DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VẼ
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH XUÂN CẦU 3
1. KHẢO SÁT VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 3
1. 1 Tổng quan chung 3
1.2 Các chức năng chính. 4
1.3 Các nhiệm vụ chính 4
1.4 Lĩnh vực kinh doanh. 5
1.5 Sơ đồ tổ chức của công ty: 6
1.6 Chức năng các phòng ban 7
1.7 Kết quả hoạt động kinh doanh. 11
2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TIN HỌC TẠI CÔNG TY TNHH XUÂN CẦU 15
2.1 Thực trạng ứng dụng tin học tại công ty. 15
2.2 Nhu cầu tin học hóa của hệ thống 15
3. KHÁI QUÁT VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU. 17
3.1 Lý do chọn đề tài. 17
3.2 Hướng phát triển đề tài 18
CHƯƠNG 2 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CƠ BẢN VỀ THIẾT KẾ PHẦN MỀM 20
1.TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM 20
1.1 Khái niệm phần mềm. 20
1.2 Phân loại phần mềm 20
1.2.1 Phần mềm hệ thống 20
1.2.2 Phần mềm ứng dụng 21
1.3 Khái niệm công nghệ phần mềm 21
1.3.1 Khái niệm công nghệ phần mềm 21
1.3.2 Khái quát vòng đời phát triển phần mềm. 22
1.4 Các yêu cầu trong quá trình xây dựng phần mềm. 23
1.4.1 Xác định và phân tích rõ yêu cầu phần mềm. 23
1.4.2 Hoàn chỉnh thiết kế phần mềm. 28
1.4.2.1 Thiết kế kiến trúc phần mềm. 28
1.4.2.2 Thiết kế cơ sở dữ liệu. 29
1.4.2.3 Thiết kế giải thuật. 32
1.4.3.4 Thiết kế giao diện. 41
Nguyên tắc thiết kế màn hình nhập liệu: 41
Nguyên tắc trình bày thông tin trên màn hình: 41
2. CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT. 42
2.1 Giới Thiệu về Visual Basic 6.0 (VB 6.0). 42
Giới Thiệu Chung 42
Ưu Điểm của VB 43
2.2 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access. 43
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH XUÂN CẦU 45
1. XÁC ĐỊNH YÊU CẦU 45
1.1 Mô tả bài toán 45
1.2 Các nghiệp vụ về quản lý bán hàng 45
1.2.1 Nghiệp vụ nhập hàng 45
1.2.2 Nghiệp vụ bán hàng 46
1.3 Yêu cầu của đề tài 46
2. PHÂN TÍCH CHI TIẾT 48
2.1 Sơ đồ ngữ cảnh 48
2.2 Sơ đồ chức năng (BFD) của chương trình quản lý bán hàng 49
2.3 Sơ đồ luồng thông tin 50
2.3.1 Sơ đồ luồng thông tin nghiệp vụ nhập hàng 50
2.3.2 Sơ đồ luồng thông tin bán hàng 51
2.3.1 Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD) chương trình quản lý bán hàng 52
2.3.2 Sơ đồ phân ra mức 1 chức năng báo cáo 53
2.4.1 Bảng hàng hóa ( Hanghoa) 54
2.4.2 Bảng nhân viên (Nhanvien) 54
2.4.3 Bảng khách hàng (Khachhang) 54
2.4.4 Bảng kho hàng (Khohang) 55
2.4.6 Bảng hóa đơn nhập (hoadonnhap) 55
2.4.7 Bảng chi tiết hóa đơn nhập (chitiethoadonnhap) 55
2.4.8 Bảng hóa đơn bán ( Hoadonban) 56
2.4.9 Bảng chi tiết hóa đơn bán (Chitiethoadonban) 56
2.4.10 Bảng người dùng (Nguoidung) 56
2.4.11 Mô hình quan hệ thực thể. 57
2.5.1 Giải thuật đăng nhập. 58
2.5.2 Giải thuật tìm kiếm bản ghi .59
2.5.3 Giải thuật xóa bản ghi 60
Một số giao diện 65
109 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2030 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng phần mềm quản lý bán hàng tại công ty TNHH Xuân Cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần mềm theo các tính chất: phù hợp, đầy đủ, rõ ràng, không trùng lặp. Phân cấp các yêu cầu phần mềm dựa theo nhu cầu và đòi hỏi của người sử dụng. Kiểm tra từng yêu cầu phần mềm xem chúng có khả năng thực hiện được trong môi trường kỹ thuật hay không, có khả năng kiểm định các yêu cầu phần mềm hay không và xác định các rủi ro có thể xảy ra với từng yêu cầu phần mềm. Đánh giá thô (tương đối) về thời gian thực hiện từng yêu cầu phần mềm và thời gian hoàn thành phần mềm.
Trong giai đoạn phân tích yêu cầu phần mềm, phân tích viên dùng một số công cụ mô hình hóa hỗ trợ cho quá trình phân tích: sơ đồ chức năng BFD, sơ đồ luồng dữ liệu DFD, sơ đồ luồng thông tin IFD, các lưu đồ.
Sơ đồ luồng thông tin
Sơ đồ luồng thông tin được dùng để mô tả hệ thống thông tin theo cách thức động. Tức là mô tả sự di chuyển của dữ liệu, việc sử lý, việc lưu trữ trong thế giới vật lý bằng sơ đồ khối.
Các ký pháp của sơ đồ luồng thông tin như sau:
Xử lý:
Thủ công
Giao tác người-máy
Tin học hóa hoàn toàn
Kho lưu trữ dữ liệu:
Thủ công
Tin học hóa
Dòng thông tin: Điều khiển
Tài liệu
Hình 2.1 Các ký pháp sử dụng trong sơ đồ luồng thông tin
Lưu ý:
Dòng thông tin vào ra với kho dữ liệu không cần phải có mũi tên chỉ hướng.
Có thể dùng thêm một số ký tự khác như màn hình, đĩa từ.
Sơ đồ luồng dữ liệu:
Sơ đồ luồng dữ liệu dùng để mô tả hệ thống thông tin nhưng trên góc độ trừu tượng. Trên sơ đồ chỉ bao gồm: Các luồng dữ liệu, các xử lý, các lưu trữ dữ liệu, nguồn và đích nhưng không hề quan tâm tới nơi, thời điểm chịu trách nhiệm xử lý. Sơ đồ luồng dữ liệu chỉ mô tả đơn thuần hệ thống thông tin làm gì và để làm gì.
Ký pháp dùng cho sơ đồ luồng dữ liệu (DFD)
Ngôn ngữ sơ đồ luồng dữ liệu DFD sử dụng bốn ký pháp cơ bản sau: Thực thể, tiến trình, kho dữ liệu, dòng dữ liệu.
Tên người/ bộ phận nhận/ phát tin
Tên tiến trình xử lý
Tệp dữ liệu
Tên dòng dữ liệu
Nguồn hoặc đích
Dòng dữ liệu
Tiến trình xử lý
Kho dữ liệu
Hình 2.2 Các ký pháp sử dụng trong sơ đồ luồng dữ liệu
Các mức của DFD:
Sơ đồ ngữ cảnh: Thể hiện rất khái quát nội dung chính của hệ thống thông tin . Sơ đồ này không đi vào chi tiết, mà mô tả sao cho chỉ cần một lần nhìn là nhận ra nội dung chính của hệ thống. Để cho sơ đồ ngữ cảnh sáng sủa, dễ nhìn có thể bỏ qua các kho dữ liệu; bỏ qua các xử lý cập nhật. Sơ đồ ngữ cảnh còn gọi là sơ đồ mức 0.
Phân rã sơ đồ
Để mô tả hệ thống chi tiết hơn người ta dùng kỹ thuật phân rã sơ đồ. Bắt đầu từ sơ đồ ngữ ngữ cảnh, người ta phân rã thành sơ đồ mức 1, mức 2
Một số quy ước và quy tắc liên quan tới DFD
Mỗi luồng dữ liệu phải có một tên trừ luồng dữ liệu giữa xử lý và kho dữ liệu.
Dữ liệu chứa hai vật mang tên khác nhau nhưng luôn đi cùng nhau thì chỉ cần tạo ra một luồng dữ liệu duy nhất.
Xử lý luôn phải được đánh số 1.0, 1.1
Vẽ lại các kho dữ liệu để các luồng dữ liệu không cắt nhau.
Tên cho xử lý phải là một động từ.
Xử lý phải thực hiện một biến đổi dữ liệu. Luồng vào phải khác luồng ra từ một xử lý.
Đối với việc phân rã DFD
Thông thường một xử lý mà logic xử lý của nó được trình bày bằng ngôn ngữ có cấu trúc chỉ chiếm một trang giấy thì không cần phải phân rã tiếp.
Cố gắng chỉ để 7 xử lý tối đa trên một DFD
Tất cả các xử lý trên một DFD phải thuộc cùng một mức phân rã.
Luồng vào của một DFD mức cao phải là luồng vào của một DFD mức thấp nào đó. Luồng ra tới đích của một DFD con phải là luồng ra tới đích của một DFD mức lớn hơn nào đó. Đây gọi là nguyên tắc cân đối của DFD.
Ví dụ: Sơ đồ ngữ cảnh – quản lý bán hàng:
Sơ đồ luồng dữ liệu mức 0:
Hình2.3: Ví dụ về sơ đồ luồng dữ liệu
Kết quả của quá trình xác định yêu cầu phần mềm: là bảng kê phạm vi yêu cầu phần mềm, những yêu cầu về chức năng và nghiệp vụ của người sử dụng đối với phần mềm, bảng liệt kê phạm vi ứng dụng phần mềm, bảng kê tập hợp kịch bản sử dụng phần mềm, các sơ đồ DFD, BFD, IFD, các lưu đồ, phát triển hay sử dụng phần mềm, liệt kê danh sách những người, những bộ phận trong tổ chức sử dụng phần mềm sau này.
1.4.2 Hoàn chỉnh thiết kế phần mềm.
Quy trình thiết kế phần mềm bao gồm các công đoạn sau:
Thiết kế kiến trúc.
Thiết kế kỹ thuật.
Thiết kế cơ sở dữ liệu.
Thiết kế giải thuật.
Thiết kế giao diện.
1.4.2.1 Thiết kế kiến trúc phần mềm.
Mục đích: Thiết kế kiến trúc phần mềm nhằm đưa ra một kiến trúc tổng thể về các chức năng phần mềm. Kiến trúc này thể hiện sự phân chia các chức năng trong hệ thống một cách rõ ràng. Sự phân chia này nhằm giảm thiểu sự phức tạp và cồng kềnh hoặc tạo ra sự thuận lợi cho việc tiến hành các quy trình về sau và thuật tiện cho người sử dụng phần mềm. Kỹ sư lập trình có thể sử dụng sơ đồ chức năng kinh doanh để biểu diễn kiến trúc phần mềm. Sơ đồ chức năng kinh doanh (Business Function Diagrama – BFD) là loại sơ đồ biểu diễn sự phân ra các chức năng từ tổng thể đến chi tiết. Đặc điểm của BFD là:
Mô tả từ tổng thể đến chi tiết các chức năng phần mềm.
Dễ dàng thành lập bằng cách phân rã các chức năng từ trên xuống.
Có tính chất tĩnh bởi chúng chỉ cho thấy các chức năng mà không cho thấy trình tự xử lý.
1.4.2.2 Thiết kế cơ sở dữ liệu.
Cơ sở dữ liệu được hiểu là tập hợp các bảng có liên quan với nhau được tổ chức và lưu trữ trên các thiết bị hiện đại của tin học, chịu sự quản lý của một hệ thống chương trình máy tính, nhằm cung cấp thông tin cho nhiều người sử dụng khác nhau, với mục đích khác nhau.
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (HQTCSDL) là một phần mềm ứng dụng giúp chúng ta tạo ra và lưu trữ, tổ chức và tìm kiếm dữ liệu từ một cơ sở dữ liệu đơn lẻ hoặc một số cơ sở dữ liệu. Microsoft Access, Foxpro là những ví dụ về HQTCSDL thông dụng trên máy tính.
Trong giai đoạn này, dựa trên hồ sơ đặc tả và kết quả của quá trình phân tích và xác định yêu cầu phần mềm, kỹ sư phần mềm tiến hành thiết kế cơ sở dữ liệu cho phần mềm. Một trong số phương pháp thiết kế cơ sở dữ liệu phần mềm được sử dụng là: Phương pháp thiết kế cơ sở dữ liệu đi từ thông tin đầu ra.
Thiết kế cơ sở dữ liệu đi từ các thông tin đầu ra:
Các bước tiến hành như sau:
Bước 1: xác định các đầu ra.
Liệt kê toàn bộ các thông tin đầu ra.
Nội dung, khối lượng, tần suất, nơi nhận của chúng.
Bước 2. Xác định các tệp cần thiết cung cấp dữ liệu cho việc tạo ra từng đầu ra.
Liệt kê các phần tử thông tin đầu ra:
Trên mỗi thông tin đầu ra bao gồm các phần tử thông tin. Ví dụ trong một hóa đơn bán hàng của một công ty bán lẻ, phần tử thông tin đầu ra bao gồm: Số hóa đơn, tên hàng, đơn vị tínhvà được gọi là các thuộc tính. Phân tích viên liệt kê toàn bộ các thuộc tính thành một danh sách. Đánh giấu các thuộc tính có thể nhận nhiều giá trị dữ liệu đây được gọi là thuộc tính lặp. Ví dụ như thuộc tính mã hàng trên hóa đơn bán hàng có thể nhận nhiều giá trị khác nhau.
Đánh giấu các thuộc tính thứ sinh là những thuộc tính được tính toán hoặc suy ra từ các thuộc tính khác. Ví dụ: Thành tiền = đơn giá * số lượng, như vậy thuộc tính thành tiền là thuộc tính thứ sinh.
Gạch chân các thuộc tính khóa cho thông tin đầu ra. Ví dụ số hóa đơn là thuộc tính khóa cho danh sách các thuộc tính đầu ra của “Hóa đơn bán hàng”.
Loại bỏ các thuộc tính thứ sinh khỏi danh sách, chỉ để loại các thuộc tính cơ sở. Xem xét và loại bỏ các thuộc tính không có ý nghĩa.
Thực hiện việc chuẩn hóa mức 1(1.NF)
Chuẩn hóa mức 1 (1.NF) quy định rằng trong mỗi danh sách không được phép chứa những thuộc tính lặp. Nếu có các thuộc tính lặp thì phải tách thuộc tính lặp ra thành các danh sách con, có một ý nghĩa dưới góc độ quản lý.
Gắn thêm cho nó một tên, tìm thêm cho nó một thuộc tính định danh riêng và thêm thuộc tính định danh của danh sách gốc.
Thực hiện chuẩn hóa mức 2 (2. NF)
Chuẩn hóa mức 2(2.NF) quy định rằng, trong một danh sách mỗi thuộc tính phải phụ thuộc hàm vào toàn bộ khóa chứ không phụ thuộc vào một phần của khóa. Nếu có sự phụ thuộc như vậy thì phải tách những thuộc tính phụ thuộc hàm vào bộ phận của khóa thành một danh sách con mới.
Lấy bộ phận khóa đó làm khóa cho danh sách mới. Đặt cho danh sách này cái tên riêng sao cho phù hợp với nội dung các thuộc tính trong danh sách.
Thực hiện chuẩn hóa mức 3 (3.NF)
Chuẩn hóa mức 3 (3.NF) quy định rằng, trong một danh sách không được phép có sự phụ thuộc bắc cầu giữa các thuộc tính. Nếu thuộc tính Z phụ thuộc hàm vào thuộc tính Y và thuộc tính Y phụ thuộc hàm vào thuộc tính X thì phải tách chúng vào hai danh sách chứa quan hệ Z, Y và danh sách chứa quan hệ Y và X. Xác định khóa và tên cho danh sách mới.
Bước 3: Mô tả các tệp:
Mỗi danh sách xác định sau bước chuẩn hóa mức 3 (3NF) sẽ là một tệp cơ sở dữ liệu. Biểu diễn các tệp theo ngôn ngữ của cơ sở dữ liệu về tệp. Tên tệp viết chữ in hoa, nằm phía trên, các thuộc tính nằm trong các ô, thuộc tính khóa được gạch chân.
Từ mỗi đầu ra theo cách thực hiện của bước hai sẽ tạo ra rất nhiều danh sách, mỗi danh sách là liên quan đến một đối tượng quản lý, có sự tồn tại riêng tương đối độc lập. Những danh sách nào cùng mô tả về một thực thể thì phải tích hợp lại, nghĩa là tạo thành một danh sách chung, bằng cách tập hợp các thuộc tính chung và riêng của danh sách đó.
Bước 4: Xác định logic giữa các tệp và thiết lập sơ đồ cấu trúc dữ liệu
Xác định mối liên hệ giữa các tệp, biểu diễn chúng bằng mũi tên hai chiều, và mũi tên một chiều nếu là quan hệ một – nhiều. Biểu diễn các tệp và vẽ sơ đồ liên kết giữa các tệp.
1.4.2.3 Thiết kế giải thuật.
Giải thuật là một dãy các quy tắc chặt chẽ xác định một trình tự các thao tác trên một đối tượng cụ thể để giải quyết một vấn đề hoặc để hoàn thành một mục đích cuối cùng nào đó.
Thiết kế giải thuật được thực hiện bởi ba cấu trúc điều khiển sau đây:
Cấu trúc tuần tự: Các bước thực hiện theo trình tự một cách chính xác, mỗi bước được thực hiện đúng một lần.
Cấu trúc chọn lọc: Một hoặc nhiều thao tác được chọn và thực hiện.
Cấu trúc chu trình: Một hoặc nhiều bước được thực hiện lặp lại.
Phương pháp thiết kế giải thuật:
Khái niệm module hóa:
Mỗi module có thể coi như một đơn thể chương trình độc lập có thể lắp ghép với nhau. Module hóa là phân chia bài toán lớn thành các bài toán nhỏ hơn, ngày càng cụ thể hơn và chi tiết hơn theo sơ đồ cấu trúc hình cây sau:
M
M1
M2
M11
M121
M122
M12
M13
M21
M22
Hình 2.4 Ví dụ về sơ đồ cấu trúc hình cây.
Nếu coi bài toán chính là module bậc 1 thì module này lại được phân chia thành các module bậc 2, bậc 3theo cấu trúc hình cây. Mỗi module sẽ giải quyết một bài toán nhỏ riêng rẽ, độc lập với các module khác.
Phương pháp thiết kế từ trên xuống
Đây là một phương pháp thiết kế giải thuật dựa trên tư tưởng module hoá. Nội dung của phương pháp này như sau: Trước hết người ta xác định các vấn đề chủ yếu nhất mà việc giải quyết bài toán yêu cầu, bao quát được toàn bộ bài toán. Sau đó phân chia nhiệm vụ cần giải quyết thành các nhiệm vụ cụ thể hơn, tức là chuyển dần từ module chính đến các module con từ trên xuống dưới.
Ví dụ về thiết kế cho phần mềm quản lý bán hàng: Phác thảo 1:
Phần mềm quản lý bán hàng
Hệ thống
Báo cáo
Xử lý hóa đơn
Quản lý danh mục
Phác thảo thứ 2:
Hóa đơn thanh toán
Danh mục hàng hóa
Thoát
Báo cáo hàng tồn
Hóa đơn nhập hàng
Danh mục khách hàng
Đăng nhập lại
Báo cáo tổng hợp doanh thu
Hóa đơn bán hàng
Danh mục nhân viên
Quản lý người dùng
Hệ thống
Quản lý danh mục
Báo cáo
Xử lý hóa đơn
Phần mềm quản lý bán hàng
Hình 2.5 Ví dụ về phương pháp thiết kế từ trên xuống
Phương pháp thiết kế từ dưới lên
Phương pháp này áp dụng cho những đơn vị mà trong tổ chức trước đó đã ứng dụng tin học ở một số bộ phận . Tư tưởng của phương pháp này là: Trước hết người ta tiến hành giải quyết các vấn đề cụ thể, sau đó trên cơ sở đánh giá mức độ tương tự về chức năng của các vấn đề này trong việc giải quyết bài toán, người ta gộp chúng lại thành từng nhóm cùng chức năng từ dưới lên trên cho đến module chính. Tiếp đó sẽ thiết kế thêm một số chương trình làm phong phú hơn, đầy đủ hơn chức năng của các phân hệ và cuối cùng là thiết kế một chương trình làm nhiệm vụ tập hợp các module thành một hệ chương trình thống nhất, hoàn chỉnh.
Để minh hoạ cho tư tưởng thiết kế này ta xem xét ví dụ sau đây:
Giả sử trong một doanh nghiệp, công việc ứng dụng tin học trong quản lý đã được triển khai ở các bộ phận khác nhau và trong từng thời điểm khác nhau. Kết quả là người ta đã thiết kế và đưa vào sử dụng một số chương trình quản lý trong các phòng ban (phòng tài vụ, phòng cung ứng vật tư, phòng Tổ chức hành chính). Danh sách các chương trình như sau:
Prog 1: Vào số liệu cho tệp hồ sơ cán bộ.
Prog 2: Sửa chữa, bổ sung, cập nhật hồ sơ.
Prog 3: Vào số liệu cho tệp quản lý vật tư.
Prog 4: Vào số liệu cho tệp hoá đơn bán sản phẩm.
Prog 5: Tính lương cán bộ quản lý.
Prog 6: Lập bảng dự toán sử dụng vật tư.
Prog 7: Quản lý cán bộ.
Prog 8: Lập bảng tính giá trị sản phẩm bán ra.
Các chương trình này đã được sử dụng và có kết quả trong sản xuất kinh doanh đã được thực tế kiểm nghiệm. Bây giờ trên cơ sở các chương trình cụ thể này, lãnh đạo công ty có nhu cầu thiết kế một hệ thống chương trình thống nhất, phục vụ tốt hơn cho việc quản lý doanh nghiệp. Trong trường hợp này, chúng ta phải vận dụng phương pháp thiết kế từ dưới lên. Ta lần lượt được các phác thảo sau đây:
Phác thảo thứ nhất: Gộp các module 1, 2, 5, 7 thành phân hệ quản lý nhân sự:
Quản lý nhân sự
Prog 7
Prog 5
Prog 2
Prog 1
Phác thảo thứ hai: Gộp các module 4, 8 thành phân hệ quản lý bán hàng:
Prog 8
Prog 4
Quản trị bán hàng
Phác thảo thứ ba: Gộp các module 3, 6 thành các chức năng quản lý kho hàng:
Quản trị kho hàng
Prog 6
Prog 3
Phác thảo thứ 4: Trên cơ sở chức năng của các phân hệ quản lý trên đây, chúng ta có thể tiến hành thiết kế thêm một số chương trình khác làm phong phú thêm các vấn đề mà hệ thống quản lý (Prog 9 - dự báo mức tiêu thụ hàng hoá, Prog 10 - lập bảng tổng hợp hàng tồn kho). Các chương trình đựơc thiết kế bổ sung phải đảm bảo được yêu cầu phù hợp về mặt chức năng với các chương trình đã được thiết kế bà cài đặt trước đó. Đồng thời phải có sự tương thích với các chương trình đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn. Trong ví dụ trên đây ta có thể thiết kế thêm nhiều chương trình trong mỗi phân hệ làm cho khả năng của các phân hệ ngày càng đa dạng, giải quyết được ngày càng hiệu quả các vấn đề mà thực tế quản lý của doanh nghiệp đặt ra. Ở đây là gộp ba phân hệ vừa thiết kế thành một hệ tin học quản lý thống nhất của doanh nghiệp dưới dạng mô hình sau:
Prog 10
Prog 6
Prog 3
Prog 3
Prog 8
Prog 4
Prog 5
Prog 7
Prog 2
Prog 1
Quản trị nhân sự
Quản trị bán hàng
Quản trị kho hàng
Quản trị doanh nghiệp
Hình 2.6 Ví dụ về phương pháp thiết kế từ dưới lên.
Phương pháp diễn đạt giải thuật:
Để diễn đạt giải thuật người ta có thể dùng 3 phương pháp sau đây:
Phương pháp 1: Diễn đạt giải thuật bằng lời.
Phương pháp 2: Diễn đạt giải thuật bằng sơ đồ khối.
Phương pháp 3: Diễn đạt giải thuật bằng một ngôn ngữ lập trình có cấu trúc.
Phương pháp diễn đạt giải thuật bằng sơ đồ khối:
Tư tưởng của phương pháp này dựa trên ý tưởng chủ đạo của giải thuật là tiến hành xây dựng các khối biểu diễn các quy trình tính toán và mối liên hệ giữa các khối với nhau.
Phương pháp biểu diễn thuật toán bằng sơ đồ khối cho ta cái nhìn tổng thể về phương pháp giải quyết bài toán đặt ra. Trên cơ sở sơ đồ khối người ta dễ dàng chuyển thành chương trình trong một ngôn ngữ lập trình cụ thể. Quy định: Trong sơ đồ khối người ta sử dụng một số hình vẽ sau:
STT
Hình
Ý nghĩa các khối
1
Bắt đầu
Vị trí xuất phát của chương trình
2
Nội dung cần đưa vào
Đưa dữ liệu từ bàn phím vào máy và lưu vào trong bộ nhớ
3
Nội dung cần tính toàn
Khối tính toán.
4
Điều kiện kiểm tra
Đ
S
Điều kiện kiểm tra của chương trình.
5
Đưa dữ liệu ra màn hình
Đưa dữ liệu từ bộ nhớ trong ra màn hình máy tính
6
Kết thúc
Kết thúc chương trình
Hinhd 2.7 Các ký pháp sử dụng để vẽ sơ đồ khối.
1.4.3.4 Thiết kế giao diện.
Nguyên tắc thiết kế màn hình nhập liệu:
Đặt mọi thông tin gắn liền với một nhiệm vụ trên cùng một màn hình. Người sử dụng không phải nhớ thông tin từ màn hình này sang màn hình khác.
Chỉ dẫn rõ ràng cách thoát khỏi màn hình. Đặt giữa các tiêu đề và xếp đặt thông tin theo trục trung tâm.
Nếu đầu ra của màn hình là nhiều trang màn hình thì mỗi trang nên đánh số thứ tự.
Viết văn bản dưới quy ước chung: Chữ in hoa, in thường, gạch chânvà ngắt câu hợp lý.
Đặt tên đầu cột cho mỗi cột.
Tổ chức các phần tử của danh sách theo trật tự quen thuộc trong quản lý.
Căn trái các cột văn bản và căn phải các cột số. Bảo đảm vị trí đầu thập phân thẳng hàng.
Chỉ đặt màu cho những thông tin quan trọng.
Nguyên tắc trình bày thông tin trên màn hình:
Về mặt từ ngữ: Mỗi thực đơn phải có tiêu đề rõ nghĩa, từ mục phải mô tả rõ chức năng sẽ được thực hiện.
Về mặt tổ chức: Phân các thực đơn thuộc cùng một nhóm chức năng vào những mục riêng.
Về mặt kích thước và hình thức: Số lượng các mục trên thực đơn không nên vượt quá chiều dài màn hình. Có thể dùng thực đơn nhiều cấp để thay thế những thực đơn quá dài. Thực đơn sử dụng tiếng Việt có dấu và có định nghĩa phím tắt tạo điều kiện sử dụng.
2. CÔNG CỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI QUYẾT.
2.1 Giới Thiệu về Visual Basic 6.0 (VB 6.0).
Giới Thiệu Chung
Nguồn gốc : Là sản phẩm nằm trong bộ phần mềm của Visual Studio 98 của hãng MicroSoft ra đời năm 1998. Cho đến nay nó đã được cập nhật đến bản sửa lỗi 6.
VB 6.0 là ngôn ngữ lập trình đa năng sử dụng để phát triển các phần mềm hoạt động trong môi trường Window hay trên mạng Internet. Nó là sự kế thừa từ ngôn ngữ lập trình Basic với những ưu điểm chính:
Bao gồm những đặc điểm của Basic nên rất quen thuộc dễ dùng.
Cung cấp nhiều công cụ điều khiển có sẵn để hỗ trợ cho lập trình viên nhất là trong lập trình CSDL.
Có cấu trúc chặt chẽ ở mức vừa phải rất dễ dàng để có thể học tập thành thạo.
Các phiên bản của VB 6.0 :
Learning Editor: Là phiên bản cơ bản nhất nó cho phép viết nhiều kiểu ứng dụng khác nhau.Tuy nhiên nó không có sẵn một số công cụ điều khiển như các phiên bản khác.
Professional Editor: Là phiên bản thiết cho người dùng chuyên nghiệp nó chứa tất cả các tính năng và công cụ có trong phiên bản Learning Editor và bổ sung thêm một số thư viện và công cụ điều khiển.
EnterPrise Editor: Đây là phiên bản đầy đủ nhất giành cho phát triển ứng dụng chuyên nghiệp, nó chứa các công cụ để hỗ trợ lập trình theo nhóm.
Ưu Điểm của VB
VB có thể giúp cho CSDL dễ bảo trì hơn: Nếu di chuyển một form hay một report từ CSDL này sang CSDL khác thì thủ tục gắn vào form hay report đó cũng di chuyển theo.
Tạo hàm theo ý muốn: VB có thể tạo hàm theo ý muốn để tính những giá trị theo những công thức quy định hay quy trình phức tạp
Báo lỗi hay xử lý lỗi: VB giúp phát hiện lỗi của người dùng, hiện những lỗi thông báo dễ hiểu.
Tạo và điều khiển đối tượng: VB cho phép điều khiển tất cả các đối tượng trong CSDL và bản thân CSDL.
Xử lý bản ghi: Có thể dùng VB để lần lượt xử lý từng bản ghi trong một trường hợp nào đó.
Truyền tham số đến các thủ tục: VB cho phép truyền tham số đến các thủ tục khi đang thực hiện và có thể dùng các biến làm tham số.
2.2 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access.
Từ cuối những năm 80, hãng Microsoft đã cho ra đời hệ điều hành Windows, đánh dấu một bước ngoặc trong phát triển các ứng dụng phần mềm trên nền Windows. Một trong những ứng dụng nổi bật nhất đi kèm lúc đó là bộ phần mềm tin học văn phòng Microsoft Office. Một trong những phần mềm trong bộ phần mềm nói trên đó là Microsoft Access – hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
Ứng dụng của MS Access có các đối tượng thuộc giao diện như thực đơn, dải công cụ, hộp thoạiđều được thiết kế tương tự như các ứng dụng khác trong bộ MS Office. Việc trao đổi dữ liệu giữa MS Access và các ứng dụng khác trong môi trường Windows như Excel, Words, Visual Basic cũng rất thuật tiện.
Một cơ sở dữ liệu của MS Access được tạo lập bởi các thành phần:
Các bảng cơ sở dữ liệu (database).
Các bảng truy vấn (Query).
Các biểu mẫu (Form).
Các tập lệnh (Macro).
Các khái niệm về cơ sở dữ liệu Access.
Cơ sở dữ liệu Access.
Cơ sở dữ liệu Access là một đối tượng bao gồm tập hợp các bảng dữ liệu, các kết nối giữa các bảng được thiết kế một cách phù hợp để phục vụ lưu trữ dữ liệu cho một ứng dụng quản lý dữ liệu nào đó.
Bảng dữ liệu (table).
Bảng dữ liệu là một phần quan trọng nhất của CSDL. Là nơi lưu trữ những dữ liệu tác nghiệp cho ứng dụng. Một CSDL có thể có rất nhiều bảng, các bảng phải được thiết kế sao cho có thể lưu trữ đầy đủ các dữ liệu cần thiết, đảm bảo giảm tối đa tình trạng gây dư thừa dữ liệu (dư thừa dữ liệu được hiểu đơn giản là tình trạng lưu trữ những dữ liệu không cần thiết trên một số bảng. Tác hại của hiện tượng này là gây sai lệch dữ liệu tác nghiệp và làm tăng dung lượng dữ liệu không cần thiết); tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển ứng dụng trong các bước tiếp theo.
Một bảng cơ sở dữ liệu bao gồm các thành phần: Tên bảng, các trường dữ liệu, trường khóa, tập hợp các thuộc tính cần thiết cho mỗi trường dữ liệu và tập hợp các thuộc tính cần thiết cho mỗi trường dữ liệu và tập hợp các bản ghi.
Liên kết các bảng dữ liệu trong Access
Liên kết các bảng dữ liệu là một kỹ thuật trong thiết kế CSDL quan hệ. Chúng là mối liên kết giữa hai bảng với nhau theo thiết kế cho trước để đảm bảo được mục đích lưu trữ dữ liệu cho ứng dụng. Trong Access tồn tại hai kiểu liên kết: liên kết 1-1 và liên kết 1- n (một - nhiều).
Liên kết 1-1: Mỗi bản ghi của bảng này sẽ liên kết với duy nhất tới một bản ghi kia và ngược lại.
Liên kết 1 – n: Mỗi trường của bảng 1 sẽ có thể liên kết với một hoặc nhiều bản ghi của bảng nhiều (n). Ngược lại, mỗi bản ghi của bảng nhiều sẽ liên kết với duy nhất một trường của bảng 1.
CHƯƠNG III. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH XUÂN CẦU
1. XÁC ĐỊNH YÊU CẦU
1.1 Mô tả bài toán
Phòng kinh doanh lên kế hoạch kinh doanh và danh mục các xe cần nhập từ kho hàng của công ty, đệ trình nên giám đốc ký duyệt bao gồm các thông tin về xe: Kiểu xe, màu xe, số lượng.
Khi hàng chuyển về cửa hàng, nhân viên tại cửa hàng kiểm tra hàng và viết phiếu nhập hàng có ký nhận của người chuyển hàng và người nhận hàng ,chuyển phiếu nhập đến phòng kinh doanh cùng các giấy tờ kèm theo của mỗi xe, bộ phận kinh doanh phải có nhiệm vụ lưu các thông tin về phiếu nhập và các thông tin liên quan đến hàng hóa nhập về. Các thông tin liên quan đến hàng hoá bao gồm:kiểu xe, dung tích, màu xe, giá cả, thời gian giao hàng, người nhận hàng, kho hàng xuất, cửa hàng nhập.
Phòng kinh doanh cũng cần lưu các thông tin về khách hàng, hóa đơn mua hàng, các thông tin liên quan đến hàng hóa được mua. Hàng tháng, phòng kinh doanh lọc ra những xe đã được mua đến thời kỳ bảo hành, liên lạc, nhắc với những khách hàng đã mua xe về việc bảo hành của xe.
Phòng kinh doanh phải lập báo cáo gửi lên giám đốc. Các báo cáo bao gồm: báo cáo bán hàng định kỳ, liệt kê chứng từ nhập - xuất, báo cáo tồn kho.
1.2 Các nghiệp vụ về quản lý bán hàng
1.2.1 Nghiệp vụ nhập hàng
Sau khi có yêu cầu nhập hàng về cửa hàng, thì bộ phận kho sẽ gửi hàng đến. Bên cạnh phiếu xuất kho là các chứng từ khác kèm theo. Hàng hóa trước khi được nhận sẽ được kiểm tra xem đầy đủ giấy tờ kèm theo xe và các dụng cụ đi kèm theo xe. Nếu đã đầy đủ thông tin cần thiết về lô hàng thì phòng kinh doanh sẽ tiến hành viết phiếu nhập kho và gửi lên phòng giám đốc, và kế toán. Đồng thời tiến hành lưu các thông tin cơ bản về xe. Với những xe không đủ điều kiện nhập thì gửi lại kho. Cuối tháng, phòng kinh doanh lên báo cáo về hang nhập trong tháng gửi lên giám đốc.
1.2.2 Nghiệp vụ bán hàng
Khách hàng có yêu cầu mua hàng, nhân viên kinh doanh sẽ kiểm tra xem còn sản phẩm mà khách hàng yêu cầu hay không. Nếu lượng hàng >0 thì có thể tiến hành giao dịch. Trong quá trình giao dịch, nhân viên cần lưu các thông tin về khách hàng và sản phẩm được mua, hóa đơn bán hàng. Quá trình thanh toán được thực hiện tại quầy.
1.3 Yêu cầu của đề tài
Phần mềm được xây dụng phải cho phép quản lý bán hàng theo các chức năng sau:
Thêm, sửa, xoá các thông tin về hàng hóa, khách hàng, nhân viên, kho, cửa hàng cho các tệp danh mục.
Cuối mỗi ngày, nhân viên quản lý sẽ thống kê từng mặt hàng bán trong ngày, lượng nhập của từng cửa hàng, hàng tồn trong mỗi cửa hàng.
Cho phép lưu thông tin về các phiếu nhập kho, hóa đơn bán hàng.
Tính lượng xuất, nhập tồn theo công thức sau:
TKCK=TKDK + NHAPTK- XUATTK
TKCK: Số lượng hàng tồn cuối kỳ.
TKDK: Số lượng hàng tồn đầu kỳ.
NHAPTK:Số lượng hàng nhập trong kỳ.
XUATTK:Số lượng hàng xuất trong kỳ.
Đưa ra các báo cáo cần thiết hỗ trợ công việc bán hàng, và quản lí bán hàng:
Thống kê hàng nhập: Thông kê danh sách hàng nhập về tại mỗi cửa hàng theo các tiêu chí: thời gian nhập, kiểu xe.
Báo cáo hàng tồn: Đưa ra báo cáo về tình trạng hàng hiện tại trong mỗi cửa hàng: kiểu xe, số lượng để tiện cho công tác bán hàng.
Báo cáo hàng định kỳ: Sau mỗi một tháng hoặc một quý sẽ đưa ra các báo cáo về số lượng hàng hoá bán ra của công ty từ đó có thể biết được tình hình bán hàng của công ty.
2. PHÂN TÍCH CHI TIẾT
2.1 Sơ đồ ngữ cảnh
Sơ đồ này gồm một chức năng duy nhất biểu thị cho toàn bộ hệ thống đang được phân tích. Chức năng này được nối với tất cả các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1950.doc