Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh mở rộng thị trường nội địa của xí nghiệp may xuất khẩu textaco

Phần I:

Phương pháp luận xây dựng chiến lược sản xuất

và kinh doanh của doanh nghiệp 2

1. Khái niệm về hệ thống chiến lược của doanh nghiệp và phân loại. 2

1.1. Định nghĩa, đặc điểm. 2

1.2. Các loại chiến lược trong hệ thống các chiến lược của

 doanh nghiệp. 2

2. Vai trò, ý nghĩa của chiến lược sản xuất kinh doanh của

 doanh nghiệp. 3

3. Phương pháp xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh của

 doanh nghiệp. 4

3.1. Phân tích tình hình thực tế của doanh nghiệp. 4

3.2. Xác định và nhận thức cơ hội. 7

3.3. Lập mục tiêu và mục đích của chiến lược. 8

3.4. Xây dựng một số chiến lược sản xuất kinh doanh. 9

3.5 Lựa chọn, thực thi, đánh giá chiến lược kinh doanh. 21

Phần II:

Phân tích hình thành hoạt động sản xuất kinh doanh

của Xí nghiệp may xuất khẩu TEXTACO năm 1997 23

1. Lịch sử hình thành và phát triển của xí nghiệp. 23

2. Đặc điểm công nghệ may xuất khẩu của Xí nghiệp TEXTACO. 24

3. Đặc điểm về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của xí nghiệp. 24

4. Đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức lao động tổ chức quản lý

 của xí nghiệp. 25

5. phân tích thực hiện kế hoạch sản xuất. 28

6. phân tích chi cho sản xuất. 28

7. Phân tích hệ thống chỉ tiêu tài chính. 31

8. Phân tích thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận. 34

9. Phân tích thị trường của xí nghiệp. 38

10. Đánh giá về thế mạnh, thế yếu, cơ hội và mối đe dọa của Xí nghiệp may TEXTACO năm 1997. 42

Phần III:

Xây dựng chiến lược kinh doanh mở rộng thị trường nội địa cho Xí nghiệp may xuất khẩu TEXTACO 44

1. Vai trò, mục tiêu của chiến lược mở rộng thị trường nội địa. 44

1.1. Sự cần thiết phải xây dựng chiến lược kinh doanh mở rộng

 thị trường nội địa. 44

1.2. Mục tiêu. 45

2. Căn cứ và nội dung xây dựng chiến lược kinh doanh tại

 xí nghiệp TEXTACO. 46

2.1. Căn cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh tại xí nghiệp

 TEXTACO. 46

2.2. Nội dung xây dựng chiến lược kinh doanh. 48

3. Xây dựng chiến lược thị trường. 48

3.1. Phân tích thị trường nội địa. 49

3.2. Lựa chọn thị trường. 54

3.3. Chiến lược thâm nhập thị trường. 54

3.4. Chiến lược mở rộng thị trường. 57

4. Chiến lược sản phẩm. 59

5. Chiến lược giá cả. 62

6. Chiến lược phân phối. 65

7. Chiến lược quảng cáo và xúc tiến bán hàng. 67

8. Đánh giá chiến lược kinh doanh của Xí nghiệp TEXTACO. 68

 

 

 

doc72 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1566 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh mở rộng thị trường nội địa của xí nghiệp may xuất khẩu textaco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
60 16,83 Khoản mục chi phí Quần âu 1996 TH 1997 TH + % 1 - Nguyên liệu 65.229 71.722 6.493 9,95 2 - Tiền lương 8.149 7.363 -786 3 - CF sản xuất chung 15.450 19.089 3.639 23,55 4 - Giá thành phân xưởng 88.828 98.175 9.347 10,52 5 - CF bán hàng, QLXN 13.972 17.325 3.353 13,99 6 - Giá thành toàn bộ 1.2.800 115.500 12.700 12,35 - Mức chênh lệch giá: z = 5.000 x 25.860 +6.000 x 12.700 = 204.600.000 - Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến mức chênh lệch giá thành. + Chi phí nguyên vật liệu: z = 5.000 x 26.670 + 6.000 x 6.493 = 172.308.000 + Chi phí lương thành nhân công trực tiếp: z = 5.000 x (-897) + 6.000 x (-786) = -9.201.000 + Chi phí sản xuất chung: z = 5.000 x (-3.792) x 3.639 = 2.874.000 Chi phí bán hàng và quản lý xí nghiệp: z = 5.000 x 3.879 + 6.000 x 3.353 = 39.513.000 Nhận xét: So với năm 1996, giá thành sản phẩm năm 1997 tăng cao, mức chênh lệch là 204.600.000. Nguyên nhân do tăng chi phí nguyên vật liệu, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Chi phí nguyên vật liệu tăng 172.308.000 chiếm 84,2% tỷ trọng trong mức chênh lệch giá thành. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 39.513.000 chiếm 19,3% tỷ trọng trong mức chênh lệch giá. Chi phí sản xuất chung tăng 2.874.000 chiếm 1,4%. Trong khi chi phí lương nhân công giảm 9.201.000 chiếm 4,5%. 7. Phân tích hệ thống chỉ tiêu tài chính. Trong nền kinh tế thị trường hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản trong hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Qua bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 1997 của xí nghiệp ta có được tình hình chung của xí nghiệp. a) Tình hình phân bổ vốn: Khoản mục Đầu năm Cuối năm Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng A. Tài sản lưu động Tiền 948.648.169 9,9% 335.488.034 3,6% Các khoản phải thu 1.484.052.950 15,4% 952.487.142 10,2% Hàng tồn kho 1.069.281.626 11,2% 1.897.654.710 20,3% Tài sản lưu động khác 114.587.822 1,2% 168.585.930 1,8% B. Tài sản CĐ & ĐT dài hạn Tài sản cố định 5.972.488.349 62,3% 5.984.639.553 64,1% Tổng cộng tài sản 9.589.058.916 100% 9.338.855.396 100% Bảng phân bố vốn cho thấy tài sản cố định của xí nghiệp chiếm tỷ trọng lớn chứng tỏ xí nghiệp đã cố gắng đầu tư các thiết bị máy móc hiện đại, mở rộng qui mô sản xuất lẫn cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất kinh doanh. b) Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Để tồn tại và phát triển xí nghiệp phải quản lý sử dụng vốn nói chung, vốn lưu động nói riêng một cách có hiệu quả. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động thông qua các chỉ tiêu sau: * Hệ số vòng quay vốn lưu động: Doanh thu thuần 12.896.058.649 HVQVLĐ = = = 3,7 Tài sản lưu động BQ 3.485.393.191,5 Cứ một đồng vốn lưu động bình quân tao ra được 3,7 đồng doanh thu. Do đó nếu HVQVLĐ càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng tăng. Vì vậy xí nghiệp phải tăng doanh thu (đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm) giảm dự trữ ở các khâu để tăng hiệu quả sử dụng vốn. * Hệ số lợi nhuận/ vốn lưu động bình quân. Lợi tức thuần 415.558.764 HLN/VLĐ = = = 0,1 Tài sản lưu động BQ 3.485.393.191,5 Cứ 1 đồng vốn lưu động đưa vào sản xuất thu được 0,1 đồng lợi nhuận. Vì vậy để tăng lợi nhuận xí nghiệp cần tăng doanh thu giảm giá thành. * Tỷ suất tự tài trợ Vốn sở hữu 5.664.856.658 TSTT = = = 0,61 Nguồn vốn 9.338.855.369 Tỷ suất 61% chứng tỏ xí nghiệp có tính tự chủ về vốn. * Tỷ suất đầu tư. Đầu năm: TS cố định 5.972.488.349 TSĐT = = = 0,62 Tổng tài sản 9.589.158.916 Cuối năm: 5.984.639.553 TSĐT = = 0,64 9.338.855.369 Tỷ số này cuối năm cao hơn đầu năm chứng tỏ xí nghiệp đã quan tâm đầu tư TSCĐ ở cuối năm. c) Phân tích khả năng thanh toán: Bảng phân tích tình hình thanh toán. Yếu tố Đầu năn Cuối năm Chênh lệch Các khoản phải thu 1.484.052.950 952.487.142 -531.565.800 Phải thu của khách hàng 1.096.751.350 1.096.751.350 -89.769.033 Trả trước cho người bán 362.670.000 -362.670.000 Các khoản phải thu khác 24.632.600 4.835.525 -19.796.075 D.phòng các kh.phải trả -59.330.700 -59.330.700 Các khoản phải trả 114.587.822 1.266.466.200 1.151.878.378 Tạm ứng 39.305.700 25.705.700 -13.600.000 Chi phí trả trước 42.376.090 57.264.472 14.888.382 Chi phí chờ kết chuyển 32.906.032 85.615.758 52.709.726 Nộp ngân sách 1.097.880.270 1.097.880.270 Qua bảng phân tích ta thấy đầu năm các khoản phải thu lớn hơn các khoản phải trả. 1.484.052.950 - 114.587.822 = 1.369.465.428 Đầu năm xí nghiệp bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn nhưng cuối năm thì khác hẳn công ty lại chiếm dụng vốn cuả các đơn vị khác (952.457142 - 1.266.466.200 = -313.979.058) * Hệ số thanh toán ngắn hạn. Đầu kỳ: Tài sản lưu động 3.616.570.567 KNH = = = 0,797 Nợ ngắn hạn 4.540.142.689 3.354.215.816 Cuối kỳ = = 0,913 3.673.998.711 Hệ số cuối kỳ cao hơn đầu kỳ. Như vậy khả năng thanh toán cuối kỳ cao hơn đầu kỳ. * Hệ số thanh toán nhanh. Đầu kỳ: Tiền + ĐT ngắn hạn + khoản phải thu 2.432.701.119 KN = = = 0,536 Nợ ngắn hạn 4.540.142.689 1.287.975.176 Cuối kỳ = = 0,913 3.673.998.711 Trên thực tế, hệ số này >1 thì tình hình thanh toán của xí nghiệp tương đối khả quan. Nhưng nói chung hệ số này nếu quá nhỏ (<o,5) thì xí nghiệp nhất định sẽ gặp khó khăn trong thanh toán nợ. * Hệ số thanh toán tiền. Đầu kỳ: Vốn bằng tiền 948.648.169 KT = = = 0,209 Nợ ngắn hạn 4.540.142.689 335.488.034 Cuối kỳ = = 0,091 3.673.998.711 Khả năng thanh toán của xí nghiệp cuối kỳ rất thấp. 8. Phân tích thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận. a) Tiêu thụ sản phẩm: Trong nền kinh tế thị trường hiện nay hoạt động bán hàng được diễn ra ở khắp mọi nơi bởi vì đối với bất cứ doanh nghiệp nào cũng coi hoạt động tiêu thụ là vấn đề trung tâm và hàng đầu. Do vậy để đạt được mục đích của mình khi tiêu thụ được sản phẩm, doanh nghiệp đạt được số doanh thu bán hàng. Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng không những đối với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đối với nền kinh tế quốc dân. Trước hết nó là nguồn quan trong để đảm bảo trang trải các khoản chi phí trong sản xuất kinh doanh, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tiếp tục tái sản xuất. Đây cũng là nguồn để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, là nguồn để tham gia góp cổ phần và tham gia các hoạt động liên doanh khác. Nếu thu nhập ít hoặc thu nhập không đủ để trang trải các chi phí đã bỏ ra sẽ đưa đến tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm cho doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh trên thị trường và tất yếu sẽ dẫn đến phá sản. Như vậy có thể nói tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các biện pháp về mặt tổ chức kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu nắm nhu cầu thị trường để tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh với mục tiêu là cực tiểu hóa chi phí tối đa hóa lợi nhuận. Vì vậy qua vấn đề tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp biết được nhân tố nào ảnh hưởng đến việc tiêu thu sản phẩm để từ đó đề ra những biện pháp thích hợp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Do đó cũng đánh giá được số lượng, chất lượng mặt hàng và thời hạn tiêu thụ. Để đánh giá tình hình tiêu thụ về khối lượng của từng loại sản phẩm hàng hóa của xí nghiệp TEXTACO qua các năm 1996 - 1997 ta sử dụng công thức sau: Tỷ lệ % thực hiện kế Số lượng SP từng loại tiêu thụ kỳ thực tế hoạch tiêu thụ từng loại = sản phẩm Số lượng sản phẩm từng loại kỳ kế hoạch Sản phẩm được tính là những sảnphẩm chủ yếu như: * Hàng xuất khẩu. + áo Jacket: Năm 1996: 170.000 x 100 = 125,9% 135.000 Năm 1997: 220.000 x 100 = 115,7% 190.000 + Quần âu các loại: Năm 1996: 441.000 x 100 = 118% 372.000 Năm 1997: 524.000 x 100 = 102% 513.000 * Hàng trong nước: áo jacket: Năm 1996: 3.500 x 100 = 87,5% 4.000 Năm 1997: 5.000 x 100 = 111% 4.500 Quần âu: Năm 1996: 4.100 x 100 = 82% 5.000 Năm 1997: 6.000 x 100 = 120% 5.000 Qua tình hình tiêu thụ các sản phẩm trên doanh nghiệp biết được thị trường đang cần mặt hàng nào và không cần mặt hàng nào, mức độ bao nhiêu, từ đó có hướng kinh doanh có hiệu quả hơn. Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới việc tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp. Nguyên nhân của chủ quan: Nguyên nhân này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. + Số lượng sản phẩm: Ta hãy xem xét số tồn kho đầu kỳ, cuối kỳ lượng dự trữ cần thiết của năm 1997. * Hệ số vòng quay của hàng tồn kho. Giá vốn bán 12.570.294.739 HK = = = 8,47 Hàng tồn kho BQ 1.483.468.168 * Số ngày của 1 vòng quay kho hàng. 365 365 N = = = 43 ngày Hk 8,47 Như vậy hệ số vòng quay của hàng tồn kho tương tương đối thấp 8,47 thể hiện tình hình tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp là tốt. vốn luân chuyển cho hàng tồn kho thấp. Điều này cho thấy xí nghiệp đang hoạt động tốt. Tuy nhiên khối lượng của mặt hàng xuất khẩu chủ yếu chạy theo đơn đặt hàng không chủ động. Sức mua của thị trường còn ít đặc biệt là thị trường nội địa. + Chất lượng sản phẩm: Ngày nay chất lượng là vũ khí sắc bén và là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy xí nghiệp đã đặt nhiệm vụ này lên hàng đầu và coi nó là yếu tố quan trọng nhất để có thể xâm nhập vào thị trường và giữ vững thị phần hiện có của xí nghiệp. Khi sản phẩm hàng may mặc sẵn xí nghiệp luôn quan tâm và đánh giá chất lượng sản phẩm dựa vào 4 yêu cầu: sử dụng, vệ sinh, thẩm mỹ, kinh tế. Phương pháp kiểm tra và đánh giá chất lượng mà xí nghiệp đã triển khai là sử dụng phương pháp cảm quan. Nhưng do trình độ kỹ thuật còn lạc hậu, thiếu vốn để đầu tư chuyên sâu, hệ thống tiêu chuẩn hóa chưa hoàn chỉnh, chưa cập nhập, thiếu văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách chất lượng, chưa hòa đồng bào hệ thống tiêu chuẩn chất lượng Quốc tế và khu vực. Chính do những tình trạng trên mà sản phẩm sản xuất ra chất lượng chưa cao không ổn định. Sản phẩm có hàm lượng khoa học thấp giá thành còn cao. Vì vậy sản phẩm nội địa bị chèn ép bởi hàng ngoại, sản phẩm xuất khẩu bị sửa đi sửa lại nhiều lần ảnh hưởng đến kế hoạch tiêu thụ hàng hóa và thời gian lao động của công nhân. + Tổ chức tiêu thụ: Xí nghiệp đã dùng nhiều biện pháp để thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm như quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, tổ chức mạng lưới tiêu thụ, ký kết các hợp đồng, điều tra nghiên cứu nhu cầu của khách hàng. * Nguyên nhân khách quan. - Thu nhập: Hàng may mặc sẵn là những sản phẩm mà người dân sử dụng dễ bị ảnh hưởng bởi tập quán, thói quen, thời gian, thời trang... Nhưng một vấn đề quyết định nhiều tới vấn đề tiêu thụ sản phẩm may mặc đó là thu nhập. Nếu khách hàng có thu nhập cao sẽ sẵn sàng bỏ tiền mua sắm nhiều hơn. - Nhà nước đánh thuế quá cao như thuế tiêu thụ, thuế lợi tức làm cho sản phẩm cao. Chẳng hạn gia công áo jacket cho khách hàng mức thuế nhập khẩu vải là 0,3% cho những nguyên liệu nhập khẩu vào. Khi xuất khẩu lại chịu mức thuế xuất khẩu nên giá gia công áo là 34000đ thành 35000đ. b) Lợi nhuận: Lợi nhuận là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng của các xí nghiệp, phản ảnh hiệu quả cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh trọng một kỳ nhất định. Có thu được lợi nhuận, các hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp mơi tiếp tục tồn tại và phát triển và các xí nghiệp mới thực hiện được nghĩa vụ giao nộp của mình đối với ngân sách Nhà nước. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay xí nghiệp phải tiến hành sản xuất kinh doanh không còn chế độ bao cấp và cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, việc đảm bảo thu được lợi nhuận từ các hoạt động sản xuất kinh doanh và trở thành một yêu cầu bức thiết và cũng là một thử thách quyết định đối với tài năng của các nhà quản lý. * Tổng số lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm. L = DT từ tiêu thụ SP - Giá thành toàn bộ của SP tiêu thụ - Thuế DT phải nộp = 13.010.850.580 - 12.739.639.531 - 107.773.931 = 163.437.118 * Tỷ suất lợi nhuận. Lợi tức sau thuế 415.558.760 T = = = 3% Doanh thu thuần 12.896.058.649 Tỷ suất này đánh giá giá khả năng sinh lời của xí nghiệp đối với doanh nghiệp thương mại buôn bán hàng tiêu dùng. Thông thường tỷ suất này chỉ đạt từ 2 - 5%. Vì vậy TEXTACO với tỉ suất lợi nhuận = 3% và tổng số lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm = 163.437.118 được đánh giá là xí nghiệp làm ăn có hiệu quả. 9. Phân tích thị trường của xí nghiệp. Mặc dù ngành may mặc phát triển rất nhanh chóng cả về số lượng lẫn chất lượng thu hút nhiều lao động song thị trường chưa được mở rộng. Vật tư cho xuất khẩu đều phải nhập ngoại. tình hình tiêu thụ ở châu Âu và một số thị trường khác đang có sự biến động cạnh tranh gay gắt về giá cả và chất lượng hàng hóa. nhiều khách hàng thận trọng và dè dặt hơn trong việc ký kết các hợp đồng. Đời sống nhân dân đang được cải thiện mà nguồn nguyên liệu của chúng ta hoàn toàn bị động phụ thuộc vào người đặt hàng, phương thức sản xuất là gia công nên lợi nhuận thu được không được cao. Nhưng do vốn, kỹ thuật, do thiếu kinh nghiệm nên chưa thể chuyển sang phương thức mua đứt bán đoạn ngay được. Trong khi đó thị trường nội địa với gần 80 triệu người chưa được quan tâm đúng mức. Xí nghiệp may TEXTACO thành lập tính đến nay đã hơn 8 năm. Những ngày đầu khi mới thành lập cơ sở vật chất còn nghèo nàn, máy móc lạc hậu và nhất là lại bỡ ngỡ với cơ chế mới. Song do sự năng động sáng tạo và khả năng thích nghi nhanh nên xí nghiệp đã mạnh dạn mở rộng sản xuất đầu tư cho toàn bộ hệ thống nhà xưởng, nhà kho, nhập toàn bộ dây chuyền hiện đại của Đài Loan, Singapore đồng thời giới thiệu qui mô của xí nghiệp nhằm tìm bạn hàng liên doanh. Thị trường kinh doanh của xí nghiệp có 2 thị trường đó là thị trường xuất khẩu và thị trường trong nước. a) Thị trường xuất khẩu: Như đã giới thiệu sản phẩm chính của xí nghiệp là áo jacket và quần âu với khu vực thị trường chính của TEXTACO là EU và châu á. Nhu cầu trên 2 thị trường này khác nhau về cơ bản cả về số lượng và chất lượng. Thị trường EU chiếm tỷ trọng lớn hơn về số lượng và giá trị hàng do đặc điểm nhu cầu về mặt hàng mau sẵn lớn, các bạn hàng thường ưu đãi hơn so với thị trường ASEAN về giá gia công, định mức tiêu hao nguyênphụ liệu (thường lớn hơn 3%) đặt với khối lượng lô lớn song họ đòi hỏi chất lượng cao, thời gian giao hàng nhận hàng cũng như các thủ tục khác liên quan phải đúng hạn, chính xác. Chính do đặc điểm luôn phải đảm bảo thời gian ngặt nghèo về chất lượng mà đòi hỏi xí nghiệp phải tổ chức lao động một cách hợp lý cùng với đó là việc triển khai kế hoạch sản xuất cũng như phân phối kết hợp giữa các khâu để cho quá trình sản xuất luôn được thông suốt. Thị trường châu á tuy không lớn như EU nhưng là thị trường mới tương đối ổn định. Đặc biệt thị trường Nhật - một thị trường khá kỹ tính bởi khi ký kết hợp đồng phía họ luôn dè dặt và các điều khoản về phương thức gia công, phương thức thanh toán cũng như thời gian giao hàng rất ngặt nghèo. Mặt khác họ đòi hỏi chất lượng cao. Tuy vậy năm 1998 xí nghiệp đã ký kết một hợp đồng với khối lượng 12.000 áo jacket. Một phần thị trường thị trường hiện tại của xí nghiệp tuy chưa phải là lớn song lại mang tính chất tiềm năng đó là thị trường châu Mỹ và thị trường Nhật. Tổng quát về mạng thị trường xuất khẩu của xí nghiệp, có thể phân tích qua bảng sau: Sản phẩm Thị trường EU (truyền thống) Thị trường châu á (tiềm năng Thị trường Mỹ (mới) Jaket 138.980 chiếc (chiếm 32% DT) 76.500 chiếc (chiếm 17,7% DT) Quần âu 192.000 chiếc (chiếm 16% DT) 284.000 chiếc (chiếm 24% DT) 42.000 chiếc (chiếm 3,5% DT) áo khoác 12.000 chiếc (2,5% DT) 5400 chiếc (1%DT) Quần bò 11.000 chiếc (1,1% DT) 12.400 chiếc (1,3% DT) Doanh thu từ thị trường EU chiếm tới hơn 51% tổng doanh thu, thị trường châu á chiếm 43%. Cho thấy cơ cấu thị trường rõ nét, tuy vậy có nói thị trường chấu á đang dần dần chiếm tỷ trọng lớn và triển vọng đối với xí nghiệp. Thị trường châu á, với các nước Malaysia, Hồng Kông, Nam triều tiên và gần đây là Nhật Bản có đặc điểm nhu cầu về may mặc khác biệt so với thị trường EU. Hơn thế nữa, đây cũng là thị trường có điểm chung với nhu cầu trên thị trường Việt Nam. Sở dĩ có thể nói như vậy vì đa số các sản phẩm của TEXTACO với kích cỡ và mẫu mã xuất sang các thị trường châu á đang là những mặt hàng chính xủa xí nghiệp có số tiêu thụ ngày càng tăng trên thị trường nội địa hiện nay. b) Thị trường nội địa: Nhận thức về vị trí của thị trường nội địa trong kinh doanh của xí nghiệp xuất hiện khi doanh thu từ thị trường này bắt đaàu tăng nhanh từ năm 1996. Tương quan về doanh thu giữa sản xuất kinh doanh trong nước và xuất khẩu như sau: Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 1994 1995 1996 1997 Doanh thu tiêu thụ trong nước 289 364 756 1177 Doanh thu xuất khẩu 6770 8879 10806 11833 Tổng doanh thu 7059 9243 11562 13010 Tuy tỷ trọng về giá trị hàng bán trong nước và xuất khẩu còn chênh lệch song đà tăng trưởng của thị trường nội địa rất rõ ràng, đặc biệt nhu cầu trong nước về hàng may mặc đang phát triển mạnh, đồng thời Nhà nước cũng đang dành cho ngành hàng này những ưu đãi đáng kể nhằm đạt mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm tới. Có thể nhận thấy có một khoảng thị trường xí nghiệp có thể khai thác nhưng lại chưa được chú ý. Thực tế thị trường này lại không chỉ đơn thuần là một thị trường có nhu cầu lớn, mà về mặt nào đó hiện nay đây là thị trường cung nhỏ hơn cầu và nhu cầu ở trong trạng thái cướng ép. Vì thế việc đầu tư khai thác thị trường trong nước đang hứa hẹn sự gia tăng đáng kể cho thu nhập của xí nghiệp, bởi vì bên cạnh thuận lợi về thị trường còn có sự ủng hộ từ môi trường nhà nước, pháp luật ... Đánh giá chung Qua hơn 8 năm tìm tòi sáng tạo qua doanh thu, qua sự có mặt của các khách hàng ký kết hợp đồng gia công với xí nghiệp cho thấy tình hình kinh doanh cuả xí nghiệp là khả quan. Thuận lợi: Tập thể lao động và đội ngũ cán bộ công nhân viên khoẻ trẻ có nguồn lực về nhà xưởng, thiết bị máy móc, cửa hàng và nhất là khách hàng truyền thống tín nhiệm, qui mô và năng lực sản xuất của xí nghiệp ngày càng mở rộng. Khó khăn: Tuy có những tiến bộ nhất định đã nêu trên song xí nghiệp vẫn còn những khó khăn không tránh khỏi. - Thiếu vốn để đầu tư chuyên sâu cho công nghệ. - Trình độ kỹ năng quản lý chưa cao thiếu thông tin. - Trình độ tay nghề của công nhân chưa cao chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng vì vậy ảnh hưởng tới năng suất lao động, chiến lược sản phẩm. Xí nghiệp chưa có chính sách ưu đãi, chưa trả lương tương xứng khuyến khích lao động. - Xí nghiệp chưa có những đòn bẩy kinh tế để khuyến khích cán bộ, công nhân viên tiêu thụ sản phẩm cho xí nghiệp. - Giá vật tư, nguyên liệu tăng cao. - Chính sách thuế chưa khuyến khích sản xuất. Chính vì vậy sản phẩm nội địa bị chèn ép bởi hàng ngoại nhập lậu về nhiều mặt. Trong các hợp đồng mua bán do thiếu kinh nghiệm nên dễ bị chèn ép. Năm 1997 mặc dù xí nghiệp đã cố gắng mở rộng tăng cường sản xuất trong nước song vẫn còn quá ít ỏi so với nhu cầu nội địa. Công tác nghiên cứu thị trường để từ đó hoạch định chiến sản xuất của xí nghiệp còn mờ nhạt. Khối lượng cũng như chất lượng sản xuất ra chủ yếu chạy theo đơn đặt hàng không chủ động. Xí nghiệp hầu như không có sự điều tra về nhu cầu tiêu dùng trên thị trường, nhất là thị trường nội địa. Có chăng chỉ là việc đơn thuần tính nhu cầu thị trường thông qua tổng kết các hợp đồng kinh tế, các đơn hàng ... Bộ phận nghiên cứu thị trường và bộ phận xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh không được chú trọng và hầu như không hoạt động. Kế hoạch của xí nghiệp chủ yếu dựa vào các hợp đồng. Khi có hợp đồng mới có kế hoạch sản xuất. Trong những năm tới để tăng doanh thu và lợi nhuận xí nghiệp phải khắc phục những tồn tại, khó khăn trước mắt, từng bước mở rộng thị trường nội địa. 10. Đánh giá về thế mạnh, thế yếu, cơ hội và mối đe dọa của Xí nghiệp may TEXTACO năm 1997 có thể rút ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa của xí nghiệp thông qua ma trận SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities). Ma trận SWOT Strengths Weaknesses Opportunities Cơ hội O Tạo được các SP mới Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm Sản phẩm có uy tín đối với khách hàng Dân chúng chi tiền cho mua sắm nhiều hơn Đe dọa T Đối thủ cạnh tranh quá nhiều Nhu cầu thay đổi thường xuyên Phụ thuộc nhiều vào đơn đặt hàng Thế mạnh S Có khả năng vay vốn Đội ngũ lao động có khả năng Quay vòng vốn nhanh Cặp S/O Đội ngũ LĐ có khả năng Quay vòng vốn nhanh Tạo nhiều SP mới Cặp S/T Có khả năng vay vốn Đối thủ cạnh tranh nhiều Phụ thuộc vào đơn đặt hàng Thế yếu W Trình độ marketing còn yếu Chất lượng SP chưa bảo đảm Cặp W/O Trình độ marketing yếu Mở rộng thị trường tiêu thụ SP Khách hàng mua sắm nhiều hơn Cặp W/T Chất lượng sản phẩm chưa bảo đảm Nhu cầu thay đổi thường xuyên Thế mạnh: - Xí nghiệp có khả năng vay vốn từ nguồn ngân sách Nhà nước. - Đội ngũ lao động dồi dào, trẻ khoẻ. - Khả năng quay vòng vốn nhanh. Thế yếu: - Đội ngũ marketing còn yếu chưa được quan tâm. - Chất lượng sản phẩm chưa đảm bảo đối với hàng xuất khẩu. Cơ hội: - Tạo nhiều sản phẩm các loại vè được trang bị một hệ thống máy móc tương đối hiện đại. - Có thể mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu. - Sản phẩm của xí nghiệp bắt đầu có uy tín với khách hàng. - Đời sống phát triển vì vậy nhu cầu cho việc mua sắm tăng. Đe dọa: - Đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều có nhiều công ty đã nổi tiếng từ lâu. - Nguồn hàng không ổn định phụ thuộc nhiều vào đơn đặt hàng. - Nhu cầu may mặc thay đổi thường xuyên dẫn đến các sản phẩm dễ bị ế thừa. Kết luận: Qua những đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, cơ hội, mối đe dọa của xí nghiệp TEXTACO ta thấy: Mặt mạnh - cơ hội: Xí nghiệp tiếp tục ổn định và phát huy thế mạnh trong mặt hàng xuất khẩu của mình đồng thời có phương hướng phát triển và mở rộng thị trường nội địa là thị trường có nhiều triển vọng hiện đang bị bỏ ngỏ. Mặt yếu - đe doạ: Xí nghiệp cần chú ý đến chất lượng sản phẩm, lắng nghe những yếu tố mà khách hàng góp ý từ đó đưa ra những giải pháp hợp lý nhằm giảm bớt những mặt yếu - đe dọa có thể xảy ra trong tương lai. Phần III Xây dựng chiến lược kinh doanh mở rộng thị trường nội địa cho Xí nghiệp may xuất khẩu TEXTACO 1. Vai trò, mục tiêu của chiến lược mở rộng thị trường nội địa. 1.1. Sự cần thiết phải xây dựng chiến lược kinh doanh mở rộng thị trường nội địa. Việt nam ngày nay đang được các nhà kinh doanh trên thế giới quan tâm chủ yếu do sức mua trên thị trường rất lớn. Xét riêng về dân số, Việt Nam đông gấp 3,5 lần so với Malaisia, gấp 1,25 lần so với Thái Lan, hơn Philippines 16 triệu dân và so với Nam Triều Tiên đông hơn 1,7 lần. So với các nước khu vực châu á Thái Bình Dương, khu vực tiềm năng của thế giới thì đây quả là thị trường thuận lợi không chỉ là nhu cầu hàng hóa lớn và đa dạng do đông dân, mà còn vì nó chứng tỏ có nguồn lực lao động rất dồi dào. Chính vì vậy giá lao động tại Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực. Và điều này đang tạo ra thế mạnh cho các ngành cần sử dụng nhiều lao động, đặc biệt đối với công nghiệp may mặc đang phát triển hiện nay. Thế nhưng trên thị trường Việt Nam được bày bán khắp nơi lại đa số là hàng nước ngoài. Trong khi ở nhiều nước châu á, các hàng may sẵn thông dụng lại được ghi nơi sản xuất tại Việt Nam. Mâu thuẫn này phản ánh phần nào sự bỏ ngỏ về thị trường nội địa của các đơn vị sản xuất hàng may mặc nước ta, trong khi các nước lân cận tìm mọi cách để đưa các sản phẩm của họ vào thị trường này. Họ bị hấp dẫn của sức ép của cầu vào cung (cung không đáp ứng cầu), bởi mức thu nhập đang tăng mạnh ở thành thị khiến người dân thay đổi cơ cấu chi tiêu thiên về dịch vụ. Tất cả những điều này lẽ ra phải được các công ty hàng may sẵn Việt Nam tận dụng vì đã nắm bắt được nhu cầu, khả năng thành công trên thương trường của các nhà kinh doanh đã đạt được hơn một nửa. Quần áo may sẵn có thể coi là mặt hàng mang ý nghĩa "dịch vụ" bởi nó tiết kiệm thời gian cho người tiêu dùng, đồng thời còn đáp ứng các yêu cầu cao về kiểu dáng và chất liệu và nhất là có nhiều mức giá cả nên mỗi người mua đều có thể tìm được sản phẩm phù hợp với họ về mọi mặt. Người dân Việt Nam ngày càng tìm đến các sản phẩm may mặc sẵn, thị trường mốt - thời trang đã bắt đầu xuất hiện. Nhiều người đã không khỏi ngạc nhiên khi nhiều sản phẩm đẹp trên thị trường lại do các công ty may của Việt Nam sản xuất chứ không phải là hàng của Hồng Kông, Thái Lan hay Singapore. Năm 1997 lượng tiêu dùng cả nước khoảng 32 triệu quần áo may sẵn các loại, trong đó 25 triệu là hàng nội địa. Chứng tỏ hàng may mặc Việt Nam cũng đã bắt đầu chú ý tới hàng trong nước, và cũng bắt đầu có chỗ đứng trên thị trường nội địa. Tuy nhiên, cũng có thể nhình thấy ngành dệt sợi và vải của Việt Nam chưa có cùng nhịp độ phát triển với ngành công nghiệp may mặc. Đây cũng là khâu làm yếu kém sự phát triển của sản phẩm may sẵn nói chung, do thiếu sự đồng bộ và hòa hợp giữa kiểu mẫu và chất liệu. Đối với Xí nghiệp như TEXTACO hoạt động kinh doanh chủ yếu hướng về xuất khẩu. Mặc dù tỷ trọng gia công vẫn chiếm phần lớn, song xí nghiệp đang đầu tư theo hướng nhập nguyên vật liệu và sản xuất theo đơn đặt hàng. Như vậy, cho dù không gặp thuận lợi về nguồn vật liệu trong nước, xí nghiệp vẫn có n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0332.doc
Tài liệu liên quan