Agent hỗtrợlập trình được triển khai dưới dạng
một plug-in cho môi trường lập trình IntelliJ IDEA
[10]. IntelliJ IDEA được lựa chọn bởi hai lý do. Thứ
nhất, đây là một trong những môi trường lập trình
(IDE) khá phổbiến hiện nay. Thứhai, IntelliJ IDEA
cung cấp giao diện lập trình OpenAPI cho phép xây
dựng plug-in trên Java đểbổsung chức năng cho môi
trường. Chúng tôi đã sửdụng API này đểlập trình
agent.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1547 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng tác tử giao diện hỗ trợ lập trình sử dụng mạng Bayes, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
84
Abstract: In this paper, we describe the design and
construction of an interface agent for assisting Java
programming. The agent automatically monitors
programm fragments being coded and recommends to the
programmer library components that can be used for these
fragments. Our agent is different from one described in [8]
in that the former uses bayesian networks for making
decision. The use of bayesian networks enables integrating
different evidences in a flexible way when making decision.
The agent is integrated into IDE IntelliJ Idea as a plug-in.
The usefullness of the agent has been verified by
experiments.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Các ngôn ngữ lập trình hiện nay đều có hệ thống đồ
sộ các thư viện hàm và các thành phần khác (lớp,
phương thức, giao diện .v.v.) đi kèm. Những thư viện
này do nhà sản xuất chương trình dịch cung cấp hoặc
do những tổ chức và lập trình viên khác xây dựng nên.
Ví dụ, thư viện Java phiên bản 1.4 có tới 2723 lớp.
Thư viện ngôn ngữ cho phép tiết kiệm đáng kể thời
gian lập trình. Tuy nhiên, không phải lập trình viên
nào cũng biết thư viện cung cấp những thành phần
nào, chức năng của thành phần đó là gì. Việc tìm kiếm
thành phần cần thiết bằng cách duyệt thư viện hay sử
dụng công cụ tìm kiếm theo từ khoá thường không
cho kết quả mong muốn nếu lập trình viên thậm chí
không biết thành phần cần tìm có tồn tại trong thư
viện hay không. Do vậy, cần có công cụ giúp lập trình
viên tìm ra những thành phần thư viện cần thiết vào
thời điểm thích hợp.
Agent (tác tử) giao diện là những chương trình chạy
trong chế độ nền, có khả năng theo dõi quá trình giao
tiếp giữa người với máy tính và chủ động đưa ra
những trợ giúp cần thiết tuỳ vào tình huống cụ thể [4].
Khác với những chương trình tra cứu hoặc tìm kiếm
thông thường, agent giao diện có cơ chế suy diễn cho
phép tự động ra quyết định khi nào cần trợ giúp mà
không cần đến yêu cầu từ phía người dùng.
Bài báo mô tả agent giao diện với khả năng tự động
theo dõi quá trình viết mã chương trình trên Java. Tuỳ
vào tình huống cụ thể và kinh nghiệm của lập trình
viên, agent sẽ đưa ra gợi ý về những thành phần của
thư viện Java mà lập trình viên có thể sử dụng trong
đoạn chương trình hiện tại. Mặc dù ý tưởng về agent
này được lấy từ [7, 8], có hai thay đổi đáng kể so với
nguyên bản. Thứ nhất, cơ chế suy diễn được xây dựng
dựa trên mạng Bayes. Đây là cơ chế suy diễn xấp xỉ
cho phép kết hợp thông tin từ những nguồn khác
nhau. Thứ hai, agent nguyên bản được tích hợp vào
trình soạn thảo emacs chạy trên hệ điều hành Linux,
còn agent của chúng tôi được tích hợp vào môi trường
lập trình IntelliJ Idea chạy trên Windows vốn quen
thuộc với lập trình viên Việt nam hơn. Phần còn lại
của bài báo sẽ trình bày chi tiết về các thay đổi này.
II. NGUYÊN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA AGENT
Do được tích hợp vào môi trường lập trình (IDE),
agent giao diện được trình bày ở đây có thể theo dõi
những gì đang diễn ra trong cửa sổ soạn thảo chương
trình. Những thông tin này cho phép agent so sánh
Xây dựng tác tử giao diện hỗ trợ lập trình
sử dụng mạng Bayes
Constructing an Interface Agent to Assist Programming
Using Bayesian Networks
Từ Minh Phương, Nguyễn Nam Phong
84
tình huống lập trình hiện tại với những thành phần đã
có trong thư viện. Nếu tìm được các thành phần tương
tự với tình huống hiện tại, agent sẽ giới thiệu các
thành phần đó với lập trình viên thông qua một cửa sổ
riêng.
Mức độ tương tự của tình huống hiện tại so với
thành phần thư viện được đánh giá dựa trên hai tiêu
chí sau:
− Tương tự về chức năng. Thông thường, trước khi
viết một đoạn chương trình, lập trình viên thường
chèn chú giải mô tả chức năng đoạn chương trình đó.
Các chú giải này cung cấp cho agent thông tin về chức
năng của đoạn chương trình đang xây dựng.
− Tương tự về kiểu dữ liệu. Mỗi phương thức hoặc
hàm đều có kiểu dữ liệu đầu vào, đầu ra, còn được gọi
là dấu hiệu (signature) của thành phần đó. Dấu hiệu
được agent sử dụng khi tìm kiếm các thành phần thư
viện tương tự.
Mỗi khi lập trình viên viết một đoạn chú giải mô tả
chức năng của phương thức hoặc lớp sắp viết, agent sẽ
sử dụng kỹ thuật tìm kiếm thu thập thông tin
(information retrieval) để tìm và hiển thị danh sách
những thành phần thư viện có chức năng tương tự.
Trên hình 1 là một ví dụ minh họa kết quả tìm kiếm
theo chức năng. Phía trên là cửa sổ soạn thảo thông
thường của IntelliJ IDEA, phía dưới là cửa sổ giao
diện của agent. Trong ví dụ này, lập trình viên định
viết một phương thức tạo số ngẫu nhiên nằm giữa hai
giới hạn. Sau khi quan sát thấy lập trình viên nhập
dòng chú giải trong cửa sổ soạn thảo, agent hiển thị
danh sách một số phương thức có mô tả chức năng
tương tự với chú giải. Mỗi phương thức được hiển thị
cùng với mô tả vắn tắt. Cột bên trái là điểm số dùng
để so sánh độ phù hợp của phương thức.
Việc sử dụng thông tin từ chú giải thường chưa đầy
đủ để tìm ra thành phần phù hợp. Vì vậy, sau khi lập
trình viên khai báo kiểu dữ liệu cho phương thức định
viết như ví dụ trên hình 2, agent sử dụng kỹ thuật đối
sánh dấu hiệu (signature matching) [9] để tìm những
thành phần có dấu hiệu tương tự. Kết quả đối sánh
theo chú giải và theo dấu hiệu được kết hợp với nhau
để đưa ra danh sánh các phương thức phù hợp nhất.
Trong ví dụ trên hình 2, kết hợp so sánh theo chức
năng và theo dấu hiệu cho thấy phương thức
getLong có điểm số cao nhất.
Hình 1. Các thành phần tìm được nhờ so sánh chức năng
trong phần chú giải
Hình 2. Kết quả tìm kiếm sau khi kết hợp so sánh chức
năng và so sánh dấu hiệu
Chi tiết về kỹ thuật so sánh theo chức năng, theo
dấu hiệu và kết hợp kết quả so sánh sẽ được trình bày
trong phần tiếp theo của bài báo.
Ngoài việc phân tích hai loại thông tin trên, một yêu
cầu quan trọng với agent là không gợi ý lại những
thành phần mà lập trình viên đã biết và sử dụng thành
thạo. Một lập trình viên được coi là đã biết một thành
phần nếu lập trình viên từng sử dụng thành phần đó
một số lần nhất định trong các chương trình của mình.
Như vậy, ngoài yêu cầu đưa ra trợ giúp theo tình
huống, agent còn phải đưa ra trợ giúp tuỳ theo kinh
nghiệm cá nhân của từng người lập trình. Để làm
được điều này, agent lưu giữ một mô hình riêng cho
từng người lập trình bao gồm những thành phần người
đó đã biết. Khởi đầu mô hình này rỗng. Mô hình được
cập nhật nhờ phân tích những chương trình mà lập
trình viên đã viết cũng như theo dõi quá trình làm việc
85
của lập trình viên.
III. SO SÁNH TÌNH HUỐNG VÀ RA QUYẾT
ĐỊNH
1. Tương tự về chức năng
Như đã nói ở trên, các chú giải do người lập trình
chèn vào đoạn mã được sử dụng để tìm kiếm những
thành phần có mô tả chức năng tương tự. Ở đây, agent
sử dụng kỹ thuật thu thập thông tin, các chú giải được
coi như những câu truy vấn, phần mô tả chức năng
thành phần thư viện là văn bản cần tìm. Để thực hiện
so sánh, câu truy vấn và mô tả thành phần được mô
hình hoá dưới dạng các biến ngẫu nhiên, quan hệ giữa
chúng được biểu diễn bởi mạng Bayes như trình bày
dưới đây.
Gọi 1 2{ , ,..., }nD d d d= là tập văn bản chứa mô tả
chức năng các thành phần thư viện (gọi tắt là văn
bản). Văn bản được đánh chỉ mục và biểu diễn bởi từ
khoá [1]. Gọi 1 2{ , ,..., }mU t t t= là tập tất cả các từ
khoá của D. Mỗi tập con u ⊆ U bao gồm các từ khoá
được gọi là một khái niệm.
Để biểu diễn các thành phần hệ thống bằng mạng
Bayes ta sử dụng các biến ngẫu nhiên như sau [6]. Với
mỗi từ khoá ( 1.. )it i m= và khái niệm u sử dụng một
biến ngẫu nhiên nhị phân cũng ký hiệu là it . 1it =
nếu từ khoá it là một thành phần của khái niệm u, ti=0
nếu ngược lại. Ký hiệu ( )iI u là giá trị của biến it đối
với khái niệm u. Khi đó tập u biểu diễn khái niệm
dưới dạng tập con của U được tạo bởi những từ khoá
it có ( ) 1iI u = . Có tất cả 2m khái niệm như vậy được
định nghĩa trên U. Văn bản và câu truy vấn khi đó
được định nghĩa như những khái niệm trên U.
Định nghĩa 1. Văn bản id được định nghĩa như
khái niệm 1 2{ , ,..., }i md t t t= trong đó it là biến nhị
phân cho phép xác định từ khoá it có thuộc khái niệm
id không. Tương tự, câu truy vấn q được định nghĩa
như khái niệm ' ' '1 2{ , ,..., }mq t t t= với biến nhị phân
'
it xác định q có chứa từ khoá
'
it không.
Với các khái niệm định nghĩa ở trên, bài báo sử
dụng mạng Bayes [3] để biểu diễn và tìm kiếm văn
bản theo câu truy vấn. Mô hình mạng được cho trên
hình 3. Các từ khoá được biểu diễn bởi các biến nhị
phân ngẫu nhiên it , mỗi biến tương ứng với một nút
trên mạng. Ở đây, các từ khoá được coi như độc lập
với nhau, giữa các từ khoá không có những liên kết
trực tiếp. Mặc dù trên thực tế, từ khoá không hoàn
toàn độc lập với nhau nhưng giả thiết này thường
được sử dụng để làm giảm độ phức tạp của bài toán.
q
t1 t2 ti tm
d1 dj dn
... ...
Hình 3. Mô hình mạng Bayes cho tìm kiếm văn bản
Câu truy vấn q được biểu diễn bởi một nút (nút q)
trên hình vẽ và tương ứng với một biến nhị phân
(cũng ký hiệu là q). Biến 1q = nếu q hoàn toàn tương
ứng với U. Xác suất ( )P q được tính bởi mức độ
tương ứng giữa U và q, tức là nếu biết U, ta có thể suy
ra q với độ tin tưởng ( )P q . Nút q được liên kết với
những từ khoá tạo nên câu truy vấn q như trên hình 3.
Tương tự như q, mỗi văn bản id được biểu diễn bởi
một nút id và được liên kết với những từ khoá liên
quan tới văn bản này. Xác suất ( )iP d cho văn bản id
cũng có ý nghĩa tương tự như ( )P q cho q.
Với mạng Bayes trên hình 3, mức độ phù hợp của
văn bản id đối với câu truy vấn q được xác định bởi
xác suất có điều kiện ( | )iP d q . Agent tính toán
( | )iP d q cho các văn bản và sắp xếp văn bản theo
thứ tự giảm dần của xác suất này. Đặt 1/ ( )P qη = ,
86
trong đó ( )P q là hằng số đối với tất cả văn bản id , ta
có
( )
( | )
( )
( )
( | ) ( )
j
j
j
j
u U
P d q
P d q
P q
P d q
P d q u P u
η
η
∈
∧=
= ∧
= ∧∑
trong đó ( ) 1/ 2mP u = . Trên mạng Bayes ở hình 3,
id độc lập với nút q nếu biết giá trị u, do đó
( | ) ( | ) ( | ) ( )i i
u U
P d q P d u P q u P uη
∈
= ∑ (1)
Để tính ( | )iP d q cần xác định giá trị ( | )iP d u và
( | )P q u . Các giá trị này được chọn sao cho mô hình
mạng Bayes cho kết quả tương tự mô hình vec tơ
trong tìm kiếm thu thập tin. Mô hình vec tơ biểu diễn
câu truy vấn q và văn bản dj dưới dạng vec tơ các từ
khoá qr , jd
r
và coi độ phù hợp giữa câu truy vấn và
văn bản như côsin của góc giữa hai vec tơ. Cụ thể, gọi
wij là trọng số tương ứng với từ khoá ti trong văn bản
dj, gọi wiq là trọng số tương ứng với từ khoá ti trong q.
wij được tính theo phương pháp tf-idf [1]. Giá trị wiq
bằng 1 nếu từ khoá có trong q và bằng 0 trong trường
hợp ngược lại.
Chọn :
1
( | )
0
P q u ⎧= ⎨⎩
nếu , ( ) ( )i q i u it g t g t∀ =
nếu ngược lại (2)
1
2 2
1 1
( | )
m
ij iui
j t t
ij iui i
w w
P d u
w w
=
= =
×=
×
∑
∑ ∑ (3)
Dễ dàng nhận thấy, nếu thay (2) và (3) vào (1) ta có
' '1
2 2
1 1
( | )
m
ij iq ji
j m m
jij iqi i
w w d q
P d u
d qw w
η η=
= =
× •= = ××
∑
∑ ∑
r r
r r
Như vậy, ( | )iP d q tỷ lệ với côsin của góc giữa q
r
và jd
r
, tức là mô hình mạng Bayes cho phép sắp xếp
văn bản theo mức độ phù hợp với câu truy vấn tương
tự mô hình vec tơ trong tìm kiếm thu thập thông tin
[5].
2. Tương tự về kiểu dữ liệu
Trong trường hợp không biết chính xác tên của
thành phần thư viện cần tìm, có thể tìm kiếm những
thành phần thư viện có kiểu dữ liệu tương tự với thành
phần cần xây dựng. Kiểu dữ liệu đầu vào, đầu ra của
mỗi thành phần (ví dụ hàm, phương thức) được gọi là
dấu hiệu của thành phần đó. Đối với phương thức, dấu
hiệu có thể biểu diễn dưới dạng:
Phương_thức: Đầu_vào → Đầu_ra
Trong đó Đầu_vào và Đầu_ra là tập các kiểu dữ
liệu đầu vào và đầu ra của phương thức đó. Ví dụ,
phương thức
int indexOf(String str,int fromIndex)
của lớp String có dấu hiệu là
indexOf: {int}→{String, int}.
Để tìm thành phần phù hợp với tình huống hiện tại,
agent đối sánh dấu hiệu của thành phần thư viện với
dấu hiệu do lập trình viên vừa nhập vào. Như vậy, dấu
hiệu nhập vào được sử dụng như một câu truy vấn để
tìm kiếm thành phần thư viện phù hợp.
Định nghĩa 2. Hai thành phần được gọi là phù hợp
về kiểu dữ liệu nếu có tập Đầu_vào giống nhau và tập
Đầu_ra giống nhau.
Trên thực tế, định nghĩa trên về phù hợp kiểu dữ
liệu là quá chặt. Việc tìm kiếm theo định nghĩa đó sẽ
bỏ qua những thành phần có dấu hiệu khá giống với
thành phần cần tìm. Cần có tiêu chuẩn so sánh lỏng
hơn, cho phép tìm được các thành phần với dấu hiệu
tương tự như thành phần mà lập trình viên yêu cầu.
Tiêu chuẩn so sánh lỏng hơn không yêu cầu kiểu dữ
liệu trong tập Đầu_vào và Đầu_ra phải hoàn toàn
trùng nhau mà chỉ yêu cầu kiểu dữ liệu so sánh có
quan hệ khái quát hoá hoặc cụ thể hoá với nhau. Ví
dụ, trong Java, kiểu long là khái quát hoá của kiểu
int , tương tự như vậy, kiểu double là khái quát hoá
của int (Java cho phép tự động biến đổi từ kiểu int
sang kiểu double) với khoảng cách giữa int và
double là 2 (cần 2 phép biến đổi thông quan kiểu
float). Có thể dễ dàng xác định mạng quan hệ kiểu này
dựa trên đặc tả của ngôn ngữ cụ thể. Đối với ngôn ngữ
lập trình hướng đối tượng, kiểu dữ liệu tương ứng với
lớp con được coi là cụ thể hoá của kiểu dữ liệu tương
87
ứng với lớp cha mẹ. Ví dụ, kiểu FileInputStream
là dạng cụ thể của InputStream với khoảng cách là
1 (kế thừa trực tiếp từ InputStream).
Định nghĩa 3. Mức độ tương tự s (0≤s≤1) giữa hai
kiểu dữ liệu t1 và t2 được xác định như sau: s=1 nếu
t1trùng t2; s=max(1- nγ, 0) nếu giữa t1 và t2 có quan hệ
cụ thể hoá / khái quát hoá và khoảng cách giữa t1 và t2
là n, γ là tham số và được chọn bằng 0.05 trong hệ
thống đang mô tả; s=0 trong những trường hợp còn
lại.
Theo định nghĩa này, nếu hai kiểu dữ liệu có thể
làm cho trùng nhau bằng cách thực hiện một phép
biến đổi khái quát hoá/cụ thể hoá thì độ tương tự giảm
đi γ, càng cần nhiều biến đổi thì độ tương tự càng
giảm nhiều hơn. Với định nghĩa 3, độ tương tự giữa
hai dấu hiệu được định nghĩa như sau.
Định nghĩa 4. Mức độ tương tự S (i, j) giữa hai dấu
hiệu i và j được xác định bằng tích các độ tương tự
của các kiểu dữ liệu thuộc tập Đầu_vào1 với
Đầu_vào2 và Đầu_ra1 với Đầu_ra2 ; độ tương tự kiểu
dữ liệu được tính lần lượt từ những cặp kiểu dữ liệu
giống nhau nhất đến những cặp ít giống nhau hơn.
3. Kết hợp tương tự về chức năng với tương tự về
dấu hiệu
Sau khi có định nghĩa độ tương tự giữa dấu hiệu,
bước tiếp theo là kết hợp độ tương tự dấu hiệu với độ
tương tự về chức năng để quyết định độ phù hợp của
thành phần thư viện.
Mỗi tình huống lập trình được coi như một câu truy
vấn q. Câu truy vấn q cung cấp thông tin về hai thành
phần: 1) Thông tin về chức năng như mô tả ở phần
3.1. Thông tin này được biểu diễn bởi thành phần truy
vấn qf; 2) Thông tin về dấu hiệu ở phần 3.2, được biểu
diễn bởi câu truy vấn qs. Để kết hợp hai thành phần
truy vấn này, chúng tôi sử dụng mạng Bayes như trên
hình 4. Đây là mở rộng của hình 3 (phần nằm trong
hình chữ nhật không liền nét bên trái).
Cũng như trình bày trong phần trước, mỗi nút trên
mạng tương ứng với một biến nhị phân ngẫu nhiên.
Nút ds1,ds2,…dsn tương ứng với các thành phần thư
viện và cho phép mô hình hoá mối liên quan theo dấu
hiệu với qs. Nút di kết hợp mức độ tương tự theo chức
năng sinh ra bởi qf với tương tự về dấu hiệu cho bởi
qs. Nút dj được tạo thành từ nút fjd và dsi sử dụngtoán
tử AND (dj bằng một khi và chỉ khi cả và fjd và dsi
bằng một). Tương tự như vậy, nút q được tạo thành từ
qs và qf bởi toán tử AND.
d1 dn dj ... ...
AND AND AND
qf
t1 t2 ti tm
df1 dfn ...
...
dfj
qs
ds1 dsndsj
...
... ... ...
q
AND
Hình 4. Mô hình mạng Bayes mở rộng kết hợp chức năng
và dấu hiệu
Với mạng cho trên hình 2, sử dụng tính chất độc lập
xác suất có điều kiện của mạng Bayes, độ tương tự
của văn bản (thành phần thư viện) dj được tính như
sau:
, 0,1
, 0,1
, 0,1
( | ) ( | , ) ( | , ) ( ) ( )
( | ) ( | ) ( | ) ( | ) ( ) ( )
( | ) ( | ) ( | ) ( ) ( )
s
s
s
j j s s s
u q
j j s f s s s
u q
j j s f s
u q
P d q P d u q P q u q P u P q
P df u P ds q P q u P q q P u P q
P df u P ds q P q u P u P q
η
η
η
=
=
=
=
=
=
∑
∑
∑
(4)
Trong biểu thức (4), giá trị ( | )fP q u được tính
theo (2), xác suất ( | )jP df u được tính theo (3),
( ) 1/ 2mP u = , ( )sP q có giá trị như nhau với mọi jd
và có thể đưa vào hằng số η ở bên ngoài dấu cộng.
Giá trị ( | )j sP ds q còn lại được xác định như sau
( | ) ( , )j s j sP ds q S ds q=
với ( , )j sS ds q là độ tương tự về dấu hiệu giữa jds
và sq theo định nghĩa 4. Việc chọn giá trị xác suất
như vậy là hợp lệ do ta có 0 ( , ) 1j sS ds q≤ ≤ . Như
88
vậy, công thức (4) cho phép xác định mức độ phù hợp
của thành phần thư viện kết hợp cả độ tương tự về
chức năng và độ tương tự về dấu hiệu.
IV. TRIỂN KHAI VÀ THỬ NGHIỆM
Agent hỗ trợ lập trình được triển khai dưới dạng
một plug-in cho môi trường lập trình IntelliJ IDEA
[10]. IntelliJ IDEA được lựa chọn bởi hai lý do. Thứ
nhất, đây là một trong những môi trường lập trình
(IDE) khá phổ biến hiện nay. Thứ hai, IntelliJ IDEA
cung cấp giao diện lập trình OpenAPI cho phép xây
dựng plug-in trên Java để bổ sung chức năng cho môi
trường. Chúng tôi đã sử dụng API này để lập trình
agent.
Các thành phần thư viện được lấy từ thư viện chuẩn
của Java, phiên bản 1.4.1 do hãng Sun cung cấp.
Thông tin về chức năng và dấu hiệu từng thành phần
được lấy từ tài liệu javadoc tương ứng với thành phần
đó và được chứa trong cơ sở dữ liệu. Ở đây, thông tin
về dấu hiệu được lưu trữ nguyên văn, còn thông tin về
chức năng lấy từ mô tả chức năng thành phần và được
đánh chỉ mục dưới dạng các từ khoá. Quá trình đánh
chỉ mục được thực hiện với sự trợ giúp của công cụ
miễn phí Lucene (
trọng số được sử dụng khi đánh chỉ mục được xác
định theo phương pháp tf-idf .
Sau khi được tích hợp vào IntelliJ IDEA, agent sẽ
hoạt động trong chế độ nền, theo dõi những gì diễn ra
trong cửa sổ soạn thảo và hiển thị thông tin về thành
phần tìm được trong một cửa sổ tool window ở phía
dưới màn hình như trên hình 1,2.
Để kiểm tra hoạt động của hệ thống, agent được
giao cho một nhóm lập trình viên sử dụng, sau đó lấy
đánh giá của những người này. Đối tượng tham gia
thử nghiệm bao gồm: một số lập trình viên đang làm
việc tại Trung tâm xuất khẩu phần mềm FPT –Fsoft,
một số giáo viên và học viên Trung tâm đào tạo lập
trình viên quốc tế FPT-Aptech. Mặc dù không có
những đánh giá mang tính định lượng chính xác song
kết quả phản hồi từ những người tham gia thử nghiệm
cho phép rút ra một số kết luận sau:
− Agent đưa ra nhiều thông tin có ích cho cả người
đang học lập trình cũng như lập trình viên chuyên
nghiệp. Một số lập trình viên chuyên nghiệp được giới
thiệu những thành phần chưa hề biết đến trước đó.
− Chất lượng thông tin trợ giúp phụ thuộc vào chất
lượng chú giải mà lập trình viên sử dụng trong
chương trình của mình, việc tìm kiếm theo chức năng
cho kết quả quan trọng hơn tìm kiếm theo dấu hiệu.
− Khác với trợ giúp kiểu “Tips of the day”, hoạt động
của agent không cản trở quá trình lập trình do không
bắt lập trình viên phải tạm dừng để đóng cửa sổ thông
báo.
Theo đánh giá chung của nhóm thử nghiệm, agent
hoạt động tốt và có ích cho người lập trình. Đặc biệt,
khả năng chủ động đưa ra trợ giúp rất cao.
V. KẾT LUẬN
Bài báo đã trình bày các giải pháp thiết kế và xây
dựng agent giao diện hỗ trợ lập trình. Những tính
năng chính của agent là được tích hợp vào môi trường
lập trình, có khả năng chủ động gợi ý những thành
phần thư viện phù hợp với tình huống đó. Việc đánh
giá tình huống và tìm kiếm được thực hiện nhờ so
sánh theo chức năng và so sánh theo dấu hiệu. Mô
hình mạng Bayes cho phép mô hình hoá quá trình so
sánh và kết hợp thông tin từ hai nguồn trên. Kết quả
thử nghiệm cho thấy agent đưa ra nhiều trợ giúp có
ích cho lập trình viên với trình độ rất khác nhau. Tuy
nhiên, kết quả trợ giúp phụ thuộc nhiều vào chất
lượng chú giải mà lập trình viên sử dụng khi viết mã.
Agent cũng chỉ có khả năng xử lý chú giải viết bằng
tiếng Anh.
LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu này là kết quả đề tài nghiên cứu cơ bản
do bộ Khoa học và Công nghệ tài trợ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
[1] R.A. Baeza-Yates, B.A. Ribeiro-Neto, Modern
information retrieval, ACM Press/Addison Wesley, 1999.
[2] C. Drummond, D. Ionescu, R. Holte, A Learning
Agent that Assists the Browsing of Software Libraries,
89
IEEE Trans. Software Eng., vol. 26(12), 2000, pp. 1179–
1196.
[3] F.V. Jensen, An introduction to bayesian networks,
Springer, 1996.
[4] H. Lieberman, Autonomous Interface Agents, Proc.
Human Factors in Computing Systems (CHI 97), ACM
Press,1997, pp. 67–74.
[5] M.A. Pinheiro de Cristo, P.P. Calado, M.L. Silveira, I.
Silva, R. Muntz, B. Ribeiro-Neto, Bayesian belief networks
for IR, Inter. Journ. of Approximate reasoning, vol. 34,
Elsevier 2003, 163-179.
[6] S.K.M. Wong, Y.Y. Yao, On modeling information
retrieval with probabilistic inference. ACM Trans. On
Inform. Systems, 13(1), 1995, pp 38-68.
[7] Y. Ye and G. Fischer, “Supporting Reuse by
Delivering Task-Relevant and Personalized Information,”
Proc. 2002 Int’l Conf. Software Eng. (ICSE 02), IEEE CS
Press, 2002, pp. 513–523.
[8] Y. Ye, Programming with an intelligent agent, IEEE
Intelligent systems, 5/6-2003, pp 43-47.
[9] A.M. Zaremski, J.M. Wing, Signature Matching:A
Tool for Using Software Libraries, ACM Trans. Software
Eng. and Methodology, vol. 4, no. 2, 1995, pp. 146–170.
[10]
Ngày nhận bài: 24/11/2005
SƠ LƯỢC TÁC GIẢ
TỪ MINH PHƯƠNG
Sinh ngày 13/01/1971 tại Hà
Nội
Tốt nghiệp đại học tại
Trường Bách khoa Taskent
năm 1993, bảo vệ Tiến sỹ tại
Viện hàn lâm khoa học
Uzbekistant, Taskent, năm
1995.
Hiện là giảng viên Học viện Công nghệ Bưu chính
Viễn thông.
Hướng nghiên cứu: trí tuệ nhân tạo, hệ tác tử, logic
mờ, tin sinh học
email: phuongtm@fpt.com.vn
NGUYỄN NAM PHONG
Sinh năm 1981 tại Nghệ An.
Tốt nghiệp đại học tại Học
viện Công nghệ Bưu chính
Viễn thông năm 2003.
Hiện công tác tại công ty
FptSoft.
Hướng nghiên cứu: trí tuệ
nhân tạo, hệ tác tử.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mang bayes.pdf