo đường 49 khoảng 20km chúng tôi sẽ đến làng Chùa. Tại nơi đây cậu bé Nguyễn Sinh Cung đã cất tiếng khóc trào đời. Đây là quê ngoại của Hồ Chủ Tịch nơi người sống phần lớn tuổi thơ của mình ở đây. Quê nội của người là làng sen, cách làng chùa 2km. Ngôi nhà của người được dựng bằng tre và gỗ, 5 gian, lợp tranh. Trong nhà bày những vận dụng rất đơn sơ, phản gỗ, chõng tre, bàn thờ, võng gai... tất cả cảnh vật nơi đây toát lên sự bình dị mà thanh cao. Người dân Nghệ An tự hào về quê hương mình đã dâng lên cho đất nước một vĩ nhân. Kể từ khi đi vào hoạt động chưa ngày nào khu di tích Kim Liên vắng khách với mỗi người dân Việt nam không chỉ riêng tôi thì Kim Liên đã trở thành quê hương thứ hai của mình, có những cụ già phơ phơ đầu bạc, cả đời chỉ mong muốn một lần về viếng thăm nơi sinh thành của vị cha già kính yếu. Rời quê Bác chúng tôi quay trở lại khách sạn Bến Thủy thành phố Vinh và trên xe lúc này cảm giác như được hâm nóng bởi ý tưởng về cuộc thi "Mr and Miss" cuộc thi mà lớp chúng tôi tự dân dựng và tổ chức mà theo đó các bạn nữ thì đón giả là nam còn các bạn nam thì ngược lại trong vai trò là một cô gái. Mặc dù mãi đến 6h tối chúng tôi mới về đến khách sạn công tác chuẩn bị cho cuộc thi chỉ vèn vẹn. Trong vòng một tiếng đồng hồ. Nhưng lớp đã gặt hái được thành công rực rỡ. Cả hội trường của khách sạn Bến Thủy hôm nay đã rầm rộ hơn mọi ngày. Chúng tôi đã tạo được ấn tượng tốt cho các thầy cô giáo và tập thể cán bộ nhân viên của khách sạn. Đây là lần đầu tiên tôi thấy lớp tôi đoàn kết đến thế, đáng yêu đến thế. Ôi tôi muốn hét thật to lên rằng tôi yêu lớp 1044 tôi yêu tất cả các bạn. Sáng hôm sau chúng tôi rời thành phố Vinh để lên đường về Hà Nội. Trên xe lúc này hầu hết các bạn đã mệt qua mấy ngày đi đường nên ai cũng tranh thủ ngủ giữ sức về Hà Nội. Chúng tôi về đến trường là lúc 6h30' tối ngày 29 tháng 3. Kết thúc cuộc hành trình 6 ngày 5 đêm từ Hà Nội vào đến Quảng Nam. Thật may mắn sau cả một chặng hành trình dài làm chúng tôi không có ai bị say xe cả và cũng không có hiện tượng gì bất thường xảy ra. Trên khuân mặt mọi người trên đoàn vẫn còn hiện rõ những ấn tượng vui mừng. Tuy rằng chặng đường sau quá mệt mỏi. Có lẽ với mỗi thành viên trong chuyến đi đều có những cảm nhận riêng về những nơi đến. Nhưng hầu hết mọi người ai cũng đều cảm thấy vui vẻ, bổ ích. Chuyến hành trình đã thành công tốt đẹp. Phần II Điều kiện phát triển du lịch của Huế Thành phố Huế có khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình 250C, nắng 2000 giờ, nền kinh tế phát triển, an ninh và an toàn xã hội được bảo đảm.. - Thành phố Huế có nhiều danh lam thắng cảnh là Cố đô kinh thành Huế, có các lăng tẩm và có dòng sông Hương thơ mộng, các hd thăm quan du lịch hầu như là quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào tháng 4,5,6,7,8,9. - Huế có cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ cho khách du lịch luôn luôn và sẵn sàng đón khách du lịch trong nước và quốc tế. Từ lâu, Thừa Thiên Huế đã nổi tiếng không chỉ là một trung tâm du lịch của miền Trung mà còn là một trung tâm du lịch của cả nước, thiên nhiên cộng với yếu tố nhân tạo cho Huế một nét đẹp hài hoà, phản ánh đầy đủ những thắng cảnh của một nước Việt Nam thu nhỏ. Con sông Hương hiền hoà chảy giữa lòng thành phố tạo cho Huế nét thơ mộng không nơi nào có được. Du khách đi thăm Hoàng Thành, thăm chùa Thiên Mụ, thăm lăng Minh Mạng hay tới chợ Đông Ba... Bạn đều bắt gặp hình ảnh dòng sông Hương Giang. Và không biết bao nhiêu nhà hàng khách sạn, cửa hàng đều mang tên Hương Giang và ta hiểu vì sao Sông Hương, Núi Ngự trở thành biểu tượng niềm tự hào của miền đất Cố Đô. Cuộc sống hàng ngày của mỗi chúng ta dường như gắn liền với xe máy, ô tô. Nhưng đến với Huế ta thấy một loại phương tiện vận chuyển đặc trưng của miền sông nước đó là thuyền, xuồng. Bạn có thể ngồi thuyền xuôi dòng Hương Giang đến các địa danh du lịch Cầu Trường Tiền - Sông Hương vừa đi vừa ngắm cảnh thơ mộng của đôi bờ. Văn hoá Huế là sự kết hợp hài hoà giữa văn hoá dân gian và văn hoá cung đình. Những điệu hò, điệu lý dân gian đã được cải biên thành ca, múa cung đình. Du khách đến Huế không ai có thể bỏ qua thú vui nghe hò Huế trên Sông Hương. Nếu như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh, ngày cũng như đêm lúc nào nhịp sống cũng náo nhiệt, sôi động, nhưng khi đến với Cố Đô Huế ta sẽ có những cảm nhận khác hẳn. Cuộc sống ở đây thanh bình hơn yên ả hơn. Và trong một đêm trăng thanh gió mát, ngồi trên thuyền rồng lắng nghe hò Huế ta cảm nhận được hết "Nét dịu dàng pha lẫn nét trầm tư" của Huế. Nếu có ai hỏi giọng nói của vùng nào hay nhất? Có lẽ người ta sẽ không ngần ngại trả lời đó là Huế. Giọng nói của người Huế mới nhẹ nhàng làm sao. Và vì thế khi họ ca lên càng làm say đắm lòng người. Sông Hương đẹp là thế! Vậy mà nó còn được điểm tô bằng những cây cầu rất đẹp như cầu Phúc Xuân, Bạnh Hổ... Đặc biệt là cầu Trường Tiền. Nhịp cầu nối đôi bờ sông Hương càng tôn thêm vẻ đẹp quyến rũ, mềm mại của Thành phố Huế. Phần III Xây dựng bài thuyết minh về Huế Xin chào các bạn.Tôi tên là Bùi Thị Quý hướng dẫn viên của công ty du lịch ánh Dương rất vui mừng được hành trình cùng các bạn trong chuyến thăm Huế ngày hôm nay.Trước hết xin mời các bạn cùng chúng tôi tim hiểu một số nét khái quát về Huế để cùng có cái nhìn tổng thể về cố đô Huế trước khi bắt đầu chuyến thăm quan thú vị ngày hôm nay. Như các bạn đã biết Thừa thiên huế là vùng đất mang nhiều dấu ấn lịch sử quan trọng. Là nơi duy nhất ở Việt Nam còn giữ được nguyên vẹn diện mạo của thành phố thị dân thời trung đại, nơi còn bảo lưu một tổng thể kiến trúc kinh đô của chế độ quân chủ Việt Nam. Có thể nói, tổng thể Huế là một bảo tàng với nhiều sưu tập bất động sản đồ sộ, độc đáo đầy sức thuyết phục. Hàng trăm công trình kiến trúc đặc sắc, hàng vạn hiện vật quý hiếm và hàng chục ngàn bài thơ được khắc chạm trên những công trình là những tác phẩm vô giá. Hẳn các bạn không quên một sự kiện quan trọng đó là quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO xếp vào danh mục di sản văn hoá thế giới vào tháng 12-1993 .Vâng, đó là một điều hết sức đáng mừng đối với mỗi người Việt nam chúng ta phải không các bạn? Khu di tích Huế cũng đã được Nhà Nước Việt Nam xếp hạng là di tích đặc biệt quan trọng và cần kinh phí tập trung để bảo tồn. Thừa Thiên Huế còn có nhiều khu du lịch , nơi nghỉ ăn dưỡng , bãi tắm đẹp và khá lý thú như Bạch Mã, Lăng Cô, Cảnh Dương, Thuận An nước trong, cát mịn, lộng gió Biển Đông. Đặc biệt khu du lịch nghỉ mát Bạch Mã ở độ cao 1400m, khí hậu ôn đới, thiên nhiên hùng vĩ và nhiều động, thực vật quý hiếm Thưa quý khách, nếu quan sát trên bản đồ mà tôi đã đưa cho các bạn các bạn sẽ thấy Thừa Thiên Huế ở vào vị trí 16,14 – 16,45 độ vĩ Bắc,107,02 – 108,11 độ kinh đông ; trong giải đất hẹp của miền trung Việt Nam; cách Hà Nội 660km về phía bắc, cách Thành Phố Hồ Chí Minh1060km về phía Nam, là một mắt xích chủ yếu của hệ thống Du lịch-văn hóa Việt Nam. Thưa quý khách, ngoài sự thuận tiện trong giao lưu giữa hai miền Nam, Bắc, thừa Thiên Huế còn đủ các yếu tố phong thủy, với con Sông Hương chảy qua và thấp thoáng đó đây những thắng cảnh của nước Việt Nam thu nhỏ. Các bạn hãy thử hình dung xem : Huế Với những vườn xum xuê, những dòng kênh bao quanh thật giống vùng đồng bằng Nam Bộ, Có bạn còn nói với chúng tôi rằng những đồi thông ở phía tây nam thành phố soi bóng xuống những hồ nước thiên nhiên vi vu như tiếng reo như của rừng ái ân , thung lũng tình yêu Đà Lạt thật là một chí tưởng tượng tuyệt vời phải không các bạn . Huế còn nổi tiếng bởi những bãi tắm Thuận An, Lăng Cô, Cảnh Dương nước trong rất thích hợp với những chuyến nghỉ biển dài ngày. Tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ Thừa Thiên Huế tự hào có khu nghỉ mát lý tưởng Bạch mã đã từng được so sánh với Tam Đảo, Sa PA . Là nơi giao lưu giữa 5 con sông và 3 cửa biển ,Thừa thiên Huế còn có hệ thống đầm phá độc đáo với hơn 20000ha nước nợ chứa được nhiều đặc hải sản và nhiều cảnh quan thơ mộng. Thừa Thiên Huế có thành phố Huế , Việt Nam có nhiều cố đô nổi tiếng, theo chúng tôi được biết cho đến nay người ta đã kết luận rằng chưa có cái nào hoàn chỉnh, đồ sộ và tồn tại khá nguyên dạng như cố đô Huế thật là một điều đáng tự hào phải không thưa các bạn. Hiện giờ chúng ta đang đứng bên cạnh dòng sông Hương thơ mộng , các bạn hãy nhìn theo hướng tay tôi chỉ về phía bắc đó là khu di tích kinh thành Thừa Thiên Huế. Kinh thành Thừa Thiên Huế có chu vi là 11km được kiến trúc theo nối kinh đô phòng thủ. Nơi đây còn lưu lại hơn 100 công trình kiến trúc phản ánh toàn bộ sinh hoạt của các vua quan triều Nguyễn .Chen lẫn giữa núi đồi thiên nhiên hùng vĩ ở hai bên bờ Sông Hương là khu lăng tẩm đẹp trong đó có 4 lăng nổi tiếng đã được các nhà văn hóa Đông - Tây phong tặng 4 chữ đúng với tính cách của từng ông vua và nét kiến trúc của từng lăng. Lăng Gia Long hùng vĩ, Lăng Minh Mạng uy nghi, lăng Tự Đức Thừa Thiên Huế thơ mộng, lăng Khải Định tráng lệ. Thưa quý khách, hôm nay trong chuyến hành trình này chúng tôi sẽ lần lượt đưa các bạn tới thăm những công trình này. Có bạn còn hỏi tôi rằng ‘ Bạn có biết vì sao con người Huế vừa đa cảm lại dịu dàng, vừa thanh lịch và giản dị đến vậy thật là khác biệt với rất nhiều vùng tôi đã đến’ Tôi nghĩ rằng thay cho câu trả lời này tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một đôi điều về văn hóa Huế. Huế là trung tâm quan trọng của phật giáo, ở đây có hàng chục nơi cổ tự trên 300 tuổi và hàng trăm ngôi chùa, Đình, miếu đã tiếp nối ra đời từ đầu thế kỷ, đó là bảo tàng di sản của Thừa Thiên Huế và cũng là nơi xuất phát của những lễ hội tôn giáo, lễ hội dân gian, lễ hội cung đình vô cùng phong phú và đa dạng Thừa Thiên Huế, nơi đây gắn chặt nhiều kỷ niệm thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là nơi có nhiều chiến tích oai hùng của hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, là nơi sinh sản nhiều anh hùng dân tộc. truyền thống đó tạo cho Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở văn hóa sôi động được nhân dân trong nước và thế giới biết đến và đã thực sự đi vào lòng người. Thưa các bạn, Thừa Thiên Huế còn quyến rũ du khách bốn phương với tư cách là cái nôi của nền ca nhạc cổ truyền, quê hương của những món ăn Cung đình, dân gian đậm đà ý vị, là nơi ra đời của những tác phẩm tiểu thủ công mỹ nghệ tinh sảo có truyền thống lâu đời. Thừa Thiên Huế về mặt không gian còn được hiểu là khu vực lịch sử văn hóa. con người và truyền thống văn hóa Thừa Thiên Huế là một trong những tiềm năng to lớn, có khả năng tăng thêm sức mạnh của thị trường Thừa Thiên Huế. Sự hài hòa không chỉ giữa núi sông với kiến trúc, thiên nhiên với con người mà ngay cả trong lòng người dân Thừa Thiên Huế – vốn bẩm sinh đã là thi sỹ, triết nhân, đa cảm lẫn trí tuệ, giản dị, dịu dàng và thanh lịch. Nào, các bạn còn chần chừ gì nữa, chúng ta hãy đến với kinh thành Huế một địa danh quan trọng trong chuyến hành trình dến với Huế ngày hôm nay. xin mời các bạn ! Thưa các bạn chúng ta đang đứng bên phía bắc của sông hương là nơi tập trung khu di tích kinh thành Huế Xin mời các bạn hãy tập trung lại gần tôi hơn. Thưa các bạn hiện giờ chúng ta đang đứng bên ngoài kinh thành Huế . Trước khi vào bên trong tôi xin được giới thiệu mấy nét khái quát về lối kiến trúc của kinh thành. Kinh thành được xây dựng theo kiến trúc truyền thống Phương Đông với ba vòng thành: Phòng thành, Hoàng Thành và tử cấm thành, lấy núi Ngự Lâm tiền án, Cồn Hến và Cồn Dã Viên làm “Tả long hữu hổ “, ba mặt Bắc Đông Tây có Sông Đào Hệ Thành Hà cùng với Sông Hương ở mặt nam tạo Thành thế “tứ thủy triều quy” hội đủ các thế ưu thắng của chốn đế đô theo luật phong thủy Kiến trúc của kinh đô Huế ảnh hưởng kiến thức vô băng (kiểu thành lũy nổi tiếng của kỹ sư VAUBAN ở châu âu trong các thế kỷ 17, 18) tuy có nhưng bị lút chìm đi trong tổng thể kiến trúc. Phòng thành (còn được gọi với cái tên chung là kinh thành ) có mặt bằng hình gần vuông với diện tích khoảng trên 5 km tường thành có chu vi gần 11km, cao gần 7m, dày 21m (ở giữa là thành đất nện dày 18m, mặt trong và mặt ngoài xây ốp gạch vồ nung già), phía Đông Bắc có một thành phụ nhỏ, gọi là Trấn Bình đài (hoặc thành mang cá ), có bố trí 21 ụ pháo dài và nhiều công sự phòng ngự. Vâng thưa các bạn qua đó chúng ta có thể thấy được tính phòng thủ của kiến trúc kinh thành Huế rất kiên cố và đồ sộ. Tòa thành đồ sộ với những công trình kiến trúc bên trong được xây từ năm 1805, sau nhiều đợt thi công, mãi tới năm 1832 mới tạm hoàn tất. Các bạn có biết để xây dựng một hệ thống kinh thành đồ sộ đến như vậy có thời kỳ hàng ngày huy động tới 8 vạn dân phu binh lính phục dịch. Các địa phương từ bắc tới nam phải nộp thợ khéo, cung ứng gò đá với số lượng cực lớn. nhiều vật liệu và toàn bộ phận kiến trúc lấy từ kinh thành thăng long đưa vào . Các bạn có biết thành có mấy cửa không ạ? Vâng thưa các bạn thành có 10 cửa và chúng ta đang đứng ở cửa Nam của thành đấy ạ. ở mặt nam có cửa Đông Nam (cửa Thượng Từ), cửa thế nhân, (cửa ngăn), cửa Quảng Đức (cửa Sập) - Cửa chánh Nam (Cửa nhà đồ), ở mặt đông có cửa chánh đông (cửa Đông Ba), cửa Đông Bắc (cửa Kẻ Trài). - ở mặt Tây có cửa Chánh Tây, cửa Tây Nam (cửa Hữu) - ở mặt Bắc có cửa chánh Bắc (cửa Hậu), cửa Tây Bắc (cửa An Hòa) cửa thành là một khối góc cạnh vuông vức, bề thế, có vọng lâu cao, mái lợp ngói âm dương, bốn góc mái uốn cong đắp hình con dao, tường trổ cửa tròn , kết hợp hài hòa với những đường nét thẳng băng hoặc gẫy góc của tường thành tạo nên vẻ đẹp trầm hùng , cổ kính . Hiện giờ thì chúng ta đang đứng ở cửa phía Nam. Phía chính giữa mặt tiền của phòng thành (mặt phía nam) là kỳ đài ba cấp đồ sộ, cao tới 17m50, trên dựng cột cờ cao 37m trong thành, ngoài khu vực Hoàng Thành và Tử Cấm Thành còn có các dinh thự công sở của Triều đình, như nơi làm việc của cán bộ viện, Quốc Tử Giám, Khâm Thiên Giám , Tàng Thư Lâu ..và một số công trình tuyệt tác khác như Ngự Hà, hồ Tịnh Tâm..vv.Ngự Hà vốn là sông Kim Long chảy qua kinh thành được sửa lắn lại cho phù hợp với ý đồ thiết kế xây dựng kinh thành. Hồ Tịnh Tâm là một khúc lòng sông cũ, đựợc đắp lại thành hồ. Trên hồ có ba đảo nhỏ mang tên Bồng Lai, phương trương, Minh Châu thời Gia Long là nơi để kho thuốc súng, (một biện pháp cách ly, phòng cháy nổ ),về sau kho thuốc súng được rời đi nơi khác, trên đảo xây dựng nhiều lần gác đình tạo, biến thành các yếu ẩm du hí. ba đảo được nối với nhau bằng những nhịp cầu cong, xinh xắn duyên dáng. hồ thả sen trắng thơm ngát tạo thành cảnh đẹp nổi tiếng của kinh thành. Nơi mà chúng ta sắp vào sau đây là Hoàng thành Tử Cấm Thành gọi chung là Đại Nội. về vị trí thì Hoàng Thành nằm gần mặt tiền của phòng Thành, xây trước Phòng Thành một năm(1804) gần ba chục năm sau mới tạm coi là hoàn thành (1833) cũng có hình gần vuông, chu vi gần 2500m, chiếm một diện tích gần 38ha. Tường Thành xây bằng gạch cao hơn 4m, dày gần 1m, xung quanh có hào vây bọc là Kim Thủy Chì trên có 10 chiếc cầu như các bạn đã thấy. 4 mặt thành mở thành 4 cửa. Ngọ Môn, cửa chính ở mặt tiền (phía nam ), Hòa Bình ở mặt hậu (phía Bắc ), hiển nhân ( bên Trái ), Chương Đức (bên phải). bên trong Hoàng Thành , ngoài khu vực tử cấm thành ở vào vị trí trung tâm còn có một số khu vực khác với những chức năng riêng biệt ngăn cách nhau bằng những bức tường gạch cao trên 2m, về đại thể bao gồm: khu vực tiến hành các nghi thức triều chính trọng đại trong đó có Ngọ Môn, Sân Đại Triều Nghi, Điện Thái Hòa, khu vực thờ phụng tổ tiên, trong đó có triệu Miếu, Thái Miếu, hưng Miếu, Thế Miếu, Điện Phung Tiên, nơi ở của Thái Hoàng, Thái Hậu, Hoàng Thái Hậu (bà Nội Vua, Mẹ Vua ), có cung duyên thọ, cung trường sinh .Nơi đặt các kho, xưởngcung ứng nhu cầu sinh hoạt của Hoàng GiaNơi đặt nhà học vườn chơicủa các hoàng tử ( Vườn Cơ Hạ, Điện Khâm Văn). Bây giờ tôi và các bạn sẽ cùng đến Khu vực tiến hành các nghi thức triều chính trọng đại trong đó có Ngọ Môn, Sân Đại Triều NGhi, Điện Thái Hòa, khu vực thờ phụng tổ tiên. Xin mời các bạn đi cùng tôi! Ngọ Môn cổng chính của Hoàng thành, mở về phía nam nhìn thẳng ra kỳ đài ở mặt tiền phòng Thành một công trình độc đáo có kết cấu hai phần: Đế và Lầu. Phần đế là khối kiến trúc phần chữ U xây bằng đá và gạch vồ, cạnh đáy đo được gần 56m, cao khoảng trên 5m, hai hàng chữ U nhô ra phía trước tới 27m. Giữa cạnh đáy trổ ba cửa lớn ,hình chữ nhật đứng. cửa giữa là lối ra vào của nhà vua rộng hơn 3m, cao hơn 4m, hai bên là tả Giáp Môn và Hữu Giáp Môn phía trên cửa Giữa có hai chữ Ngọ Môn bọc vàng khá lớn, lớp vàng đã bị bóc mất từ lâu. Xuyên suốt hai hàng chữ U là hai nối đi dài tới 25 m, uốn gập thước thợ, trổ thành hai vòm của ở hai mé bên đâu càng, đối diện nhau. đó là tả dịch Môn và Hữu Dịch Môn . Mặt Tiền của hai đầu càng chữ U đều trổ cửa sổ hình tròn, trang trí chữ thọ cách điệu. Mặt trên của phần đế lát gạch Bát tràng , xung quanh chạy lan can ghép gạch hoa đúc rỗng tráng men với nhiều kiểu trang trí khác nhau. Trên mặt bằng này là lầu ngũ phụng hai tầng, hai lớp mái, gồm một dãy lằm ngang ở giữa (trên cạnh đáy hình chữ U của phần đế ) và hai dựa lâu nằm dọc (trên hai càng chữ U của phần đế ) 100 cột lim sơn son trong đó có 48 cột xuyên suốt cả hai tầng lầu đỡ hệ thống mái tạo thành chín lóc lầu, lợp ngói tráng men (hoàng Lưu Ly, ngói men vàng ở giữa thanh Lưu Ly, ngói men xanh lục ở hai bên ). mái lâu trang trí hồi Long , lá lật , Giơi ngậm kim tiền, cúc chúc lan mai bằng mảnh sứ ghép gắn trong các ô hộc. Bây giờ xin mời các bạn cùng với tôi đi vào trong sân đình. Sân Đại Triều Nghi và điện Thái Hòa Thưa các bạn đây là cầu Trung Đạo, cầu được bắc ngang hồ Thái Dịch với hai bài môn thanh mảnh cột đồng rồng cuốn, biển ngạch pháp lam màu rực rỡ ở hai đầu cầu, Qua cầu này chúng ta đứng trước một sân rộng, chia làm ba cấp. Đó là Đại Triều Nghi ( còn gọi là sân Rồng ) nơi trăm quan văn võ và đại biểu “trăm họ” chầu vua. Quan sát trong sân các bạn có thấy điều gì kỳ lạ không? Vâng đây là những tấm bia đá hoa ghi rõ vị trí của các quan chức theo phẩm rật. Khu vực thấp nhất gọi là “đệ tam bái đình” ( sân trầu thứ ba ) dành cho các hương hào kỳ lão và họ ngoại nhà vua ( được vời vào chầu nhân dịp đặc biệt nào đó, như lễ mừng thọ nhà vua chẳng hạn ). Phía trên đệ nhị bái đình, cao hơn một cấp, dành cho các quan từ cửu phẩm đến tứ phẩm; đệ nhất bái đình cao nhất Sát thềm điện Thái hòa, dành cho các quan từ tam phẩm đến nhất phẩm. Điện làm theo kiểu “trùng thiềm điệp ốc”( nhà kép ghép dọc ), dựng trên nền chữ nhật cao hơn “đệ nhất bái đình” khoảng một mét và cao hơn phía mặt đất ngoài sân tới gần hai mét rưỡi. Tiền điện ( hoặc tiền tích, tiền doanh , tiền đường ) nằm ở phía trước cao hơn 10m, gồm 7 gian chính, 2 chái lợp hai đầu có tường bao trổ cửa sổ tròn; chính điện nằm sát phía sau tiền điện, cao hơn tiền điện khoảng 2m, gồm 5 gian 2 chái Mái điện trước đây lợp ngói ống men vàng. Bờ mái, bờ nóc trang trí hình rồng; phần “cổ diên đắp ô hộc gắn hình trang trí và những bức tiểu họa, tiểu thị tráng men pháp lam . Chính giữa nóc tiền điện có gắn bầu rượu bằng pháp lam. Xin mời các bạn đi vào bên trong quan sát Bên trong tiền điện không làm trần . Nơi mái tiền điện và chính điện tiếp giáp nhau có đặt máng xối, bên dưới là trân thừa lưu (vỏ cua ) trang trí thanh nhã, nối liền với trần của chính điện. Trần của chính điện có chia thành nhiều ngăn treo đèn lồng ra giữa, phía trong cùng của chính điện có kê bục cao ba tầng trên đặt ngai vàng. Phía sau ngai vàng là bức trướng lớn thêu rồng. Phía trước ngai đặt bàn nhỏ khảm Xà cừ đỉnh đồng. Nhìn bao quanh gian giữa các bạn sẽ thấy ở phía trên là những lớp y môn lộng lẫy trạm trổ tỉ mỉ. Phối hợp hài hòa với những hàng cột trang trí bằng mây, rực rỡ vàng son liền kề các hàng cột có bầy nhiều độc bình ché, chậu cảnh đều là đồ sứ cổ quý giá Điện Thái Hòa là nơi thiết đại triều (vào ngày mồng một và hàng tháng) và tổ chức các cuộc đại lễ (lễ lên ngôi, lễ mừng thọ, lễ tuyên thệ gọi tên các vị tân khoa trong các cuộc thi đình .vv) Bây giờ chúng ta sẽ sang cung Diên Thọ đây là nơi ở của Hoàng Thái Hậu. Xin mời các bạn Cung Diên Thọ. Nơi ở của Hoàng thái hậu (mẹ vua) dựng năm 1804, ở ngoài khu vực Tử Cấm Thành (mé bên phải), ngoài cung còn có nhiều công trình lớn nhỏ khác nữa, nằm gọn trong một khu vực hình chữ nhật chu vi trên 500m, có tường cao vây bọc. Qua cổng chính sẽ tới sân rộng, có tấn bình phong đồ sộ án ngữ phía trước. Hai bên sân có một số công trình kiến trúc, bên trái là nhà Tả Trà, bên phải là lầu tịnh minh. Cung diên thọ nằm ở vị trí trung tâm, dựng theo kiểu "Trùng thiềm điệp ốc” nền thấp có hiên rộng, mái lợp ngói âm dương, trang trí hình chim phượng; bờ nóc bờ mái, dải cổ diêm ... đắp ô hộc, gắn những bức tiểu họa nhiều màu sắc. Các bộ phạn kết cấu gỗ trong Cung Diên Thọ đều làm bằng gỗ lim không sơn son thiếp vàng, chỉ đánh bóng hoặc chạm hình hoa lá cách điệu và các mẫu hình trang trí truyền thống khá thanh nhã tinh tế tòa chính gồm bảy gian; hai gian đầu bên phải và hai gian đầu bên trái được ngăn thành các buồng, kín đáo riêng biệt nhưng hơi tối; ba gian giữa là nơi tiếp đón khách . Phía sau cung Diên Thọ là điện Thọ Ninh bên trái là tạ Trường Du, bên phải là Am Phước Thọ tất cả đều nối với cung bằng một hệ thống hành lang có mái che. Cung Diêm Thọ cũng được nối liền với điện Câu Thành (nơi vua ở ) và Thái Bình Lâu, Duyệt Thị Đường bằng hệ thống trường lang có mái che tạo lối đi lại rất thuận tiện trong mọi thời tiết Cung Diên Thọ là một công trình lớn có nhiều vẻ đẹp độc đáo thâm nghiêm ấm cúng trang nhã còn được bảo tồn cho tới nay Thế miếu, là nơi thờ phụng vua và hoàng hậu nhà Nguyễn, xây dựng thời Minh Mạng, là một khối nhà ghép kiểu “trùng thiềm điệp ốc” đồ sộ, bề thế, dài tới năm chục mét, chiều sâu lòng nhà gần ba chục mét, dựng trên nền cao gần một mét bó đá xanh; mái lợp ngói lưu ly men vàng, trang trí hồi long, bầu rượu pháp lam ngũ sắc; phần cổ diên giữa hai tầng mái khá rộng, chia thành nhiều ô hộc, gắn bức tiểu họa biểu thị nhiều màu. Bộ khung nhà bằng gỗ lim được sơn thiếp vàng son rực rỡ, trần thừa lưu trạm trổ chau chốt; trần chính doanh sơn vàng, nội thất có khá nhiều màu trang trí cổ điển, chạm trổ khá tinh xảo; nhiều tiểu họa tiểu thi khá tinh tế gắn trong lòng các ô hộc làm tăng thêm vẻ đẹp của các bộ phận kết cấu gỗ Thái miếu khi mới xây xong chỉ thờ Gia Long. Cho tới nay, trong miếu thờ 10 vua : Gia Long ( 1802 –1819), Minh Mạng (1820 –1840) , Thiêu trị ( 1841 –1847) , Tự Đức( 1848 – 1883) Kiến phúc (1883-1884) , Hàm nghi (1884-1885) , Đồng Khánh ( 1886 –1888) , Thành Thái (1889 –1907 ) ,Duy Tân (1907 – 1916), Khải Định (1910 –1925). Ba vua Hàm Nghi , Thành Thái, Duy Tân vì chống Pháp nên mãi thế kỷ này mới đưa vào Thị Miếu ở mỗi gian, phía ngoài, phần tiền doanh, bày án thờ sơn son; phía trong, sau bức màn vẽ rồng mây ngũ từ trần thừa lưu buông rủ xuống, thuộc phần chính doanh , đặt sập thờ và bàn thờ bày các đồ tiếp khí , tiếp đó ở trong cùng là khám thờ lớn bày bài vị vua và hoàng hậu.( Gia Long và hai hoàng hậu Thừa Thiên và Thuận Thiên thờ ở hai gian giữa; Minh Mạng và hoàng hậu thờ ở gian thứ hai bên trái; Thiệu trị và hoàng hậu thờ ở gian thứ hai bên phải; Tự Đức và hoàng hậu thờ ở gian thứ ba bên phải .....) Trước Thế Miếu là một sân tế rất rộng; giữa là sân chính, hai bên có sân phụ. Từ thềm xuống sân có ba khối bậc cấp có rồng đá làm thành bậc. khối cấp bậc ở giữa rộng nhất, có bốn con rồng đá làm thành bậc, chia bậc cấp làm ba lối lên xuống. Trên sân còn bày chậu cảnh đặt trên đôn đá, chạm khắc công phu. Quanh sân có trồng nhiều cây. Có cây tùng, dáng đẹp gọi là “tùng Thế Miếu”, tương truyền được trồng cách đây 150 năm. Đặc biệt trước Thế Miếu có bày chín đỉnh đồng cực lớn ( cửu đỉnh ), mỗi đỉnh có một tên riêng; Cao Đỉnh, Nhân Đỉnh, Chương Đỉnh, Anh Đỉnh, Nghị Đỉnh, Thuần Đỉnh, Tuyên Đỉnh, Dụ Đỉnh Huyên Đỉnh. Lớn nhất là Cao Đỉnh (nặng 2755kg; cao trên hai mét; đường kính miệng đỉnh hơn một mét) Trên mỗi đỉnh có 18 hình khắc chạm nổi kèm theo chữ, miêu tả hiện tượng thiên nhiên (như mặt trời, trăng sao, cầu vồng mây .....) núi sông đất nước (biển Đông, sông Cửu Long, sông Thao, đèo Ngang, cửa ải Hải Vân...) chim muông, cỏ cây,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3018.doc
Tài liệu liên quan