Xây dựng, thiết kế website cho các cơ quan nói chung và cơ quan kho bạc nhà nuóc nói riêng không phải là một vấn đề mới mẻ, nhưng nó mang tính thực tế cao, nhất là trong giai đoạn hiện nay – khi Việt Nam đang tiến hành các chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đẩy mạnh Công nghệ thông tin, đưa tin học hóa vào cuộc sống, việc thiết lập website riêng và quản lý càng trở nên là nhu cầu thiết yếu. Dưới sự hướng dẫn và gợi ý của cô giáo Trần Thị Thu Hà, tôi thực hiện đề tài này nhằm đưa ra một giải pháp quản lý phù hợp cho các website của một cơ quan.
Như đã nói trên, website Kho Bạc Nhà Nước Thị Xã Nghĩa Lộ chỉ là một trong số rất nhiều cách thức xây dựng và quản lý website để nó hoạt động thực sự hiệu quả, khai thác được lượng khách hàng tiềm năng trên xa lộ thông tin internet. Ngoài ra, do sự hạn hẹp cả về thời gian và trình độ nên website tôi xây dựng được trong thời gian thực tập này chỉ mới đáp ứng được những yêu cầu cơ bản, nếu đưa vào thực tế sử dụng thì chắc chắn phải cần nâng cấp theo các định hướng mà tôi sẽ nêu ở phần sau.
80 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1347 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng thiết kế website về kho bạc thị xã nghĩa lộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ập nhật thông tin,trau dồi kiến thức,nghiệp vụ công tác,marketing và có thể là nơi giải trí,tán gẫu,bầy tỏ ý kiến của các nhân viên cơ quan và các thành viên khác có sự quan tâm đến tin học và ngành dọc này.
CHƯƠNG II
CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG,
THIẾT KẾ WEBSITE
2.1.Giới thiệu tổng quan về Internet[Trích dẫn từ Tạp Chí Công Nghệ Thông Tin,Website: www.echip.com.vn]
2.1.1.Giới thiệu về internet
Internet - cũng được biết với tên gọi Net - là mạng máy tính lớn nhất thế giới, hoặc chính xác hơn là mạng của các mạng, tức bao gồm nhiều mạng máy tính được nối lại với nhau. Một số mạng máy tính bao gồm một máy tính trung tâm (còn gọi là máy chủ hay máy phục vụ) và nhiều máy khác (còn gọi là máy khách hàng hay trạm làm việc) nối vào nó. Các mạng khác, kể cả Internet, có quy mô lớn hơn, bao gồm nhiều máy chủ và cho phép bất kỳ một máy tính nào trong mạng có thể kết nối với bất kỳ máy nào khác để trao đổi thông tin thoải mái với nhau. Một khi đã được kết nối vào Internet, máy tính của bạn sẽ là một trong số hàng chục triệu thành viên của mạng khổng lồ này.
Mạng của các trường đại học và viện nghiên cứu là những thành viên lâu đời của Internet. Sự bùng nổ Internet trong vòng vài năm trở lại đây cũng giống như khi Ti Vi xuất hiện vào đầu những năm 50. Số người dùng gia nhập Internet tăng với tốc độ rất nhanh với cấp số nhân!!
2.1.2.Có thể làm được gì với Net?
Về thực chất, Internet là công nghệ thông tin liên lạc mới, nó tác động sâu sắc vào xã hội, cuộc sống của chúng ta, là một phương tiện cần thiết như điện thoại hay ti vi, nhưng ở một mức độ bao quát hơn nhiều. Chẳng hạn, điện thoại chỉ cho phép bạn trao đổi thông tin qua âm thanh, giọng nói. Với ti vi thì thông tin bạn nhận được sẽ trực quan hơn. Còn Internet lại hơi khác. Nó đưa bạn vào một thế giới có tầm nhìn rộng hơn và bạn có thể làm mọi thứ: viết thư, đọc báo, xem bản tin, giải trí, tra cứu và thậm chí còn có thể thực hiện những phi vụ làm ăn.
Ngày nay, khi nói về Internet, mọi người thường đề cập đến việc họ có thể làm gì và đã gặp ai. Khả năng của Internet rất lớn, và chỉ có thể tóm lược một số điểm chính sau đây.
Thư điện tử (E-mail)
Đây là dịch vụ của Internet được sử dụng nhiều nhất. Bạn có thể trao đổi thư (e-mail) với hàng triệu người khắp thế giới. Người ta sử dụng e-mail vào bất cứ việc gì mà họ có thể làm với giấy hay điện thoại: bàn công việc, tán gẫu, hỏi thăm, tỏ tình... và cả những chuyện phi pháp nữa. Danh sách thư điện tử (mailing list) cho phép bạn gia nhập vào những cuộc bàn luận theo nhóm người có cùng mối quan tâm và gặp gỡ thông qua mạng. Dịch vụ thư tín (Mail Servers) giúp bạn truy cập những thông tin cần thiết.
World Wide Web
Đây là khái niệm mà người dùng Internet quan tâm nhiều nhất hiện nay. Người ta viết tắt là WWW hay gọi ngắn gọn là Web. Web là một công cụ, hay đúng hơn là dịch vụ của Internet. Khác với các dịch vụ trước đây của Net, Web chứa thông tin bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh và thậm chí cả video được kết hợp với nhau. Web cho phép bạn có thể chui vào mọi ngõ ngách trên Net, là những điểm chứa CSDL gọi là Web site. Nhờ có Web, nên dù không phải là một chuyên gia, bạn vẫn có thể sử dụng Internet. Phần mềm sử dụng để định hướng Web gọi là bộ duyệt (browser). Hiện nay, bộ duyệt thông dụng nhất là Navigator của Netscape, tiếp đó là Internet Explorer của Microsoft (kèm theo HĐH Windows 95).
Truy xuất dữ liệu
Nhiều máy tính (server) trên Internet chứa các tập tin mà bạn có thể truy xuất tự do. Đây là những thư viện catalog, sách, tạp chí, hình ảnh số hoá và vô số phần mềm máy tính, từ trò chơi đến HĐH. Nói chung, Internet là cả một kho thông tin khổng lồ mà chỉ cần ngồi một chỗ, bạn có thể với tới.
Nhưng cần lưu ý một điều: thông tin trên Net bạn có thể lấy thoải mái không mất tiền, nhưng chắc chắn khi nhận được phiếu thanh toán cước điện thoại sau đó, bạn sẽ rút ra được một điều là ít khi người ta cho không cái gì! Không tin? bạn hãy tiếp tục đọc những phần tiếp theo.
2.1.3.Lịch sử phát triển của Internet
Tiền thân của Internet là ARPANET, mạng máy tính được xây dựng bởi Bộ Quốc Phòng Mỹ (DOD) vào năm 1969 vừa để thử nghiệm độ tin cậy của mạng và vừa nhằm kết nối những cơ sở nghiên cứu với mục đích quân sự, bao gồm một số lượng lớn các trường đại học, viện nghiên cứu. ARPANET khởi đầu với quy mô nhỏ, nhưng đã nhanh chóng bành trướng ra khắp nước Mỹ.
Một phần của độ tin cậy mạng thuộc về vấn đề định hướng động (dynamic routing). Nếu một trong số nhiều liên kết của mạng bị gián đoạn do tấn công từ bên ngoài, lưu thông trên đoạn đó phải được tự động chuyển sang liên kết khác. Thật may mắn, chưa có sự tấn công nào xảy ra cả ....
Thành công của ARPANET được nhân lên gấp bội, tất cả các trường đại học đều đăng ký gia nhập. Tuy nhiên, quy mô lớn của mạng đã gây khó khăn trong vấn đề quản lý. Từ đó, ARPANET được chia làm hai phần: MILNET là hệ thống mạng dành cho quân sự và ARPANET mới nhỏ hơn, không thuộc DOD. Tuy nhiên hai mạng vẫn liên kết với nhau nhờ giải pháp kỹ thuật gọi là IP (Internet Protocol), cho phép thông tin truyền từ mạng này sang mạng khác khi cần thiết. Tất cả các mạng được nối vào Internet đều sử dụng IP.
Tuy chỉ có hai mạng lúc bấy giờ nhưng IP được thiết kế cho hàng chục nghìn mạng. Một điều khác thường trong thiết kế của IP là bất kỳ một máy nào trong IP đều có thể liên lạc được với một máy khác bất kỳ. Điều này có vẻ như là hiển nhiên nhưng bạn nên biết rằng vào thời điểm đó, trong phần lớn những mạng máy tính, máy đầu cuối (terminal) chỉ có thể kết nối với máy trung tâm, mà không thể với máy đầu cuối khác.
World Wide Web xuất hiện bởi nhu cầu của các viện và trường đại học và mặc dù các cơ sở khoa học này vẫn đóng vai trò chủ đạo nhưng Web đã biến thành nơi chứa thông tin multimedia, giải trí và liên lạc. Tốc độ phát triển của Web nhanh hơn bất kỳ phương tiện nào có từ trước tới nay.
Internet có từ đâu và khi nào
Những cột mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển Internet
Thập niên 1950
1957 * Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên Sputnik. Hoa Kỳ đáp lại bằng cách thành lập Cơ quan Dự án Nghiên cứu Cao cấp (Advanced Research Projects Agency - ARPA) thuộc Bộ quốc phòng Mỹ (DOD) nhằm đưa khoa học và kỹ thuật vào quân đội.
Thập niên 1960
1962 * Paul Baran, RAND: "Mạng truyền thông phân tán" - Mạng chuyển mạch gói (Packet-switching - PS); không còn một điểm dừng duy nhất nữa.
1965 * ARPA tài trợ nghiên cứu về mạng cộng tác gồm các máy tính chia sẻ theo thời gian. - TX-2 của MIT Lincoln Lab và Q-32 của hãng System Development Corporation (Santa Monica, California) được nối trực tiếp với nhau (không dùng chuyển mạch gói).
1967 * Hội nghị ACM về những Nguyên lý Hoạt động - Kế hoạch giới thiệu mạng chuyển mạch gói. - Tài liệu đầu tiên về ARPANET do Lawrence G. Roberts xuất bản.
* Phòng thí nghiệm Vật lý Quốc gia (NPL) ở Midlesex, Anh phát triển mạng dữ liệu NPL Data Network do D. W. Davies phụ trách.
1968 * Mạng PS được giới thiệu cho ARPA.
1969 * DOD ủy nhiệm ARPANET nghiên cứu lĩnh vực mạng.
- Nút đầu tiên tại UCLA [Network Measurements Center - SDS SIGMA 7:SEX] và không lâu sau đó tại [legend = function - system:os]
Viện nghiên cứu Stanford Research Institute (SRI) [NIC-SDS940/Genie]UCSB [Culler-Fried Interactive Mathematics - IBM 360/75:OS/MVT]U của Utah [Graphics-DEC PDP-10:Tenex]
-Dùng bộ xử lý thông điệp thông tin (Information Message Processors - IMP) [minicomputer Honeywell 516 với bộ nhớ 12K) do công ty Bolt Beranek và Newman (BBN) phát triển.
* Request for Comment (RFC) đầu tiên: "Host Software" của Steve Crocker
Thập niên 1970
1970 * Mạng Store-and-Forward
Dùng công nghệ thư điện tử và mở rộng nó vào hội nghị
ALOHAnet do Norman Abrahamson, U of Hawaii (:sk2:) phát triển
Kết nối với ARPANET vào năm 1972
* Các máy chủ ARPANET bắt đầu dùng giao thức Network Control Protocol (NCP)
1971 * 15 nút (23 máy chủ): UCLA, SRI, UCSB, U of Utah, BBN, MIT, RAND, SDC, Harvard, Lincoln Lab, Stanford, UIU (C), CWRU, CMU, NASA/Ames
1972 * Hội nghị quốc tế về Truyền thông máy tính với sự trình diễn của mạng ARPANET giữa 40 máy và Terminal Interface Processor (TIP) do Bob Kahn tổ chức.
* InterNetworking Working Group (INWG) ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu thiết lập giao thức bắt tay (agreed-upon). Chủ tịch: Vinton Cerf. * Ray Tomlinson của BBN phát minh chương trình e-mail để gửi thông điệp trên mạng phân tán (:amk:) Chi tiết kỹ thuật Telnet (RFC 318)
1973 * Kết nối quốc tế đầu tiên vào ARPANET: University College of London (Anh) và Royal Radar Establishment (Na Uy).
* Luận văn tiến sĩ đại học Harvard của Bob Metcalfe phác họa ý tưởng cho Ethernet (:amk:)
* Bob Kahn đưa ra vấn đề Internet, khởi đầu chương trình nghiên cứu liên mạng tại ARPA. Vào tháng 3, Vinton Cerf phác thảo cấu trúc gateway trên mặt sau phong bì tại phòng chờ của một khách sạn ở San Francisco(:vgc:). * Cerf và Kahn trình bày những ý tưởng cơ bản của Internet tại INWG vào tháng 9 ở U of Sussex, Brighton, Vương Quốc Anh (:vgc:). * Chi tiết kỹ thuật File Transfer (RFC 454).
1974 * Vint Cerf và Bob Kahn xuất bản quyển A Protocol for Packet Network Intercommunication, trình bày thiết kế chi tiết Transmission Control Program (TCP) [IEEE Trans Comm] (:amk:).
*BBN mở dịch vụ truyền dữ liệu Telenet đầu tiên (phiên bản thương mại của ARPANET) (:sk2:).
1975 * Điều hành hoạt động Internet được chuyển cho DCA (hiện nay là DISA) * Phiên bản "Jargon File" đầu tiên của Raphael Finkel tại SAIL
1976 * Nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhất gửi thông điệp bằng e-mail (các mạng khác có e-mail từ 1971 đến 1978, nhưng e-mail 1976 là trịnh trọng nhất và được in ra).
* UUCP (Unix-to-Unix-CoPy) phát triển tại AT&T Bell Labs và được phát hành cùng với UNIX một năm sau.
1977 * Larry Landweber cho ra đời mạng THEORYNET tại U - Wisconsin cung cấp dịch vụ thư điện tử cho hơn 100 nhà nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học máy tính (dùng hệ thống thư điện tử cục bộ và TELENET để truy xuất đến server)
* Chi tiết kỹ thuật về Mail (RFC 733)
* Tymshare đưa ra mạng Tymnet
* 7/1977, lần đầu tiên trình diễn về ARPANET/Packet Radio Net/SATNET trên hoạt động của các giao thức Internet với những gateway do BBN cung cấp (:vgc:)
1979 * Họp mặt giữa U - Wiscosin, DARPA, NSF và các nhà khoa học máy tính của nhiều trường đại học khác để thành lập khoa Khoa học Máy tính (Computer Science Department) chuyên nghiên cứu mạng máy tính (do Larry Landweber tổ chức).
* Mạng USENET do Tom Truscott và Steve Bellovin thành lập dùng giao thức uucp giữa Duke và U của đại học Bắc California. * Richard Bartle và Roy Trubshaw ở U - Essex thành lập MUD và MUD1 đầu tiên.
* ARPA thành lập Ban Điều khiển Cấu hình Internet (Internet Configuration Control Board - ICCB)
* Bắt đầu thử nghiệm mạng Packet Radio Network (PRNET) nhờ ngân sách của DARPA.
* ARPANET nối qua SRI
Thập niên 1980
1981 * Mạng BITNET (Because It's Time Network)
- Được khởi đầu như một mạng cộng tác tại đại học City University ở New York, kết nối đầu tiên với đại học Yale. (:feg:)
- Nếu thay từ Time trong tên BITNET bằng từ There thì đó là tên giao thức NJE miễn phí của IBM.
- Cung cấp dịch vụ thư điện tử và máy chủ cho phép phân phối thông tin cũng như truyền file.
* Mạng CSNET (Computer Science NETwork) do nhiều nhà khoa học máy tính phối hợp với các trường đại học University of Delaware, Purdue, University of Wisconsin, công ty RAND và BBN lập nên nhờ tài trợ của NSF. CSNET cung cấp các dịch vụ về mạng cho các khoa học gia ở trường đại học mà không cần truy xuất vào mạng ARPANET. CSNET sau này được xem như mạng phục vụ cho khoa học và máy tính (Computer and Science Network) (:amk,lhl:)
1982 * Giao thức TCP (Transmission Control Protocol) và IP (Internet Protocol) được DAC và ARPA xây dựng cho ARPANET, gọi chung là bộ giao thức TCP/IP (:vgc:)
- Điều này dẫn đến một trong những định nghĩa đầu tiên về Internet như là một tập hợp các mạng nối với nhau, và đặc biệt là các mạng này đều dùng giao thức TCP/IP. Như vậy, Internet được xem như hình thành từ những mạng dùng giao thức TCP/IP kết nối với nhau.- DOD tuyên bố bộ TCP/IP là giao thức chuẩn cho DOD (:vgc:).
* Mạng EUnet (European UNIX Network) do EUUG thiết lập nhằm cung cấp dịch vụ thư điện tử và các dịch vụ USENET khác. (:glg:)
- Nối kết trực tiếp giữa các nước Hà Lan, Đan Mạch, Thụỵ Điển và Anh quốc
* Chi tiết kỹ thuật cho giao thức gateway mở rộng (External Gateway Protocol - EGP). EGP được dùng cho các gateway giữa các mạng.
1983 * Server Name được phát triển tại trường đại học Wisconsin, không cần người dùng phải nhớ chính xác các đường dẫn đến những hệ thống khác . * Mạng FidoNet do Tom Jennings xây dựng.
* Chuyển từ giao thức NCP sang giao thức TCP/IP.
* Gateway CSNET/ARPANET được cài đặt .
* ARPANET được tách ra thành ARPANET và MILNET. MILNET tích hợp cùng với Mạng dữ liệu quốc phòng (Defense Data Network) .
* Ban hoạt động Internet (Internet Activities Board - IAB) ra đời thay thế cho ICCB.
* Các phiên bản Berkeley 4.2BSD kết hợp với giao thức TCP/IP. * EARN (European Academic and Research Network) được thành lập, Rất giống cách vận hành của BITNET với một gateway do IBM tài trợ.
1984 * Giới thiệu Domain Name Server (DNS) . Số lượng máy chủ vượt quA0020con số 1000 l Thiết lập mạng JUNET (Japan Unix Network) dùng UUCP .
* Thiết lập mạng JANET (Joint Academic Network) tại Anh dùng giao thức Coloured Book .
* William Gibson xuất bản quyển Neuromancer.
1985 * Bắt đầu kết nối Whole Earth'Lectronic Link (WELL) .
1986 * Thiết lập mạng NSFNET (tốc độ của backbone là 56 Kbps).
- NSF thành lập 5 trung tâm siêu tính toán cung cấp những khả năng tính toán cao cấp cho các nơi: JVNC@Pri006Eceton ...
- Bùng nổ kết nối, đặc biệc là ở trường đại học.
* Mạng Freenet đầu tiên (tại Cleveland) ra mắt vào ngày 16 tháng 7 dưới sự bảo trợ của công ty SoPAC (Society for Public Access Computing). Vào năm 1989, chương trình quản lý Freenet được National Public Telecomputing Network (NPTN) đảm nhận (:sk2,rab:). * Thiết kế giao thức Network News Transfer Protocol (NNTP) nhằm mở rộng khả năng khai thác thông tin trên Usenet thông qua giao thức TCP/IP. * Mail Exchanger (MX) do Craig Partridge phát triển, cho phép những chủ không dùng giao thức IP có địa chỉ khu vực (domain address). * Xây dựng mạng BARRNET (Bay Area Regional Research Network) với những kết nối tốc độ cao.
1987 * Số lượng máy chủ vượt quá 10.000
* Số lượng máy chủ BITNET vượt quá 1.000 .
1988 * 1 tháng 11, virus Internet "đào bới" làm ảnh hưởng gần 6.000 trong số 60.000 máy chủ của Internet
* CERT (Computer Emergency Response Team) được DARPA thành lập đáp lại sự xuất hiện của virus làm ảnh hưởng đến mạng. * DOD chấp nhận OSI, xem việc sử dụng giao thức TCP/IP như là một thời kỳ quá độ .
* Mạng CERFnet (California Education and Research Federation network) được Susan Estrada sáng lập.
* Một số vùng ở Canada nối vào NSFNET đầu tiên: Onet qua Cornell, RISQ qua Princeton, BCnet qua trường đại học ở Washington . * FidoNet nối với Net, cho phép trao đổi thư điện tử và tin tức. * Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Na Uy, Thụy Điển nối vào NSFNET.
1989 * Số lượng máy chủ vượt quá 100.000 l RIPE (Réseaux IP Européens) ra đời, đảm bảo sự hợp tác kỹ thuật và quản trị cần thiết cho hoạt động của mạng toàn châu Âu
* Những truyền tải đầu tiên giữa e-mail thương mại và Internet: MCI Mail và CompuServer
* CREN (Corporation for Research and Education Networking) được thành lập do phối hợp của CSNET vào BITNET.
* úc, Đức, Israel, ý, Nhật, Mexico, Hà Lan, New Zealand, Puerto Rico, U. K. nối vào NSFNET.
Thập niên 1990
1990 * Máy tính hoạt động từ xa đầu tiên: Internet Toaster được nối thành công vào Internet
* ARPANET ngừng hoạt động
* Tổ chức EFF (Electronic Frontier Foundation) do Mitch Karop sáng lập. * Archie được đưa ra
* Hytelnet ra đời
* World - nhà cung cấp dịch vụ truy cập Internet qua điện thoại đầu tiên * CA*net do 10 mạng khu vực khác nhau hình thành, có vai trò như một backbone quốc gia của Canada, nối trực tiếp vào NSFNET.
* Argentina, áo, Bỉ, Brazil, Chi Lê, ấn Độ, Ireland, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ nối vào NSFNET.
1991 * Thinking Machines Corporation công bố Wide Area Information Servers (WAIS) do Brewster Kahle phát minh.
* Paul Lindner và Mark P. McCahill ở đại học Minnesota đưa ra Gopher * World Wide Web (WWW) ra đời, được CERN công bố, do Tim Berners-Lee phát triển.
* NSFNET backbone được nâng cấp, đạt tốc độ 44736 Mbps
* NSFNET truyền 1 tỷ tỷ byte/tháng và 10 tỷ gói tin/tháng
* Croatia, CH Séc, Hồng Kông, Hungary, Bồ Đào Nha, Singapore, Nam Phi, Đài Loan, Tunisia nối vào NSFNET.
1992 * Internet Society bước vào hoạt động Số lượng máy chủ vượt quá con số một triệu
* IAB tiếp tục vai trò Internet Architecture Board và trở thành một phần của Internet Society.
* Cameroon, Cyprus, Ecuador, Estonia, Kuwait, Latvia, Luxembourg, Malaysia, Slovakia, Slovenia, Thailand, Venezuela nối vào NSFNET
1993 * NSF cho ra đời InterNIC, cung cấp các dịch vụ Internet như:
- Dịch vụ về cơ sở dữ liệu và thư mục (AT&T).
- Dịch vụ đăng ký (Network Solution Inc.).
- Dịch vụ thông tin (General Atomics/CERFnet).
* Liên hiệp quốc trực tuyến (UN) l Bungari, Costa Rica, v.v. nối vào mạng NSFNET.
1994 * Kỷ niệm sinh nhật thứ 25 ARPANET/Internet.
* NIST (The National Institute for Standards and Technology) đề nghị thống nhất TCP/IP và giảm bớt yêu cầu chỉ dùng chuẩn OSI.
* NSFNET chuyển tải 10 tỷ tỷ byte hàng tháng.
* WWW trở thành dịch vụ phổ biến thứ nhì sau dịch vụ FTP, căn cứ trên phần trăm số gói dữ liệu và byte truyền trên mạng NSFNET.
* TERENA (Trans-European Research and Education Network Association) thành lập bằng việc sát nhập hai tổ chức RARE và EARN, đại diện cho 38 quốc gia cũng như cho cả CERN và ECMWF. Mục đích của TERENA là "thúc đẩy và tham gia vào việc phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông và thông tin quốc tế chất lượng cao phục vụ cho lợi ích của nghiên cứu và giáo dục"
1995 * NSFNET thu lại thành một mạng nghiên cứu
* Trong tháng 3, WWW vượt trội hơn FTP trở thành một dịch vụ có sự lưu thông lớn nhất căn cứ trên số lượng gói tin truyền, và trong tháng 4 căn cứ trên số byte truyền.
* Các hệ thống quay số trực tuyến truyền thống như CompuServe, American Online, Prodigy bắt đầu cung cấp khả năng tiếp cận Internet. * Việc đăng ký tên khu vực không còn miễn phí nữa. Bắt đầu từ ngày 14 tháng 9, lệ phí hằng năm là 50 USD, trước đây được bao cấp bởi NSF. NSF vẫn tiếp tục trả chi phí cho những đăng ký thuộc lĩnh vực giáo dục. * Kỹ thuật trong năm: WWW, các công cụ tìm kiếm
* Những kỹ thuật nổi bật: mobile code (Java, Javascript), virtual environments (VRML), những công cụ cộng tác
1996 * Triển lãm Internet 1996 World Exposition là triển lãm thế giới đầu tiên trên Internet .
Tháng 7 năm 1996,Công ti Hotmail bắt đầu cung cấp dịch vụ Web Mail.Sau 18 tháng đã có 12 triệu người sử dụng và vì thế đã được Microsoft mua lại với giá 400 triệu dô la.
1997-2000
MẠNG KHÔNG DÂY NGÀY CÀNG PHỔ BIẾN
Năm 1997, một tiểu ban đã tiến hành thương lượng hợp nhất các chuẩn và đã ban hành chuẩn chính thức IEE 802.11.Sau đó là chuẩn 802.11b và chuẩn 802.11a lần lượt được phê duyệt vào các năm 1999 và thang8 năm 1999 sáu công ti gồm intersil,3Com,Nokia,Aironet,Symbol và Lucent liên kết tạo thànhliên minh tương thích Ethernet không dây VECA.Thuật ngữ Wi-Fi ra đời,là tên gọi thống nhất để chỉ công nghệ kết nối cục bộ không dây đã đươc chuẩn hóa.
2.1.4.Những mốc quan trọng trong 15 năm lịch sử phát triển WEB[Trích dẫn từ Tạp chí Thế Giới Vi Tính - PC World VN,Website: ]
Tim Berners Lee - Ảnh: AP
TTO - Ngày 6-8-1991, Tim Berners Lee công bố chương trình web. Dự án “World Wide Web” được Tim giới thiệu tại newsgroup alt.hypertext.
Ông cho biết dự án nhắm tới việc tạo ra các liên kết giữa các tài liệu bằng cách sử dụng “siêu văn bản” (hypertext) cùng với internet.
Ngày 12-12-991: Máy chủ đầu tiên ngoài châu Âu online
Paul Kunz, một nhà khoa học thuộc trung tâm Stanford Linear Accelerator Center (SLAC), sau chuyến thăm phòng thí nghiệm Cern (nơi Berners Lee làm việc) quyết định lập một máy chủ cho Bắc Mỹ. Đây là việc làm cần thiết để đưa web ra khắp thế giới. Máy chủ của SLAC dùng các phần mềm do chính Berners Lee phát triển.
Tháng 11-1992: Đã có 26 máy chủ web online
Ngày 22-4-1993: Trình duyệt Mosaic cho Windows ra đời
Mosaic là trình duyệt web đầu tiên chạy trên hệ điều hành Windows, được phát triển tại Trung tâm quốc gia về ứng dụng siêu máy tính (National Center for Supercomputing Applications) Hoa Kỳ. Với trình duyệt này, công chúng có thể tiếp cận web dễ dàng và thân thiện hơn.
Ngày 30-4-1993: Cern công bố World Wide Web miễn phí cho tất cả mọi người
Tim Berners Lee đã thuyết phục được Cern “cho không” công nghệ web và các mã chương trình để mọi người đều có thể sử dụng và cùng tham gia phát triển. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu giúp cho web phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ.
Tháng 5-1993: Viện công nghệ Massachusetts tung ra công nghệ mới, lần đầu tiên đưa một tờ báo lên web.
Tháng 6-1993: Ngôn ngữ HTML (Hypertext Mark Language) dùng trong lập trình web được công bố.
Tháng 11-1993: Webcam đầu tiên được kết nối, truyền hình ảnh một bình cà phê.
Tháng 2-1994: Tiền thân của Yahoo được đưa lên internet.
Hai sinh viên đại học Stanford là David Filo và Jerry Yang là tác giả của “Hướng dẫn về World Wide Web của Jerry”, sau này được đổi tên thành Yahoo.
Tháng 4-1994: BBC mở website đầu tiên cho chương trình TV: The Net
Ngày 13-10-1994: Bill Clinton đưa Nhà Trắng lên web: whitehouse.gov
Ngày 25-10-1994: Quảng cáo trên banner lần đầu xuất hiện tại website của ATT.
Tháng 2-1995: Radio HK chính thức trở thành một đài phát thanh trực tuyến “fulltime”.
Ngày 1-7-1995: Hiệu sách trực tuyến Amazon khai trương.
Được Jeff Bezos thành lập từ năm 1994 với tên ban đầu là Cadabra.com, Amazon.com giờ đây là một trong những công ty bán hàng trực tuyến lớn nhất trên mạng. Ít người biết rằng siêu thị khổng lồ trực tuyến này ban đầu chỉ là một hiệu sách.
Tháng 8-1995: Đã có 18.957 website
Ngày 9-8-1995: “Bùng nổ tên miền .com”. Hàng loạt công ty trực tuyến chính thức mở cửa website của mình.
Ngày 24-8-1995: Microsoft Internet Explorer (IE) được phát hành và là một phần trong Windows 95.
Ngày 4-9-1995: eBay, website đấu giá trực tuyến đầu tiên được thành lập. Chủ nhân của sàn đấu giá trực tuyến này là Pierre Omidyar. Món hàng đầu tiên được bán là một chiếc đèn chiếu laser hỏng.
Ngày 15-12-1995: Alta Vista, công cụ tìm kiếm đa ngôn ngữ đầu tiên ra mắt người sử dụng Internet.
Ngày 4-7-1996: Hotmail khai trương đúng ngày quốc khánh Hoa Kỳ.
Tháng 8-1996: Số website đạt 342.081
Tháng 5-1997: BBC News mở một website về cuộc bầu cử trong năm.
Tháng 6-1997: Tên miền business.com được bán với giá 150.000USD (80.000 bảng)
Ngày 17-12-1997: Jorn Barger đưa ra khái niệm weblog, sau này rút gọn thành blog.
Ngày 1-3-1998: Kozmo.com khai trương
Được thành lập bởi Joseph Park và Yong Kang, Kozmo.com quyên góp được 280 triệu USD, trong đó 60 triệu từ Amazon.com và tuyên bố sẽ chuyển phát miễn phí bất kì thứ gì trong vòng 1g, từ DVD đến… cà phê. Website này sập tiệm vào tháng 4-2001 khi “bong bóng .com” … xì hơi.
Tháng 9-1998: Gã khổng lồ Google mở cửa văn phòng đầu tiên của mình tại một gara ở California.
Ngày 19-10-1998: Open Diary, blog community đầu tiên ra đời.
Tháng 5-1999: Shawn Fanning, một sinh viên ở Boston thành lập Napster.
Đây là chương trình P2P (peer to peer) đầu tiên được sử dụng rộng rãi, bắt đầu từ chương trình Fanning viết từ khi còn học trung học để chia sẻ file mp3 với bạn bè. Napster ngay lập tức thu hút được đông đảo người dùng Internet và cả… các công ty kinh doanh âm nhạc, những người coi P2P là phạm pháp.
Ngày 16-8-1999: Everquest trở thành game nhập vai trực tuyến nhiều người chơi (MMORPG) đầu tiên.
Ngày 19-8-1999: MySpace khai trương. Đây là một trong những website đầu tiên về lưu trữ trực tuyến. Website này được thành lập bởi Tom Anderson, Chis DeWolfe và một nhóm lập trình viên. Hiện nay MySpace có gần 100 triệu người sử dụng và có cả hệ thống tin nhắn, blog âm nhạc, ảnh,…
Tháng 11-1999: Boo.com trở thành site đầu tiên kinh doanh thời trang.
Ngày 10 -1-2000: AOL mua lại Time Warner, một trong những vụ sát nhập lớn nhất trong lịch sử.
Ngày 2-7-2000: Hacker đánh sập 8 website lớn trong đó có Yahoo, CNN và Amazon.
Tháng 8-2000: Đã có gần 20 triệu Website
Ngày 15-1-2001: Jimmy Wales sáng lập Bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia.
Ngày 22-11-2001: Giáo hoàng John Paul II gửi bức thư điện tử đầu tiên từ chiếc laptop trong phòng làm việc của ông.
Ngày 11-12-2002: FBI bắt đầu đăng tin truy nã tội phạm trực tuyến.
Ngày 28-4-2003: Apples đưa dịch vụ tải nhạc iTunes vào hoạt động.
Tháng 5-2003: Lần đầu tiên “flash mob” (một nhóm người tụ tập để làm một điều gì đó không bình thường) được tổ chức tại Manhattan.
Ngày 27-1-2004: Amazon.com lần đầu tiên thu được lợi nhuận của năm.
Ngày 5-2-2004: Bộ ngực Janet Jacksons trở thành hình ảnh được tìm kiếm nhiều nhất tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36658.doc