I.GIỚI THIỆU CHUNG.
II.TINH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NƯỚC GIẢI KHÁT Ở VIỆT NAM.
1. TINH HÌNH SẢN XUẤT
2. TIÊU THỤ NƯỚC GIẢI KHÁT Ở VIỆT NAM.
III. TINH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NƯỚC GIẢI KHÁT TRÊN THẾ GIỚI.
1. TINH HÌNH SẢN XUẤT
2. TIÊU THỤ NƯỚC GIẢI KHÁT TRÊN THẾ GIỚI.
IV. MỘT SỐ SẢN PHẨM ĐƯỢC ƯA CHUỘNG.
V. KET LUAN
17 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 4254 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng nhà máy nước giải khát lên men và nước giải khát pha chế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ay đổi cơ cấu sản xuất và đưa ra hàng loạt các sản phẩm nước giải khát không có gas, trà xanh, trà thảo mộc trên thị trường.
Hiện nay trên thị trường Việt Nam có khoảng khoảng 300 loại nước giải khát các loại, mỗi loại đều đánh vào những thị hiếu khác nhau như giải nhiệt, đẹp da, giảm béo, chữa bệnh... Trước đây thị trường nước giải khát ở nước ta đa phần là sản phẩm nước uống có gas, rất ít những sản phẩm chiết xuất từ trái cây và không có gas. Nhưng mấy năm gần đây do xu hướng người tiêu dùng ưa chuộng các sản phẩm nước không gas nên doanh nghiệp kinh doanh nước giải khát đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền mới để tung ra hàng loạt sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng.
Chất lượng sản phẩm luôn là một trong những kim chỉ nam cho sự phát triển của công ty. Vì vậy, suốt thời gian qua mặc dù thị trường nước giải luôn phải cạnh tranh khốc liệt để giành chỗ đứng nhưng Bidrico vẫn chiếm lĩnh một thị phần đáng kể trong lĩnh vực nước giải khát của Việt Nam. Để có thể cạnh tranh trên thị trường, trong năm 2009 Bidrico đã không ngừng tung ra các sản phẩm mới và thay đổi chiến lược sản xuất. Đầu tiên phải kể tới là việc Bidrico đầu tư thêm cho một phân xưởng bao bì nhựa, tạo nên dây chuyền khép kín nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiếp đến là việc đầu tư 3 dây chuyền của Nhật để sản xuất nước ngọt có gas, nước đóng chai, trà xanh với kinh phí trên 2 triệu USD. Trong 2010 này, công ty vẫn tiếp tục tung ra thị trường nhiều sản phẩm mới bổ dưỡng với chất lượng ổn định nhằm thu hút mọi tầng lớp người tiêu dùng như Trà Thảo dược Tam Thanh, nước ép trái cây Anuta, rau câu trái cây Bidrico.....
Phía Coca-cola cũng đang tiếp tục cho ra đời những dòng sản phẩm mới, gần đây nhất phải kể tới là sản phẩm nước cam Minute Maid Teppy. Đây là sản phẩm nước cam đóng chai có hương vị cam thơm ngon cùng các tép cam tự nhiên mọng nước, tràn đầy năng lượng dành cho giới trẻ năng động. Đặc biệt hơn, ngoài chai thuỷ tinh truyền thống, nước cam Teppy còn có chai nhựa PET độc đáo, tiện dụng mang đến một phong cách thưởng thức di động hiện đại cho giới trẻ Việt Nam. Bên cạnh sản phẩm của nhãn hàng Coca-cola, Highlands Coffee cũng vừa ra mắt bộ ba sản phẩm nước trái cây kết hợp đá xay mới – Ice Blended Juice. Sản phẩm không những cung cấp nhiều dưỡng chất mà còn có tác dụng thanh nhiệt, rất thích hợp cho mùa hè. Các sản phẩm này bao gồm Reviving Guava, Vita Grape và Energizing Pomelo. Nguyên liệu chủ yếu là ổi, nho đen và bưởi, đây là những loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể như Vitamin A, C, B6 và khoáng chất giúp kiểm soát bệnh tiểu đường, giảm huyết áp và nguy cơ ung thư.
2.Tình hình tiêu thụ nước giải khát.
Đa phần người tiêu dùng quan niệm nước hoa quả không chỉ mang tính giải khát mà còn rất bổ dưỡng, nhiều vitamin, tốt cho cơ thể. Xu hướng này thể hiện rõ khi khảo sát sự mua sắm qua các siêu thị. Sản phẩm nước giải khát không có gas được bán rất chạy tại BigC. Doanh số trong tháng 4 và tháng 5/2010 của siêu thị này đã tăng nhiều gấp đôi so với trước đó. Điều này cho thấy người tiêu dùng đang quan tâm nhiều đến các sản phẩm làm từ thiên nhiên và trái cây nhiều hơn. Bên cạnh đó, các sản phẩm nước giải khát cũng giữ giá khá ổn định, không tăng đột biến và mang tính thời vụ như một số sản phẩm khác nên mức độ tiêu dùng cũng ổn định hơn.
Trong khi đó, các sản phẩm không có gas của doanh nghiệp nước giải khát cũng đang gia tăng theo các năm. Công ty Tribeco cho biết: Hiện tại Tribeco có 54 chủng loại sản phẩm, trong đó có đến 32 loại là nước giải khát không gas thuộc dòng thức uống dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất. Sản phẩm nước uống không gas của Tribeco tăng bình quân từ 19 đến 22% tuỳ theo chủng loại, trong đó nước ép Cam cà rốt TriO có sản lượng tăng tới 8,5 lần, sữa đậu nành Canxi Somilk bịch và hộp giấy tăng hơn 2,3 lần, nước tinh khiết Tri tăng hơn 75% so với năm 2003.
Không chỉ có các hãng sản xuất lớn lần lượt đưa ra thị trường các sản phẩm nước ngọt mới, một số công ty nhỏ cũng đang nỗ lực cho ra đời các sản phẩm từ trái cây, có lợi cho sức khoẻ người tiêu dùng. Bà Hoàng Thị Phương Thuỷ - Trưởng phòng kinh doanh Công ty TNHH Nhật Phan- cho biết: Là doanh nghiệp mới tham gia thị trường nhưng công ty được rất nhiều khách hàng chú ý với sản phẩm chanh muối đường, me ngào đường, gừng nước cốt chanh... Với các sản phẩm này, khách hàng có thể pha chế thành những loại thức uống giải khát khác nhau mà vẫn giữ nguyên mùi vị trái cây đặc trưng của từng loại. Theo bà Thuỷ, xu thế của khách hàng đang ngày một thay đổi nên các sản phẩm có nhiều phụ phẩm hoá học tạo mầu sẽ ít được ưa chuộng. Do vậy, sản phẩm của Nhật Phan được chế biến từ các loại trái cây tươi, giữ nguyên hương vị và giàu vitamin mà không cần sử dụng các phụ phẩm hoá học tạo mầu khác. Với lợi thế này, sản phẩm của Nhật Phan đã co mặt tại các siêu thị và các cửa hàng trên toàn quốc với giá bán lẻ từ 20.000 – 28.000 đồng/hũ 600g tuỳ loại.
Nhờ ưu thế là một nước nhiệt đới có nhiều loại trái cây đa dạng, hiện nay nước giải khát sản xuất từ trái cây đang được nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm khai thác. Tuy nhiên do trái cây tại Việt có sản lượng và chất lượng không ổn định nên sản lượng nước giải khát từ trái cây hàng năm rất thấp. Vì vậy để phát triển ngành nước uống không gas từ trái cây, trong thời gian tới các doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra nhiều công sức cho việc đưa ra những dòng sản phẩm mới.
Những năm gần đây, thị trường nước giải khát Việt Nam trở nên rất sôi động, lượng tiệu thụ tăng mạnh. Theo dự báo, đến năm 2012, tổng lượng đồ uống bán lẻ ở Việt Nam sẽ tăng gần 50% so với năm 2007.
Vì vậy, thị trường nước giải khát Việt Nam rất hấp dẫn đối với nhiều doanh nghiệp trong nước và cả nước ngoài.Tuy nhiên, thị trường nước giải khát VN hiện nay đang đứng trước những thách thức lớn, trong đó có vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thông tin về việc một số loại nước giải khát trên thị trường chứa các chất phụ gia độc hại, nguyên liệu hóa học… đã có từ khá lâu, nhưng phải đến khi các cơ quan chức năng xác nhận một số loại nước giải khát nhập khẩu có chứa DEHP thì người tiêu dùng mới thật sự quan ngại.
DEHP là loại hóa nhất có thể gây rối loạn dậy thì ở nữ giới, giảm khả năng sinh dục ở nam giới, không tốt cho tim mạch, về lâu dài, có thể gây ung thư nguy hại cho sức khỏe... Từ khi “cơn bão” DEHP xảy ra với thị trường đồ uống, nhiều người tiêu dùng thậm chí thấy hoang mang, lo lắng khi lựa chọn sản phẩm, luôn cảnh giác với những thông tin.
10 loại bia được tiêu thụ nhiều nhất tại Việt Nam
Bia Sài Gòn Đỏ, bia 333, bia Hà Nội và Heiken là những loại bia được uống nhiều nhất năm 2010.
Trong báo cáo trình đại hội cổ đông thường niên năm 2011, Tổng CTCP Bia rượu NGK Sài Gòn (Sabeco) đã công bố một số số liệu về các sản phẩm bia được tiêu thụ nhiều nhất tại thị trường Việt Nam cũng như các doanh nghiệp có thị phần lớn nhất.
Dữ liệu này được thu thập tại 36 thành phố lớn vào tháng 12/2010 theo Dự án nghiên cứu thị trường ngành Bia – nước giải khát năm 2010 của Sabeco.
Top 10 sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất
III. TINH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NƯỚC GIẢI KHÁT TRÊN THẾ GIỚI
1. Tình hình tiêu thụ nước giải khát trên thế giới
Châu Mỹ La Tinh trở thành khu vực tiêu thụ nước giải khát lớn thứ 2 thế giới
Những tác động kéo dài của suy thoái kinh tế dự đoán sẽ tiếp tục làm chậm sự tăng trưởng của các thị trường đã phát triển, và tới năm 2014 Châu Mỹ La Tinh sẽ thế chỗ khu vực Bắc Mỹ trở thành khu vực có khối lượng tiêu thụ nước giải khát lớn thứ 2 thế giới.
Năm 2009 chứng kiến những hình ảnh diễn ra rất khác nhau giữa các khu vực, như giảm tăng trưởng mức chi tiêu giới hạn tại Tây Âu và Bắc Mỹ, trong khi Châu Á Thái Bình Dương trở thành khu vực có khối lượng tiêu thụ nước giải khát không cồn lớn nhất thế giới. Các thị trường đang phát triển nhìn chung đã cách ly tốt hơn trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu gần đây.
Những thị trường mới nổi và đang phát triển không hoàn toàn miễn dịch với suy thoái, nhưng bình quân nước giải khát không cồn ở những nơi này thường được mua với mức giá thấp hơn, và vì thế mong muốn giảm chi tiêu của người tiêu dùng không được hiểu là sự suy giảm về khối lượng tiêu thụ.
Mỹ La Tinh vượt qua Bắc Mỹ và Tây Âu về khối lượng tiêu thụ nước giải khát không cồn
Mỹ La Tinh dự kiến sẽ tăng tiêu dùng cá nhân
Mexico là quốc gia tăng trưởng lớn nhất và nhanh nhất về mức tiêu thụ nước giải khát theo đầu người, phản ánh sự thâm nhập mạnh mẽ của đồ uống giải khát có hương vị trái cây và có gas cho trẻ em, và các loại nước có gas đóng chai cho người lớn. Đặc biêt nước đóng chai đã thay thế các nguồn nước thành phố tại các vùng nông thôn của Mexico, và được giao tới mọi nhà và phân phối đều trong cộng đồng. Hoa Kỳ có mức tiêu thụ cao nhưng đang giảm dần lượng tiêu thụ do nước có gas và đặc biệt là nước đóng chai không còn được người tiêu dùng ưa chuộng do các vấn đề về sức khỏe và môi trường. Trong khi đó duy nhất một quốc gia Mỹ La Tinh khác là Achentina dự kiến sẽ tiếp cận độ cao của Hoa Kỳ.
Do vậy đang tồn tại một cơ hội tuyệt vời để gia tăng sức tiêu thụ đồ uống giải khát cho các quốc gia còn lại của Châu Mỹ La Tinh, đặc biệt là những quốc gia như Braxin và Peru với các khu vực đô thị phát triển và có dân số trẻ với mức thu nhập sau thuế ngày càng tăng. Hầu hết các quốc gia này có mức tiêu thụ theo đầu người đều thấp hơn 30 – 40% mức bình quân khu vực là 177 lít/người năm 2009 và có sự hiện diện đáng kể của các thương hiệu địa phương, cho thấy rằng đầu tư ngắn hạn có thể nhận được lợi nhuận lớn hơn do mức tiêu thụ ngày càng tăng.
Mexico vượt qua Hoa Kỳ về sức tiêu thụ đồ uống giải khát
Châu Mỹ La Tinh là khu vực chính tiêu thụ đồ uống có gas, chủ yếu là Mêxico, Braxin và Achentina, theo thứ tự là những thị trường lớn thứ 2, thứ 3 và thứ 6 thế giới năm trong 2009. Đây là khu vực chiếm gần 1/4 mức tiêu thụ đồ uống giải khát toàn cầu, cả về số lượng và giá trị. Giữa các năm 2009 – 2014 mặt hàng nước giải khát có gas dự kiến tăng mạnh nhất về khối lượng tiêu thụ so với các mặt hàng nước giải khát không cồn tại Châu Mỹ La Tinh.
Nước có gas và nước đóng chai cùng tiêu thụ gần 3 tỷ lít trong năm 2009, nhiều hơn gần 50% so với các sản phẩm còn lại của ngành công nghiệp đồ uống đóng gói cộng lại. Thành tích của đồ uống có gas đã nhấn mạnh tầm quan trọng của khu vực với tư cách là trung tâm tiêu thụ đồ uống không cồn của các công ty đa quốc gia, đối với Braxin, Mêxico và Achentina là các quốc gia được xếp hạng trong top 5 những thị trường có sức tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng.
Coca-Cola có một vị trí khó có thể giành được với tư cách là nhà sản xuất nước có gas hàng đầu trong khu vực, cách một quãng xa ở vị trí thứ 2 là PepsiCo. Mặc dù sự hiện diện của AJEGROUP rất hạn chế, nhưng đây là một đối thủ nặng ký ở những nơi mà sản phẩm của hãng này được phân phối.
Trong những năm gần đây, nước đóng chai trở thành một đối thủ đáng ghờm của dòng sản phẩm nước giải khát có gas, và tới ngày nay thì gần như tồn tại ngang nhau. Sự chênh lệch về giá trị phản ánh lượng lớn mặt hàng nước uống giá rẻ được tiêu dùng mạnh đặc biệt tại Mêxico.
Sự tăng trưởng về khối lượng của các loại nước cốt trái cây uống liền (ready to drinks), và về cơ bản đây là loại mặt hàng có giá thành thấp, đã phản ánh ảnh hưởng về sức mua của những người tiêu dùng có thu nhập thấp tại các thị trường trọng yếu.
Tại viễn cảnh xa hơn, Châu Mỹ La Tinh được dự báo sẽ có mức độ phục hồi tương đối cao sau cuộc khủng hoảng kinh tế, phản ánh nền tảng kinh tế chắc chắn hơn so với thập kỷ trước, nhất là tại Brazil. Dân số trẻ tại các thị trường trọng yếu sẽ tạo thêm động lực thúc đẩy tiêu dùng. Ví dụ tại Mêxico và Côlombia, hơn 30% dân số là dưới 15 tuổi.
Đối với các loại đồ uống không cồn, nước đóng chai và nước giải khát có gas sẽ tiếp tục là tiêu điểm lớn để đầu tư mới, với các tính năng hữu dụng và có lượng calo thấp đang ngày càng được hòa trộn trong các sản phẩm. Nước giải khát đóng chai là nguồn lực chính đằng sau sự tăng vọt về lượng nước giải khát trong suốt thập kỷ qua, dù cho tình trạng tệ hại của nền kinh tế khu vực sẽ hạn chế tiềm năng tăng trưởng như trước trong vòng chu kỳ 5 năm tới.
IV. MỘT SỐ SẢN PHẨM ĐƯỢC ƯA CHUỘNG.
Sản phẩm không có gas.
Hiện nay trên thị trường Việt Nam có khoảng khoảng 300 loại nước giải khát các loại, mỗi loại đều đánh vào những thị hiếu khác nhau như giải nhiệt, đẹp da, giảm béo, chữa bệnh... Trước đây thị trường nước giải khát ở nước ta đa phần là sản phẩm nước uống có gas, rất ít những sản phẩm chiết xuất từ trái cây và không có gas. Nhưng mấy năm gần đây do xu hướng người tiêu dùng ưa chuộng các sản phẩm nước không gas nên doanh nghiệp kinh doanh nước giải khát đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền mới để tung ra hàng loạt sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng.
Chất lượng sản phẩm luôn là một trong những kim chỉ nam cho sự phát triển của công ty. Vì vậy, suốt thời gian qua mặc dù thị trường nước giải luôn phải cạnh tranh khốc liệt để giành chỗ đứng nhưng Bidrico vẫn chiếm lĩnh một thị phần đáng kể trong lĩnh vực nước giải khát của Việt Nam. Để có thể cạnh tranh trên thị trường, trong năm 2009 Bidrico đã không ngừng tung ra các sản phẩm mới và thay đổi chiến lược sản xuất. Đầu tiên phải kể tới là việc Bidrico đầu tư thêm cho một phân xưởng bao bì nhựa, tạo nên dây chuyền khép kín nhằm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Tiếp đến là việc đầu tư 3 dây chuyền của Nhật để sản xuất nước ngọt có gas, nước đóng chai, trà xanh với kinh phí trên 2 triệu USD. Trong 2010 này, công ty vẫn tiếp tục tung ra thị trường nhiều sản phẩm mới bổ dưỡng với chất lượng ổn định nhằm thu hút mọi tầng lớp người tiêu dùng như Trà Thảo dược Tam Thanh, nước ép trái cây Anuta, rau câu trái cây Bidrico.....
Phía Coca-cola cũng đang tiếp tục cho ra đời những dòng sản phẩm mới, gần đây nhất phải kể tới là sản phẩm nước cam Minute Maid Teppy. Đây là sản phẩm nước cam đóng chai có hương vị cam thơm ngon cùng các tép cam tự nhiên mọng nước, tràn đầy năng lượng dành cho giới trẻ năng động. Đặc biệt hơn, ngoài chai thuỷ tinh truyền thống, nước cam Teppy còn có chai nhựa PET độc đáo, tiện dụng mang đến một phong cách thưởng thức di động hiện đại cho giới trẻ Việt Nam. Bên cạnh sản phẩm của nhãn hàng Coca-cola, Highlands Coffee cũng vừa ra mắt bộ ba sản phẩm nước trái cây kết hợp đá xay mới – Ice Blended Juice. Sản phẩm không những cung cấp nhiều dưỡng chất mà còn có tác dụng thanh nhiệt, rất thích hợp cho mùa hè. Các sản phẩm này bao gồm Reviving Guava, Vita Grape và Energizing Pomelo. Nguyên liệu chủ yếu là ổi, nho đen và bưởi, đây là những loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể như Vitamin A, C, B6 và khoáng chất giúp kiểm soát bệnh tiểu đường, giảm huyết áp và nguy cơ ung thư.
Xu hướng tiêu thụ những dòng sản phẩm không có gas
Đa phần người tiêu dùng quan niệm nước hoa quả không chỉ mang tính giải khát mà còn rất bổ dưỡng, nhiều vitamin, tốt cho cơ thể. Xu hướng này thể hiện rõ khi khảo sát sự mua sắm qua các siêu thị. Doanh số trong tháng 4 và tháng 5/2010 của siêu thị này đã tăng nhiều gấp đôi so với trước đó. Điều này cho thấy người tiêu dùng đang quan tâm nhiều đến các sản phẩm làm từ thiên nhiên và trái cây nhiều hơn. Bên cạnh đó, các sản phẩm nước giải khát cũng giữ giá khá ổn định, không tăng đột biến và mang tính thời vụ như một số sản phẩm khác nên mức độ tiêu dùng cũng ổn định hơn.
Trong khi đó, các sản phẩm không có gas của doanh nghiệp nước giải khát cũng đang gia tăng theo các năm. Công ty Tribeco cho biết: Hiện tại Tribeco có 54 chủng loại sản phẩm, trong đó có đến 32 loại là nước giải khát không gas thuộc dòng thức uống dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất. Sản phẩm nước uống không gas của Tribeco tăng bình quân từ 19 đến 22% tuỳ theo chủng loại, trong đó nước ép Cam cà rốt TriO có sản lượng tăng tới 8,5 lần, sữa đậu nành Canxi Somilk bịch và hộp giấy tăng hơn 2,3 lần, nước tinh khiết Tri tăng hơn 75% so với năm 2003.
Không chỉ có các hãng sản xuất lớn lần lượt đưa ra thị trường các sản phẩm nước ngọt mới, một số công ty nhỏ cũng đang nỗ lực cho ra đời các sản phẩm từ trái cây, có lợi cho sức khoẻ người tiêu dùng. Bà Hoàng Thị Phương Thuỷ - Trưởng phòng kinh doanh Công ty TNHH Nhật Phan- cho biết: Là doanh nghiệp mới tham gia thị trường nhưng công ty được rất nhiều khách hàng chú ý với sản phẩm chanh muối đường, me ngào đường, gừng nước cốt chanh... Với các sản phẩm này, khách hàng có thể pha chế thành những loại thức uống giải khát khác nhau mà vẫn giữ nguyên mùi vị trái cây đặc trưng của từng loại. Xu thế của khách hàng đang ngày một thay đổi nên các sản phẩm có nhiều phụ phẩm hoá học tạo mầu sẽ ít được ưa chuộng. Do vậy, sản phẩm của Nhật Phan được chế biến từ các loại trái cây tươi, giữ nguyên hương vị và giàu vitamin mà không cần sử dụng các phụ phẩm hoá học tạo mầu khác. Với lợi thế này, sản phẩm của Nhật Phan đã co mặt tại các siêu thị và các cửa hàng trên toàn quốc với giá bán lẻ từ 20.000 – 28.000 đồng/hũ 600g tuỳ loại.
Nhờ ưu thế là một nước nhiệt đới có nhiều loại trái cây đa dạng, hiện nay nước giải khát sản xuất từ trái cây đang được nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm khai thác. Tuy nhiên do trái cây tại Việt có sản lượng và chất lượng không ổn định nên sản lượng nước giải khát từ trái cây hàng năm rất thấp. Vì vậy để phát triển ngành nước uống không gas từ trái cây, trong thời gian tới các doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra nhiều công sức cho việc đưa ra những dòng sản phẩm mới.
Thị trường tiêu thụ
Những năm gần đây, thị trường nước giải khát Việt Nam trở nên rất sôi động, lượng tiệu thụ tăng mạnh. Theo dự báo, đến năm 2012, tổng lượng đồ uống bán lẻ ở Việt Nam sẽ tăng gần 50% so với năm 2007. Vì vậy, thị trường nước giải khát Việt Nam rất hấp dẫn đối với nhiều doanh nghiệp trong nước và cả nước ngoài.
Tuy nhiên, thị trường nước giải khát VN hiện nay đang đứng trước những thách thức lớn, trong đó có vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thông tin về việc một số loại nước giải khát trên thị trường chứa các chất phụ gia độc hại, nguyên liệu hóa học… đã có từ khá lâu, nhưng phải đến khi các cơ quan chức năng xác nhận một số loại nước giải khát nhập khẩu có chứa DEHP thì người tiêu dùng mới thật sự quan ngại. DEHP là loại hóa nhất có thể gây rối loạn dậy thì ở nữ giới, giảm khả năng sinh dục ở nam giới, không tốt cho tim mạch, về lâu dài, có thể gây ung thư nguy hại cho sức khỏe... Từ khi “cơn bão” DEHP xảy ra với thị trường đồ uống, nhiều người tiêu dùng thậm chí thấy hoang mang, lo lắng khi lựa chọn sản phẩm, luôn cảnh giác với những thông tin mà nhà sản xuất đưa ra.
Đó là việc các công ty nước giải khát trong nước đang chuyển dịch mạnh sang sản xuất các sản phẩm nước trái cây thiên nhiên và nước uống bổ dưỡng, giảm tỷ trọng nước uống có gas.
Trà thảo mộc Dr.Thanh đang gây "cơn sốt" mới trên thị trường nước giải khát VN
Xu hướng trên bắt nguồn từ nguồn nguyên liệu trái cây dồi dào, phong phú quanh năm của Việt Nam và thị hiếu của người tiêu dùng.
Trong những năm gần đây có sự cạnh tranh sản phẩm giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Chiếm lĩnh thị trường nước giải khát hiện nay vẫn là hai đại gia Coca-Cola và Pepsi Cola (chiếm hơn 60% thị phần cả nước), còn lại thị trường của các đơn vị sản xuất trong nước như Tân Hiệp Phát, TRIBECO, BIDRICO... Do áp lực cạnh tranh trên thị trường, khiến các doanh nghiệp không ngừng tung ra các sản phẩm mới và thay đổi chiến lược sản xuất; trong đó có việc giảm tỷ trọng sản xuất nước giải khát có gas.
Thị trường xuất khẩu nước giải khát, đặc biệt là các loại nước ép hoa quả, nước uống bổ dưỡng đã tăng trưởng nhanh chóng trong vài năm trở lại đây. Giá trị xuất khẩu nước uống bổ dưỡng chiếm trên 60% tổng giá trị xuất khẩu nước giải khát. Ngành nước giải khát đã chiếm được một thị phần lớn tại các thị trường cao cấp như: Hà Lan, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Anh, Canada, Singapre, Trung Quốc. Các doanh nghiệp nước giải khát có nhiều sản phẩm xuất khẩu phải kể đến như: Công ty CP thực phẩm Đồng Giao, Công ty Yến sào Khánh Hòa, Công ty CP Nước giải khát TRIBECO...
Nhìn chung, các công ty có công suất lớn trong nước hoặc có vốn đầu tư nước ngoài đều đầu tư dây chuyền sản xuất tiên tiến, tự động hóa như tân Hiệp Phát, TRIBECO, Dona Newtower... Tuy nhiên, tại nhiều địa phương vẫn còn nhiều cơ sở nước giải khát quy mô nhỏ, đầu tư chắp vá, thiếu đồng bộ, dẫn đến không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo các chuyên gia trong ngành nước giải khát: Trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu sản xuất hiện nay, các doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư với quy mô lớn, thiết bị công nghệ hiện đại, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, kết hợp với việc xây dựng nguồn nguyên liệu từ khâu khai thác đến khâu bảo quản. Tìm ra những phân khúc còn trống và đánh trúng tâm lý của người tiêu dùng sẽ giúp cho ngành nước giải khát Việt Nam trong những năm tiếp theo không những tăng nhanh về sản lượng mà còn xuất khẩu nhiều hơn ra thị trường nước ngoài.
Sản phẩm nước tinh khiết
20% là mức tăng trưởng mỗi năm của bộ phận nước uống đóng chai Nestlé tại các thị trường mới nổi. Các hãng thực phẩm và nước giải khát đang chứng kiến sự tăng trưởng mạnh của bộ phận nước uống đóng chai, đặc biệt ở các thị trường mới nổi.
Nước uống đóng chai là một trong những “công thần” đóng góp vào mức doanh thu và lợi nhuận cao trong quý III/2010 của các hãng thực phẩm và nước giải khát như Danone (Pháp), Nestlé (Thụy Sĩ) và Coca-Cola (Mỹ). Nó cũng đang khơi dậy sự hứng thú nơi những người mua tiềm năng là các hãng bia Nhật. Các hãng này đang trong quá trình đàm phán với Danone để mua lại bộ phận nước uống đóng chai của tập đoàn này với các nhãn hiệu nổi tiếng như Volvic, Evian và Badoit. Các hãng bia Nhật cho biết, mục đích là giảm sự lệ thuộc vào thị trường bia nội địa đang sa sút và bành trướng vào lĩnh vực tăng trưởng nhanh như nước uống đóng chai. Điều đó cho thấy dòng sản phẩm này đang là động lực tăng trưởng của các công ty nước giải khát.
Động lực tăng trưởng mới
Danone và đối thủ lớn nhất của Tập đoàn là Nestlé đều chứng kiến doanh số bán của bộ phận nước đóng chai tăng mạnh trong quý III/2010, lần lượt là 8,7% và 7,8%. Mức tăng trưởng này cao hơn 2 điểm phần trăm so với mức tăng trưởng chung của cả 2 tập đoàn. Coca-Cola, hãng nước uống đóng chai lớn thứ 3 thế giới với các nhãn hiệu như Dasani và BonAqua, thì không tiết lộ doanh số bán của bộ phận nước đóng chai, nhưng cho biết, đây là một trong những động cơ tăng trưởng chính của Tập đoàn.
Khi nhìn lại tình hình tiêu thụ nước đóng chai trên toàn cầu, có thể thấy rõ sự tăng trưởng này. Tại một số thị trường của châu Âu và Nhật, một mùa hè nóng bức bất thường đã giúp đẩy cao nhu cầu sử dụng nước đóng chai. Doanh số bán tại Mỹ cũng đã khởi sắc trở lại sau khi bị sa sút do một mùa hè khá mát mẻ của năm 2009. Đặc biệt, ở các thị trường mới nổi, mảng nước uống này đã và đang tận hưởng sự tăng trưởng mạnh mẽ. Chẳng hạn, bộ phận nước uống đóng chai của Nestlé ở các thị trường này đã tăng trưởng lên tới 20%/năm.
“Nước uống đóng chai sẽ tiếp tục tăng trưởng trong dài hạn và được thúc đẩy bởi các thị trường mới nổi”, ông Richard Haffner, đứng đầu bộ phận nghiên cứu nước giải khát toàn cầu tại hãng nghiên cứu thị trường Anh Euromonitor, nhận định. Theo ông, đó là nhờ vào mức thu nhập và nhu cầu tăng cao tại đây.
Một đặc điểm đáng chú ý là nước uống đóng chai có tính nội địa hóa cao. Các hãng nước giải khát phải sử dụng nguồn cung cấp nước ở ngay trong khu vực. Do đó, chất lượng cũng như nguồn cung cấp nước trong vùng đóng vai trò then chốt. Có thể thấy, hơn 90% doanh số bán của Nestlé và Danone là đến từ thị trường tiêu dùng trong vùng và có một số thị trường không thể phát triển được. Chẳng hạn, Nestlé không bán nước uống đóng chai ở Ấn Độ, bởi vì chất lượng nước ở đây rất kém trong khi giá bán thì quá thấp.
Cũng do tính nội địa hóa của nước uống đóng chai mà khả năng sinh lợi của nó cũng thấp so với các sản phẩm nước giải khát khác. Chẳng hạn, biên lợi nhuận hoạt động tại bộ phận này của Danone năm 2009 chỉ đạt 12,5% so với mức 15,3% của cả Tập đoàn. Ở Nestlé cũng có biên lợi nhuận trước thuế và lãi vay ở mức 8,4%, thấp hơn phân nửa so với 18,6% của cả Tập đoàn.
Tuy nhiên, nước uống đóng chai lại có một lợi thế, đó là quy mô càng lớn thì chi phí sẽ càng giảm. Tốc độ tăng trưởng cao của Nestlé tại các thị trường mới nổi là nhờ vào mạng lưới phân phối và sản xuất rộng khắp của Hãng. “Nestlé càng bành trướng ở các thị trường mới nổi thì biên lợi nhuận sẽ càng tăng”, Andrew Wood, chuyên gia phân tích tại Công ty Bernstein Research (Mỹ), nhận định.
Sự phân hóa
Tại các thị trường phát triển như Mỹ, nước uống có ga vẫn được ưa chuộng (người Mỹ sử dụng 1,7 lít nước giải khát có ga so với mỗi lít nước đóng chai), nhưng xu hướng sử dụng nước uống đóng chai để đảm bảo sức khỏe cũng ngày càng tăng.
Tuy nhiên, giá bán lại đang đi theo hướng ngược lại. John Sicher, biên tập viên của tờ Beverage Digest (Mỹ), cho biết, mặc dù lượng nước đóng chai bán ra tại Mỹ đã tăng 10% trong 9 tháng đầu năm 2010, nhưng giá đã giảm xuống đáng kể. Nestlé và các nhãn hiệu nước uống nội địa chiếm đa số trong mức tăng trưởng khối lượng tại Mỹ, trong k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Xây dựng nhà máy nước giải khát lên men và nước giải khát pha chế.doc